Việc tìm hiểu trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt nơi đây cũng chính là góp phần tìm ra thứ ngôn ngữ riêng trong văn hóa của cộng đồng người Dao xã Thạch Kiệt nơi đây.. Ngày
Trang 1Tr−êng §¹i häc V¨n ho¸ Hμ Néi Khoa v¨n hãa d©n téc thiÓu sè
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt xã
Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một công việc quan trọng và cần
thiết, song đòi hỏi sự dày công tìm tòi, khám phá và xử lý tài liệu Để hoàn thành được bài khóa luận với đề tài trên, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths Chử Thị Thu Hà các thầy cô giáo trong khoa Văn hóa dân tộc thiểu số đã hướng dẫn đề tài cho tôi, cảm ơn UBND xã Thạch Kiệt, cộng đồng người Dao Quần Chẹt khu Minh Nga, khu Lóng 1 và Lóng 2 đã tạo điều kiện cung cấp cho tôi những tư liệu quý báu Tuy nhiên vì điều kiện thời gian có hạn, cùng những hạn chế về mặt kiến thức bài khóa luận của tôi còn nhiều thiếu sót.Vì vậy, rất mong quý thầy
cô cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 2 năm 2014
Sinh viên thực hiện Phan Thị Thu Hường
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 6
3 Mục đích nghiên cứu 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của khóa luận 10
7 Nội dung và bố cục của khóa luận 10
Chương 1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội và khái quát về người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ 10
1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội của xã Thạch Kiệt 11
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 11
1.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 15
1.2 Khái quát về người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt 18
1.2.1 Nguồn gốc, lịch sử cư trú 18
1.2.2 Dân số và sự phân bố dân cư 21
1.2.3 Khái quát về đời sống văn hóa 22
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2 Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. 33
2.1 Những vấn đề chung về trang phục 33
2.2 Qúa trình tạo ra bộ trang phục. 34
2.2.1 Trồng bông và thu hoạch 34
2.2.2 Bán bông và mua vải 35
2.2.3 Chế biến cao chàm và nhuộm vải 35
2.2.4 Cắt may và trang trí y phục 36
Trang 42.2.5 Vai trò của phụ nữ trong quá trình làm ra trang phục 37
2.3 Các loại hình trang phục 38
2.3.1 Y phục 39
2.3.2 Đồ trang sức 49
2.4 Một số giá trị của trang phục. 50
2.4.1 Gía trị sử dụng 50
2.4.2 Gía trị thẩm mỹ 51
2.4.3 Gía trị xã hội 53
2.4.4 Giá trị văn hoá lịch sử 53
Tiểu kết chương 2 54
Chương 3 Sự biến đổi của trang phục người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt và những vấn đề đặt ra hiện nay 57
3.1 Sự biến đổi của trang phục người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt 57
3.1.1 Biến đổi trong quá trình tạo ra trang phục 57
3.1.2 Biến đổi trong cách sử dụng trang phục 58
3.2 Nguyên nhân biến đổi 60
3.3 Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị của bộ trang phục truyền thống 64
3.4 Một số khuyến nghị về giải pháp 65
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 74
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Mỗi một tộc người trên thế giới đều mang một sắc thái văn hóa riêng, rất độc đáo Đất nước Việt Nam với 54 tộc người anh em là 54 bản sắc khác nhau, những nét riêng đó hòa vào nhau tạo nên bản sắc của dân tộc Việt Nam Những sắc thái văn hóa riêng đó chính là trang phục, ngôn ngữ, phong tục tập quán, Trong các sắc thái văn hoá đó, trang phục là dấu hiệu cơ bản và quan trọng để nhận biết tộc người này với tộc người khác khi chúng ta có dịp tiếp xúc Trang phục chính là một nét đẹp văn hóa của mỗi tộc người
Trang phục truyền thống của họ không chỉ có giá trị sử dụng mà còn thể hiện giá trị văn hóa, tín ngưỡng và thẩm mỹ Việc tìm hiểu trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt nơi đây cũng chính là góp phần tìm ra thứ ngôn ngữ riêng trong văn hóa của cộng đồng người Dao xã Thạch Kiệt nơi đây Bộ trang phục của người Dao Quần Chẹt chính là một nét đẹp đó Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, sẽ là thiếu sót nếu không tiếp cận với văn hóa cổ truyền, lấy văn hóa truyền thống của dân tộc là một trong những
cơ sở quan trọng để xây dựng, bảo tồn, và phát triển Dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền, các dân tộc được bình đẳng, tự do, mối quan hệ giữa đồng bào Dao Quần Chẹt và các dân tộc anh em được mở rộng Văn hóa Dao hòa nhập vào văn hóa Tổ quốc Việt Nam thống nhất Đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang tiến hành công cuộc xây dựng đất nước theo hướng “toàn cầu hóa” công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự giao lưu hội nhập trong nước và quốc
tế thì các yếu tố kinh tế, văn hóa- xã hội lại có tác động lớn đến văn hóa của của các dân tộc nói chung và đồng bào Dao Quần Chẹt nói riêng Đó là quy luật tất yếu của lịch sử, cũng là tiền đề kinh tế- xã hội cho quá trình hình
Trang 6thành và phát triển các mối quan hệ văn hóa giữa các dân tộc Toàn cầu hóa đang là xu thế lớn tác động trực tiếp và sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống văn hóa Đó là quá trình giao lưu, trao đổi, hội nhập và cả đấu tranh tự nhiên giữa các nền văn hóa Thông qua các hình thức liên kết kinh tế, chuyển giao công nghệ, luân chuyển vốn và mở rộng thị trường, các nền văn hóa khác nhau có điều kiện giao lưu, truyền bá, lan tỏa và ảnh hưởng lẫn nhau làm cho văn hóa thêm phong phú đa dạng Bên cạnh những yếu tố tích cực thì toàn cầu hóa còn tồn tại nhiều yếu tố hạn chế như hiện tượng đồng hóa văn hóa, sự tiếp thu các yếu tố văn hóa không có chọn lọc sẽ dẫn đến nguy cơ mất dần bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, các yếu tố văn hóa ngoại lai lấn át các yếu tố văn hóa truyền thống mà hệ lụy của nó là sự chối từ văn hóa truyền thống Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở Minh Nga, xã Thạch Kiệt cũng bị chi phối bởi quy luật đó Trang phục truyền thống của đồng bào Dao Quần Chẹt cũng đang đứng trước nguy cơ bị lai căng và mất bản sắc Hiện nay, đồng bào ăn mặc giống người Kinh, còn có hiện tượng đua đòi ăn mặc theo mốt Do vậy, việc tìm hiểu đề tài “Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” cũng góp phần vào việc lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa mới trong cuộc sống hiện đại, góp phần thực hiện nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Qua các thời kì lịch sử, người Dao được biết đến qua các công trình nghiên cứu văn hóa học và dân tộc học
Người đầu tiên nghiên cứu và giới thiệu các ngành Dao là nhà bác học
Lê Qúy Đôn ( 1726- 1784) Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục ( 1778), nhà bác
Trang 7học Lê Qúy Đôn đã đề cập đến một số nhóm người Man ( Dao), người Miêu, người Cao Lan ở Tuyên Quang Lê Qúy Đôn không chỉ giới thiệu các ngành Dao mà còn giới thiệu cả phong tục, tập quán địa bàn cư trú của họ
Tiêu biểu cho cho một số tác phẩm nghiên cứu cơ bản và toàn diện về
người Dao ở Việt Nam có “Người Dao ở Việt Nam” của Bế Viết Đẳng, Nông
Trung, Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Nam Tiến ( 1971) Các tác giả đã cung cấp bức tranh tổng thể về lịch sử, văn hóa của người Dao ở Việt Nam từ các vấn đề chung ( dân số, tộc danh, nguồn gốc lịch sử phân loại các ngành Dao) đến các hình thái kinh tế đến văn hóa vật chất , sinh hoạt xã hội, một số tục lệ chủ yếu cũng như giới thiệu về tôn giáo, tín ngưỡng, văn học- nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, những đổi mới trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945
Nghiên cứu về văn hóa của người Dao còn phải kể đến các tác phẩm
như: Các dân tộc ít người ở Việt Nam ( các tỉnh phía Bắc) của Viện nghiên cứu dân tộc học; Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc Việt Nam của tác giả Hoàng Nam; Thử bàn về nguồn gốc người Dao của tác giả Trần Quốc Vượng;
Người Dao ở Việt Nam của các tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Phụng,
Nông Trang, Nguyễn Nam Tiến; Nhà cửa của người Dao xưa và nay của tác
giả Nguyễn Khắc Tụng; Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học Những tác phẩm nghiên cứu của các học giả đi trước đã giúp tác giả khóa luận có cái nhìn toàn diện, sinh động về những nét văn hóa đặc sắc, đa dạng của người Dao ở Việt Nam cũng như có dịp tìm hiểu sâu hơn về một số nhóm Dao trong đó có người Dao Quần Chẹt
Riêng nghiên cứu về trang phục của người Dao cũng đã có nhiều tác
phẩm như: Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam của hai tác giả
Nguyễn Khắc Tụng và Nguyễn Anh Cường Hai tác giả đã trình bày đầy đủ
và chi tiết những đặc điểm trong trang phục truyền thống của các nhóm Dao ở
Trang 8Việt Nam, từ y phục hàng ngày,y phục trong cưới xin, tang ma, tín ngưỡng cho đến đồ trang sức Trong đó, hai tác giả cũng trình bày chi tiết về trang phục của người Dao Quần Chẹt ở Việt Nam nói chung
Người Dao Quần Chẹt ở Vĩnh Phúc của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh đã
nghiên cứu một các tổng quát về người Dao Quần Chẹt ở Vĩnh Phúc từ các hoạt động kinh tế, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, đến cấu trúc xã hội Trong đó tác giả cũng đề cập đến trang phục của người Dao Quần Chẹt ở phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc
Những kết quả và thành công từ các công trình nghiên cứu về trang phục của các học giả đi trước đã giúp cho chúng tôi thấy được những giá trị đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở Việt Nam nói chung, giúp chúng tôi có cái nhìn so sánh để thấy được những tương đồng trong trang phục của người Dao Quần Chẹt ở Việt Nam Tuy nhiên, mỗi nhóm Dao ở từng địa phương lại có những nét văn hóa khác biệt Trong số các công trình nhiên cứu về người Dao Quần Chẹt ở Việt Nam, chưa có công trình nghiên cứu sâu về người Dao Quần Chẹt ở Tân Sơn, Phú Thọ, cũng như nghiên cứu về trang phục truyền thống của họ Vì vậy, khóa luận “Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn,tỉnh Phú Thọ” mong muốn được đóng góp một phần tư liệu về vấn đề này
3 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện nhằm mục đích:
Tìm hiểu về trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt để thấy được những giá trị và bản sắc văn hoá riêng của cộng đồng người Dao nơi đây thông qua bộ trang phục Thấy được sự biến đổi của
bộ trang phục truyền thống cũng như nhu cầu sử dụng bộ trang phục truyền thống của người Dao xã Thạch Kiệt trong bối cảnh hiện nay
Trang 9Từ sự biến đổi, đề tài bước đầu phân tích và chỉ ra một số nguyên nhân
cơ bản dẫn đến sự biến đổi Đồng thời đưa ra những khuyến nghị để góp phần giữ gìn và phát huy bộ trang phục truyền thống trong đời sống văn hoá của cộng đồng người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang phục cổ truyền và sự biến đổi trong sử dụng trang phục hiện nay của người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt là đối tượng nghiên cứu chính của
đề tài
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang phục của người Dao Quần Chẹt bao gồm: y phục và trang sức Nhưng đề tài chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu y phục của người Dao nơi đây, còn trang sức chỉ nêu điểm qua
Hiện nay, người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt định cư ở 3 khu là: Minh Nga, Lóng 1 và Lóng 2 Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên đề tài tập trung điền dã ở địa bàn chính là khu Minh Nga, nơi có đông người Dao Quần Chẹt sinh sống hơn Các khu còn lại chỉ nghiên cứu tham khảo để có sự so sánh, đối chiếu một cách toàn diện hơn
Về thời gian nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian trước và sau đổi mới đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp điền dã dân tộc học với các kỹ thuật: tham dự, quan sát, ghi chép, phỏng vấn sâu, để thu thập tư liệu thực
tế
Đề tài cũng kế thừa các tài liệu nghiên cứu của các tác giả đi trước để
có sự so sánh đối chiếu tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt
Trang 10Đề tài cũng bước đầu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi để thu thập những số liệu có tính chất định lượng về sự biến đổi Các phương pháp miêu tả, so sánh, phân tích, tổng hợp đã được sử dụng để hoàn thành bài nghiên cứu này
6 Đóng góp của khóa luận
Kết quả nghiên cứu khóa luận góp phần bổ sung tư liệu cho bức tranh nghiên cứu về trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở Việt Nam nói chung và người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng
Việc tìm hiểu thực trạng biến đổi trong quá trình sử dụng trang phục truyền thống hiện nay của người Dao ở xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cũng như việc chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến biến đổi sẽ là cơ
sở để đưa ra một số giải pháp tham khảo nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của
bộ trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt trong bối cảnh hiện nay
7 Nội dung và bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được chia làm ba chương,:
Chương 1: Đặc điểm tự nhiên, xã hội và khái quát về người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt
Chương 2: Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt và một số giá trị
Chương 3: Sự biến đổi của trang phục người Dao Quần Chẹt xã
Thạch Kiệt và những vấn đề đặt ra hiện nay
Trang 11Chương 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO
QUẦN CHẸT XÃ THẠCH KIỆT 1.1 Đặc điểm tự nhiên, xã hội của xã Thạch Kiệt
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Tân Sơn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ được thành lập theo nghị định số 61/2007/NĐ- CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ do tách từ huyện Thanh Sơn
Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Minh Đài, Tân Phú, Mỹ Thuận, Thu Ngạc, Thạch Kiệt, Thu Cúc, Lai Đồng, Đồng Sơn, Tân Sơn, Kiệt Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn, Văn Luông, Long Cốc, Tam Thanh, Vinh Tiền
Huyện Tân Sơn có khoảng 68.858 ha diện tích tự nhiên và trên 73.000 nhân khẩu, trong đó khoảng 83% là đồng bào các dân tộc: Mường, Dao, H’Mông, Thái, La Chí, Tày, Nùng
Thạch Kiệt là một xã miền núi nằm về phía bắc huyện Tân Sơn, cách trung tâm huyện 10km Xã có tổng diện tích tự nhiên khoảng 5.232ha Ranh giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp xã Thu Ngạc
- Phía Tây bắc giáp xã Kiệt Sơn, Tân Sơn, Tân Phú
- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập
Trên địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 32A chạy qua Tuyến đường này dẫn đi Kiệt Sơn, Xuân Sơn với tổng chiều dài 5,8 km Đây là tuyến giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế- xã hội nói chung và phát triển nông lâm thủy sản nói riêng giữa các xã trong huyện Tân Sơn với các tỉnh lân cận như Sơn La, Yên Bái và các huyện trong tỉnh
Trang 12Địa hình
Xã Thạch Kiệt có địa hình mang tính chất đặc trưng của một xã trung
du miền núi với đặc điểm: nhiều đồi núi, có độ dốc lớn, những cánh đồng bằng phẳng xen giữa các quả đồi và được chia làm 2 loại địa hình:
- Địa hình bằng phẳng chiếm khoảng 10% diện tích và được phân bố rải rác trong toàn xã nằm xen kẽ giữa các quả đồi lớn nhỏ Đây là vùng thuận lợi nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lương thực
- Địa hình đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên và được phân bố chủ yếu ở phía bắc và rải rác trong toàn xã với các đặc trưng là có độ cao từ 300- 350m so với mực nước biển Độ dốc trung bình từ 15- 250
Khí hậu
Xã Thạch Kiệt nằm trong vùng khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa như: mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt và mưa phùn
Do ảnh hưởng của địa hình núi thấp, lại nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa trung du và miền núi nên thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200- 1500mm, lượng mưa lớn nhất tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm, có những đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày Lượng mưa thấp nhất là mùa khô vào tháng 11, 12 đến tháng 3 năm sau Độ ẩm trung bình 80%, tháng có độ ẩm không khí lớn nhất là tháng 8 và thấp nhất là tháng 4 Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 220C (nhiệt độ cao tuyệt đối là
390C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 50C) Tổng nhiệt lượng trung bình 83000C Gió chia làm 2 mùa chính: gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, có kèm theo sương mù gió lạnh, gây khó khăn và thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp Gió Đông nam từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo mưa, nhất
là vào tháng 8, 9 gây lụt lội và lũ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
Trang 13Thời tiết của xã Thạch Kiệt thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp với thế mạnh là cây chè, cây nguyên liệu giấy (cây keo, cây bồ đề), chăn nuôi đại gia súc,
Tận dụng đặc điểm khí hậu, thời tiết trên, đồng bào Dao Quần Chẹt đã
có chế độ nông lịch rất hợp lý và hài hòa Mỗi mùa, họ có chế độ làm việc và nghỉ ngơi riêng biệt Mùa mưa nóng là thời gian tập trung cho việc sản xuất trong năm của họ Các loại cây trồng đều được trồng trong khoảng thời gian này Mùa khô lạnh, thiếu nước cũng chính là khoảng thời gian dành cho công việc cưới xin, dựng nhà, tổ chức lễ hội, sinh hoạt cộng đồng,
Thủy văn
Trên địa bàn xã nguồn nước khá phong phú, được cung cấp chủ yếu bởi các con sông, suối như: sông Bứa, suối Bụt, suối Thánh, Đặc điểm chung của hệ thống sông suối trên địa bàn là đều bắt nguồn từ những dãy núi cao, có
độ dốc lớn, về mùa mưa nước dâng nhanh và đột ngột thường gây lũ ống, lũ quét, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế- xã hội nói chung và đến sản xuất nông lâm thủy sản nói riêng Còn về mùa khô thì các sông suối bị cạn không
đủ nước để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp
Nguồn nước ngầm của xã được khai thác chủ yếu từ hệ thống các giếng đào với độ sâu từ 8- 12m, là nguồn cung cấp chính cho sinh hoạt của nhân dân
Tài nguyên thiên nhiên
Trang 14- Đất phi nông nghiệp: 64,4 ha, chiếm 2,24% tổng diện tích đất tự nhiên
- Đất chưa sử dụng: 115,21 ha, chiếm 2,2% tổng diện tích đất tự nhiên Trên địa bàn có 3 nhóm đất chính: Đất phù sa có diện tích là 7,75 ha, chiếm 0,15% tổng diện tích đất của xã Nhóm đất này được phân bố ở các thung lũng gần các sông suối, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, vì vậy ưu tiên cho trồng trọt các loại cây hàng năm (lúa, ngô, rau màu các loại) Đất Glây được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, tạo thành do bồi tụ của các khối đồi núi, có diện tích 33,62 ha, chiếm 0,64% diện tích đất của xã, được phân bố ở cả xã Thích hợp với trồng các loại cây hàng năm (lúa, ngô, rau màu các loại) Đất xám có diện tích lớn nhất, với 4599,59 ha, chiếm 89,9% tổng diện tích, phân bố ở tất cả các địa bàn trong xã Loại đất này phù hợp với việc trồng cây lâu năm (cây công nghiệp cây ăn quả, ) các loại cây
có khả năng bảo vệ, cải tạo đất và cho hiệu quả kinh tế cao
Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng của toàn xã là trên 48.95 ha, được phân bố chủ yếu trên các con sông suối và các
hồ đập trên địa bàn xã Hầu hết các con sông suối trên địa bàn đều có lưu lượng nước lớn, nhất là về mùa mưa Đây là nguồn nước quan trọng trong việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân trên địa bàn
- Nguồn nước ngầm: Đến thời điểm này, xã chưa có công trình khảo sát
và đánh giá chất lượng và trữ lượng nước ngầm trên địa bàn, tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ cho thấy nước ngầm phân bố không đều Vùng cao có chất lượng nước ngầm thấp và khó khai thác
Tài nguyên rừng
Trang 15Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã có 4.871,68 ha, chiếm 9,27% diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, mật độ che phủ hiện tại 93,1% Thạch Kiệt có diện tích lâm nghiệp lớn so với diện tích đất tự nhiên của xã, có tỷ lệ che phủ cao trong huyện Diện tích rừng phòng hộ 3080,98 ha, rừng sản xuất 1790,7ha
Rừng tự nhiên chủ yếu phân bố trên núi cao khu vực Minh Nga, Dụt Dàn, Dặt, đa phần là rừng nghèo, trữ lượng gỗ thấp, chủ yếu là gỗ tạp, cây lùm bụi Các loại gỗ quý đã trở nên khan hiếm
Rừng trồng sản xuất chủ yếu cây nguyên liệu giấy như: keo, bồ đề, khu vực Minh Nga, Dụt Dàn, Dùng I, Dặt, đa phần là rừng trồng được 4-6 năm, trữ lượng gỗ chưa cao, vài năm tới sẽ được khai thác làm nguyên liệu cho chế biến giấy Hiện nay đang được khai thác những diện tích đã đến thời điểm với diện tích không lớn và đang được khai thác tỉa
Nguồn động vật rừng hiện nay đã cạn kiệt, do diện tích rừng bị thu hẹp
và nạn săn bắn bừa bãi Hiện nay còn một số loài như hoẵng, nai, sơn dương, chồn, lợn rừng, gà rừng, tê tê, rùa, với số lượng ít
Với cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trường trong lành, do không có các nhà máy lớn đóng trên địa bàn xã nên môi trường nước và không khí chưa
bị ô nhiễm Thạch Kiệt cũng không có ô nhiễm tiếng ồn và hệ thống thảm thực vật với độ che phủ cao, cung cấp nguồn không khí trong lành cho môi trường sống và bảo vệ đất chống xói mòn
1.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
Điều kiện kinh tế
Thạch Kiệt là xã thuần nông nên nông lâm nghiệp, thủy sản vẫn là ngành kinh tế trọng tâm của xã Giá trị kinh tế ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao Năm 2009 cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp còn chiếm
Trang 16trên 81% tổng giá trị sản xuất của địa phương Gía trị sản xuất và cơ cấu kinh
tế của xã như sau:
Theo giá cố định 1994, thì trong giai đoạn 2005- 2009, tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất của xã có sự tăng trưởng đáng kể, khoảng 10,2%/năm
Theo giá hiện hành, trong nền cơ cấu kinh tế của xã thì năm 2009 tỷ
trọng ngành nông nghiệp chiếm 81%, giảm 9% so với năm 2005; Công nghiệp xây dựng 5%, tăng 3%; Thương mại dịch vụ 14% tăng 6% so với năm
2005, trong giai đoạn 2005- 2009, cơ cấu kinh tế của xã đã có sự chuyển dịch đáng kể tuy nhiên còn chậm so với tiềm năng của địa phương
Thực trạng xã hội
Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản là chính, nên thu nhập bình quân đầu người xã Thạch Kiệt còn rất thấp, mức sống phần lớn của người dân ở mức trung bình hoặc nghèo so với tỉnh và
cả nước Nhờ có các biện pháp xóa đói giảm nghèo và dự án của nhà nước mà đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện
* Vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông: xã Thạch Kiệt có tuyến đường quốc lộ 32A, có chiều dài chạy qua xã là 5,8km, đoạn đường này đã được rải nhựa Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch, không chỉ có vai trò quan trọng của xã đối với phát triển kinh tế xã hội và lưu thông trao đổi hàng hóa của xã Thạch Kiệt với các xã trong vùng mà còn mở rộng với các địa phương bên ngoài
Hiện nay toàn xã có 30,8 km đường giao thông nông thôn và 29,5 km đường giao thông nội đồng Trong đó 1,36 km đường giao thông được bê tông hóa còn lại là đường cấp phối hoặc đường đất Do giao thông trong xã chủ yếu là đường đất, đường cấp phối chiếm tỷ lệ thấp (chủ yếu là trục đường chính trong xã), chất lượng đường kém, độ dốc hẹp gây khó khăn cho việc đi lại, nhất là vào mùa mưa Vì vậy việc đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến
Trang 17đường giao thông, để phục vụ đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của xã là một yêu cầu cấp thiết
- Thủy lợi: Hàng năm đảm bảo tưới tiêu cho 209,2 ha diện tích đất lúa, khoảng 80% diện tích lúa được tưới và 30% diện tích màu và cây hàng năm, đồng thời cung cấp một phần nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng Hệ thống thủy lợi trong vùng bao gồm: các hồ chứa nước (hồ Thác Giỏ, hồ Đồng Bi), phai đập (với 17 công trình được xây dựng)
- Hệ thống điện lưới: có 2 trạm biến thế đặt ở 2 khu Bình Thọ 1 và khu Dùng 2 cung cấp điện cho 9 khu trong xã Năm 2013 khu Minh Nga mới được xây trạm diện cao thế để phục vụ cung cấp điện cho đồng bào Dao Quần Chẹt nơi đây Còn 2 khu Lóng 1 và Lóng 2 cũng của đồng bào Dao Quần Chẹt được tổ chức phi chính phủ đầu tư xây dựng đập thủy điện với công suất nhỏ để phục vụ cho dân cư của 2 khu này
- Hệ thống trường học: Hiện nay ở xã có 1 trường mẫu giáo chính ở khu Cường Thịnh 1 và 2 trường mẫu giáo ở 2 khu lẻ là khu Minh Nga và khu Lóng; trường tiểu học Thạch Kiệt cũng ở trong khu Cường Thịnh 1 và cũng
có ở 2 khu lẻ là khu Minh Nga và khu Lóng; có 1 trường THCS và trường THPT trên địa bàn xã Hiện nay tỉ lệ học sinh phổ cập tiểu học và trung học
cơ sở trên địa bàn xã là 100%, đang hướng đến phổ cập trung học phổ thông Trong những năm gần đây các cấp các ngành đã chú trọng đến công tác giáo dục, đào tạo nghề nhằm từng bước nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn lao động có chất lượng ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các ngành Đời sống dân trí nâng cao, ý thức của người dân về vai trò giáo dục cũng được nâng cao, sự đầu tư cho con em học tập cũng được nâng cao Tỉ lệ người đỗ đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tăng rõ rệt, đặc biệt là con em người Dao
Trang 18- Hệ thống trạm y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ: Trên địa bàn hiện
có 1 trạm y tế được đặt tại khu Cường Thịnh 1 Những năm gần đây, nhờ sự đầu tư của nhà nước, đặc biệt là dự án 30A- chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo, trạm xá đã được xây mới với dãy nhà 2 tầng khá khang trang, và cũng đang được đầu tư mua trang thiết bị phục
vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe của xã Đồng thời, cấp thẻ bảo hiểm cho đối tượng người già, người nghèo, và đặc biệt đồng bào dân tộc thiểu số trong
xã Hàng quý có tổ chức khám chữa bệnh và cấp thuốc cho nhân dân trong xã
- Hoạt động của nhà văn hoá xã: hiện nay ở một số khu trong xã đã có nhà văn hóa, chủ yếu nhà văn hóa khu do nhân dân đóng góp, nhà nước chỉ hỗ trợ phần nào Nhà văn hóa khu chủ yếu là nơi hội họp và tổ chức các chương trình của khu Công tác thông tin tuyên truyền, phát thanh của xã cũng được đầu tư chú trọng Trạm phát thanh của xã được đặt tại khu Cường Thịnh 1
- Cấu trúc, hoạt động của các đoàn thể của xã: xã cũng tổ chức các hội như: hội nông dân tập thể, hội khuyến học, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người già, nhằm giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế và cuộc sống thường ngày
- Ngoài ra còn các công trình khác như: hệ thống chợ nông thôn, bưu chính viễn thông, trụ sở ủy ban, Những công trình này càng ngày càng được đầu tư quan tâm và phát triển toàn diện
1.2 Khái quát về người Dao Quần Chẹt ở xã Thạch Kiệt
1.2.1 Nguồn gốc, lịch sử cư trú
Hiện nay ở Việt Nam, tộc người Dao nằm trong ngữ hệ Mông- Dao, có
khoảng 620.538 người (Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở
Việt Nam năm 1999, NXB tổng cục thống kê ) Trong quá trình di cư và sinh
sống ở Việt Nam, họ sống xen kẽ với nhiều dân tộc khác ở hầu khắp các tỉnh miền núi và trung du miền Bắc, bao gồm vùng cao, vùng giữa và vùng thấp,
Trang 19nhưng chủ yếu là vùng giữa Những năm gần đây, một bộ phận người Dao còn di cư vào các tỉnh phía Nam, chủ yếu tập trung ở 3 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Đăc Lăc Hiện nay họ có mặt trên 30 tỉnh trên cả nước, trong đó ở
Hà Giang có 76.810 người, ở Tuyên Quang có 68.126 người, ở Cao Bằng có 65.486 người, Lào Cai có 62.684 người, Yên Bái có 52.012 người, Quảng Ninh có 38.680 người, Sơn La có 22.218 người, Hòa Bình có 13.414 người, Đắc Lắc có 2.814 người, Đồng Nai có 1.640 người Riêng tỉnh Phú Thọ có 11.126 người, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Thanh Sơn và Tân Sơn
Các nhà học giả người Trung Quốc đều cho rằng người Dao đến Việt
Nam sớm nhất là thế kỉ XIV (Trương Hữu Tuấn- 1995), còn hầu hết các học giả khác đều có quan điểm người Dao đến Việt Nam từ thế kỉ XV (Hoàng
Ngọc, Hoàng Phương Bình- 1993; Trần Bân-1993; Từ Tổ Tường- 2001; Phạm Hằng Cao- 2007, ) Nghiên cứu ở Việt Nam, một số tác giả cho rằng
người Dao đến Việt Nam sớm nhất là thế kỉ XIII (Bonifaci- 1908; Bế Viết
Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng - 1971).Nhưng các tác giả này chưa công bố tài
liệu chứng minh cụ thể giả thiết của mình Trần Quốc Vượng bằng tài liệu lịch sử Trung Quốc (Tống sử- quyển 33),và cuốn sách cổ “Qúa Sơn bảng văn” của cụ Phùng Văn Phâu cho rằng người Dao đến Việt Nam từ X đến thế
kỉ XIII và cả sau này
Trong cuốn “ Sách cổ người Dao” do Trần Hữu Sơn chủ biên có viết về thời điểm người Dao di cư vào Việt Nam phản ánh qua sách cổ tập trung vào các thời điểm cụ thể như sau:
Thời gian người Dao đến Việt Nam sớm nhất là vào năm Cảnh Định nhà Nam Tống (1260- 1264) (sách Qúa Sơn Bảng Văn- Bình Hoàng Khoán điệp)
Trang 20Người Dao đến Việt Nam rải rác từ cuối đời nhà Minh đến cuối thế kỉ XIX, thậm chí đến đầu thế kỉ XX vẫn còn người Dao ở Vân Nam đến Lào Cai, Lai Châu
Có nhiều cuộc thiên di khác với những thời gian khác nhau Con đường thiên di chủ yếu theo 2 hướng từ Quảng Đông, Quảng Tây- Trung Quốc đến Đông Bắc (Móng Cái- Quảng Ninh) và từ Vân Nam sang các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam Đường thiên di có thể là đường thủy (vượt biển, vượt sông) hoặc đường bộ Nhiều đợt người Dao kết hợp đi cả đường bộ và đường thủy
Người Dao tự nhận mình là con cháu của Bàn Vương ( nhân vật huyền thoại phổ biến và thiêng liêng của người Dao) Đến nay, đồng bào các nhóm Dao ở Việt Nam nói chung vẫn truyền khẩu truyện Bàn Hồ- truyện giải thích
về nguồn gốc của người Dao
Người Dao tự là Kìm Mùn, Kìm Miền (người rừng) với các nhóm: Dao
Đỏ (Dao Cóc ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Đại bản), Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Nga hoàng, Dao Tam đảo, Dụ cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc mùn), Dao Tiền (Dao Đeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần Trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻng ( Dao Tuyển, Dao áo dài)
Tuy người Dao ở Việt Nam có nhiều ngành nhóm, sinh sống ở các khu vực khác nhau nhưng về cơ bản họ vẫn có những nét văn hóa tương đồng Đồng bào còn bảo lưu nhiều tàn dư tôn giáo nguyên thủy, bên cạnh đó Tam giáo cũng biểu hiện khá rõ nét ở người Dao Họ tin rằng vạn vật đều có linh
hồn, tiếng Dao gọi là vần Khi một người bị chết thì linh hồn lìa khỏi xác và
biến thành ma Có ma lành và ma dữ Ma lành ban phúc, ma dữ gây họa Theo đồng bào Dao thì ma tổ tiên, Bàn Vương, ma cửa, ma buồng, ma bếp, Thần Nông, Ngọc Hoàng Thượng đế, được xếp vào hàng ma lành Đồng bào quan
Trang 21niệm rằng mỗi người có 12 hồn Trong số 12 hồn đó có 1 hồn chính quyết định sự sống của con người Con người đau ốm, bệnh tật là do không có đủ số hồn trong thân thể Sự thiếu hụt này là do ma quỷ bắt đi hoặc do hồn mải vui với phong cảnh đẹp mà quên đường về Lúc ấy, người ta phải nhờ thầy bói gọi hồn hồn về Họ cũng cho rằng khi ngủ say là hồn tạm lìa khỏi xác để chu
du sang thế giới âm, nên mới nằm mộng thấy điều này điều nọ, vì vậy mà họ rất tin vào giấc mộng và đoán mộng Người Dao có nhiều tín ngưỡng và nghi
lễ liên quan đến nông nghiệp, một số lễ cúng không thể thiếu được ở người Dao là lễ cúng thóc giống, cúng cơm mới, cúng thần thổ địa, Tục thờ cúng
tổ tiên cũng được coi trọng Ở người Dao, ma tổ tiên được thờ cúng trong từng gia đình hay tại nhà tộc trưởng Bàn thờ tổ tiên là nơi tôn nghiêm nhất trong nhà Tục thờ Bàn Vương của người Dao cũng giống như tục thờ cúng tổ tiên nhưng ở mức độ cao hơn, nó không phải của một dòng họ, một gia đình
mà được quan niệm là thủy tổ của người Dao Người Dao có tục cấp sắc khá phổ biến, tất cả những người đàn ông đều phải qua lễ này, Nếu lúc còn sống chưa làm thì lúc chết con cháu phải làm cho Người được cấp sắc sau khi chết hồn mới được về với tổ tiên ở Dương Châu (nơi cư trú gốc của người Dao ở miền Nam Trung Quốc) và được tổ tiên công nhận là con cháu
1.2.2 Dân số và sự phân bố dân cư
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/1999 của huyện Thanh Sơn (nay là huyện Tân Sơn), người Dao là một trong 4 dân tộc chủ yếu của huyện sau người Mường, Việt, và Hmông Ngoài ra, ở đây còn có người Tày, Thái, Hoa,
Theo thống kê năm 2009, dân số toàn xã là 3.846 người, chiếm 5,05% dân số toàn huyện, trong đó có 1998 lao động, chiếm 52% dân số toàn xã Mật độ dân số trung bình của toàn xã năm 2009 là 74 người/km2.Về cơ cấu dân tộc xã Thạch Kiệt chủ yếu là dân tộc Mường chiếm 62,7%, dân tộc Kinh
Trang 22chiếm 19,2%, dân tộc Dao 17,7%, còn lại là các dân tộc khác Dân cư của xã được chia thành 12 khu với 926 hộ và 3846 khẩu, trong đó khu Minh Nga, Dùng 2, Cường Thịnh 1 có dân số cao nhất Người dân xã Thạch Kiệt có truyền thống đoàn kết, hiền hòa, cần cù trong lao động Đến nay vẫn giữ nguyên được những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền dân tộc
Người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn là một bộ phận của người Dao ở Việt Nam Họ có quan hệ mật thiết với người Dao Quần Chẹt ở Văn Chấn (Yên Bái) và người Dao Quần Chẹt ở Yên Lập ( huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ)
Người Dao đến cư trú ở vùng núi Thanh Sơn chủ yếu có nguồn gốc từ các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, và Hà Tây Trước đây họ sinh sống rải rác ở các triền núi với hình thức du canh, du cư làm nương rẫy Từ năm 1958, thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ vận động đồng bào xuống núi sống định canh, định cư, một bộ phận người Dao ở đây đã hạ sơn xuống các vùng thấp, xóa bỏ tập quán du canh, du cư phát rừng làm rẫy, chuyển sang cày cấy gieo trồng lúa nước Hiện nay, ở Tân Sơn có 2 nhóm Dao là Dao Quần Chẹt và Dao Tiền So với Dao Tiền, nhóm Dao Quần Chẹt chiếm tỉ lệ ít hơn Hiện nay, nhóm này cư trú ở các xã Thạch Kiệt, Thu Cúc
Hiện nay, người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt sống định cư ở 3 khu: Minh Nga, Lóng 1 và Lóng 2 Với 271 hộ, 788 nhân khẩu, trong đó người Dao Quần Chẹt ở khu Minh Nga có 113 hộ với 510 nhân khẩu, còn lại là khu Lóng 1 và Lóng 2
1.2.3 Khái quát về đời sống văn hóa
Văn hóa mưu sinh
Kinh tế chủ yếu của người Dao Quần Chẹt là sản xuất nông nghiệp Hình thái đầu tiên và chủ yếu trước đây là canh tác nương rẫy Phương pháp
Trang 23canh tác khá đơn giản, phụ thuộc chủ yếu vào thời tiết, nông lịch dựa theo kinh nghiệm dân gian Trước đây, lúa nương được làm mỗi năm một vụ, năng
suất không được cao
Đồng bào Dao Quần Chẹt thường canh tác nương trên đất đồi- núi thấp,
có độ dốc nhỏ Vào thời điểm tháng 3, tháng 4 đồng bào phát nương, đốt lấy tro làm phân bón Phương pháp trọc lỗ tra hạt là phương pháp chính khi canh tác nương rẫy Ngoài trồng lúa, trên cùng diện tích nương, người dân còn canh tác thêm các loại cây trồng khác cải thiện cho bữa ăn như ngô, đỗ, bầu, bí, đặc biệt là các loại dưa được người dân trồng nhiều để ăn thay cho các loại rau ngày thường
Qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc khác, người Dao Quần Chẹt cũng học được cách canh tác ruộng nước, họ khai khẩn ruộng nước tại các triền đồi quanh các con sông suối Ruộng chủ yếu có diện tích trung bình và nhỏ gần các nguồn nước, thuận lợi cho việc dẫn nước vào ruộng Mỗi năm canh tác 2 vụ là vụ mùa và vụ chiêm Năng suất lúa cao hơn
so với canh tác nương rẫy nên cuộc sống của đồng bào cũng ngày càng ổn định hơn
Trước đây, cuộc sống du canh, du cư của đồng bào chủ yếu dựa vào thiên nhiên Săn bắt, hái luợm mang lại nguồn thực phẩm và thức ăn chính cho đồng bào từ rừng Ngày nay, khi cuộc sống ổn định hơn với chính sách định canh, định cư và quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với các dân tộc láng giềng, sản xuất nông nghiệp lúa nước kết hợp với chăn nuôi là hình thái kinh
tế chủ yếu của đồng bào Dao Quần Chẹt nơi đây Đồng bào chăn nuôi chủ yếu
là gà và lợn Lợn, gà là 2 lễ vật duy nhất và không thể thiếu trong các nghi thức như lễ cấp sắc, đám chay, tang ma, tết nhảy, mỗi nghi thức đó được tổ chức người dân phải sử dụng khá nhiều gà và lợn để dâng cúng cho tổ tiên, nên trước đây việc chăn nuôi lợn, gà phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng của
Trang 24đồng bào là chủ yếu Ngày nay, chăn nuôi lợn, gà còn phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của đồng bào
Ngoài ra đồng bào Dao Quần Chẹt nơi đây còn chăn nuôi trâu, bò và một số loại gia súc khác Tuy nhiên với số lượng nhỏ với quy mô gia đình Đồng bào chăn nuôi trâu, bò chủ yếu làm sức kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ lao động hàng ngày cho đồng bào Số lượng trâu bò ở các gia đình cũng chỉ ở quy mô nhỏ một vài con
Ngoài hoạt động kinh tế nông nghiệp, với chính sách “giao đất, giao rừng” đồng bào Dao Quần Chẹt nơi đây đã phát triển thêm hoạt động trồng cây lâm nghiệp Đồng bào trồng một số loại cây lâm nghiệp lấy gỗ, làm nguyên liệu giấy như keo, bồ đề Cứ khoảng 7-8 năm cho thu hoạch gỗ Nhờ
đó cuộc sống của đồng bào nơi đây ngày càng được cải thiện
là tác động của dự án134- dự án xóa nhà tạm , nhà ở của đồng bào nơi đây cũng đã thay đổi khá nhiều Nhà ở hiện nay chủ yếu là nhà xây cấp 4 và nhà
gỗ lợp bờ lô xi măng Nhà ở của đồng bào hiện nay kiên cố hơn phù hợp với cuộc sống định canh, định cư của đồng bào Dao Quần Chẹt nơi đây
Trang 25Văn hóa tinh thần
Tín ngưỡng, tôn giáo
Người Dao Quần Chẹt vừa tin theo những tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Đạo giáo Bàn Vương được coi là thủy tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình Theo truyền thống tất cả đàn ông đã đến tuổi trưởng thành đều phải qua lễ cấp sắc, một nghi lễ vừa mang tính chất của Đạo giáo, vừa mang dấu ấn của lễ thành đinh xa xưa
Tín ngưỡng của người Dao Quần Chẹt nói riêng và đại bộ phận người Dao nói chung chịu ảnh hưởng của tam giáo, đặc biệt là Đạo giáo có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến tín ngưỡng của người Dao Bên cạnh đó còn thấy có cả yếu tố phật giáo từ Trung Quốc đã ảnh hưởng trực tiếp tới người Dao nơi đây, được người Dao tiếp thu và cải biến để phù hợp với điều kiện xã hội của mình Cụ thể như trong nhiều bức tranh để thờ hay để dùng trong các nghi lễ của đồng bào đều có hình ảnh thần linh của Đạo giáo như: Ngọc Hoàng, Diêm Vương hay như các nghi lễ cúng tế, thầy cúng thường dùng các bùa chú,
Trang 26phù phép để đuổi tà ma, nhưng lại có những tư tưởng của Phật giáo như: ăn chay, tư tưởng luân hồi
Đồng bào quan niệm thế giới có ba tầng: tầng trên là nơi sinh sống của các vị thần, tầng giữa là nơi sinh sống của con người và tầng dưới là lãnh địa sống của người lùn Thế giới và sự sống do một ông thần tạo nên, vị thần này tạo ra những thần thánh như: Ngọc Hoàng, Thần Sấm, Thần Sét , ở dưới đất
có diêm vương, ở tầng thế giới con người có các vị thần: thần sông, thần núi, thần lúa
Người Dao tại đây còn cho rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn, khi thực thể chết hay bị phá hủy hồn biến thành ma Do đó theo quan niệm của đồng bào thì tất cả mọi nơi trên trái đất đều có hồn và ma theo họ, thế giới ma quỷ, thần thánh, thế giới vật chất kết hợp với nhau thành một khối cũng như từng hồn ma nằm ngay trong thực thể đang tồn tại Người Dao chia ma quỷ, thần thánh ra làm hai loại:
Ma lành là những ma quỷ thần thánh ban phúc lành, bảo vệ con người Nếu không cúng bái cẩn thận thì các loại ma thần thánh này có thể quấy rầy làm cho con người bị bệnh tật, ốm đau, chết chóc, làm ăn không như ý muốn của mình Loại ma lành và các vị phúc thần có: Tổ tiên, Bàn Vương, Thổ công, Thổ địa, Ngọc Hoàng thượng đế, Tam nguyên, cho đến các âm binh
Ma dữ là những loại ma núi, ma rừng, người chết không được thờ cúng, những loại ma này thường gây tai họa cho con người làm hại mùa màng nên đồng bào thường phải tổ chức cúng bái cầu xin nhất là khi có tai họa xẩy ra (trong thôn xóm có người bệnh dịch, người ốm đau, gia súc chết, mất mùa )
để tránh sự quấy rầy của chúng
Theo quan niệm của người Dao, con người lúc còn sống ai cũng có hồn, nhưng hồn đó biến thành ma khi người đã chết Họ tin là có 12 hồn ở khắp cơ thể Trong 12 hồn đó có một hồn chính quyết định sự sống của con
Trang 27người, mỗi nhóm Dao lại có một quan niệm khác nhau về vị trí của chính hồn mình Người Dao tại đây quan niệm hồn chính của con người là ở trên đỉnh đầu (khoáy đầu), nó là vị trí cao nhất trong cơ thể Chính vì vậy khi cắt tóc cho trẻ nhỏ người Dao ở đây thường để lại trên khoáy đầu một chỏm tóc không cắt hết để cho linh hồn trú ngụ Hồn là một yếu tố quyết định sự sống
và hoạt động của con người, quyết định cho con người được khỏe mạnh Nếu một số hồn bị thần thánh, ma quỷ bắt giữ hay khi con người đi đâu xa lạc đến một nơi nào đó quên đường về người đó bị ốm đau Lúc đó người ta nhờ thầy bói là người có khả năng tiếp xúc với ma quỷ, thần thánh, bói giúp và tổ chức cúng hay còn gọi là gọi vía hay bắt vía Khi đã biết được hồn của người ốm bị giam giữ, họ phải tổ chức cúng bái, lấy thức ăn, đồ uống để tạ ơn ma ấy Hoặc dùng vàng mã, tiền giấy của ma để mua chuộc linh hồn bị giam giữ đó
Khi tất cả các hồn, nhất là hồn chính vĩnh viễn lìa khỏi thể xác thì dẫn đến cái chết khi đó người ta phải tổ chức làm ma chay để đưa hồn người chết
về quê tổ đoàn tụ với tổ tiên tại Dương Châu Người Dao ở đây rất ít để người chết ở trong nhà quá 24h họ quan niệm để lâu trong nhà sẽ có nhiều ma quỷ đến bắt
Người Dao cũng tin vào sự linh cảm và các điềm báo Ví dụ như nháy mắt thì cho rằng có điểm báo chẳng lành đối với bản thân, hay khi đang đi trên đường thấy cây tự gẫy hoặc tự đổ, chim, rắn vào nhà thì cho rằng sẽ có việc xảy ra trong gia đình,
Bên cạnh đó, đồng bào cũng có nhiều hoạt động tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp Vì trình độ, khoa học kĩ thuật thấp kém, sản xuất luôn phụ thuộc vào thiên nhiên, đời sống gặp nhiều khó khăn nên đồng bào có hệ thống tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và đa thần
Trang 28Ngoài thờ cúng tổ tiên thì thờ cúng Bàn Vương cũng là một trong những tín ngưỡng bắt buộc đối với mỗi gia đình người Dao tại đây nói riêng
và các nhóm Dao khác nói chung
Xã hội truyền thống
Làng bản
Người Dao ở xã Thạch Kiệt sống thành từng khu, đây là một tập quán
có từ lâu đời của đồng bào Theo quan niệm của đồng bào thì mỗi khu tối thiểu phải có từ 10 đến 20 nóc nhà trở lên, những nhà này không phụ thuộc vào việc có cùng họ hay khác họ mà chỉ dựa vào tiêu chí cùng sinh sống trên một khu đất nhất định Hiện nay, mỗi khu của người Dao tại đây có khoảng
60 đến 90 nóc nhà, tuy nhiên trong thôn người Dao sống rất tập trung số lượng dân tộc khác có nhưng ít Cũng giống như thôn bản của các nhóm Dao
và dân tộc khác, khu của người Dao ở xã Thạch Kiệt có tính cố kết rất cao, đồng bào thường giúp đỡ nhau khi có người hoặc gia đình khó khăn, hoạn nạn hay khi dựng nhà
Mỗi khu có một người đứng đầu là trưởng khu do dân bầu lên Người đứng đầu phải là người có uy tín, hiểu phong tục tập quán của dân tộc, người được chọn giữ chức vụ này phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Họ
là những người có quyết định cao nhất khi chia đất cho làng, giải quyết các tranh chấp về đất đai, giải hòa, giải quyết cho người ngoài đến sinh sống trên đất của khu; là người quyết định thời điểm gieo cấy và quản lý tài nguyên và con người trong phạm vi của khu
Ngày nay, người đứng đầu của khu không những tuân thủ các quy định truyền thống mà họ còn phải gánh vác thêm nhiệm vụ khác như tiếp cận các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước để truyền đạt đầy đủ các nội dung đó đến cho người dân Đồng thời phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng của người dân đến các cấp có thẩm quyền để giải quyết
Trang 29Trong xã hội truyền thống cũng như hiện nay, ngoài trưởng làng, trưởng bản thì phải nói đến vai trò của già làng, người trưởng họ (là người điều hành các công việc ma chay, đám cưới, giữ gìn tôn ti, tập tục và đoàn kết, nhất trí trong nội bộ của dòng họ), những người hành nghề tôn giáo tín ngưỡng (giúp dân làng tế lễ vào các dịp lễ tết, đám chay, cúng thổ thần, )
Gia đình, dòng họ
Gia đình chủ yếu của người Dao Quần Chẹt cũng giống như gia đình của các nhóm Dao khác là kiểu gia đình nhỏ phụ hệ Mỗi gia đình nhỏ thường từ 1- 2 thế hệ gồm một cặp vợ chồng, các con và có khi cả ông bà Trong gia đình người nam giới cao tuổi nhất và đã được cấp sắc là chủ gia đình, người chủ sẽ quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình hay dòng
họ Người Dao Quần Chẹt có truyền thống đặc biệt tôn trọng những người có
uy tín trong cộng đồng Đối với văn hóa truyền thống và mối quan hệ trong dòng họ không phân biệt con chú, con bác, con anh hay con em, mà những ai
ra trước thì vai anh, ai ra sau thì phải làm vai em Do đó, những người cao tuổi luôn luôn là những người có vai vế cao trong làng, trong dòng họ hay trong một gia đình
Trong xã hội người Dao Quần Chẹt xã Thạch Kiệt cũng như các xã hội phụ quyền khác, người ta quý trọng con trai Con trai có quyền thừa kế tài sản
và nối dõi tông đường nên mọi người đều mong muốn có con trai Những gia đình không có con trai họ thường nhận đứa trẻ nam về nuôi, hay lấy rể Người
ta không những xin con nuôi của người đồng tộc mà còn có thể xin con nuôi của dân tộc khác, con nuôi được đối xử và hưởng tài sản như con đẻ
Nghi lễ vòng đời
Lễ cấp sắc
Lễ cấp sắc là một thủ tục nghi lễ tâm linh rất quan trọng không thể thiếu mà bắt buộc người đàn ông Dao nào cũng phải trải qua, chỉ khi được cấp
Trang 30sắc những người đàn ông Dao mới được coi là người trưởng thành, mới được tham gia vào các công việc của cộng đồng, làng bản, được mọi người tôn trọng, được cúng bái và được giao tiếp với cõi âm và đặc biệt họ mong muốn rằng khi chết họ sẽ được về với tổ tiên ở Dương Châu Làm lễ cấp sắc là một việc lớn và phải có điều kiện kinh tế Người đàn ông khi chết vẫn chưa được qua lễ cấp sắc thì con cháu của họ phải làm lễ cấp sắc thay cho họ
Người Dao Quần Chẹt tổ chức cấp sắc theo cấp bậc, cụ thể là cấp sắc cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng đèn để soi trong lễ Số đèn thể hiện cấp bậc cao hay cao hay thấp, chẳng hạn cấp 3 đèn, 7 đèn, 12 đèn Trong đó cấp sắc 3 đèn gọi là cấp sắc phổ thông nhất cho mọi đối tượng khi bắt đầu được cấp sắc, các bậc cao hơn là để làm thầy cúng Chính vì vậy nghi thức của thầy cúng cũng có sự khác nhau giữa các bậc cấp sắc Qúa trình của lễ cấp sắc bao gồm những lễ chính như lễ trình diện, lễ mặc lễ phục đạo giáo, lễ cấp cây đèn
3 ngọn, lễ sám hối tập thể, lễ truyền pháp lực, lễ nhập tử vi cung Việc làm lễ cấp sắc cũng phải chọn ngày, giờ kĩ lưỡng có thờ cúng để cho ma, tổ tiên và các thần thánh công nhận Đối với người Dao Quần Chẹt, thì điều kiện để cấp sắc là người đàn ông đó đã lấy vợ, và cấp sắc lần lượt từ anh cả đến em út
Sinh đẻ
Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ Trẻ sơ sinh được tắm bằng nước nóng Nhà có người ở cữ người ta thường treo cành lá xanh hoặc cài hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khỏe đứa trẻ Trẻ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ
Cưới xin
Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám cưới Lúc đón dâu cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và phải bước qua cái kéo mà thầy cúng làm phép mới được vào nhà trai
Trang 31Tang ma
Thầy tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay Nhà có người chết, con cái đến nhà thầy mời chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ trùng với giờ sinh của những người trong gia đình Người chết được khâm liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân
mộ
Văn học nghệ thuật
Văn học nghệ thuật dân gian của đồng bào cũng khá phong phú đậm nét Văn hóa nghệ thuật dân gian rất phong phú bao gồm truyện cổ, dân ca, câu đố, phản ánh khả năng sáng tạo của quần chúng và nhận thức của đồng bào về tự nhiên, xã hội, con người Trong âm nhạc dân gian, sự hòa tấu một
số loại nhạc cụ luôn mang đậm tính trữ tình Dụng cụ âm nhạc khá độc đáo như kèn loa, sáo, ống tiêu, trống, thanh la, Đối với người Dao, múa là loại hình nghệ thuật được ưa chuộng Múa luôn gắn liền với các nghi lễ tôn giáo, nhất là trong lễ cấp sắc Các điệu múa của họ có tính chất mạnh mẽ, dứt khoát, phản ánh công việc lao động sản xuất của đồng bào Nghệ thuật trang trí trên trang phục như các họa tiết thêu đạt tới trình độ cao Các loại hình hoa văn thể hiện bàn tay khéo léo, con mắt thẩm mỹ của các cô gái Dao,
Trang 32chung và phát triển nông lâm thủy sản nói riêng giữa các xã trong huyện Tân Sơn với các địa phương lân cận như Sơn La, Yên Bái và các huyện trong tỉnh Các điều kiện về khí hậu nhiệt, địa hình, đất đai, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Dao Quần Chẹt nơi đây kết hợp phát triển kinh tế nông –lâm Ngoài việc làm nương rẫy và làm ruộng ( 2 vụ/ năm), họ còn tập trung phát triển lâm nghiệp trồng cây lấy gỗ (trồng keo phục vụ công nghiệp làm giấy) Trung bình mỗi hộ có khoảng 3 – 4 ha rừng Ngoài ra lúc nhàn hạ họ hay vào rừng kiếm những sản vật từ rừng như măng, lá dong, lá chuối , rau rừng về bán để kiếm thêm thu nhập Từ đó đời sống của họ cũng được nâng cao
Các dân tộc trong xã cùng chung sống đoàn kết với nhau, tạo thành mối đoàn kết giữa các dân tộc anh em Nhưng bên cạnh đó, sống xen kẽ và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người khác nhau không tránh khỏi sự thay đổi về văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, đời sống kinh tế của người dân trong xã, đặc biệt là đồng bào Dao Quần Chẹt đây cũng đã tốt hơn trước, họ có điều kiện tiếp xúc với nền kinh tế thị trường, từ đó cũng dẫn đến một số những thay đổi về văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục Sự phát triển kinh tế, quá trình giao lưu giữa các tộc người đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa truyền thống của đồng bào Dao nơi đây Hòa nhập với sự phát triển của các tỉnh miền xuôi mà vẫn giữ được các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình Trong các giá trị đó thì trang phục là một giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào
Trang 33Chương 2 TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO QUẦN CHẸT
XÃ THẠCH KIỆT VÀ MỘT SỐ GIÁ TRỊ 2.1 Những vấn đề chung về trang phục
Trang phục là một trong những yếu tố văn hóa vật chất bao gồm y phục, trang sức được con người sử dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu và các hoạt đông văn hóa xã hội khác Trang phục thể hiện ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn chức năng giữ ấm và che đậy cơ thể Ngoài ra nó còn có chức năng xã hội và thể hiện quan điểm thẩm mỹ của con người
Trong cuốn sách “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam”, tác giả Ngô Đức Thịnh viết: “Trang phục- bản sắc văn hóa dân tộc” Nói tới văn hóa dân tộc là nói tới một lĩnh vực thật phong phú và đa dạng, từ miếng ăn, quần
áo mặc, cách thức làm ăn, đi lại, vui chơi, ca hát, hội hè, thờ cúng, tang ma, cưới xin,… Người ta thường hay nói tới bản lĩnh và bản sắc dân tộc trong đó bản lĩnh tức là sức sống, sức vươn lên của dân tộc trong quá trình lịch sử, còn bản sắc là biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của bản lĩnh ra bên ngoài thành sắc thái, đặc trưng, dáng vẻ riêng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác
Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở mọi khía cạnh của đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người Tuy nhiên, tùy theo từng lĩnh vực văn hóa mà bản sắc dân tộc ẩn bên trong hay lộ rõ ra ngoài Trong trường kì lịch sử, do tiếp xúc và giao lưu với các dân tộc láng giềng, có lĩnh vực văn hóa biến đổi nhiều, chỉ giữ lại đôi nét sắc thái riêng của mình, nhưng ngược lại cũng có lĩnh vực văn hóa được bảo lưu khá bền chặt, có nơi hầu như giữ được nguyên vẹn Có thể nói trong văn hóa dân tộc, trang phục dân tộc là cái
mà ở đó bản sắc văn hóa dân tộc biểu hiện một cách rõ rệt thường xuyên và lâu bền nhất
Trang 34Tùy theo từng điều kiện môi trường tự nhiên hay quá trình phát triển xã hội nhất định mà con người có nguyên liệu để tạo nên trang phục như vỏ cây gai, đay, tơ tằm, bông Trang phục không chỉ để bảo vệ cơ thể, chống lại những điều kiện bất lợi của môi trường, mà ngay từ thời nguyên thủy, trang phục còn là vật dụng trang trí, làm đẹp cho cơ thể Mỗi dân tộc thường có cách thức may, trang trí riêng thể hiện tâm lý, đặc điểm thẩm mỹ của mình, có
ý thức rõ rệt là thông qua trang phục phân biệt được dân tộc mình với dân tộc khác Do vậy, mỗi dân tộc sớm có quy cách riêng về ăn mặc phù hợp với giới tính, lứa tuổi, địa vị, xã hội,… có khi rất nghiêm ngặt khiến mọi người phải nhất nhất tuân theo Một nhà nghiên cứu văn hóa đã nói rằng, trong xã hội tiền công nghiệp, quần áo mặc trên người là cách làm cho mọi người biết rõ tôi là dân tộc nào, vùng nào, theo tôn giáo gì và địa vị xã hội ra sao
Hơn thế nữa, ở hầu hết các dân tộc trên hành tinh này, trang phục còn là sáng tạo Bởi vậy, hoàn toàn có thể nói rằng trang phục chính là một trong những yếu tố văn hóa vật chất nổi bật nhất của văn hóa dân tộc Tuy nhiên bản sắc văn hóa dân tộc không phải là nhất thành bất biến, mà là nhất thành vạn biến Biển đổi không ngừng tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhưng vẫn giữ cốt cách, cái nền tảng ban đầu, đó chính là quy luật kết hợp truyền thống với đổi mới của văn hóa, của trang phục
2.2 Qúa trình tạo ra bộ trang phục
2.2.1 Trồng bông và thu hoạch
Đồng bào Dao Quần Chẹt từ xưa chỉ trồng bông, họ không biết dệt vải
Họ trồng bông rồi bán đi để mua vải về làm quần áo
Đồng bào Dao Quần Chẹt thường trồng bông trên sườn núi Họ thường gieo hạt vào tháng Giêng, tháng Hai để tránh sương muối và các trận mưa lớn đầu mùa khi bông vừa hé nở Đến tháng sáu, tháng bảy có thể thu hoạch được
Trang 35Trước khi trồng bông, họ chọn rất kĩ, phải là đất đen, tơi xốp Họ làm đất cho sạch cỏ, rồi chọn ngày tốt để gieo hạt Vào ngày gieo trồng mọi người trong gia đình đều lên nương tra hạt Đàn ông khỏe mạnh thường đi trước chọc lỗ, phụ nữ nữ đi sau thả hạt bông vào lỗ đó, mỗi lỗ tra từ 3- 4 hạt bông Hạt bông được chăm bón, làm cỏ khoảng 2- 3 lần, khi bông cao đến ngang ngực thì bắt đầu ra hoa và kết quả
Khi bông chín thì họ thu hoạch, thường thu hoạch vào ngày nắng đẹp
2.2.2 Bán bông và mua vải
Thu hoạch bông về đồng bào phơi khô bông, để nguyên hạt để bán, bán bông để lấy tiền mua vải
Từ xa xưa đồng bào Dao ở đây đã không dệt vải Theo lời kể của bà Phùng Thị An (60 tuổi) ở khu Minh Nga thì từ xa xưa đã không dệt vải Không ai biết nguyên nhân vì sao mà người Dao Quần Chẹt không dệt vải Và cũng không ai biết trước đây có từng dệt vải hay không
Đồng bào thường bán bông cho người Kinh hoặc người Mường trong
xã hoặc là đổi bông lấy vải Thường thì họ mua vải của người Mường trong
xã dệt được để về nhuộm chàm Nếu không thì họ mua vải từ những tiểu thương từ Nghĩa Lộ xuống bán Cứ khoảng 15kg bông thì được một tấm vải khoảng 20 vuông (mỗi vuông vải dài 30cm, rộng 30cm)
2.2.3 Chế biến cao chàm và nhuộm vải
Bộ y phục cổ truyền của người Dao Quần Chẹt, nam cũng như nữ đều màu chàm Để có màu chàm, người ta trồng chàm trên nương rẫy hoặc vườn nhà
Tháng tư hoặc tháng năm Âm lịch, người ta cắt cây chàm về cho vào vại ngâm trong nước, đến khi lá chàm nhuyễn hết thì vớt bỏ bã lọc qua một chiếc giỏ trong đựng cát sỏi hay trấu Sau đó người ta cho vôi bột vào nước chàm đã lọc rồi khuấy đều lên
Trang 36Vôi bột thường làm bằng vỏ ốc Đồng bào đi nhặt ốc ở suối về, lấy vỏ
ốc phơi khô, lấy nứa khô chẻ ra rồi cho ốc lên đốt tạo thành vôi
Hỗn hợp này để khoảng 3 ngày cho vôi thấm chàm và lắng xuống Phần nước trong màu nâu ở tầng trên được gạn bỏ, lấy phần vôi lắng ở dưới, đó chính là cao chàm
Chế biến chàm phải làm trong cái lều ở cạnh nhà Ngoài ra còn có các kiêng cữ như: kiêng không cho người lạ đến gần, kiêng không có mỡ dính vào chàm (vì nếu mỡ dính vào chàm sẽ trơn, chàm sẽ không bắt vào vải), kiêng muối (theo đồng bào thì muối dính vào chàm sẽ khiến vải nhanh bị rách) Theo phong tục của đồng bào chỉ người trực tiếp làm mới được mở cao chàm
Và đặc biệt là kiêng phụ nữ có thai đến gần (vì họ quan niệm phụ nữ có thai đến gần sẽ bị chết nước chàm)
Khi nhuộm vải, người ta lấy cao chàm hòa với nước nấu lá ngải để nguội rồi pha thêm một ít nước tro và rượu khuấy đều khi nào nhúng tay vào bắt màu xanh là được
Vải trước khi đem nhuộm phải đem đi giặt cho hết hồ, vải mới bắt màu
và không bị loang lổ Khi nhuộm, cho vải vào nước chàm, sau đó khoảng 1 giờ lại tiếp tục bóp vải cho thấm chàm rồi bỏ ra, vắt khô rồi đem phơi khô Làm nhiều lần như vậy cho đến nhuộm được tấm vải vừa ý thì thôi Thời gian nhuộm khoảng ba tuần
Công việc chế biến chàm và nhuộm chàm đều do phụ nữ làm Vải được nhuộm chàm rồi mới cắt may quần áo
2.2.4 Cắt may và trang trí y phục
Cơ sở tính toán trong việc cắt may của người Dao Quần Chẹt là dựa trên vải tấm tính theo vuông mỗi tấm vải dài 20 vuông (một vuông dài 30cm, rộng 30cm, có thể dài hơn) Aó, quần, váy (thầy cúng), yếm, khăn,… đều được hình thành từ khổ vải nguyên Người ta cố giữ sao cho tấm vải được
Trang 37nguyên vẹn, cho nên không có một đường cong nào: tay áo đấu thẳng vào thân áo không khoét nách, không khoét cổ, quần không khoét đũng… Trang phục được may xong mới tiến hành thêu hoa văn lên đó
Cách thêu hoa văn của đồng bào cũng khá độc đaó Người ta không thêu theo mẫu vẽ sẵn trên vải, mà chỉ nhìn vào mẫu có sẵn và hoàn toàn dựa vào trí nhớ Khi thêu sẽ thêu ở mặt trái của vải để những họa tiết nổi lên ở mặt phải của tấm vải Đây là việc làm đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ đến từng đường kim mũi chỉ, thì mới tạo được những đường nét hoa văn cân đối, màu sắc hài hòa và tinh tế
Họ thường dùng chỉ trắng, chỉ đỏ, chỉ da cam- những gam màu nóng làm màu chủ đạo Những họa tiết trang trí phong phú và đặc sắc như hình con chim, dấu chân hổ, hình chữ thập ngoặc, hình hoa, chuồng lợn, cái cày, Những họa tiết hoa văn đó chi phối bởi quan niệm thẩm mỹ có liên quan và chịu ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, dân tộc hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế, xã hội
2.2.5 Vai trò của phụ nữ trong quá trình làm ra trang phục
Phụ nữ có vai trò quan trọng trong quá trình làm ra trang phục Từ việc trồng bông, thu hoạch bông, bán bông rồi mua vải, đến việc trồng chàm, chế biến chàm, nhuộm chàm và cắt may, thêu trang phục đều có bàn tay người phụ nữ Chính những người phụ nữ là người đã tạo ra những bộ trang phục đẹp và cầu kì như vậy Phụ nữ chính là chủ thể không thể thiếu đối với việc bảo tồn trang phục của dân tộc mình, cũng như bảo tồn văn hóa của tộc người Sau vụ thu hoạch, vào khoảng tháng 10 trở đi là lúc nông nhàn, là bắt đầu thời điểm các mẹ, các chị và các em gái Dao Quần Chẹt bận rộn bắt tay vào việc may vá và thêu thùa Trẻ em gái Dao thường khoảng 6, 7 tuổi đã biết may thêu, thường là biết may và thêu hoa văn của gấu quần đầu tiên lúc mới học thêu Các em thường học từ mẹ, từ chị của mình Nếu không biết may
Trang 38thêu quần áo cho mình thì sẽ không được mặc quần Nếu đến tuổi đó mà không biết may thêu thì các bà, các mẹ sẽ không cho em gái đó mặc quần đến khi nào tự may thêu được mới được mặc và thậm chí còn nhiều hình phạt nghiêm khắc như: đánh vào tay, bấu vào mắt, Họ cho rằng đã là con gái thì phải biết cầm kim, luồn chỉ tự may quần áo cho mình, như thế mới là người phụ nữ đảm đang, khéo léo, biết chăm lo cho gia đình Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn để các chàng trai người Dao Quần Chẹt chọn vợ
Trước đây, để may một bộ trang phục, thông thường phải mất khoảng
10 ngày, người may giỏi có thể may xong một bộ trong 2- 3 ngày Nếu vừa làm việc, vừa tranh thủ may mất gần 1 tháng thì may xong Ngày nay, họ có máy may công nghiệp thì việc may quần áo đơn giản và nhanh gọn hơn nhiều, một ngày có thể may một vài bộ trang phục
Việc thêu hoa văn trên trang phục thì mất nhiều thời gian hơn, mất khoảng 1 tháng Việc thêu hoa văn trên trang phục đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần cù, chăm chỉ và đặc biệt là sự khéo léo của người phụ nữ Dao
Nếu may thêu trang phục mặc hàng ngày thì không có kiêng kị gì đặc biệt Nhưng để may thêu trang phục cho những người cấp sắc và thầy cúng thì
có một số kiêng kị đáng lưu ý như: phụ nữ trong thời gian có kinh nguyệt không được động đến những trang phục đó Thường thì những bộ trang phục dùng cho nghi lễ do các bà từ trên 50 tuổi trở lên làm Đặc biệt là bộ trang phục cho thầy cúng thì không được phép thêu nhầm, nếu thêu nhầm thì không được sử dụng nó trong dịp làm lễ Vì nếu thầy cúng sử dụng bộ trang phục thêu nhầm thì khi đi làm lễ rất có thể sẽ làm nhầm cho người ta, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng
2.3 Các loại hình trang phục
Trang phục của người Dao Quần Chẹt bao gồm: y phục và trang sức
Trang 39Khăn đội đầu( goòng đia):
Khăn đội đầu có hai loại:
Khăn không có hoa văn trang trí: màu chàm, khăn là một đoạn vải dài 180cm, bản rộng 30cm (khoảng 6 vuông vải), không có hoa văn trang trí Hai bên mép khăn đáp thêm viền vải đỏ tạo điểm nhấn Khi đội người ta gấp khăn làm ba theo chiều dọc, quãng giữa khăn được đặt bên trên gáy một chút, hai đầu khăn được kéo về phía trước trán, sao cho chúng bằng nhau, đầu khăn bên trái gấp ngược lên đỉnh đầu rồi vắt ra sau lưng nhưng hơi lệch về bên phải Còn đầu khăn bên kia cũng như vậy nhưng lệch về bên trái Do cách đội như vậy nên nhìn khăn nhọn ở hai bên Khăn này dùng để quấn bên trong và đội khăn trong những ngày thường
Loại thứ hai là khăn có thêu hoa văn trang trí, có màu sắc sặc sỡ được quấn bên ngoài khăn trên Khăn được nhuộm chàm, dài khoảng 45cm, rộng khoảng 40cm Toàn bộ khăn được thêu kín các họa tiết hoa văn với chỉ nhiều màu, mép khăn có đính các quả bông nhiều màu sặc sỡ để trang trí Hoa văn gồm các họa tiết: hình răng cưa, hình cây và chim.Giữa khăn thêu hình sao tám cánh tượng trưng cho mặt trời Khăn được gấp làm bốn theo chiều dọc, các mép ở hai đầu khăn được khâu chập lại để giữ nguyên nếp Khăn sử dụng được cả hai mặt vì mặt nào cũng có hoa văn trang trí Khăn này thường được dùng trong các dịp tết nhảy, lễ cấp sắc và trong đám cưới của cô dâu người Dao Quần Chẹt
Yếm( lùi ton):
Trang 40Gồm hai lớp, lớp ngoài bằng vải nhuộm chàm, trong bằng vải trắng Yếm hình chữ nhật, mỗi cạnh dài 28 và 30cm Hai bên nách yếm có đáp 2 mảnh vải hình tam giác màu trắng, ở hai góc của tam giác đó có đính dây buộc vào lưng Dây cổ yếm được khâu bằng vải màu đỏ hình chữ V có đáy khoảng 7cm, viền chỉ màu, hai đầu chữ V có đính dây buộc vòng ra sau cổ Các cạnh của yếm được viền bằng vải trắng Ở giữa ngực yếm có đáp một mảnh vải hình chữ nhật màu trắng , một cạnh sát với đáy dây cổ hình chữ V Trên đó có đính 12 hoặc 17 hàng khuy tàu sát nhau Trên hàng khuy đó có đính 2 núm bạc, như hai hình bán cầu lồi bằng bạc, đường kính khoảng 3cm Yếm có chức năng nâng ngực để làm đẹp vừa để giữ ấm cho một số bộ phận quan trọng cơ thể
Đối với người già, yếm còn được đáp thêm một mảnh vải dài khoảng 15- 20 cm để che phần bụng và rốn
Áo dài ( lui):
Áo của phụ nữ Dao Quần Chẹt là loại áo dài, vải chàm Không có công thức cắt may mà khi cắt cho ai người ta ướm lên người đó để tính số vải cần thiết Độ dài của áo được tính từ ngang vai xuống tận mắt cá chân Trung bình mỗi cái áo hết khoảng 20 vuông vải khổ rộng 30 cm Thân áo là hai khổ vải dài khoảng 8,5 vuông (khoảng 256 cm), gấp đôi làm thành thân trước và sau Thân sau hai mép vải được đính với nhau từ cổ áo xuống dưới gấu ở chính giữa sống lưng Hai thân trước rời nhau, chúng chỉ được khâu với thân sau từ nách tới chỗ xẻ tà (khoảng 75 cm) Bên trên chỗ xẻ tà khoảng 3cm, người ta đính một chùm quả bông đỏ, vàng hoặc xanh Nẹp áo trong từ chỗ xẻ tà tới gấu là vải đỏ Tay áo là một khổ vải 40cm x 40cm (một vuông vải) gấp đôi theo chiều dọc, khâu thành một cái ống tay, một đầu của ống tay được nối vào thân áo Nẹp trong của tay áo cũng là vải đỏ