Đối với người làm công tác tuyên truyền, giáo dục như giáo viên, cán bộ thư viện, cán bộ văn hóa, những người làm công tác Đảng, Đoàn, Đội…, tài liệu địa chí là phương tiện để tuyên truy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN
CÔNG TÁC SƯU TẦM, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU VỀ PHỐ HIẾN TẠI THƯ VIỆN
TỈNH HƯNG YÊN
KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP
GIÁO VIỆN HƯỚNG DẪN: PGS TS NGUYỄN VĂN CẦN SINH VIÊN THỰC HIỆN: VŨ THỊ HẬU
LỚP: THƯ VIỆN 39A
HÀ NỘI - 2011
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, cán bộ thư viện và gia đình Vì vậy, em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của em tới:
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn Cần, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chỉ bảo em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô giảng dạy đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tại trường
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ của Thư viện tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em có điều kiện tìm hiểu, học hỏi thực tế và cung cấp nhiều số liệu
Sau cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả người thân trong gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tinh thần, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2011
Người thực hiện
Vũ Thị Hậu
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU - 1 -
1 Lý do chọn đề tài - 7 -
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 8 -
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - 9 -
4 Phương pháp nghiên cứu - 9 -
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - 9 -
6 Bố cục bài khóa luận - 10 -
Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ PHỐ HIẾN VÀ TÀI LIỆU VỀ PHỐ HIẾN TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN - 11 -
1.1 Vài nét về Phố Hiến - 11 -
1.1.1 Đặc điểm địa lý, lịch sử - 11 -
1.1.2 Đời sống kinh tế, văn hóa Phố Hiến - 12 -
1.1.3 Sự suy thoái của Phố Hiến - 15 -
1.2 Nguồn tài liệu về Phố Hiến và ý nghĩa của nó với hoạt động của Thư viện tỉnh Hưng yên - 17 -
1.2.1 Nguồn tài liệu về Phố Hiến - 17 -
1.2.2 Ý nghĩa của tài liệu về Phố Hiến đối với hoạt động của Thư viện tỉnh Hưng Yên - 21 -
Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SƯU TẦM , TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU VỀ PHỐ HIẾN - 25 -
2.1 Sưu tầm tài liệu về Phố Hiến - 25 -
2.1.1 Yêu cầu sưu tầm, bổ sung tài liệu về Phố Hiến - 25 -
2.1.2 Các hình thức bổ sung tài liệu về Phố Hiến - 26 -
2.2 Xử lý, tổ chức và bảo quản tài liệu về Phố Hiến - 28 -
2.2.1 Xử lý tài liệu về Phố Hiến - 28 -
2.2.2 Tổ chức, sắp xếp và bảo quản tài liệu - 41 -
Trang 52.3 Khai thác tài liệu về Phố Hiến - 44 -
2.3.1 Đối tượng khai thác tài liệu địa chí Phố Hiến - 44 -
2.2.2 Bộ máy tra cứu tài liệu về Phố Hiến - 46 -
2.3.3 Hình thức khai thác tài liệu về Phố Hiến - 55 -
Chương 3 : NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC SƯU TẦM, TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU VỀ PHỐ HIẾN - 63 -
3.1 Nhận xét - 63 -
3.1.1 Sưu tầm tài liệu về Phố Hiến - 63 -
3.1.2 Xử lý, tổ chức và bảo quản tài liệu về Phố Hiến - 65 -
3.1.3 Khai thác tài liệu về Phố Hiến - 67 -
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sưu tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về
Phố Hiến - 68 -
3.2.1 Định hướng - 68 -
3.2.2 Giải pháp - 71 -
KẾT LUẬN - 84 -
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa của mỗi địa phương là một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa của một quốc gia, làm nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hóa của dân tộc Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là giữ gìn các giá trị văn hóa của các vùng, miền, các địa phương Trong kho tàng di sản văn hóa đó, loại di sản
văn hóa thành văn – tài liệu địa chí – có tầm quan trọng đặc biệt
Tài liệu địa chí là tài liệu ghi chép, khắc họa diện mạo của một vùng đất, một địa phương Tài liệu địa chí có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển địa phương Nó ghi lại tâm tư, tình cảm, tri thức của người địa phương; phản ánh mọi mặt của địa phương từ quá khứ đến hiện tại Đối với mọi người, tài liệu địa chí giúp con người hiểu biết về các địa phương từ
đó có cơ hội mở rộng phạm vi sinh sống, hoạt động Đối với cán bộ lãnh đạo địa phương, tài liệu địa chí là cơ sở để xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển địa phương Với người nghiên cứu, tài liệu địa chí là công cụ giúp
họ hiểu rõ lịch sử nghiên cứu về địa phương; từ đó xác định đề tài nghiên cứu chính xác, tránh nghiên cứu trùng lặp, tiết kiệm thời gian và công sức Đối với người làm công tác tuyên truyền, giáo dục (như giáo viên, cán bộ thư viện, cán bộ văn hóa, những người làm công tác Đảng, Đoàn, Đội…), tài liệu địa chí là phương tiện để tuyên truyền, giáo dục về địa phương, phổ biến các tri thức của địa phương Tài liệu địa chí có giá trị về nhiều mặt Do đó việc sưu tầm, thu thập, giữ gìn và khai thác để phát huy giá trị của tài liệu địa chí là
nhiệm vụ của các thư viện ở địa phương và của công tác địa chí
Người xưa có câu "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến" Phố Hiến nằm trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ cạnh sông Hồng Nhắc đến Phố Hiến là nhắc đến cả một thương cảng nổi tiếng của mấy thế kỉ trước Phố Hiến giàu
Trang 7và đẹp Nhưng chưa hết… Đây còn là mảnh đất văn hiến Vùng đất có linh khí của sông nước, của nền văn minh sông Hồng đã sinh ra nhiều danh nhân đất Việt, sống mãi trong lịch sử dân tộc như Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan, Phạm Ngũ Lão một danh tướng đời Trần, Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác - một
danh y trác tuyệt thời Lê - Trịnh
Mảnh đất ấy còn là trung tâm văn hoá, tín ngưỡng dân gian, với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá có giá trị như: Đền Mây, đền Ngọc Thanh, đền
Tống Trân - Cúc Hoa, đền Đa Hoà…
Tuy nhiên, trải qua biến cố của thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, hình ảnh về một Phố Hiến buôn bán sầm uất đã bị phai mờ, những thương điếm, thành quách, những khu phố cổ đã bị mài mòn theo năm tháng Việc làm thế nào để bảo tồn các giá trị văn hóa Phố Hiến, làm thế nào để văn hóa Phố Hiến ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân địa phương cũng như với người dân Việt là một vấn đề đặt ra đối với hoạt động địa chí nói chung và
hoạt động địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên nói riêng
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác sưu tầm, khai thác tài liệu
về Phố Hiến đặc biệt là đối với hoạt động địa chí của thư viện tỉnh Hưng Yên
em chọn đề tài: “Công tác sưu tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về Phố
Hiến tại Thư viện tỉnh Hưng Yên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
Thông qua việc thực hiện khóa luận này em muốn củng cố kiến thức
đã học, giúp người dân đặc biệt với độc giả thư viện có thể hiểu rõ hơn về lịch
sử, văn hóa, con người Phố Hiến góp phần vào việc thực hiện đề án bảo tồn
và tôn tạo Phố Hiến cổ của tỉnh đã đề ra
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công tác sưu tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về Phố Hiến tại thư viện
tỉnh Hưng Yên từ năm 1971 tới nay
Trang 83 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Nghiên cứu thực trạng công tác sưu tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về Phố Hiến và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này và công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên
- Nhận xét, đánh giá mặt mạnh mặt yếu của công tác sưu tầm, tổ chức
và khai thác tài liệu về Phố Hiến
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác sưu tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về Phố Hiến tại Thư viện tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực tế
- Phỏng vấn trao đổi trực tiếp với độc giả và cán bộ thư viện
- Phân tích và tổng hợp tài liệu
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Lý luận: Góp phần bổ sung kiến thức về sưu tầm, tổ chức và khai
thác tài liệu về Phố Hiến cho Thư viện tỉnh Hưng Yên
- Thực tiễn: Đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác sưu
tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về Phố Hiến tại Thư viện tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới
Trang 96 Bố cục bài khóa luận
Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Phố Hiến và tài liệu về Phố Hiến tại Thư viện
tỉnh Hưng Yên
Chương 2: Thực trạng công tác sưu tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về Phố Hiến
Chương 3: Nhận xét và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác sưu tầm,
tổ chức và khai thác tài liệu về Phố Hiến
Trang 10Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ PHỐ HIẾN VÀ TÀI LIỆU VỀ PHỐ HIẾN
TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
1.1 Vài nét về Phố Hiến
1.1.1 Đặc điểm địa lý, lịch sử
Phố Hiến là một địa danh lịch sử ở Hưng Yên (nay là thành phố Hưng Yên) Tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV trong công cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVII, Phố Hiến mới trở thành một trung tâm chính trị - kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát xứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, Nhật Bản và phương Tây
Phố Hiến xưa nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhưng do phù sa bồi đắp nên ngày nay đã ở cách dòng sông khoảng chừng 2 km Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình nằm trong vùng Đồng bằng Bắc
Bộ Các nhà địa chất chia châu thổ Bắc Bộ thành 3 vùng tương ứng với ba thời kỳ tạo thành lớn: Thượng châu thổ với đỉnh của các triền sông là Việt Trì; Trung châu thổ với đỉnh là Cổ Loa; và Hạ châu thổ với đỉnh là Phố Hiến,
từ đó các nhánh sông trải ra vùng đồng bằng như những chiếc nan quạt Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình
Trang 11Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn Từ thời nhà Trần, các thương nhân người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng Hội Triều (Thanh Hóa), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An) Thế kỷ XVII - XVIII, các quan hệ thương mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng Đàng Trong qua các khách buôn nước ngoài càng được tăng cường, như các bến đò Phục Lễ, Phù Thạch, Thanh Hà (Thuận Hóa), Hội An Qua hai hệ thống sông Đàng Ngoài và sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển Đông như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, cũng như với các nước Phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
có quan hệ rộng rãi với nhiều vùng trong nước và nhiều thương thuyền nước ngoài Vào ba thập kỷ đầu của thế kỷ XVII, nhiều châu ấn thuyền của Nhật Bản đã cập bến Phố Hiến Cùng thời gian đó, người Xiêm, Mã Lai, Manilla, người Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… đã đến buôn bán, lập thương điếm
ở Phố Hiến
Trang 12Đặc điểm thế mạnh của Phố Hiến là trung tâm tiếp nhận hàng hóa từ bốn phương đến xuất khẩu Hàng xuất khẩu từ Phố Hiến chuyển đến Thăng Long và tỏa đi các nơi trong đó có một số hàng xa xỉ phẩm cho vua chúa, vũ khí và vật liệu chế biến thuốc súng cho chính quyền, đồng, vàng, bạc, thuốc bắc, đồ xứ, hàng dệt, đồ nữ trang và đồ dùng trong sinh hoạt
Hoạt động xuất nhập khẩu mở rộng ở Phố Hiến đã có tác dụng thúc đẩy
sự phát triển kinh tế thủ công và thương nghiệp trong nước Phố Hiến từ một
đô hội cảng sông thương nghiệp có xu hướng chuyển dần thành đô thị công thương nghiệp
Cuối thế kỉ XVII, thương mại quốc tế suy giảm, Phố Hiến mất vai trò
là đầu mối giao thông và trung tâm thương mại, nhưng hoạt động buôn bán ở đây vẫn nhộn nhịp, phố phường sầm uất Khi cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và nhà Lê diễn ra thì Phố Hiến trở nên tiêu điều, các khách thương lần lượt chuyển về các thành phố lớn trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng…
1.1.2.2 Văn hóa xã hội
Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất
là người Việt và người Hoa Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp… Do đó, Phố Hiến mang những nhu cầu tâm linh văn hóa của nhiều cộng đồng người khác nhau, thể hiện rõ nhất qua các công trình kiến trúc Nổi bật là phong cách kiến trúc Việt Nam
và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắc thái vùng Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cách kiến trúc Châu Âu (nhà thờ Gô-tích Phố Hiến) Nhiều khi các phong cách kiến trúc đó pha trộn lẫn nhau như nhà thờ Kitô giáo ở Phố Hiến là một nhà thờ cổ, xây dựng từ thế kỷ XVII theo kiểu Gô-tích
Trang 13Trải qua nhiều biến cố của thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là sự đổi dòng của sông Hồng, Phố Hiến đã suy giảm nhiều nhưng vẫn là một địa điểm có vị trí quan trọng về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa Phố Hiến hiện nay còn giữ lại một quần thể di tích, kiến trúc nghệ thuật với nhiều loại hình phong phú, đa dạng như đền, chùa, miếu cùng những thuần phong
mỹ tục, những làng nghề thủ công, những nét nghệ thuật dân gian độc đáo Hiện nay quần thể kiến trúc nghệ thuật Phố Hiến với 128 di tích, trong đó có
17 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 6 di tích được xếp hạng cấp tỉnh với gần 100 bia ký, trên 11.200 hiện vật trong đó có hơn 6000 hiện vật có giá trị lịch sử Điều đặc biệt là các di tích lịch sử này phân bố ở khắp các phường, xã tạo thành một quần thể di tích với nền kiến trúc nghệ thuật độc đáo Các
di tích lịch sử này đại diện cho phong cách kiến trúc Việt mang đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ (chùa Hiến, chùa Chuông); kiến trúc đặc trưng của Phúc Kiến – Trung Quốc (Đông Đô – Quảng Hội, đền Thiên Hậu) kết hợp cả truyền thống kiến trúc Đông – Tây (chùa Phố, Võ Miếu, nhà thờ tổ họ Ôn, họ Tiết) Quần thể di tích đồ sộ này hiện còn chứa đựng hàng trăm bia ký và hàng nghìn cổ vật Ngoài các công trình phục vụ cho các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, Phố Hiến hiện còn gìn giữ được một số di tích liên quan đến đời sống sinh hoạt của Phố Hiến xưa như chợ, giếng, nghĩa địa người nước ngoài
và nhiều di sản quý báu, ẩn chứa bao dấu tích lịch sử, văn hóa to lớn hiện đang nằm sâu dưới lòng đất
Gắn liền với các cụm di tích là các lễ hội truyền thống được duy trì hàng trăm năm Đặc biệt 4 năm trở lại đây, thành phố Hưng Yên đã phục dựng lại lễ hội văn hóa dân gian Phố Hiến với hàng loạt các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, trò chơi dân gian thu hút đông đảo nhân dân địa phương và
du khách thập phương đến thưởng thức và du ngoạn
Trang 141.1.3 Sự suy thoái của Phố Hiến
Trong thời kỳ thịnh đạt Phố Hiến đã trở thành một thương cảng lớn nhất của Đằng Ngoài Thực tế ấy đã được nhà thơ Lê Cù người làng Hoa Dương ca ngợi trong bài phú Bán Nguyệt Hồ:
“Miền phủ Khoái bậc nhì danh thắng Cảnh Hiến Nam giành đệ nhất phong quang”
Phố Hiến khi trở thành một thương cảng lớn có tới 2000 nóc nhà với hàng vạn dân, hàng nghìn khách vẵng lai Nhưng mảnh đất gắn với vị ngọt
của những trái nhãn lồng với danh thơm từng được nhắc đến trong câu: “Thứ
nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến” đã mờ nhạt cùng thời gian
Thời kỳ phồn thịnh nhất của Phố Hiến là vào khoảng giữa thế kỷ XVII (1730-1780) Sau đó Phố Hiến là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 thế
kỷ để cuối cùng trở thành tỉnh lị Hưng Yên Biểu hiện rõ nhất sự suy thoái của Phố Hiến là sự sa sút trong các hoạt động buôn bán với nước ngoài Mặt khác, lúc này tình hình chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển Đông cũng đã có những chuyển biến Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, mở ra một thị trường đông đúc hấp dẫn Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn, không cần qua khâu trung gian, như trường hợp Đàng Ngoài Trong hoàn cảnh đó, ngoại thương Việt Nam và ở Phố Hiến nói riêng đã giảm thiểu đáng kể Các thương điếm phương Tây ở Phố Hiến và Kẻ Chợ lần lượt đóng cửa, các tàu buôn phương Tây hầu như rất ít còn lại vùng Đàng Ngoài Phố Hiến vắng hẳn các khách buôn nước ngoài, trừ người Trung Quốc còn ở lại buôn bán
Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân Trung Hoa ồ ạt nhập cư vào Hà Nội, một số gia đình Hoa Kiều trước kia
Trang 15từ Kẻ Chợ di cư đến Phố Hiến nay quay ngược trở về Hà Nội, phần nào cũng làm cho Phố Hiến trở nên vắng đi Cũng trong quá trình suy thoái về kinh tế, Phố Hiến đã mất dần đi vai trò quan trọng về chính trị Bến cảng Phố Hiến do
sự bồi lở của sông Hồng ngày càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày càng cách xa dòng sông Vì vậy, năm 1726, chính quyền Lê - Trịnh đã chuyển dời trấn lị Sơn Nam sang bên hữu ngạn sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên Năm
1741, trấn Sơn Nam được tách thành Sơn Nam thượng và hạ, trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn dưới, ở Vị Hoàng (Nam Định)
Cũng trong thế kỷ XVIII, nhiều biến động xã hội - chính trị đã diễn ra tại địa bàn Phố Hiến Năm 1730, đê Mạn Trù vỡ, dân của nhiều vùng ở Sơn Nam trở nên nghèo đói, phải tha phương cầu thực Tiếp đến là những cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, càng làm cho tiềm lực kinh tế của Phố Hiến kiệt quệ Rồi sau đó là cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Trịnh Sang đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, vai trò một đô thị kinh tế, một thương cảng quốc tế của Phố Hiến ngày nào giờ đây không còn nữa Năm 1804, dưới thời Gia Long, trấn lị Sơn Nam thượng từ Phố Hiến đã được di chuyển về Châu Cầu (Phủ Lý) Năm 1831, với cuộc cải cách của vua Minh mạng, tỉnh Hưng Yên được thành lập, thành tỉnh được xây dựng trên địa bàn Phố Hiến cũ, mang nhiều chức năng quân sự, nhưng đã mất hoàn toàn vai trò kinh tế của một trạm hải quan
Mảnh đất “tiểu Tràng An” xưa – thành phố Hưng Yên ngày nay - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Những năm qua, cùng với sự quan tâm, đầu tư của tỉnh, thành phố, các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thường xuyên được trùng tu, tôn tạo, một số lễ hội truyền thống được phục dựng, phát triển Tuy nhiên, trải qua biến cố của thời gian cùng những thăng trầm của lịch sử, hình ảnh về một Phố Hiến buôn bán sầm uất đã bị phai mờ, những thương điếm, thành quách, những khu phố cổ đã bị mài mòn theo năm
Trang 16tháng Vì vậy, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị đô thị cổ Phố Hiến thông qua các di tích hiện hữu trong phạm vi Phố Hiến cổ là việc làm cần thiết đòi hỏi cần được quan tâm
Từ tình hình đó, tỉnh Hưng Yên đã lập đề án về bảo tồn, tôn tạo Phố Hiến cổ trình Chính phủ phê duyệt Khôi phục Phố Hiến cổ là khôi phục các
di tích lịch sử, các giá trị văn hóa Xác định khôi phục Phố Hiến cổ phải làm trong một thời gian dài, đòi hỏi sự đồng thuận cố gắng của các ngành, các cấp
và đông đảo người dân trong đó có Thư viện tỉnh Hưng Yên
1.2 Nguồn tài liệu về Phố Hiến và ý nghĩa của nó với hoạt động của Thư viện tỉnh Hưng yên
1.2.1 Nguồn tài liệu về Phố Hiến
Khái niệm tài liệu địa chí
Khái niệm địa chí với nội dung chung và ý nghĩa khoa học trong đó ở các thời kỳ khác nhau được các nhà nghiên cứu giả thích ở các góc độ khác
nhau Trong Giản yếu Hán Việt từ điển, GS Đào Duy Anh quan niệm: “Địa
là đất, một khu vực trên mặt đất, miền, nơi chốn, phương Chí là ghi lấy, bài văn chép, sách biên chép của sự vật, ghi chép Địa chí là sách biên chép dân
phong, sản vật, địa thế các địa phương”
Theo Từ điển Bách khoa Tiếng Việt: “Địa chí là sách ghi chép, biên
soạn về địa dư, phong tục, tập quán nhân vật, sản vật hoặc giới thiệu địa lý,
địa lý lịch sử, văn hóa của một địa phương”
Trong kỉ yếu hội nghị địa chí thư viện tỉnh, thành phố (1976) cũng
khẳng định: “Tài liệu địa chí bao gồm mọi loại hình tài liệu liên quan tới địa
phương về nội dung bất kể do ai viết, xuất bản ở đâu, dưới hình thức nào, vào thời gian nào và bằng ngôn ngữ gì Tài liệu địa chí là tất cả tài liệu nghe nhìn, các vật mang tin đọc máy (băng từ, đĩa compact…) hoàn toàn nói về
Trang 17vùng đất đó hoặc có nhiều tin tức về nó không phụ thuộc vào loại hình và phương pháp in ấn, số lượng bản, ngôn ngữ, nội dung xuất bản hay chế tạo,
xu hướng chính trị và tư tưởng”
Báo cáo kết quả hội nghị toàn quốc về “Công tác địa chí thư viện tỉnh, thành phố thời kỳ đổi mới” được tổ chức tại Phú Yên (tháng 6 năm 2001),
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khái niệm địa như sau: “Tài liệu địa
chí là tài liệu về đất nước, con người của địa phương được xuất bản trên bất
cứ vật mang tin nào, bằng bất cứ ngôn ngữ gì, được công bố bất cứ đâu trong
nước và trên thế giới.”
Việc xác định thế nào là tài liệu địa chí có tầm quan trọng lớn, không những quy định phạm vi, quy mô sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí mà còn ảnh hưởng đến các công đoạn khác của công tác địa chí, đặc biệt là việc tổ chức, phát huy tác dụng của tài liệu này trong xã hội Nếu xác định không đúng tài liệu địa chí sẽ gây lãng phí đáng kể về sức người và sức của của thư viện cũng
như sẽ ảnh hưởng đến công việc nghiên cứu khoa học
Từ những ý kiến nêu ra trong các từ điển và của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể rút ra khái niệm về tài liệu địa chí là loại tài liệu hay công trình ghi chép, khảo tả điều tra về một vùng đất, một địa phương nhất định trong một thời gian lịch sử và bất cứ ngôn ngữ nào Tài liệu địa chí là nguồn
tư liệu quý giá có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa
xã hội ở địa phương Nó cần thiết cho mọi người dân địa phương và cho
những người ngoài địa phương có nhu cầu, quan tâm tìm hiểu về địa phương
Nguồn tài liệu về Phố Hiến
Việc nghiên cứu toàn diện về một địa phương và phổ biến những kiến thức đó cho cộng đồng là một việc làm hết sức cần thiết bởi lẽ những kiến
Trang 18thức đó không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn có tác động thúc đẩy toàn bộ sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương
Trên thực tế, công tác địa chí là công tác sưu tầm, tập hợp, tổ chức và tuyên truyền giới thiệu tất cả những sách, báo, tài liệu liên quan đến địa phương cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh Chính bằng con đường này, các thư viện tỉnh đã gắn toàn bộ hoạt động của mình với những nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh, phát hiện ra nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh, truyền bá những hiểu biết về địa chí cho nhân dân lao động, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống quê hương, ý thức chăm lo và bảo vệ di sản văn hóa địa phương, tuyên truyền và phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất và lao động cho mọi người dân địa phương đặc biệt là những công dân trẻ tuổi, góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước
Do nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của công tác địa chí trong từng thư viện tỉnh, nên nhiều năm qua Thư viện tỉnh Hưng Yên luôn được Ban Giám đốc cùng đội ngũ cán bộ thư viện quan tâm xây dựng và phát triển
Cụ thể là ngay sau ngày tái lập lại, phòng địa chí của thư viện đã được tổ chức
và đi vào hoạt động, phục vụ cho đông đảo bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu về địa phương mình Từ đó đến nay công tác này luôn phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao cả về số lượng và chất lượng
Tính đến năm 2011, kho địa chí của thư viện có khoảng hơn 2500 tài liệu địa chí gồm nhiều sách quý về địa phương tiêu biểu như:
Đồng Khánh ngự lãm địa chí lược
Hưng Yên tỉnh nhất thống chí Hưng Yên địa chí
Bắc kỳ địa chí
Trang 19Ngoài những tài liệu về địa phương, trong kho địa chí của Thư viện tỉnh Hưng Yên còn lưu giữ được nhiều bộ sách quý có giá trị mang tính quốc chí như:
Đại Việt sử ký
Lịch triều hiến chương loại chí Việt sử thông giám niên mục
Và nhiều sách Hán Nôm có giá trị khác
Về tài liệu là báo chí: Số báo địa phương đầu tiên mà phòng địa chí của Thư viện Hưng Yên lưu trữ được là Báo Hưng Yên số 1 (phát hành tháng 1 năm 1961) Đến nay Thư viện Hưng Yên đã có trong tay cả một bộ sưu tập
Báo Hưng Yên và Tạp chí Phố Hiến có giá trị trong việc nghiên cứu, tìm hiểu
về địa phương của bạn đọc
Tài liệu về Phố Hiến là một mảng nổi bật, có vị trí quan trọng trong kho tài liệu địa chí của Thư viện Hưng Yên Mặc dù số lượng không nhiều khoảng hơn 500 tài liệu (tính đến năm 2011) nhưng đây là một trong những tài liệu có giá trị lớn Tài liệu địa chí về Phố Hiến được xuất bản dưới nhiều hình thức khác nhau như sách, báo, tạp chí, văn bia, thần tích, thần sắc, gia phả, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, bảng điều tra văn hóa vật thể và phi vật thể của Phố Hiến, bản đồ… với nhiều ngôn ngữ như Hán Nôm, Anh, Pháp… chẳng hạn như:
- Hội thảo khoa học về Phố Hiến.- Hải Hưng: Thư viện tỉnh,
1992.-110tr.,27cm
- Nét đẹp quê nhãn - Hưng Yên: Báo Hưng Yên.- 21cm
- Phố Hiến: Tập tư liệu về Phố Hiến - Hải Hưng: Thư viện tỉnh, 1992.-
20tr., 19cm
- Phố Hiến – Hải Hưng.- Sở Văn hóa thông tin, 1992
Trang 20- ĐỖ MẠNH HÙNG Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa phi vật thể về lễ hội
cổ truyền Phố Hiến/ Đỗ Mạnh Hùng.- Hưng Yên, 2009.- 135tr.; 24cm
1.2.2 Ý nghĩa của tài liệu về Phố Hiến đối với hoạt động của Thư viện tỉnh Hưng Yên
Trong mọi thời đại, nhu cầu hiểu biết và nghiên cứu toàn diện về địa phương, vùng miền có tầm quan trọng lớn lao Bởi lẽ, những kiến thức đó không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa xã hội mà còn thúc đẩy toàn bộ sự phát triển của địa phương
Ngày nay, trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, tỉnh, thành phố có vị trí hết sức quan trọng Nó được coi là tế bào phát triển kinh tế, là địa bàn thực hiện các công trình, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra Vai trò đặc biệt quan trọng của địa phương đã được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội đại biệu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt
Nam: “Phải kết hợp xây dựng các ngành kinh tế, kĩ thuật với việc phát huy thế
mạnh của từng vùng, từng tỉnh, từng thành phố theo hướng mở rộng sản xuất
và lưu thông hàng hóa” Tầm quan trọng của từng địa phương trong việc phát
triển kinh tế
Một phần nữa, được nhấn mạnh trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII: “Xây dựng và thực hiện chiến lược kinh tế vùng phù hợp với chiến
lược chung của cả nước, phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, khai thác nguồn lực tại chỗ, đồng thời chủ động mở rộng quan hệ phân công, hợp tác, liên kết với các vùng khác trong và ngoài nước”
Thấm nhuần các chủ trương và bài học qua các kỳ Đại hội Đảng, mỗi địa phương trong cả nước đã nhận rõ vai trò và nhiệm vụ của mình Mỗi tỉnh thành phố luôn tự lực cánh sinh chủ động khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh của mình về tự nhiên, kinh tế, xã hội để trở thành những đơn vị vững
Trang 21mạnh Muốn làm được điều đó trước hết mỗi người dân địa phương cần có sự hiểu biết toàn diện, sâu sắc về vùng đất mình đang sống Lúc này, công tác địa chí, nghiên cứu vùng miền của đất nước mang một ý nghĩa to lớn Bởi nó
là phương tiện cung cấp thông tin cho các công trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương
Thực chất của công tác địa chí là nghiên cứu khoa học về địa phương nhằm mục đích phục vụ các công trình xây dựng và phát triển văn hóa, xã hội của địa phương Đồng thời, giáo dục tư tưởng, nhận thức tình cảm yêu quê hương, từ đó có trách nhiệm trong việc xây dựng quê hương đất nước ngày một giàu mạnh
Tài liệu về Phố Hiến nằm trong hệ thống tài liệu địa chí Nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Hưng Yên và góp phần vào sự phát triển chung của cả nước Ý nghĩa của tài liệu về Phố Hiến thể hiện ở các mặt sau:
Bảo tồn các giá trị văn hóa của địa phương
Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập toàn cầu về kinh tế, văn hóa Sự hội nhập đó đã tạo ra nhiều thời cơ vô cùng quan trọng để đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu Nhưng bên cạnh
đó, nó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đặc biệt là các giá trị văn hóa Làm thế nào để khi giao lưu mà không đánh mất bản sắc, không làm mai một giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của dân tộc là một vấn đề thiết yếu đặt ra Đứng trước thực tế đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa không phải là trách nhiệm của từng người mà là trách nhiệm của tất cả các cơ quan ban ngành, đặc biệt là khối ngành Văn hóa - Thông tin trong đó có lĩnh vực Thông tin – Thư viện – nơi bảo tồn và lưu giữ các giá trị văn hóa thành văn
Là một thư viện đầu ngành của tỉnh nhà, Thư viện tỉnh Hưng yên đã đặt ra
Trang 22mục tiêu phát huy hơn nữa vốn tài liệu địa phương đặc biệt là nguồn tài liệu
về Phố Hiến
Thông qua việc nghiên cứu sưu tầm, tổ chức và khai thác tài liệu về Phố Hiến đã góp phần vào việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa quý giá của dân tộc Vì vậy bảo vệ các tài liệu về Phố Hiến là bảo vệ văn hóa và truyền thống của ông cha ta từ xưa tới nay
Trợ giúp cho các nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu, nhà khoa học
Tài liệu địa chí được coi là bách khoa thư cho chúng ta cái nhìn toàn diện tổng quan về một địa phương Nó cung cấp thông tin về mọi mặt của địa phương từ điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi trường, con người nhằm giúp các nhà lãnh đạo quản lý, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và phát huy tiềm năng phát triển kinh
tế của tỉnh
Hơn thế, tài liệu về Phố Hiến là tài liệu rất có giá trị cho công tác nghiên cứu Chúng ta thấy rằng, bất cứ nhà nghiên cứu nào, ở bất cứ đâu, thuộc bất cứ ngành nào công việc đầu tiên là phải sưu tầm, thu thập tài liệu về lĩnh vực mình quan tâm Trên cơ sở thông tin đầy đủ, tài liệu về Phố Hiến cung cấp cho họ những cứ liệu, số liệu về Phố Hiến như: Lịch sử hình thành
và phát triển, các di tích văn hóa Phố Hiến, sự suy thoái của thương cảng Phố Hiến… để họ hoàn thành công trình nghiên cứu của mình, hoặc giải đáp những vấn đề còn chưa rõ về Phố Hiến Kho tàng tài liệu về Phố Hiến đang lưu giữ tại Thư viện tỉnh Hưng Yên không chỉ dành riêng cho độc giả về Phố Hiến mà còn cho tất cả bạn đọc ở các nơi trong cả nước đang tìm hiểu nghiên cứu về Phố Hiến thậm chí cả kiều bào nước ngoài muốn tìm hiểu về mảnh đất
“tiểu Kinh Kỳ”
Trang 23 Trợ giúp cho giáo viên, sinh viên, học sinh
Những tài liệu về Phố Hiến có vai trò đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy của giáo viên học sinh về Phố Hiến Tài liệu về Phố Hiến là minh chứng cho mảnh đất đô hội, tiểu Tràng An một thời Loại tài liệu này giúp cho quá trình nhận thức và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, con người Phố Hiến và từ đó xây dựng tình yêu mảnh đất Phố Hiến và tích cực góp sức trong việc tái tạo, khôi phục lại Phố Hiến xưa
Tóm lại, tài liệu về Phố Hiến có ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội, đặc biệt là hướng tới công việc khôi phục và tôn tạo Phố Hiến xưa Do vậy, tài liệu địa chí và các tài liệu về Phố Hiến hiện nay đã trở thành nguồn tư liệu không thể thiếu được trong việc phục vụ các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý, lãnh đạo và đông đảo quần chúng nhân dân địa phương tỉnh Hưng Yên
Trang 24Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SƯU TẦM , TỔ CHỨC
VÀ KHAI THÁC TÀI LIỆU VỀ PHỐ HIẾN
2.1 Sưu tầm tài liệu về Phố Hiến
Công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí là một phần của công tác địa chí, có nhiệm vụ phát hiện, thu thập để xử lý, bảo quản, tạo lập vốn địa chí và phổ biến kiến thức về một địa phương Sưu tầm, bổ sung tài liệu địa chí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, nội dung của kho tư liệu, đến việc phục vụ tốt nhu cầu nghiên cứu của bạn đọc về địa phương và đất nước Thực hiện công tác này sẽ góp phần giải quyết tốt các nhiệm vụ tiếp theo trong quy trình địa chí như tổ chức kho, xây dựng bộ máy tra cứu, biên soạn thư mục, tuyên truyền, giới thiệu và phục vụ người sử dụng tài liệu địa chí Nếu công tác sưu tầm, bổ sung bị gián đoạn hoặc kém hiệu quả tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động địa chí của thư viện Quá trình bổ sung không những đảm bảo cho vốn tài liệu địa chí phù hợp với các nhiệm vụ của thư viện mà còn làm cho vốn tài liệu luôn được đổi mới
Tài liệu về Phố Hiến là một bộ phận nằm trong vốn tài liệu địa chí thư viện Việc sưu tầm tài liệu về Phố Hiến luôn được đánh giá cao, có vai trò đặc biệt quan trọng trong “quy trình công nghệ” địa chí thư viện Từ khi thành lập Phòng địa chí (năm 1971) công tác sưu tầm về tài liệu về Phố Hiến luôn được chú ý đặc biệt trong thời gian gần đây
2.1.1 Yêu cầu sưu tầm, bổ sung tài liệu về Phố Hiến
Hiện nay, tại Thư viện tỉnh Hưng Yên các tài liệu địa chí cũng như tài liệu về Phố Hiến được tiến hành bổ sung theo các yêu cầu sau:
Theo nội dung: Bổ sung tất cả các tài liệu có nội dung về Phố Hiến
Trang 25Theo hình thức: Bổ sung các tài liệu theo các loại hình khác nhau như sách, báo tạp chí, bản viết tay, đánh máy, sao chụp, các loại tranh ảnh, đĩa CD-ROM, thần tích, thần sắc, gia phả…
Theo ngôn ngữ: Bổ sung theo nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, Hán Nôm…
Theo thời gian: Tiến hành thu thập, bổ sung ở tất cả các thời kì lịch sử Dựa vào các dấu hiệu này, tất cả các tài liệu dù được xuất bản ở đâu, bằng bất cứ ngôn ngữ nào, được xuất bản dưới hình thức nào nếu có nội dung liên quan đến Phố Hiến đều được bổ sung vào kho địa chí của Thư viện tỉnh Hưng Yên
2.1.2 Các hình thức bổ sung tài liệu về Phố Hiến
Nhằm thu thập tối đa cac tài liệu về Phố Hiến, đảm bảo cơ cấu tài liệu hợp lý về nội dung và hình thức đáp ứng nhu cầu của độc giả, Thư viện tỉnh Hưng Yên đã tiến hành hai hình thức bổ sung tài liệu là bổ sung hiện tại và bổ sung hồi cố
2.1.2.1 Bổ sung hiện tại
Bổ sung hiện tại là hình thức bổ sung được áp dụng thường xuyên tại thư viện nhằm cung cấp năng lượng để thư viện luôn ở trạng thái hoạt động
Bổ sung hiện tại có thể khai thác từ các nguồn chủ yếu như:
Bổ sung theo chế độ nộp lưu chiểu
Trước kia, căn cứ vào sắc lệnh của Nhà nước về chế độ nộp lưu chiểu, thư viện tiếp nhận tài liệu từ nguồn tài liệu nộp lưu chiểu thông qua phòng bổ sung của Thư viện
Căn cứ Luật xuất bản ngày 03/12/2004 về quy chế lưu chiểu xuất bản phẩm thì tất cả các nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức (bao gồm cả các cơ quan
Trang 26nước ngoài và tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam) được Cục xuất bản,
Sở Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép phải nộp 03 bản cho Sở Văn hóa – Thông tin lưu trữ (trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp 02 bản)
Đến năm 2007, Sở Thông tin – Truyền thông thành lập, có nhiệm vụ quản lý lưu chiểu xuất bản phẩm của địa phương Do đó, việc bổ sung hiện tại gặp nhiều khó khăn Việc nhận tài liệu lưu chiểu từ năm 2004 đến nay chưa được thực hiện đầy đủ Nếu không có sự năng động của ban lãnh đạo cũng như cán bộ chuyên trách địa chí sẽ dễ bỏ qua nguồn bổ sung này
Bổ sung theo hình thức khác
- Thư viện tiến hành bổ sung tài liệu về Phố Hiến thông qua trao đổi, tặng biếu từ các độc giả hảo tâm, của các cộng tác viên và các tác giả như nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, hay các học viên cao học, sinh viên làm luận văn, khóa luận đã sử dụng sách của thư viện rồi tặng lại thư viện Nguồn này chiếm một số lượng không đáng kể
- Ngoài ra, thư viện còn sao chụp những tài liệu địa chí về Phố Hiến hiện đang lưu giữ tại các thư viện trung ương, thư viện của các viện nghiên cứu…
- Nguồn trích báo, tạp chí: Đây là nguồn hết sức quan trọng đối với
bổ sung thường kì vốn tài liệu địa chí Cán bộ thư viện tìm các bài viết trên báo, tạp chí của trung ương, địa phương có nội dung về Phố Hiến – Hưng Yên, tiến hành trích và làm tóm tắt, bổ sung vào kho địa chí của thư viện
Việc bổ sung thông qua nguồn trích báo, tạp chí đạt được hiệu quả đáng ghi nhận, góp phần làm giàu thêm vốn tài liệu địa chí cũng như tài liệu
về Phố Hiến
Trang 272.1.2.2 Bổ sung hồi cố
Để thỏa mãn nhu cầu của bạn đọc, Thư viện tỉnh Hưng Yên không chỉ sưu tầm, bổ sung những tài liệu vừa mới xuất bản mà còn bổ sung những tài liệu trong thời gian trước đây Những lỗ hổng trong vốn tài liệu không những
do thiếu sót của bổ sung hiện tại mà còn do hư hao trong quá trình phục vụ, thiên tai, sự thay đổi về địa danh, địa giới khi nhập, tách tỉnh… nên yêu cầu
bổ sung tài liệu địa chí càng cần thiết trong xây dựng vốn tài liệu địa chí
Các hình thức bổ sung hồi cố
- Bổ sung những tài liệu về Phố Hiến nằm rải rác trong nhân dân, trong các dòng họ, trong các khu di tích đình, đền, chùa, trong các cơ quan lưu trữ địa phương, Trung ương dưới hình thức mua, sao chụp
- Phòng địa chí còn tiến hành thu thập tài liệu từ những kho sách thanh
lý của thư viện và các thư viện bạn nhằm làm phong phú hơn kho tài liệu địa chí của thư viện và nguồn tài liệu về Phố Hiến
Tuy nhiên do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp nên việc hợp đồng sao chụp các tài liệu về Phố Hiến đang lưu giữ tại các cơ quan thư viện lớn, cơ quan lưu trữ Trung ương chưa được tiến hành tốt
2.2 Xử lý, tổ chức và bảo quản tài liệu về Phố Hiến
2.2.1 Xử lý tài liệu về Phố Hiến
2.2.1.1 Xử lý kỹ thuật
Sau khi tiếp nhận tài liệu thực hiện các bước xử lý kĩ thuật sơ lược như rọc những trang tài liệu bị dính, dán lại bìa cho những tài liệu bị long bìa, dán đính chính (nếu có) cán bộ nghiệp vụ sẽ thực hiện thao tác đăng kí tài liệu, đóng dấu, dán nhãn cho tài liệu Đối với mỗi loại hình tài liệu khác nhau thì
có cách xử lý kĩ thuật khác nhau
Trang 28 Đối với sách
Đăng kí tài liệu
Tài liệu sau khi được tiếp nhận sẽ được đăng kí Đăng kí tài liệu giúp cán bộ thư viện nắm vững vốn tài liệu hiện có của thư viện, nắm được mặt mạnh, mặt yếu trong thành phần vốn tài liệu của mình để từ đó điều chỉnh chính sách bổ sung nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu tin của bạn đọc, đồng thời
nó cũng là công cụ quan trọng để kiểm kê kho sách
Có hai loại đăng kí tài liệu là đăng kí cá biệt và đăng kí tổng quát Tuy nhiên với tài liệu địa chí và tài liệu về Phố Hiến, Thư viện tỉnh Hưng Yên chỉ tiến hành đăng kí cá biệt
Đăng kí cá biệt là đăng kí cho từng cuốn sách được nhập về thư viện Mỗi một cuốn sách được coi như một đơn vị đăng ký cá biệt độc lập và được ghi vào một dòng trong sổ đăng ký cá biệt Mỗi một kho sách có sổ đăng ký
cá biệt riêng như sổ đăng ký cá biệt giáo trình phòng đọc, sổ đăng ký cá biệt giáo trình phòng mượn… Để dễ dàng phát hiện tình trạng đánh nhầm số, mỗi trang của sổ đăng ký cá biệt được quy định 25 dòng tương ứng với 25 số thứ
tự và 25 cuốn sách Những dòng in đậm bao giờ cũng có tận cùng là 0 và 5 Mỗi quyển sổ đăng ký cá biệt cho phép chúng ta đăng kí 2000 cuốn sách Trong sổ đăng ký cá biệt sách được đăng kí bằng ngôn ngữ xuất bản của cuốn sách đó
Số đăng ký cá biệt sẽ được ghi vào dấu của thư viện ở trang tên sách và trang thứ 17 của mỗi cuốn sách
Trang 29Hình 1: Mẫu sổ đăng kí cá biệt của Thư viện
Đóng dấu
Tài liệu sau khi được đăng kí phải được đóng dấu xác nhận quyền sở hữu của thư viện đối với tài liệu đó Với tài liệu là sách, dấu của thư viện được đóng ở trang tên sách và trang thứ 17 như quy định chung Nếu trường hợp sách có ít hơn 17 trang thì sẽ đóng dấu ở trang tên sách và tờ trước của tờ cuối cùng (không kể bìa) Với sách quý hiếm dấu của thư viện không chỉ đóng ở trang tên sách và trang thứ 17 mà còn được đóng ở trang đầu của mỗi tay sách
Tài liệu địa chí nói về Phố Hiến được đóng dấu phòng địa chí
Ví dụ: Phố Hiến lịch sử - văn hóa - Hưng Yên: Sở Văn hóa xb.,1998.-
Xuất bản (5)
Giá tiền (6)
Số vào
sổ
TQ (7)
Môn loại (8)
Ngày
và số biên bản xuất (9)
Phụ chú
(10 )
Nơi Năm 1/1/99 01 Phố Hiến lịch sử - văn hóa Hưng Yên 1998 23000 ĐC.9
THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN PHÒNG ĐỊA CHÍ
VN 605
Trang 30Việc đóng dấu của thư viện đôi khi không được cẩn thận và đúng nguyên tắc Dấu đóng vào tài liệu không được ngay ngắn, bị mờ hoặc ở những chỗ làm che mất nội dung của tài liệu
Dán nhãn
Việc dán nhãn tài liệu tại thư viện được dán theo đúng quy định Nhãn được dán ở góc trên bên trái Nhãn tài liệu của thư viện có ghi tên thư viện và các yếu tố như: Tên kho, kí hiệu phân loại, khổ cỡ của tài liệu (như VN: Việt nhỏ; VV: Việt vừa) và số đăng ký cá biệt
Nhãn tài liệu tại phòng địa chí trình bày như sau:
Đối với báo, tạp chí
Tài liệu là báo, tạp chí khi nhập về thư viện được đóng dấu và đem ra phục vụ Sau 1 năm thư viện sẽ tiến hành đóng báo, tạp chí thành quyển Với những quyển báo, tạp chí trên 45 trang sẽ được coi như một đơn vị đăng ký cá biệt tiến hành vào sổ đăng ký cá biệt, đóng dấu và dán nhãn cho tài liệu
2.2.1.2 Xử lý hình thức
Thư viện tỉnh Hưng Yên tiến hành mô tả tài liệu địa chí trong đó có tài liệu về Phố Hiến theo quy tắc mô tả ISBD Từ năm 2002 thư viện áp dụng phần mềm CDS/ISIS để tạo lập biểu ghi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chí Các
dữ liệu được biên mục vẫn được thực hiện theo quy tắc mô tả ISBD
ĐC
ĐC9
VN 605
Trang 31Khảo sát việc áp dụng quy tắc mô tả ISBD tại Thư viện tỉnh Hưng Yên với các tài liệu về Phố Hiến
Với tiêu đề mô tả
Lấy tác giả làm tiêu đề mô tả trong trường hợp: Sách có từ 3 tác giả trở xuống, tác giả đầu tiên được lấy làm tiêu đề mô tả
Với tác giả cá nhân là người Việt Nam, người Phương Đông: Thư viện
có sự thống nhất trong việc ghi tiêu đề mô tả, tuân thủ theo đúng nguyên tắc
mô tả ISBD: Ho, đệm tên
Tên tác giả là người Phương Tây (Âu Mĩ): Mô tả đảo họ lên trước, sau
họ có dấu phẩy: Họ, tên – đệm
Tên tác phẩm làm tiêu đề mô tả trong trường hợp:
- Tài liệu có tên tác giả tập thể
- Sách có 4 tác giả trở lên
- Người dịch, biên dich, người biên soạn, sưu tầm, tuyển chọn…
Với trường thông tin xuất bản
+Với nhà xuất bản là tên địa danh ghi: Nxb Tên nhà xuất bản
+ Với những nhà xuất bản không phải là tên địa danh thì chỉ ghi tên nhà xuất bản
Trang 32Việc mô tả hình thức tài liệu tiến hành trên tờ khai Worskheet do thư viện xây dựng
Mẫu nhập tin tài liệu địa chí về Phố Hiến bao gồm 29 trường:
Trang 35Kí hiệu phân loại
2.2.1.3 Xử lý nội dung
Xử lý nội dung tài liệu là quá trình phân tích nội dung tài liệu và phản ánh những thông tin đặc trưng của nội dung tài liệu dưới các hình thức: Kí hiệu phân loại, từ khóa, đề mục chủ đề, bài tóm tắt… Tùy theo yêu cầu của người dùng tin và điều kiện cụ thể của từng thư viện là sẽ tiến hành mô tả nội dung tài liệu theo những hình thức khác nhau
Trang 36Xử lý nội dung tài liệu có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Trước hết, tạo ra nhiều điểm truy cập tin khác nhau theo đặc trưng nội dung tài liệu như theo môn ngành tri thức, chủ đề, từ khóa, từ chuẩn, bài tóm tắt… Do đó khi mô tả nội dung tài liệu đòi hỏi phải chính xác, đầy đủ, khoa học, giúp người dùng tin tìm được tài liệu thích hợp với yêu cầu tin của mình
- Giúp người dùng tin tìm được những tài liệu về một ngành, một lĩnh vực, một đề tài hay một vấn đề chuyên môn hẹp Đồng thời, thông qua các chủ đề, từ khóa, bài tóm tắt… trong các biểu ghi, thư viện sẽ thông báo được những nội dung cơ bản của tài liệu cho người dùng tin
- Dễ tổ chức, sắp xếp tài liệu trong kho, tổ chức các công cụ lưu trữ và tra cứu và đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu
- Mặt khác, có thể đáp ứng nhu cầu tin mà không cần đến tài liệu gốc qua các bài tóm tắt, bài tổng luận
Xử lý nội dung tài liệu là một trong những khâu quan trọng nhất trong hoạt động của thư viện và các cơ quan Thông tin - Thư viện Xử lý nội dung tài liệu không chính xác, đầy đủ, khoa học sẽ gây ra hiện tượng nhiễu tin (thông tin tìm thấy không chính xác), hiện tượng mất tin (không tìm thấy thông tin)
Phân loại tài liệu về Phố Hiến
Để phân loại tài liệu địa chí Phố Hiến, Thư viện tỉnh Hưng Yên sử dụng “Bảng phân loại tài liệu địa chí dùng cho thư viện công cộng” do Lê Gia Hội và Nguyễn Hữu Viêm biên soạn năm 1993 Bảng phân loại gồm 10 môn loại chính:
ĐC.1 Tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung Ương) Thành phố (trực thuộc tỉnh) Các quận, huyện, các thị xã Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng bộ
Trang 37và nhân dân tỉnh, thành phố Đảng và Nhà nước với nhân dân trong tỉnh và thành phố
ĐC.2 Đảng bộ tỉnh, thành phố Các Đảng bộ Các cơ quan, chinh quyền và cơ quan quản lý địa phương, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, thành phố Tình hình chính trị, xã hội hiện tại của tỉnh, thành phố (từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay)
ĐC.3 Thiên nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh ĐC.4 Kinh tế tỉnh, thành phố Kế hoạch hóa nền kinh tế tỉnh, thành phố
ĐC.5 Đời sống khoa học của tỉnh, thành phố Công tác văn hóa, giáo dục của tỉnh, thành phố Công tác báo chí
ĐC.6 Công tác y tế của tỉnh, thành phố Công tác bảo vệ sức khỏe cho nhân dân Công tác thể dục thể thao
ĐC.7 Nghệ thuật tỉnh, thành phố trong các tác phẩm nghệ thuật ĐC.8 Đời sống văn hóa của tỉnh, thành phố Tỉnh, thành phố trong các tác phẩm văn học Văn học dân gian, ngôn ngữ Thổ ngữ của các dân tộc
ít người
ĐC.9 Lịch sử tỉnh, thành phố Đặc điểm nhân chủng Các di tích lịch
sử, các danh lam thắng cảnh của tỉnh, thành phố
ĐC.10 Tài liệu về các nhân vật nổi tiếng của tỉnh, thành phố (hộp phích nhân vật)
Một số ví dụ cụ thể về phân loại tài liệu Phố Hiến:
Thần tích, thần sắc: Thôn Nhân dục, An Tảo phường Hiến Nam thị xã Hưng Yên: Thư viện tỉnh Hưng Yên sao chụp, 2001.-24cm
KHPL: ĐC 97
Trang 38(ĐC.97: Dân tộc học Đặc điểm nhân chủng học của tỉnh, thành phố Lịch sử phương thức sinh hoạt và phong tục tập quán)
Phố Hiến - Tập tư liệu về Phố Hiến.- Hải Hưng: Thư viện tỉnh, 1992.-
20tr.; 19 cm
KHPL: ĐC.9
(ĐC.9: Lịch sử tỉnh, thành phố Đặc điểm nhân chủng Các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh của tỉnh, thành phố)
Hầu hết, các kí hiệu phân loại đảm bảo được các yêu cầu về: Tính đầy
đủ, chính xác, mức độ chi tiết hóa, hay hình thức của tài liệu
có sự chỉnh lý trong thời gian tới
Định từ khóa tài liệu
Quá trình định từ khóa của Thư viện tỉnh Hưng Yên tiến hành theo quy trình chung gồm 3 bước:
Bước 1: Phân tích và xác định nội dung tài liệu
Bước 2: Xác định các khái niệm đặc trưng cho nội dung tài liệu
Bước 3: Mô tả các khái niệm đặc trưng bằng ngôn ngữ từ khóa
Nhìn chung chất lượng hệ thống từ khóa của thư viện đã phản ánh được những nội dung chủ yếu của tài liệu và mang tính thông dụng đối với người
Trang 39dùng tin Hệ thống từ khóa đảm bảo được một số yêu cầu như: Tính chính xác, khách quan, đầy đủ, đơn nghĩa
Chẳng hạn, tài liệu:
Những di tích danh thắng tiêu biểu Phố Hiến – Hưng Yên - H.,2005.-
212tr.; 21 cm
Từ khóa: Di tích, danh thắng, Phố Hiến
ĐỖ MẠNH HÙNG Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa phi vật thể về lễ hội
cổ truyền Phố Hiến/ Đỗ Mạnh Hùng.- Hưng Yên, 2009.- 135tr.; 24 cm
Từ khóa: Văn hóa phi vật thể, Lễ hội cổ truyền, Phố Hiến
Tóm tắt tài liệu về Phố Hiến
Tài liệu về Phố Hiến cũng tiến hành tóm tắt tương tự như với các tà liệu khác bao gồm bốn bước:
Bước 1: Phân tích nội dung tài liệu
Bước 2: Lựa chọn thông tin làm tóm tắt
Bước 3: Tổng hợp thông tin và viết bài tóm tắt
Bước 4: Hoàn chỉnh bài tóm tắt
Một bài tóm tắt hoàn chỉnh là hình ảnh thu nhỏ của nội dung tài liệu
Do đó, bài tóm tắt phải đảm bảo được tính chính xác, đầy đủ, ngắn gọn, khách quan Việc làm tóm tắt cho tài liệu về Phố Hiến tại Thư viện tỉnh Hưng Yên luôn được quan tâm chú ý Vì vậy nhìn chung các bài tóm tắt đã đảm bảo được các yêu cầu trên
Chẳng hạn tài liệu sau:
Phố Hiến: Kỷ yếu hội thảo khoa học - Hải Hưng: Sở Văn hóa thông
tin, 1994.- 252tr.; 21cm
Trang 40 Tóm tắt: Gồm những bài phát biểu trong hội thảo quốc tế về Phố Hiến Quá trình ra đời, sự suy tàn, vai trò của Phố Hiến trong lịch sử Việt Nam
Phố Hiến // Đô thị cổ Việt Nam.- H.: NXB Hà Nội, 1989.- tr 195-209
Tóm tắt: Lịch sử, phường, phố, dân cư, hoạt động kinh tế, văn hóa của Phố Hiến
Tuy nhiên còn một số bài tóm tắt còn dài dòng như:
Nét xưa vùng đất tiểu Kinh kỳ // Đời sống &pháp luật - 2009 - ngày 9
tháng 5 - tr.12
Tóm tắt: Giới thiệu một số nét về lịch sử, kiến trúc và những đồ thờ
tự của các di tích nằm trong quần thể di tích Phố Hiến như: chùa Chuông, đền Trần, đền Mẫu… Hiện Hưng Yên có 150 di tích được xếp hạng quốc gia đứng thứ 3 trong cả nước, trong đó quần thể di tích Phố Hiến còn lưu giữ 128 di tích lịch sử Việt Nam và kiến trúc nghệ thuật cùng với 17 di tích được xếp hạng quốc gia và hàng nghìn cổ vật có giá trị
Kết quả của quá trình xử lý nội dung tài liệu là các kí hiệu phân loại, từ khóa, bài tóm tắt sẽ được ghi vào tờ khai Worskheet và được cán bộ thư viện kiểm tra và cho nhập vào cơ sở dữ liệu của thư viện
2.2.2 Tổ chức, sắp xếp và bảo quản tài liệu
2.2.2.1 Tổ chức, sắp xếp tài liệu
Trong chu trình đường đi của tài liệu địa chí, sau công tác bổ sung và
xử lý tài liệu, cần tổ chức kho và bảo quản tài liệu địa chí một cách hợp lý và khoa học thuận lợi cho công tác quản lý và khai thác tài liệu địa chí cũng như phục vụ người sử dụng tài liệu địa chí một cách nhanh chóng