• Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
• Hệ thống tài khoản, Hệ thống báo cáo tài chính, Chế độ chứng từ kế toán, Chế độ sổ kế toán, áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC (20/03/2006)
• Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Chứng từ ghi sổ ( Phụ lục: 13)
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: sử dụng đồng Việt Nam .
• Tỷ giá sử dụng trong quy đổi ngoại tệ: nếu phát sinh các nghiệp vụ ngoại tệ thì Công ty sử dụng tỷ giá của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
• Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ • Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Phương pháp đánh giá: nhập kho theo giá phí thực tế.
- Phương pháp định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ, thông thường tính theo từng tháng.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: pp kê khai thường xuyên. - Phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho: pp thẻ song song. • Phương pháp kế toán TSCĐ:
- Nguyên tắc đánh giá tài sản: theo nguyên giá và giá trị còn lại ( Nếu TSCĐ đã sử dụng)
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng. Kế toán trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
III. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại Công Ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu Điện
3.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện
Toàn bộ chi phí để tạo ra sản phẩm công nghiệp phát sinh ngay tại Nhà máy nhựa Bưu điện trong suốt quá trình sản xuất. Do đó, đối tượng để hạch toán chi phí sản xuất công nghiệp tại Công ty là toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm ống nhựa, hay nói cách khác, đối tượng chịu chi phí sản xuất công nghiệp là các sản phẩm nhựa.
3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản phẩm công nghiệp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất công nghiệp bao gồm chi phí nguyên liệu chính và chi phí vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, trong đó chi phí nguyên liệu chính thường chiếm khoảng 85% đến 88% tổng chi phí NVLTT, tuỳ theo loại ống nhựa.
Các loại NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm công nghiệp gồm: - Nguyên liệu chính: bột nhựa PVC K66.
- Vật liệu phụ: gồm các loại chất phụ gia như bột đá CaCO3, bột màu vàng 1725, chất PA 822, chất SAK TS…
Phế liệu nhựa: gồm phế liệu nhựa chưa nghiền và phế liệu nhựa đã nghiền (nằm dưới dạng các hạt nhựa) thu được sau một đợt sản xuất hoặc mua từ bên ngoài.
*Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Tài khoản 6211 - “Chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp” Tuy nhiên Tài khoản 6211 và Tài khoản 152 không được chi tiết thành các tiểu khoản để theo dõi riêng rẽ nguyên liệu chính và vật liệu phụ.
Hàng tháng, tuỳ theo các điều khoản trong Hợp đồng kinh tế hay Đơn đặt hàng và nhu cầu vật tư cho sản xuất của Nhà máy nhựa, phòng Kế hoạch - Thị trường sẽ lập Kế hoạch sản xuất. Từ đó lập Hạn mức vật tư.Kế toán vật tư dựa vào Hạn mức vật tư, lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
Hàng ngày, kế toán vật tư căn cứ vào các Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để nhập số liệu vào các “Phiếu xuất vật tư” trong phân hệ kế toán vật tư trên máy. Tuy nhiên, kế toán chỉ nhập số lượng, khối lượng vật tư xuất vào các “Phiếu xuất vật tư” mà chưa nhập giá trị.
Cuối tháng, Kế toán máy tự động nhập giá trị vào các “Phiếu xuất vật tư”. ( Phụ lục: 14 )
Kế toán định khoản:
Nợ TK 6211: 3.837.075.385 Có TK 152: 3.837.075.385
Cuối tháng, kế toán máy sẽ đưa số liệu từ các “Phiếu xuất vật tư” vào các Sổ chi tiết và Sổ Cái Tài khoản 621( Phụ Lục: 15). Căn cứ trên các Sổ chi tiết, kế toán vật tư yêu cầu máy lập Bảng tổng hợp chi tiết nhập - xuất - tồn
vật tư cho sản xuất công nghiệp ( Phụ Lục: 16 )
Cuối tháng, kế toán lập Bảng kê chứng từ tập hợp các chứng từ liên quan đến CPNVLTT của hàng công nghiệp ( Phụ Lục: 17 )
3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản lương, phụ cấp, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Công ty hiện đang thực hiện phương thức khoán lương theo sản phẩm kết hợp với phương thức trả lương theo thời gian (thông qua Bảng chấm công) đối với Nhà máy nhựa.
Tuy lương được tính theo sản phẩm nhưng các khoản trích theo lương lại được tính trên quỹ lương cơ bản (lương hệ số) cho nhà máy. Tổng các khoản trích theo lương chiếm 19% quỹ lương cơ bản, gồm: BHXH bằng 15% quỹ lương, BHYT bằng 2% quỹ lương và KPCĐ bằng 2% quỹ lương
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp”
- Tài khoản 6221 - “Chi phí nhân công trực tiếp cho sản phẩm công nghiệp”: dùng để phản ánh tình hình biến động CPNCTT trong kỳ cho sản xuất các loại ống nhựa PVC, bao gồm cả chi phí lương và chi phí các khoản trích theo lương.
Cuối tháng, khi sản phẩm hoàn thành, phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra quy cách, chất lượng sản phẩm (KCS) trước khi nhập kho để lập
Bảng tổng hợp sản phẩm( Phụ Lục: 18)
Phụ trách kế toán nhà máy căn cứ vào Bảng tổng hợp sản phẩm và đơn giá khoán từng loại sản phẩm, tính ra số tiền lương phải trả cho công nhân nhà máy theo từng loại ống nhựa và lập Bảng thanh toán lương theo sản phẩm ( Phụ Lục:19 ) Tổng tiền lương phải trả cho công nhân nhà máy theo từng loại ống nhựa được tính theo công thức:
Tại nhà máy, Công và lương cho từng nhân công trong nhà máy được xác định như sau:
Cuối quý, từ các bảng tính và phân bổ trên, kế toán nhập số liệu vào chương trình kế toán máy thông qua các Phiếu kế toán ( Phụ Lục: 20 )
Chương trình kế toán máy sẽ tự chuyển số liệu vào các Sổ chi tiết và Sổ Cái
Tài khoản 622 ( Phụ Lục: 21 )
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
Đơn giá công hệ số = Tổng tiền lương SP cho nhà máy trong thángTổng công hệ số Tổng số công hệ số
một công nhân = trong thángSố công x Hệ số lương Tiền lương một công nhân = Công hệ số một công nhân Đơn giá công hệ số x Phụ cấp (nếu có) + Tổng lương trả cho nhà máy Số lượng thành phẩm loại i
Đơn giá lương cho một đơn vị SP loại i
Kế toán định khoản:
- Phân bổ tiền lương QIV/2007 cho nhà máy: Nợ TK 622: 182.867.503
Có TK 334: 182.867.503
3.1.3. Kế toán chi phí sản xuất chung cho sản xuất sản phẩm công nghiệp
Chi phí sản xuất chung đối với sản phẩm công nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên nhà máy (bộ phận gián tiếp sản xuất, Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp, Chi phí công cụ dụng cụ, Chi phí khấu hao TSCĐ trong nhà máy, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Các chi phí bằng tiền khác
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 627 - “Chi phí sản xuất chung”
- Tài khoản 6271 - “Chi phí sản xuất chung cho sản phẩm công nghiệp” • Kế toán chi phí nhân viên nhà máy
Chi phí nhân viên nhà máy bao gồm lương và các khoản trích theo lương cho bộ phận gián tiếp sản xuất (tính trên lương cơ bản). Các chứng từ liên quan trực tiếp đến chi phí nhân viên nhà máy bao gồm: Bảng chấm công,
Bảng tính và phân bổ tiền lương, Bảng tính trích BHXH và BHYT ,Bảng tính trích KPCĐ và các Phiếu kế toán(Phụ Lục: 22, 23)
Kế toán định khoản:
- Phân bổ tiền lương QIV/2007 cho nhà máy: Nợ TK 6271: 113.034.239
Có TK 334: 113.034.239
* Kế toán chi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và Kế toán chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất:
Được thực hiện tương tự như kế toán chi phí NVL trực tiếp và kế toán chi phí vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp.
* Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất côngnghiệp
Các công thức áp dụng cho việc tính toán chi phí khấu hao TSCĐ cho sản xuất công nghiệp:
Hàng tháng, dựa trên số liệu về nguyên giá TSCĐ trong nhà máy và tỷ lệ khấu hao, kế toán TSCĐ yêu cầu máy tính lập Bảng tính khấu hao TSCĐ
cho nhà máy trên bảng tính Excel ( Phụ lục : 24) Và căn cứ vào bảng này, kế toán nhập số liệu về hao mòn TSCĐ vào chương trình kế toán máy thông qua các Phiếu kế toán ( Phụ lục 25)
Kế toán định khoản nghiệp vụ trích KHTSCĐ QIV/2007 nhà máy nhựa: Nợ TK 6271: 620.110.706
Có TK 214.1: 63.803.316 Có TK 2141.2: 546.770.190 Có TK 2141.3: 8.035.758 Có TK 2141.4: 1.510.442
* Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất
Bao gồm các chi phí điện, nước, điện thoại dùng trong nhà máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ (trường hợp thuê ngoài), chi phí thuê quét dọn nhà máy…Chứng từ liên quan đến các loại chi phí này thường gồm Hoá đơn GTGT của người bán, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy báo Có, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tiền tạm ứng, Phiếu chi( Phụ lục: 26)..
Kế toán định khoản: Nợ TK 6271: 3.660.000
Có TK 1111:3.660.000
* Kế toán chi phí bằng tiền khác
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N Nguyên giá TSCĐ = Giá thanh toán không thuế GTGT + Thuế, phí, lệ phí phải nộp + Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử - Chiết khấu, giảm giá được hưởng Nguyên giá TSCĐ Tỷ lệ khấu hao năm Tỷ lệ khấu hao
năm Số năm sử dụng dự kiến
Giá trị còn lại của
TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị HMLK của TSCĐ = = 1 - x 100 (%) x Mức khấu hao TSCĐ =
Chi phí bằng tiền khác là những khoản chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí tiếp khách, chi phí giao dịch... phát sinh tại nhà máy. Theo quy định về mức lương khoán thì các chi phí này không được vượt quá 4,7% tổng lương cho nhà máy hàng tháng.
Sổ kế toán và trình tự ghi sổ
Đối với các loại vật liệu và CCDC phục vụ sản xuất, sau khi nhập số liệu vào máy qua các “Phiếu xuất vật tư”, cuối tháng máy sẽ tự động tính đơn giá xuất và lên sổ kế toán. Đối với các chi phí sản xuất chung khác, sau khi nhập số liệu vào máy qua các Phiếu kế toán phân bổ lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên nhà máy, các Phiếu kế toán trích khấu hao TSCĐ (
Phụ lục:25), các Phiếu chi… máy cũng tự động chuyển số liệu vào Sổ chi tiết
và Sổ Cái Tài khoản 627( phụ lục:,27)
3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm công nghiệp
* Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Tài khoản 1541 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm công nghiệp” dùng để phản ánh số dư đầu kỳ, biến động trong kỳ và số dư cuối kỳ đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm ống nhựa PVC.
Ngaòi ra, để tính tổng giá thành công xưởng của sản phẩm công nghiệp, kế toán Công ty còn sử dụng Tài khoản 1551 - “Sản phẩm công nghiệp”.
Trình tự ghi sổ của kế toán tổng hợp chi phí sản xuất công nghiệp được tiến hành theo quy trình ghi sổ chung đã trình bày ở trên. Cuối mỗi quý, kế toán kết chuyển số liệu từ Sổ chi tiết và Sổ Cái các Tài khoản 621, 622 và 627 sang Tài khoản 154 thông qua các Phiếu kế toán được gọi là Bút toán kết chuyển tự động ( Phụ Lục: 28 )
Sổ cái Tk 154 : (Phụ lục:29 ); Chứng từ ghi sổ: (phụ lục:30)
-Kế toán hạch toán kết chuyển chi phí sản xuất công nghiệp QIV/2007:
Có TK 621: 5.258.964.281 Có TK 622: 215.927.313 Có TK 627: 988.779.229
3.2. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm công nghiệp 3.2.1 Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang của nhà máy bao gồm: Các loại NVL đã đưa về nhà máy (gọi là vật tư trên sàn) nhưng chưa được sử dụng hay chế biến, Bột đã trộn nhưng chưa đưa vào khuôn định hình ống, Phế liệu đã nghiền thành dạng hạt nhựa hoặc chưa nghiền (trên sàn).
Kế toán Công ty đánh giá giá trị SPDD phương pháp kết hợp: tùy thuộc từng loại SPDD, giá trị SPDD vừa được xác định theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, lại vừa được xác định theo chi phí định mức (định mức này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của các năm sản xuất trước).
Các công thức đánh giá sản phẩm dở dang:
Cuối quý, thủ kho của nhà máy kiểm kê các loại NVL và sản phẩm dở
SV: Đặng Thị Ngọc Quỳnh MSSV: 05A08265N
Giá trị NVL loại i trên sàn
Khối lượng NVL loại i trên sàn
= Đơn giá xuất bình quân
tháng NVL loại i x
Giá trị bột đã trộn = Khối lượng bột đã trộn x Đơn giá bột đã trộn Đơn giá bột đã trộn = 87% x Đơn giá bột K66 + 7,6% x Đơn giá CaCO3
Đơn giá SF55 5,4% x
+
Giá trị hạt nhựa = Khối lượng hạt nhựa x Đơn giá hạt nhựa =
Đơn giá hạt nhựa 7400,57 x Đơn giá phế liệu chưa nghiền Giá trị phế liệu
chưa nghiền =
Khối lượng phế liệu
chưa nghiền x Đơn giá phế liệu chưa nghiền Đơn giá phế liệu
dang tại nhà máy (trên sàn) và lập Phiếu báo vật tư tồn cuối kỳ. Từ số liệu tổng hợp trên bảng này và các công thức trên, kế toán xác định được giá trị SPDD cuối kỳ của hàng công nghiệp và lập Bảng kê tổng hợp tồn kho NVL tại nhà máy (trên sàn). (Phụ Lục: 31 )
3.2.2 Tính giá thành sản phẩm công nghiệp
Đối tượng tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại Công ty là sản phẩm ống nhựa PVC các loại và một số sản phẩm phụ như các cút nối ống, keo dán ống. Giá thành đơn vị sản phẩm của Công ty được xác định theo từng mét ống. Hiện nay kế toán Công ty tính giá thành sản phẩm công nghiệp theo từng quý với phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giản đơn).
Sau khi tập hợp chi phí trên TK 154 và đánh giá SPDD cuối quý, kế toán chi phí - giá thành xác định tổng giá thành sản phẩm ống nhựa trong quý và lập Bảng tính giá thành sản phẩm công nghiệp(Phụ lục: 32 )Công thức xác định giá thành sản xuất sản phẩm công nghiệp:
Trong đó số liệu về CPSXDD đầu kỳ được lấy từ Bảng tính giá thành SPCN kỳ trước hoặc từ Bảng kê tổng hợp tồn kho NVL tại nhà máy kỳ trước, số liệu về CPSXDD cuối kỳ được lấy từ Bảng kê tổng hợp tồn kho NVL tại nhà máy kỳ này.
Kế toán định khoản như sau:
1.Nợ TK 154: 7.483.630.241 Có TK 621: 6.276.485.637 Có TK 622: 215.927.313 Tổng giá thành công xưởng của SPCN = CP SXKD DD đầu kỳ của SPCN CPSX phát sinh trong kỳ của SPCN - CP SXKD DDcuối kỳ của SPCN = CPSX phát sinh trong kỳ của SPCN CPNVLTT phát sinh trong kỳ của SPCN CPNCTT phát sinh trong kỳ của SPCN CPSXC phát sinh trong kỳ của SPCN + + +
Có TK 627: 988.779.229 2. Nợ TK 155: 7.483.630.241
Có TK 154: 7.483.630.241
Xem chi tiết Bảng tính giá thành đơn vị SPCN ( Phụ Lục: 33 )
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN
I. Thực trạng về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công nghiệp tại công ty cp đầu tư và xây dựng bưu điện
1. Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản