Từ khi thành lập đến nay, Thư viện Tỉnh Hưng Yên ngày càng được củng cố và phát triển thu hút đông đảo người đọc đến sử dụng thư viện, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu, công tác, gi
Trang 1Gi¶ng viªn h−íng dÉn : Th.s nguyÔn h÷u nghÜa
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn các Thầy, cô trong Khoa Thư viện- Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã động viên giúp đỡ để em có thể hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, đội ngũ cán bộ thư viện và người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến cho em trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến
đề tài để em có thể hoàn thiện khóa luận của mình
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
VŨ THỊ KIỀU TRANG
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Màn hình mục lục tra cứu điện tử 17
Hình 1.2 Màn hình website thư viện 18
Biểu đồ 1.1 Thành phần người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên 20
Bảng 2.1: Loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng 24
Bảng 2.2 Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tài liệu người dùng tin 27
Bảng 2.3 Các lĩnh vực người dùng tin sử dụng 30
Bảng 2.4 Thời gian khai thác thông tin của người dùng tin tại thư viện 32
Bảng 2.5 Nguồn khai thác thông tin chủ yếu của người dùng tin 33
Bảng 2.6 Sản phẩm và dịch vụ thông tin người dùng tin thường sử dụng 35
Bảng 2.7 Đánh giá của người dùng tin về nguồn lực thông tin của thư viện 38
Bảng 2.8 Kết quả trả lời câu hỏi “ Nhận xét của bạn về các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện tỉnh Hưng Yên?” 40
Bảng 2.9 Đánh giá của người dùng tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị 42
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU Error! Bookmark not defined
MỞ ĐẦU 5
Chương 1: NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN- THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 9
1.1 Những vấn đề chung về nhu cầu tin và người dùng tin 9
1.1.1 Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin 9
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của người dùng tin 10
1.2 Vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện 11
1.3 Khái quát tỉnh hưng yên và hoạt động thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Hưng Yên 11
1.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tỉnh Hưng Yên 11
1.3.2 Hoạt động thông tin- thư viện tại thư viện tỉnh Hưng Yên 13
1.4 Người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên 20
1.4.1 Đặc điểm chung người dùng tin tại thư viện tỉnh Hưng Yên 20
1.4.2 Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên 22
Chương 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 24
2.1 Thực trạng nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên 24
2.1.1 Đặc điểm nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên 24
2.1.2 Thói quen khai thác thông tin 32
2.2 Mức độ đáp ứng nhu cầu tin 39
2.2.1 Mức độ đáp ứng nguồn lực thông tin 39
2.2.2 Mức độ đáp ứng các sản phẩm và dịch vụ thông tin 40
2.2.3 Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ 42
2.2.4 Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất trang thiết bị 42
Trang 52.3 Nhận xét chung 44
2.3.1 Ưu điểm 45
2.3.2 Hạn chế 46
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VÀ KÍCH THÍCH NHU CẦU NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN 48
3.1 Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu người dùng tin 48
3.1.1 Củng cố và tăng cường nguồn lực thông tin 48
3.1.2 Nâng cao số lượng và chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện 50
3.1.3 Đào tạo hướng dẫn người dùng tin 52
3.1.4.Tập huấn nâng cao trình độ cán bộ thư viện 52
3.2 Giải pháp kích thích nhu cầu người dùng tin 53
3.2.1 Nâng cao chất lượng phục vụ và tăng cường trang thiết bị cho thư viện 54 3.2.2 Tăng cường marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin- thư viện 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 60
Trang 6MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay, lượng thông tin mới được tăng lên đáng kể Cũng như vậy, sản lượng tài liệu mới được xuất bản cũng tăng lên rất nhiều, không những đa dạng về nội dung, môn loại mà còn phong phú về hình thức Từ đó tạo ra hiện tượng nhiễu và tản mạn thông tin, đòi hỏi phải có sự đánh giá và tìm kiếm các nguồn thông tin tin cậy có giá trị Vì vậy, các thư viện phải đặt ra cho mình định hướng trong công tác xử lý nghiệp vụ, bổ sung tài liệu
và phục vụ bạn đọc thế nào cho tốt nhất, nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của mọi đối tượng người dùng tin trong thư viện Việc nắm vững nhu cầu tin để phục vụ thông tin cho người dùng tin một cách đầy đủ, chính xác kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện là vô cùng quan trọng Đây cũng là một trong những mục tiêu hướng tới của các cơ quan thông tin thư viện
Từ khi thành lập đến nay, Thư viện Tỉnh Hưng Yên ngày càng được củng cố và phát triển thu hút đông đảo người đọc đến sử dụng thư viện, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu, công tác, giải trí cho mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài , phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước
Cùng với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Hưng Yên đang đổi mới về mọi mặt để theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước Thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm văn hóa, thông tin khoa học, kỹ thuật ở địa
Trang 7dùng tin ngày càng tăng, nhu cầu tin ngày càng phong phú, đa dạng, cùng với sự biến đổi đó là đòi hỏi cao hơn về mức độ đáp ứng các nhu cầu thông tin của họ Nếu không biết nắm bắt và phân tích các nhu cầu sẽ rất khó thỏa mãn cho bạn đọc Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, nghiên cứuvà kìm hãm sự phát triển của địa phương Như vậy, việc nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin để đưa ra những chính sách, giải pháp phát triển cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ nhu cầu người dùng tin là rất cần thiết
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, Em chọn đề tài : “Tìm
hiểu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên Từ đó đưa ra những nhận xét và nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng và kích thích nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên
3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận có đối tượng nghiên cứu là nhu cầu của người dùng tin và
mức độ đáp ứng các nhu cầu đó
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khóa luận được thực hiện với phạm vi tại Thư viện
tỉnh Hưng Yên
- Về thời gian: Quá trình nghiên cứu, khảo sát, điều tra được tiến hành
trong quá trình thực tập kể từ ngày 19/01/2015 đến 03/04/2015
Trang 84 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
- Khảo sát thực tế: Tác giả tiến hành quan sát trong thư viện nhằm làm
rõ hơn về tập quán, thói quen tìm và sử dụng nguồn lực thông tin của thư viện Quan sát hoạt động tại các phòng: phòng mượn sách tự chọn, phòng báo- tạp chí, phòng địa chí- tra cứu, phòng thiếu nhi giúp tác giả khóa luận hiểu thêm về nhu cầu thông tin của người dùng tin
- Điều tra bằng bảng hỏi: tác giả khóa luận đã tiến hành lập một bảng các câu hỏi nhằm mục đích điều tra về các vấn đề: Những loại hình tài liệu mà người dùng tin quan tâm, Các sản phẩm và dịch vụ thông tin được người dùng tin sử dụng, Những nhận xét, ý kiến đánh giá của người dùng tin về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, về hạ tầng công nghệ thông tin, cơ
sở vật chất trang thiết bị, thái độ và tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ thư viện Từ đó, Thư viện ngày càng điều chỉnh các hoạt động của mình để phục
vụ một cách tốt hơn, hiệu quả hơn
- Phỏng vấn trực tiếp: song song với việc điều tra bằng bảng hỏi, tác giả khóa luận đã tiến hành gặp gỡ trao đổi với một số người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên về nội dung nhu cầu tin cũng như thói quen tìm và sử dụng thông tin , ý kiến đánh giá nhận xét của họ về hoạt động của Thư viện Qúa trình trao đổi với người dùng tin tại thư viện diễn ra thoải mái, họ không e dè, lúng túng khi trao đổi
- Phân tích, thống kê, tổng hợp số liệu: : Sau khi thu được kết quả từ các phương pháp khảo sát thực tế, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp
ta tiến hành phân tích, thống kê và tổng hợp lại Để nắm được nhu cầu tin của người dùng tin như thế nào và thực trạng Thư viện đã đáp ứng được các nhu
Trang 9để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng tin và kích thích nhu cầu thông tin ở họ
5 CẤU TRÚC KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu (…tr), Kết luận (…tr), Tài liệu tham khảo và Phụ lục
(…tr), nội dung chính của khóa luận chia làm 03 chương:
Chương 1: Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin-
thư viện
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin tại
thư viện tỉnh Hưng Yên
Chương 3: Giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng và kích thích nhu cầu
người dùng tin tại thư viện tỉnh Hưng Yên
Trang 10Chương 1
NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG
THÔNG TIN- THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHU CẦU TIN VÀ NGƯỜI DÙNG TIN
1.1.1 Khái niệm nhu cầu tin và người dùng tin
Nhu cầu tin là những đòi hỏi khách quan của người dùng tin ( cá nhân hoặc nhóm) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin cần thiết, phù hợp nhằm duy trì và phát triển các hoạt động sống của con người.[10, tr.11]
Nhu cầu tin thay đổi tùy theo công việc và nhiệm vụ mà người dùng tin phải thực hiện Nhu cầu tin người dùng tin thường nảy sinh khi họ cần nắm bắt được những kết quả của một lĩnh vực mà họ quan tâm hay khi họ cần nắm bắt các thông tin dữ kiện, những số liệu và phương pháp cần cho công việc của họ
Người dùng tin là pháp nhân hoặc cá nhân sử dụng các tài liệu và dịch
vụ của thư viện.[13, tr.5] Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu Người dùng tin (NDT) vừa là khách hàng sử dụng các sản phẩm và dịch
vụ thông tin đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin Là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị hoạt động thông tin NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin tư liệu Giữa NDT và cơ quan thông tin thông tin- thư viện có mối quan hệ tương hỗ, điều này phụ thuộc vào khả năng về chính sách phục vụ của cơ quan thông tin thư viện và tập quán khai thác thông tin của NDT Mối quan hệ này chính là thước đo hiệu quả hoạt động của cơ quan thông tin- thư viện Thông tin phải được đáp ứng đầy đủ để đảm bảo tính liên tục của quá trình nghiên cứu khoa học, phục vụ việc học tập
Trang 11Thư viện không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin cho NDT Bên cạnh
đó cần kích thích nhu cầu thông tin và khuyến khích họ sử dụng thông tin tích cực hơn bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để NDT có thể tiếp cận và khai thác thông tin một cách hiệu quả
1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu của người dùng tin
Nghề nghiệp: Đây là yếu tố tác động đến nhu cầu tin Mỗi ngành, nghề khác nhau lại có những nhu cầu tin khác nhau phù hợp với ngành nghề của mình
Trình độ học vấn: Học vấn ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu tin Người
có trình độ học vấn càng cao thì hiểu biết càng nhiều, càng sâu rộng Bởi vậy nhu cầu tin của họ càng nhiều càng được chọn lọc và ngược lại
Yếu tố khách quan:
Hoàn cảnh xã hội: Đây là một yếu tố quan trọng, có ý nghĩa trong việc hình thành và phát triển nhu cầu Nếu chúng ta có một xã hội với chế độ chính trị ổn định và sự tiến bộ khoa học kĩ thuật thì nhu cầu tin càng phát triển, ngược lại xã hội càng kém thì nhu cầu tin càng thấp
Trang 12Chất lượng hoạt động của cơ quan thông tin: Điều này được thể hiện ở chỗ thư viện phải thỏa mãn đầy đủ những thông tin một cách chính xác kịp thời cho người dùng tin Khi thư viện đáp ứng thỏa mãn kịp thời nhu cầu tin cho người dùng tin thì những nhu cầu mới lại được nảy sinh và ngược lại nếu không đáp ứng được thì nhu cầu sẽ bị thoái hóa và triệt tiêu
1.2 VAI TRÒ CỦA NHU CẦU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN
Nhu cầu của người dùng tin là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin thư viện Không có người dùng tin sẽ không tồn tại hoạt động thông tin thư viện Hoạt động thông tin thư viện muốn tồn tại và phát triển phải dựa vào nhu cầu của người dùng tin trong từng thời điểm cũng như địa bàn cụ thể Người dùng tin
là những người sẽ đánh giá các sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin thư viện đó Từ những đánh giá, nhận xét của người dùng tin mà các cơ quan thư viện có thể điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với nhu cầu của người dùng tin
Với xu thế hội nhập và sự phát triển của công nghệ thông tin, thư viện tỉnh Hưng Yên đang từng bước hoàn thiện, xây dựng và phát triển, để ngày một hiện đại, là trung tâm khai thác, tàng trữ thông tin tư liệu của tỉnh, càng khẳng định vai trò của mình trong việc phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xây dựng tỉnh Hưng Yên giàu đẹp, văn hoá, văn minh
1.3 KHÁI QUÁT TỈNH HƯNG YÊN VÀ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
1.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa tỉnh Hưng Yên
1.3.1.1 Điều kiện địa lý, tự nhiên và dân số
Hưng Yên là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 6 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình Tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm: thị xã Hưng Yên và các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ Tổng diện tích
Trang 13Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc 14 cm/km Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm Nhiệt độ trung bình 23,20C khá đồng nhất trên địa bàn tỉnh, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 160C Lượng mưa trung bình từ 1.450 – 1.650 mm nhưng phân bố không đều trong năm, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm
Là một tỉnh có lợi thế về phát triển nông nghiệp, có vị trí địa lý thuận lợi là gần các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm từ nông nghiệp, gần các trung tâm công nghiệp các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, gần các cửa khẩu quốc tế, các cảng biển tạo điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng động lực phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng Bắc Bộ và cả nước, có
vị trí địa lý thuận lợi và có các tuyến đường giao thông quan trọng đi qua, đó
là cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, trước hết về khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư, tiêu thụ sản phẩm… đây là điều kiện tốt để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
1.3.1.2 Đặc điểm xã hội, văn hóa
Sự nghiệp giáo dục đào tạo được củng cố và phát triển, công tác xã hội hoá giáo dục thường xuyên được quan tâm và đạt kết quả khá Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học ở các trường học, phát triển nhanh hệ thống đào tạo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, khuyến khích các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực này Các hoạt động văn hoá, xã hội được giải quyết, điều chỉnh kịp thời, hàng năm giải quyết và tạo việc làm cho khoảng 2 vạn lao động, hỗ trợ đúng chính sách đối với các địa phương khó khăn, cho vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo, tai nạn, tệ nạn xã hội giảm đáng kể, an
Trang 14ninh chính trị được giữ vững, quốc phòng được củng cố tăng cường, trật tự an toàn xã hội luôn bảo đảm.Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao Nâng cao hiệu quả việc giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
để tạo điều kiện tốt cho tập trung phát triển kinh tế của tỉnh
Hưng Yên là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng Toàn tỉnh hiện có hơn 800 di tích lịch sử và văn ho Đặc biệt, quần thể di tích Phố Hiến, Đa Hoà, Dạ Trạch, khu tưởng niệm lương y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác…
là nguồn tài nguyên văn hoá rất có giá trị cho phát triển du lịch Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng có nền văn minh lúa nước lâu đời, Hưng Yên có nhiều lễ hội truyền thống phản ánh khá rõ nét con người, truyền thống, phong tục của nền văn minh lúa nước.Là là vùng đất Địa Linh Nhân Kiệt, luôn đóng góp bậc hiền tài cho đất nước ở mỗi thời đại Tỉnh có 4 trạng nguyên trên tổng số
53 trạng nguyên của cả nước Hiện tại Văn miếu Xích Đằng còn lưu trên bia đá tên hàng trăm tiến sĩ khoa bảng của tỉnh trong các thời kỳ phong kiến
Hưng Yên đang tập trung phấn đấu cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trước năm 2020 với cơ cấu kinh tế hợp lý, thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của cả nước, tiếp tục quan tâm đến phát triển các vấn đề xã hội, giữ vững chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
1.3.2 Hoạt động thông tin- thư viện tại thư viện tỉnh Hưng Yên 1.3.2.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Thư viện tỉnh Hưng Yên được thành lập 1957 Từ cuối năm 1963 được sự hướng dẫn nghiệp vụ của thư viện Quốc gia thư viện Hưng Yên đã bước đầu tiến hành phân loại dựa trên bảng phân loại dành cho các thư viện khoa học tổng hợp
do thư viện Quốc gia biên soạn năm 1961 Vốn tài liệu lúc này đã được xếp lên giá theo từng môn loại tri thức, giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tra cứu và
Trang 15lựa chọn tài liệu Với lòng nhiệt tình và yêu nghề cán bộ thư viện Hưng Yên luôn hoạt động với phương châm: Giáo dục xã hội chủ nghĩa, nâng cao kiến thức, phổ biến khoa học kỹ thuật cho quần chúng để phát triển sản xuất, khắc phục những phong tục tập quán lạc hậu của xã hội nhằm thỏa mãn yêu cầu giải trí, yêu cầu về văn hóa nghệ thuật của quần chúng
Khi mới tái lập, thư viện tỉnh Hưng Yên gặp rất nhiều khó khăn về con người, trang thiết bị, trụ sở và vốn tài liệu.Với vốn lài liệu được chia tách từ thư viện Hải Hưng chỉ có 39.268 cuốn sách, phần lớn là sách cũ, rách nát; 139 loại báo tạp chí với 2.094 cuốn, 860 cuốn tài liệu Địa chí Cán bộ có 7 người, trong
đó 4/7 người đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, học nâng cao chính trị; Trụ
sở thuê nhà dân, mượn của Trung tâm văn hoá tỉnh, câu lạc bộ Bãi Sậy, Bảo tàng tỉnh làm kho chứa tài liệu và làm việc Mặc dù khó khăn song cán bộ Thư viện với lòng say mê nghề nghiệp đã sớm tổ chức đưa sách báo phục vụ bạn đọc, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trên địa bàn đến sử dụng thư viện
Từ năm 2000 đến nay, Thư viện được tạm sử dụng ngôi nhà hai tầng với tổng diện tích 170m2 (trụ sở cũ của Ban tổ chức chính quyền, số 139 Bãi Sậy, phường Quang Trung, Tp Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) Khi có trụ sở mới khang trang hơn, hoạt động thư viện được mở rộng hơn, bạn đọc đến sử dụng thư viện nhiều hơn, phát huy được tác dụng của sách báo tài liệu Nếu như năm
1997 thư viện cấp được 60 thẻ, phục vụ 1.053 lượt bạn đọc, luân chuyển được 2.111 lượt tài liệu, thì năm 2000 đã cấp được 800 thẻ bạn đọc, phục vụ 9.612 lượt bạn đọc, luân chuyển 19 229 lượt sách báo tài liệu Năm 2011, thư viện cấp mới và làm 500 thẻ bạn đọc nâng tổng số thẻ hiện có trong thư viện trên 2.300 thẻ, phục vụ bình quân trên 1.200 lượt bạn đọc / tháng, có 2.500 lượt sách báo tài liệu được luân chuyển tới tay bạn đọc/ tháng Đến năm 2014, thư viện cấp mới 950 thẻ bạn đọc, nâng tổng số thẻ hiện có trong thư viện trên
Trang 163.200 thẻ, phục vụ 36.600 lượt bạn đọc/năm và 130.204 lượt tài liệu luân chuyển Vốn tài liệu từ chỗ chỉ có gần 40 ngàn bản sách năm 1997, đến năm
2014 thư viện có 126.310 cuốn tài liệu và 165 loại báo và tạp chí, hơn 4000 biểu ghi thư mục trích báo- tạp chí có nội dung phản ánh về tỉnh trên các báo tạp chí trung ương và địa phương Hiện tại Thư viện có 3 cơ sở dữ liệu ( CSDL)phục vụ cho việc tra tìm tài liệu là CSDL sách, CSDL báo- tạp chí, CSDL địa chí; đã và đang xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho nhu cầu khai thác thông tin trên máy tính của bạn đọc
Bên cạnh việc phục vụ bạn đọc mượn sách về nhà, thư viện tỉnh còn phục vụ tài liệu cho các cuộc thi viết và một số các cuộc thi khác do trung ương và các ban ngành của địa phương phát động Hàng năm, Thư viện tỉnh kết hợp với Trung tâm văn hoá tỉnh tổ chức tốt các cuộc liên hoan ca múa nhạc và thiếu nhi kể chuyện với nhiều chủ đề phong phú, tạo cho thiếu nhi có một sân chơi bổ ích và lý thú nâng cao hiểu biết, tìm hiểu văn hoá, lịch sử của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung Thông qua cuộc thi và các hoạt động đã giúp cho hoạt động phong trào đọc sách báo tăng lên, phát triển văn hoá đọc mạnh mẽ rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn
Thư viện tỉnh Hưng Yên là trung tâm thông tin đầu não của tỉnh, là đơn
vị sự nghiệp văn hóa thông tin trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên, có chức năng thu thập, bảo quản, tổ chức khai thác và sử dụng chung các tài liệu được xuất bản tại tỉnh Hưng Yên và nói về tỉnh Hưng Yên, các tài liệu trong nước và ngoài nước phù hợp với đặc điểm, yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh Hưng Yên về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội
- an ninh - quốc phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng và phát triển màng lưới thư viện, tủ sách cơ sở trên địa bàn tỉnh Có nhiệm vụ: Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc
Trang 17ng đại họcphản ánh vkịp thời, rphục vụ cô
viện phù htài liệu đư
ản phẩm lư
o Lưu trữ
c đóng tại
về Hưng Yrộng rãi vốông cuộc prào đọc sátin - thư mượng phụcVH,TT&DL
ỦA THƯ V
ện hiện nay
ng của đơnđộng của t
ợp với nộiược xuất bả
ưu chiểu đcác bản sđịa phươnYên Tổ ch
ốn tài liệu phát triển k
ch, báo tromục, thông
i quy thư v
ản tại địa pđịa phươngsao khóa lu
ng, luận văhức và thựcthư viện đkinh tế - văong nhân dtin có chọ
ư viện Thự
NH HƯNG
p trực tuyếnqua các ph
nh, thành p
viện.Thu tphương và
g do Sở Thuận tốt ngh
ăn thạc sĩ,
c hiện côngđến mọi ng
ăn hóa - xãdân Biên s
ọn lọc phù
ực hiện tốt
G YÊN
n và chức nhòng được phố trực th
thập, viết hông hiệp luận
g tác gười,
ã hội soạn hợp
t các
năng quy huộc
Trang 18Trung Ương Hiện nay, thư viện tỉnh có 20 cán bộ Trong đó 15 cán bộ biên chế,
03 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ- CP, 02 hợp đồng lao động vụ việc Trong đó 100% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học
Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung, lãnh đạo toàn bộ hoạt động của thư viện theo pháp luật, quản lý chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cán bộ vật tư, kế hoạch, áp dụng các biện pháp tổ chức lao động và quản lý khoa học, báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động cho các cơ quan quản lý và được hỗ trợ bởi phòng hành chính
Phòng xử lý nghiệp vụ: Phụ trách phòng là 3 cử nhân chuyên ngành thông tin thư viện Phòng có nhiệm vụ: Xử lý tài liệu theo chuẩn nghiệp vụ quốc tế theo chỉ đạo của Vụ Thư viện, Bộ VHTT&DL, hướng dẫn của Thư viện Quốc gia Việt Nam (khung phân loại DDC, khổ mẫu biên mục MACR 21, quy tắc biên mục Anh - Mỹ AACR2), đảm bảo nhanh chóng, chính xác, kịp thời đưa sách ra phục
vụ bạn đọc Hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện huyện, xã…
Hệ thống phòng phục vụ bao gồm: Phòng Mượn sách tự chọn, Phòng Báo- Tạp chí, Phòng Địa chí – Tra cứu, Phòng Thiếu nhi Đây là bộ phận quan trọng của thư viện, nơi cung cấp nhu cầu tin cho bạn đọc, được coi là bộ mặt của thư viện Phòng đảm nhiệm chức năng và nhiệm vụ cơ bản là: Cung cấp, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu có trong Thư viện Hướng dẫn bạn đọc tra cứu và trả lời các thông tin về vốn tài liệu có trong Thư viện Tổ chức các hoạt động tuyên truyền vốn tài liệu có trong Thư viện và các hoạt động thông tin tuyên tuyền khác
1.3.2.2 Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh
Hưng Yên
Sản phẩm thông tin – thư viện
“Sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của quá trình xử lý thông tin,
do cá nhân hoặc tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu NDT.”[12, tr.76]
Trang 19Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm là quá trình xử lý thông tin bao gồm: phân loại, biên mục, định từ khóa, tóm tắt cũng như quá trình phân tích, tổng hợp , đánh giá thông tin.Hiện nay, Thư viện tỉnh Hưng Yên có các sản phẩm thông tin thư viện sau: Sản phẩm thông tin- thư viện truyền thống bao gồm:
Hệ thống mục lục, Thư mục
Sản phẩm thông tin - thư viện hiện đạị bao gồm: “Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các bản ghi hoặc tệp có quan hệ logic với nhau và được lưu trữ trên
bộ nhớ của máy tính.”[10, tr.82] Hiện nay, tại thư viện tỉnh Hưng Yên đang
cung cấp các cơ sở dữ liệu ( CSDL): CSDL sách, CSDL báo- tạp chí, CSDL địa chí; đã và đang xây dựng thư viện điện tử phục vụ cho nhu cầu khai thác thông tin trên máy tính của bạn đọc
Muc lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC) Mục lục điện tử của Thư viện tỉnh Hưng Yên được xây dựng trên cơ sở phần mềm Ilib 6.0 Mục lục cho phép tìm kiếm tài liệu thông qua các yếu tố tìm kiếm như: Tên tác giả, nhan đề tài liệu, năm xuất bản, số đăng ký cá biệt, từ khóa Qúa trình tìm kiếm có thể sử dụng một tiêu chí hoặc sử dụng các toán tử tìm kết hợp nhiều tiêu chí tìm kiếm Tuy nhiên, việc hồi cố tài liệu chưa hoàn thiện nên mục lục
tra cứu chỉ phục vụ NDT tra cứu tại thư viện
Hình 1.1 Màn hình mục lục tra cứu điện tử
Trang 20Website thư viện: Năm 2012, Thư viện tỉnh Hưng Yên đã xây dựng website tại địa chỉ http://thuvienhungyen.vn Website giới thiệu khái quát về
Thư viện tỉnh, các hoạt động do thư viện tổ chức hay các sách và ấn phẩm
mới tới bạn đọc
Hình 1.2 Màn hình website thư viện
Các dịch vụ thông tin - thư viện
Dịch vụ thông tin - thư viện là một trong những thành phần cơ bản tạo nên hoạt động của thư viện Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, thư viện tỉnh Hưng Yên nghiên cứu phát triển dịch vụ phong phú, đa dạng với mục đích giúp người dùng tin có thể thỏa mãn các nhu cầu với thời gian ngắn nhất, tiết
kiệm và hiệu quả
Thư viện tỉnh Hưng Yên đang cung cấp cho người dùng tin một cách khá đa dạng sự lựa chọn sử dụng các dịch vụ thông tin - thư viện với các nhóm dịch vụ chính sau: dịch vụ cung cấp tài liệu theo yêu cầu, dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc, dịch vụ tìm tin, dịch vụ trao đổi thông tin, dịch vụ
mượn tài liệu, dịch vụ sao chép tài liệu
Trang 21Triển lãm sách báo là một hình thức hoạt động khá thường xuyên tại thư viện tỉnh Đây là một hình thức trình bày trực quan có hệ thống bộ sưu tập các loại hình tài liệu mà thư viện tỉnh đã sưu tầm được theo những nguyên tắc chọn lựa nhất định Triển lãm sách báo thường được tổ chức với nội dung gắn với những sự kiện quan trọng, những sự kiện lớn trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, của đất nước và thế giới Ví dụ: kỷ niệm các ngày đại lễ: Thống nhất đất nước 30/4; Cách mạng tháng 8, Quốc khánh 2/9; ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; Quốc tế phụ
nữ 8/3; kỷ niệm các sự kiện như chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 Đặc biệt, ngày sách và bản quyền thế giới 23/4 được tổ chức với quy mô và chất lượng cao Thư viện tỉnh cũng đã giới thiệu nhiều sách địa chí, sách về danh nhân và truyền thống quê hương nhằm góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
1.4 NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
1.4.1 Đặc điểm chung người dùng tin tại thư viện tỉnh Hưng Yên
Người dùng tin là một người hoặc một nhóm người có nhu cầu tin, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của hoạt động thông tin thư viện để thỏa mãn nhu cầu của mình Việc thỏa mãn nhu cầu tin người dùng tin là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ tổ chức thông tin – thư viện nào Chất lượng của việc đáp ứng nhu cầu thông tin phụ thuộc vào sự nắm bắt nhu cầu tin và thói quen sử dụng thông tin của họ Nhu cầu của người dùng tin ngày càng phong phú, đa dạng tác động không nhỏ tới hoạt động của các tổ chức thông tin- thư viện “Người dùng tin là một trong 4 yếu tố cấu thành thư viện và cũng là nhân tố đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức thông tin thư viện”.[13, tr.5]
Thư viện tỉnh Hưng Yên phục vụ mọi đối tượng, người dân trong tỉnh Trong những năm qua thư viện có nhiều đáng kể trong phương thức hoạt động
Trang 22Từ năm 2000, NDT tại thư viện tăng lên nhanh chóng và ngày càng đa dạng cả
về thành phần và trình độ học vấn Tính đến nay thư viện tỉnh Hưng Yên có khoảng hơn 3.000 NDT Thư viện phải không ngừng tìm hiểu, cập nhật những thông tin mới, có tính thực tiễn cao mới có thể đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin
Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thông tin và hoạt động công tác của người dùng tin, có thể chia NDT tại thư viện tỉnh Hưng Yên thành 4 nhóm sau: Học sinh- sinh viên, Công nhân viên chức, Lãnh đạo- quản lý, Bạn đọc phổ thông
Biểu đồ 1.1 Thành phần người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên
Hiện nay, Thư viện tỉnh Hưng Yên đang quản lý hơn 3000 thẻ bạn đọc.Trong đó thẻ Học sinh- Sinh viên chiếm 50%; Công nhân viên chức chiếm 28%, Lãnh đạo quản lý chiếm 12%; Bạn đọc phổ thông chiếm 10% Ngoài những đặc điểm chung, mỗi nhóm người dùng tin lại có đặc điểm nhu cầu khác nhau
Trang 231.4.2 Đặc điểm các nhóm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên
Nhóm người dùng tin là học sinh – sinh viên
Đây là nhóm NDT chiếm số lượng lớn nhất Trình độ học vấn của nhóm NDT này không chuyên sâu như những đối tượng là nhà nghiên cứu Bởi vậy, mục đích sử dụng tài liệu của nhóm NDT này chủ yếu phục cho việc học tập nhằm nâng cao tri thức và đáp ứng nhu cầu giải trí
Họ quan tâm chủ yếu đến các thông tin, tài liệu về chuyên ngành phục
vụ cho các môn học Nhu cầu cao về sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu chuyên ngành, tài liệu tham khảo, và một số các bài viết trong các tạp chí khoa học, đời sống Nhu cầu về những kỹ năng thiết yếu để tra cứu và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thông tin của thư viện
Tóm lại, đây là NDT chủ yếu của Thư viện, nhóm NDT này có đặc điểm tuổi đời rất trẻ, tham gia công tác học tập là chủ yếu, ham học hỏi và khám phá những cái mới Vì vậy, nhu cầu thông tin và tài liệu họ cần chủ yếu
là phục vụ cho công tác học tập, nội dung phong phú, đa dạng và đòi hỏi sự linh hoạt trong phương thức phục vụ
Nhóm người dùng tin là công nhân, viên chức
Đây là nhóm NDT thành phần chủ yếu là giáo viên, giảng viên, công an, quân đội,cán bộ ngành văn hóa, các nhà nghiên cứu,… Đa số họ thuộc đối tượng NDT tại cơ quan, đơn vị, nơi họ đang công tác Đặc điểm của đối tượng người dùng tin này đều ở độ tuổi khoảng 30- 50 tuổi Trình độ học vấn tương
đối cao hầu hết là đại học và trên đại học
Nhóm NDT này có trình độ, khả năng nghiên cứu khoa học, nhu cầu thông tin và tài liệu rất lớn, phong phú về cả nội dung và hình thức Mức độ đáp ứng đòi hỏi nhanh chóng, chính xác và kịp thời
Trang 24Nhóm người dùng tin là lãnh đạo, quản lý
Đây là nhóm NDT có trình độ học vấn cao Do tính chất chất công việc nên nhu cầu tin của họ rất lớn, đa dạng về nội dung và hình thức Lượng thông tin có diện rộng, khái quát trên mọi lĩnh vực, thông tin liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, thông tin có tính chất trợ giúp ra quyết định Công việc của họ là tổ chức, điều hành hoạt động của cơ quan, từng bộ phận Bởi vậy nhóm NDT này cần thông tin có chất lượng cao, có độ tin cậy, chọn lọc
Nhóm người dùng tin là bạn đọc phổ thông, cán bộ về hưu
Đây là nhóm bạn đọc khá đặc biệt, nhóm NDT này bao gồm các đối tượng: cán bộ đã nghỉ hưu, người dân trong địa bàn tỉnh Hưng Yên Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiếp nhận thông tin cũng ngày càng tăng cao, muốn nắm bắt tin tức thường ngày Vì vậy tài liệu mà họ thường sử dụng là Báo- tạp chí Nhóm NDT này có số lượng không nhiều như các nhóm trên nhưng tần suất sử dụng thư viện lại khá cao
Trang 25Chương 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG
NHU CẦU TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
2.1 THỰC TRẠNG NHU CẦU NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Để nghiên cứu thực trạng nhu cầu tin và đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên, khóa luận tiến hành điều tra bằng cách phát phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp đối tượng NDT và cán bộ thư viện tỉnh
Cuộc khảo sát điều tra được tiến hành trong thời gian thực tập ( 19/01/2015 đến 03/04/2015) tại Thư viện tỉnh Hưng Yên với 200 phiếu điều tra, nội dung phiếu điều tra được trình bày trong bảng phụ lục của khóa luận Các câu hỏi điều tra nhằm khai thác, tìm hiểu nội dung nhu cầu tin của NDT cũng như thói quen khai thác thông tin của họ Những số liệu từ kết quả từ số liệu điều tra thu được sẽ cho thấy thực trạng nhu cầu tin và đánh giá về mức
độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT về nội dung nhu cầu: nhu cầu về loại hình tài liệu, ngôn ngữ tài liệu, các lĩnh vực khoa học cũng như thói quen, nguồn khai thác thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin mà họ thường sử dụng
2.1.1 Đặc điểm nhu cầu người dùng tin tại Thư viện tỉnh Hưng Yên 2.1.1.1 Nhu cầu loại hình tài liệu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Thư viện- thông tin cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển vượt bậc này Thông tin gia tăng theo cấp số nhân, các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức Nguồn lực thông tin thư viện tỉnh Hưng Yên bao gồm: sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo- tạp chí, tài liệu địa chí, tài liệu điện tử,…
Trang 26Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu của các nhóm NDT tại thư viện tỉnh Hưng Yên được thể hiện trong bảng sau
Bảng 2.1: Loại hình tài liệu người dùng tin thường sử dụng
Loại hình tài liệu Học sinh –
Sinh viên
Công nhân viên chức
Lãnh đạo – Quản lý
Bạn đọc phổ thông
Kết quả điều tra cho thấy loại hình Sách, giáo trình được nhóm NDT là Học sinh- sinh viên sử dụng nhiều nhất, chiếm 50% Cán bộ công nhân, viên chức chiếm 25%; Lãnh đạo- quản lý chiếm 13.8.% và bạn đọc phổ thông là 11.2% Điều này phù hợp với thực tế tại Thư viện, vì hiện nay nguồn tài liệu được bổ sung vào thư viện chủ yếu là sách
Học sinh- sinh viên, cán bộ công nhân viên chức thường sử dụng loại hình tài liệu sách, giáo trình.Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường, tại cơ quan công tác, sách cung cấp thông tin một cách đầy đủ, đã được kiểm duyệt và có hệ thống về một vấn đề nào đó Thông tin trên sách tuy không được cập nhật như trên báo- tạp chí nhưng độ tin cậy cao, có tính ổn định và mang giá trị lâu dài Chính vì thế mà loại hình tài liệu dạng sách được bạn đọc quan tâm và sử dụng nhiều nhất Đây là loại hình tài liệu phổ biến trong các thư viện và trung tâm thông tin Loại hình tài liệu này có thể mượn về nhà và đọc ở bất cứ đâu, phù hợp, đáp ứng cho việc học tập, nghiên cứu chuyên sâu
Trang 27theo ngành nghề Qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp, NDT đưa ra ý kiến Thư viện cần bổ sung thêm nhiều sách hơn nữa
Bạn đọc phổ thông có nhu cầu đọc Báo- tạp chí nhiều nhất chiếm 41.7% Nhóm NDT này bao gồm cán bộ về hưu, nhân dân,…có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhu cầu nắm bắt thông tin mới, được cập nhật hàng ngày trên các báo- tạp chí như: báo Hưng Yên , An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân, Đời sống và pháp luật, Thời báo kinh tế Việt Nam, Người cao tuổi, tạp chí Văn học và tuổi trẻ, tạp chí Nông thôn mới, tạp chí Môi trường và sức khỏe, tạp chí Gia đình, tạp chí Xây dựng đời sống văn hóa,… được sử dụng với mức độ thường xuyên, giúp nâng cao dân trí cho NDT
Nhu cầu đọc Báo- Tạp chí của nhóm NDT Học sinh- Sinh viên khá cao, chiếm 33.3% Tuy nhiên, sử dụng loại hình tài liệu này với mục đích giải trí là chính Họ thường tìm đến với các loại báo tạp chí như: Báo Hoa học trò, Cẩm nang dành cho tuổi Teen- giải quyết các vấn đề trong trường học,…
Báo – tạp chí cũng được hai nhóm NDT là công nhân viên chức, và Lãnh đạo- quản lý quan tâm, chiếm tổng số hơn 20% Sở dĩ loại hình báo- tạp chí được NDT quan tâm nhiều bởi loại hình tài liệu này là các ấn định kỳ luôn cung cấp thông tin nhanh, kịp thời và có tính cấp thiết
NDT có nhu cầu về tài liệu tham khảo khá cao Nhóm Học sinh- sinh viên chiếm 50%; Công nhân viên chức chiếm 30%; Lãnh đạo- quản lý 16.7%
và Bạn đọc phổ thông 3.3% Ngoài những kiến thức thu nhận được từ nhà trường nhóm bạn đọc học sinh- sinh viên có nhu cầu cao với nguồn tài liệu tham khảo Phục vụ cho việc tìm tòi, hiểu biết rộng hơn giúp cho việc học tập
và nghiên cứu đạt kết quả cao hơn Công nhân viên chức là những người có trình độ chuyên môn, họ cần tài liệu tham khảo phục vụ tốt hơn cho công việc, ngành nghề của họ Củng cố kiến thức và mở rộng tầm hiểu biết về
Trang 28nhiều lĩnh vực Lãnh đạo- quản lý cần tài liệu tham khảo để hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định
Tài liệu địa chí cũng được các nhóm NDT quan tâm Hai nhóm NDT tìm đến nhiều nhất là Lãnh đạo- quản lý chiếm 37.5% và Công nhân viên chức chiếm 31.3% Đối với cán bộ Lãnh đạo- quản lý tài liệu địa chí là cơ sở khoa học để xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển địa phương Với người nghiên cứu, tài liệu địa chí là công cụ giúp họ nắm được lịch sử nghiên cứu về địa phương từ đó xác định đề tài nghiên cứu chính xác, tránh nghiên cứu trùng lặp Với cán bộ công nhân viên chức tài liệu địa chí là phương tiện
để tuyên truyền, giáo dục về địa phương, phổ biến các thông tin, kiến thức về địa phương mình Đối với bạn đọc phổ thông, vốn tài liệu địa chí chuyển tải mọi thông tin về địa phương, từ đó có cơ hội mở rộng phạm vi hiểu biết về cuộc sống, hoạt động, phong tục tập quán của bà con nhân dân trên địa bàn tỉnh Học sinh- Sinh viên có nhu cầu tài liệu địa chí, sách về danh nhân và truyền thống quê hương phục vụ cho học tập, nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn
về lịch sử, văn hóa- xã hội của địa phương
Nhu cầu tài liệu điện tử của NDT khá cao, nhóm công nhân viên chức
và học sinh- sinh viên đều chiếm 33.3% Đối tượng này có nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu điện tử như: Cơ sở dữ liệu điện tử, Báo- Tạp chí điện tử, Sách điện tử để phục vụ đắc lực cho công việc học tập, chuyên môn, ngành nghề của mình Bên cạnh đó NDT là nhà lãnh đạo - quản lý và bạn đọc phổ thông cũng có nhu cầu về các tài liệu điện tử như: Sách điện tử, Báo – Tạp chí điện tử sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao kiến thức, nắm bắt thông tin và tiết kiệm thời gian cho việc tìm kiếm thông tin của họ Tài liệu điện tử
đã bắt đầu lôi cuốn NDT, thông tin điện tử đã trở thành một nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho hoạt động quản lý và mọi nhu cầu của đời sống xã hội
Trang 29tài liệu điện tử còn hạn chế Hơn nữa, tài liệu điện tử là một loại hình tài liệu mới, nên việc áp dụng và triển khai thực hiện rất khó khăn và phức tạp và đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có trình độ chuyên môn công nghệ thông tin, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của tài liệu điện tử để có thể hỗ trợ đắc lực cho cho việc tìm kiếm và sử dụng thông tin của người dùng tin
Ngoài nhu cầu các loại hình tài liệu trên, người dùng tin còn có nhu cầu loại hình tài liệu khác: tổng loại, y học, kỹ thuật,…phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu
2.1.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động vật khác Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, là phương thức biểu đạt, muốn cho người khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời nói
Bảng 2.2 Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ tài liệu người dùng tin
Tên ngôn ngữ
Học sinh- Sinh viên
Công nhân viên chức
Lãnh đạo- Quản lý
Bạn đọc phổ thông Phiếu % Phiếu % Phiếu % Phiếu %
Trang 30Tiếng Việt nhiều nhất, 50%; công nhân viên chức, 16.7%; lãnh đạo- quản lý, 20.8%; bạn đọc phổ thông ,12.5% Nhu cầu sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt cao bởi Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ và người dùng tin của thư viện chủ yếu là người Việt Tài liệu Tiếng Việt là nguồn tài liệu phổ biến và phù hợp với trình độ của mọi đối tượng NDT Mặt khác tiếng nước ngoài không phải bạn đọc nào cũng thông thạo
Đứng thứ hai là nhu cầu sử dụng Tiếng Anh Trong đó nhu cầu về ngôn ngữ này của nhóm NDT chiếm tỷ lệ khá nhiều là Lãnh đạo- quản lý chiếm 43.3% và Công nhân viên chức chiếm 32.4% Học sinh- sinh viên chiếm 18.5% và bạn đọc phổ thông chiếm 2.7% Lãnh đạo- quản lý và công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao bởi họ là những người có chuyên môn sâu rộng và khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ Vì vậy họ có nhu cầu sử dụng tiếng Anh là điều tất yếu Học sinh- sinh viên cũng có nhu cầu sử dụng tiếng Anh khá cao
Vì hiện nay hầu hết các nước trên thế giới ngoài tiếng mẹ đẻ, tiếng Anh là thứ ngôn ngữ được chú trọng và Việt Nam là một trong số đó Tiếng Anh ngày càng được trọng dụng và trở thành môn học bắt buộc trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và cao đẳng, đại học Trong thời buổi hiện nay hầu hết các công việc đều đòi hỏi trình độ ngoại ngữ và tin học và tiếng Anh
là ngoại ngữ chủ yếu Tuy nhiên nhiều bạn học sinh- sinh viên cho biết tiếng Anh của họ chỉ đủ giao tiếp thông thường, chưa có khả năng đọc và hiểu nội dung của tài liệu, họ cũng không có thời gian để tìm hiểu tài liệu nước ngoài nếu vừa đọc vừa phải tra từ điển
Nhóm NDT là Lãnh đạo- quản lý, Công nhân viên chức có nhu cầu và khả năng sử dụng tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung cao hơn các nhóm NDT khác Lãnh đạo- quản lý, 55.5%; bạn đọc phổ thông, 27.8% và công nhân viên chức chiếm 16.7% Qua khảo sát cho thấy đối tượng NDT ở độ tuổi từ 50 đến
Trang 31Tiếng Nga chủ yếu được cán bộ Lãnh đạo- quản lý, bạn đọc phổ thông: những cán bộ về hưu sử dụng vì họ từng được cử sang nước Nga ( Liên Xô cũ) để học tập và nghiên cứu Các trường Đại học ở Việt Nam giai đoạn trước cũng
có đào tạo tiếng Nga vì vậy có nhu cầu và khả năng sử dụng loại ngôn ngữ này Tiếp theo là tiếng Pháp và đối tượng sử nhiều nhất là Quản lý- lãnh đạo 60%, công nhân viên chức, bạn đọc phổ thông đều 20%
Tiếng Trung Quốc cũng được NDT tại thư viện khá quan tâm Nhiều nhất vẫn là nhóm Quản lý- lãnh đạo 40%; công nhân viên chức 30%, bạn đọc phổ thông 20% Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có
sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa sâu sắc Vì vậy, các nhà Lãnh đạo- quản lý, công nhân viên chức, nhà nghiên cứu… có nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu sự tác động của nền văn hóa đó đến nền văn hóa của người Việt, đặc biệt thông qua một số tài liệu cổ viết về văn hóa Trung Hoa như: cuốn “ Ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa ở đất Việt” của tác giả Nguyễn Xuân Uẩn “Thế giới Hán hóa mới” ( Các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa) của tác giả Vandermeerch, Leon, Chu Tiến Anh, Hoàng Việt dịch,… Nhóm Học sinh- sinh viên có nhu cầu sử dụng tài liệu được dịch từ tiếng Trung chủ yếu là truyện ngôn tình và một số tác phẩm văn học – lịch sử Trung Quốc: Tây Du
ký, Cô nàng hổ báo,… phục vụ nhu cầu giải trí và tìm hiểu thêm về văn văn hóa Trung Quốc
Những tài liệu tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc hiện được lưu giữ và bảo quản chủ yếu tại phòng địa chí - tra cứu Tuy nhiên những tài liệu này đã phần nào bị hư hỏng và lạc hậu theo thời gian
Nhóm NDT là học sinh- sinh viên không có nhu cầu sử dụng tài liệu ngôn ngữ tiếng Nga và tiếng Pháp Ngoài tiếng Việt họ chủ yếu tìm đến với tài liệu tiếng Anh
Trang 322.1.1.3 Nhu cầu về nội dung tài liệu( các lĩnh vực khoa học)
Bảng 2.3 Các lĩnh vực người dùng tin sử dụng
Lĩnh vực khoa học
Học sinh- Sinh viên
Công nhân viên chức
Lãnh Quản lý
đạo-Bạn đọc phổ thông
và học sinh- sinh viên chiếm 11.3% Văn hóa chính là cái nôi nuôi dưỡng mọi
sự phát triển Văn hóa tạo ra môi trường sống và không gian tinh thần để nâng
đỡ các không gian chính trị và không gian kinh tế Chính bởi vậy, sự phát triển về kinh tế và chính trị phụ thuộc đáng kể vào không gian tinh thần đó Nếu không gian tinh thần lạc hậu, con người sẽ nảy sinh tâm lý tự mãn về những giá trị của mình, rất khó khăn trong việc nhận ra cái mới và tiếp cận cái mới, và do đó sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển
Trang 33Công nhân viên chức có nhu cầu tài liệu thuộc lĩnh vực kinh tế- chính trị
và văn hóa – xã hội khá cao Bởi những tài liệu thuộc lĩnh vực này mang tính thực tế giúp họ nâng cao trình độ về lý luận chính trị và chuyên môn để đáp ứng nhu cầu công tác
Bạn đọc phổ thông cũng có nhu cầu tài liệu thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội và kinh tế - chính trị khá cao Họ muốn nắm bắt thông tin, nâng cao dân trí, hòa mình cùng sự phát triển của địa phương
Trong lĩnh vực khoa học- kỹ thuật thì nhóm học sinh- sinh viên lại có nhu cầu cao nhất, chiếm 51.7%; công nhân viên chức, chiếm 22.9%; lãnh đạo quản lý 17.1% và bạn đọc phổ thông là 2.9% Bởi tài liệu thuộc lĩnh vực này thúc đẩy quá trình tìm tòi, học hỏi và sáng tạo của thế hệ trẻ Những nhóm NDT khác cũng có nhu cầu tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật nhưng chủ yếu là mảng khoa học thường thức
Ngoài những lĩnh vực kể trên người dùng tin còn có nhu cầu sử dụng tài liệu thuộc lĩnh vực khác như: văn học - nghệ thuật, lịch sử, … phục vụ cho cầu của quá trình học tập, nghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng trong công việc và thỏa mãn nhu cầu giải trí của người dùng tin
2.1.2 Thói quen khai thác thông tin
Thói quen được hình thành dựa trên đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường làm việc Tìm hiểu, nắm bắt thói quen sử dụng thông tin của NDT là cơ
sở để các cơ quan thông tin- thư viện có những điều chỉnh hoạt động phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin
2.1.2.1 Thời gian thu thập thông tin
Đặc điểm nghề nghiệp khác nhau nên thời gian dành cho việc thu thập
và khai thác thông tin của các nhóm NDT tại Thư viện cũng khác nhau Thời gian thu thập và khai thác thông tin mỗi ngày của các nhóm NDT tại thư viện tỉnh Hưng Yên được thể hiện trong bảng sau:
Trang 34Bảng 2.4 Thời gian khai thác thông tin của người dùng tin tại thư viện
Thời gian
Học sinh- Sinh viên
Công nhân viên chức
Quản lý lãnh đạo
Bạn đọc phổ thông
Từ 1- 2h nhóm công nhân viên chức, chiếm 41.7% ; số người trả lời không có thời gian tìm kiếm thông tin tại thư viện chủ yếu là đối tượng công nhân viên chức, chiếm 53.5%
Với đặc điểm nghề nghiệp khác nhau nên việc dành thời gian cho việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin cũng khác Nhóm bạn đọc đọc phổ thông là những đối tượng cán bộ đã về hưu, nhân dân họ thoải mái về thời gian hơn không bị vướng bận bởi công việc Vì vậy họ có nhiều thời gian để tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin hơn những nhóm NDT khác
Học sinh- sinh viên dành 2-3h cho việc khai thác thông tin Việc phụ thuộc vào thời gian đi học tại trường nên nhóm NDT này không thể dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và khai thác thông tin tại thư viện Nhóm công nhân viên chức và lãnh đạo quản lý chủ yếu dành 1-2h để khai thác thông tin Hai nhóm này ít có thời gian đến thư viện để khai thác thông tin họ chủ yếu khai thác bằng cách trao đổi với thư viện qua email Bởi thông tin đối với nhóm NDT rất quan trọng giúp thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý của
Trang 35mình, đưa cơ quan, tổ chức phát triển vững mạnh hòa nhịp cùng sự phát triển chung của tỉnh và cả nước
Đối tượng trả lời không có thời gian để đến thư viện hầu hết là nhóm công nhân viên chức Bởi công việc của họ chủ yếu là theo giờ hành chính, khi công việc kết thúc cũng là lúc thư viện đóng cửa và còn vướng bận bởi gia đình vì vậy họ hầu như không có thời gian để đến thư viện tìm và khai thác thông tin
2.1.2.2 Các nguồn khai thác thông tin chủ yếu
Để tìm hiểu về một lĩnh vực, vấn đề nào đó người dùng tin phải tìm kiếm
từ nhiều nguồn tài liệu, địa điểm khác nhau Kết quả điều tra những nguồn khai thác thác thông tin NDT thường sử dụng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5 Nguồn khai thác thông tin chủ yếu của người dùng tin
Nguồn khai thác
thông tin
Học sinh- Sinh viên
Công nhân viên chức
Quản lý lãnh đạo
Bạn đọc phổ thông
Trang 36viên chức chiếm 25%, với đặc thù tính chất công việc và sự hạn chế bởi thời gian, Internet thực sự là nguồn khai thác thông tin hữu ích với nhóm NDT này Chẳng hạn giáo viên, giảng viên, họ có thể tìm kiếm và tham khảo những bài giảng trên mạng để đáp ứng tốt hơn cho việc dạy học và nâng cao
kỹ năng nghề nghiệp của mình Lãnh đạo – quản lý tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet cũng khá cao, chiếm 20.8% Nhóm NDT này luôn cần thông tin mang tầm vĩ mô và được cập nhật một cách nhanh chóng để có thể quản lý và đưa ra những quyết định đúng đắn nâng cao chất lượng hiệu quả công việc và góp phần vào sự phát triển của địa phương Bạn đọc phổ thông ít
có nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin trên mạng Internet, chiếm 4.2% Khi được phỏng vấn hầu như NDT tại thư viện tỉnh Hưng Yên đều cho rằng việc khai thác thông tin trên mạng Internet thuận tiện và cho họ kết quả nhanh chóng mà không bị giới hạn về thời gian và không gian
Bên cạnh nguồn thông tin trên Internet, Thư viện tỉnh Hưng Yên cũng là địa chỉ khá tin cậy với các đối tượng người dùng tin Nhóm học sinh – sinh viên chiếm 38.5% Tại đây NDT trực tiếp tiếp xúc với nguồn lực thông tin của thư viện, thông tin mang tính chính xác hơn phục vụ tốt cho nhu cầu học tập và nghiên cứu Bạn đọc phổ thông chiếm 27.7% Đây là nhóm NDT khá lớn của thư viện, họ có quỹ thời gian nhiều nên thư viện là nơi lý tưởng để họ tìm kiếm
và sử dụng thông tin, công nhân viên chức chiếm 21.5% và lãnh đạo- quản lý chiếm 12.3% Hai nhóm NDT này chủ yếu tìm và khai thác thông tin tại thư viện khi họ cần tài liệu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu chuyên sâu
Nguyên nhân mà NDT khai thác thông tin tại Thư viện chiếm tỷ lệ không cao và mang tính rải rác ở nhiều nguồn khác nhau bởi Thư viện hiện nay còn gặp nhiều khó khăn Mặc dù đã có những thay đổi nhưng phần nào còn thiếu thốn về cơ sở vật chất và nguồn lực thông tin còn hạn chế Khó khăn cho việc khai thác và sử dụng thông tin bởi khi NDT kết thúc công việc
Trang 37Ngoài việc khai thác thông tin trên Internet và tại Thư viện tỉnh NDT còn tìm kiếm và khai thác ở nhiều nguồn khác nữa: Thư viện trường học, thư viện Thành phố, hiệu sách, thuê, mượn, trao đổi với bạn bè,…
2.1.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin chủ yếu
Hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ được đo bằng mức độ đầy đủ, chính xác, tính kịp thời và thích hợp của thông tin với yêu cầu của NDT, cũng như lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ mang lại cho họ
Kết quả điều tra nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin của các nhóm người dùng tin được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.6 Sản phẩm và dịch vụ thông tin người dùng tin thường sử dụng
Sản phẩm và dịch vụ
thông tin
Học sinh- Sinh viên
Công nhân viên chức
Quản lý lãnh đạo
Bạn đọc phổ thông