Các đồng nghiệp cũng như các cán bộ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGUYỄN TRƯỜNG GIANG
NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN T Ạ I
T R U N G T Â M T H Ô N G T I N T H Ư V I Ệ N
T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C T H À N H Đ Ô
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN THU THẢO
HÀ NỘI, 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ và sự chỉ bảo tận tình của TS Nguyễn Thu Thảo Đặc biệt là những định hướng khoa học mà TS Nguyễn Thu Thảo đã dành cho luận văn này
Bên cạnh đó, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ khoa Sau đại học – Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Các đồng nghiệp cũng như các cán bộ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện luận văn tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ từ bạn bè và gia đình
Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả những sự giúp đỡ quí báu trên
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song với kiến thức có hạn, luận văn chắc chắn
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cho luận văn từ phía các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 9
ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM 9
THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ 9
1.1 Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô trong thời kỳ đổi mới 9
1.1.1 Hoạt động giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Thành Đô 9
1.1.2 Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong hoạt động của Trường 16
1.2 Người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thành Đô 20
1.2.1 Đặc điểm chung 20
1.2.2 Nhóm cán bộ kiêm nhiệm (Quản lý – Giảng dạy) 21
1.2.3 Nhóm cán bộ nghiên cứu - giảng dạy 22
1.2.4 Nhóm học sinh, sinh viên 23
CHƯƠNG 2 25
THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ 25
2.1 Thực trạng nhu cầu tin 25
2.1.1 Nội dung nhu cầu tin 26
2.1.2 Tập quán sử dụng thông tin 37
2.2 Thực trạng mức độ đáp ứng nhu cầu tin 50
2.2.1 Mức độ đáp ứng vốn tài liệu 50
2.2.2 Mức độ đáp ứng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin 53
2.2.3 Mức độ đáp ứng về thời gian phục vụ 56
2.2.4 Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất thiết bị 57
2.3 Các điều kiện liên quan đến hoạt động đáp ứng nhu cầu tin 58
2.3.1 Nhân lực của Trung tâm 58
2.3.2 Phương thức tổ chức hoạt động 59
2.3.3 Kinh phí 60
2.3.4 Chính sách phát triển của Trung tâm 61
2.4 Nhận xét chung 63
Trang 4CHƯƠNG 3 66
GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VÀ 66
KÍCH THÍCH NHU CẦU TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ 66
3.1 Nhóm giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng 66
3.1.1 Nguồn lực thông tin 66
3.1.2 Sản phẩm và dịch vụ thông tin 69
3.1.3 Củng cố các nguồn lực tại Trung tâm 72
3.1.4 Thay đổi quan điểm và chính sách đầu tư của lãnh đạo Nhà trường 75
3.2 Nhóm giải pháp kích thích phát triển nhu cầu tin 76
3.2.1 Phương pháp dạy và học 76
3.2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học, khoá luận của sinh viên 78
3.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện 79
KẾT LUẬN 82
PHỤ LỤC LUẬN VĂN 84
Trang 5MỞ ĐẦU
1 tính cấp thiết của đề tàI
Trong bối cảnh thụng tin bựng nổ hiện nay, việc nắm vững nhu cầu tin để phục vụ thụng tin cho người dựng tin một cỏch đầy đủ, chớnh xỏc, kịp thời nhằm nõng cao hiệu quả hoạt động thụng tin thư viện là vụ cựng quan trọng Đõy cũng là một trong những mục tiờu hướng tới của cỏc cơ quan thụng tin thư viện
Trường Đại học Thành Đụ nằm trong hệ thống giỏo dục chung của cả nước Nõng cao chất lượng đào tạo là mục tiờu phấn đấu khụng ngừng trong hoạt động đào tạo của nhà trường Trường Đại học Thành Đụ là một trường đại học đa ngành,
đa lĩnh vực và đa hệ đào tạo: cỏc hệ đào tạo gồm trung cấp chuyờn nghiệp, cao đẳng và đại học Ngoài ra, Trường cũn đào tạo cỏc hệ liờn thụng, liờn kết tại Trường và với cỏc trường khỏc Hiện nay số lượng học sinh, sinh viờn của Trường tăng lờn đỏng kể, đồng thời số lượng cỏn bộ, giảng viờn cũng tăng lờn ngày càng nhiều
Trung tõm Thụng tin – Thư viện trực thuộc Trường Đại học Thành Đụ (sau đõy gọi tắt là Trung tõm) đúng vai trũ là cầu nối cung cấp cỏc nguồn tin, là nơi trau dồi kiến thức, phục vụ cụng tỏc đào tạo, nghiờn cứu, giảng dạy và học tập cho toàn
bộ cỏn bộ, giỏo viờn, học sinh và sinh viờn trong Nhà trường
Để đỏp ứng nhiệm vụ tăng cường hoạt động học tập và giảng dạy trong Trường thỡ Trung tõm đúng một vai trũ hết sức quan trọng đỏp ứng nhu cầu tin phục vụ cho cụng tỏc học tập, nghiờn cứu và giảng dạy cho toàn bộ học sinh, sinh viờn và cỏn bộ, giảng viờn trong Nhà trường
Hiện nay, Trung tõm đó cú những biến đổi sõu sắc về mọi mặt: vớ dụ như số người dựng tin ngày càng tăng, nhu cầu ngày càng lớn, v.v Tuy nhiờn số lượng người dựng tin đến Trung tõm vẫn cũn hạn chế, mức độ đỏp ứng nhu cầu tin tại
Trang 6Trung tâm còn khá thấp Hiện tượng giáo viên thường xuyên phải tìm kiếm thông tin, tài liệu giảng dạy ở những nơi khác và một số học sinh, sinh viên học thiếu giáo trình và tài liệu tham khảo vẫn còn tồn tại Điều này đã làm ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, sinh viên trong Trường trong thời gian gần đây Như vậy, việc nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu của họ là cần thiết và cần được làm ngay Đây cũng là cơ sở để đưa ra những định hướng phát triển của Trung tâm trong những giai đoạn tiếp theo
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu
cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thành Đô” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
chuyên ngành Khoa học Thư viện của mình
Các công trình trên đều đề cập đến nhu cầu tin đặc thù của người dùng tin cụ
Trang 7thể tại cơ quan, đơn vị nơi tác giả công tác Mặc dù đã có hai luận văn nghiên cứu
về nhu cầu tin của người dùng tin ở trường đại học, nhưng đây là những trường đại học công lập, được Nhà nước bao cấp và hoạt động trên cơ sở nguồn kinh phí Nhà nước cấp Trong khi đó, Trường Đại học Thành Đô là một trường đại học tư thục, hoạt động ngoài kinh phí Nhà nước, do tư nhân thành lập và hoạt động có sự quản
lý của Nhà nước Do vậy, vấn đề tổ chức và hoạt động sẽ có những điểm khác biệt
so với những trường công lập Hơn nữa việc nghiên cứu nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thành Đô từ trước tới nay chưa được tiến
hành Như vậy, đề tài : “Nghiên cứu nhu cầu tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin
của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Thành Đô” là mới, không trùng lặp với đề tài nào trước đây
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu: Luận văn có đối tượng nghiên cứu là nhu cầu tin
của người dùng tin và mức độ đáp ứng các nhu cầu đó
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được thực hiện với phạm vi tại Trung tâm
Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô trong giai đoạn từ 2005 đến nay
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
* Mục đích: Nhận dạng đặc điểm nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng các nhu
cầu đó của Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng và kích thích phát triển nhu cầu tin nói trên
* Nhiệm vụ: Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn tập trung vào giải quyết
Trang 8tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô
- Nghiên cứu thực trạng đáp ứng nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô
- Đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng và kích thích phát triển nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm của người dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô
Chương 3: Các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng và kích thích phát triển nhu cầu tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành
Đô
Trang 9CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM
THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
1.1 Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô trong thời kỳ đổi mới
1.1.1 Hoạt động giảng dạy và học tập tại Trường Đại học Thành Đô
Trường Đại học Thành Đô được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 2009 theo quyết định số: 679/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ
Trường Đại học Thành Đô được thành lập trên cơ sở tiền thân là Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô theo quyết định số 7687/QĐ - BGD&ĐT – TCCB ngày 30/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô được đổi tên thành Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô theo quyết định số 3207/QĐ - BGD&ĐT ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đổi tên Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô thành Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô
Trường Đại học Thành Đô là trường đại học tư thục nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và giải thể Trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục
và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Thành Đô là trường đại học đa ngành, đa cấp học và đa hệ đào tạo, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật, công nghệ, văn hoá, giáo dục của ngành và khu vực Thông qua phát triển các hoạt động đào tạo nhân lực, Trường đã từng bước đẩy nhanh các hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với yêu cầu thực tế của đất nước Không những thế,
Trang 10thông qua các hoạt động văn hoá xã hội và các hoạt động khác, Trường còn giữ vai trò là một nhân tố thúc đẩy phát triển văn hoá, giáo dục, phù hợp với mục tiêu, định hướng giai đoạn đến năm 2020 của đất nước Mục tiêu của Trường là phấn đấu đạt trình độ phát triển tương đương các trường đại học lớn ở trong nước và đạt đẳng cấp khu vực
Sau 6 năm được thành lập và triển khai thực hiện nhiệm vụ của Bộ, Trường
đã đào tạo được khoảng 3.000 học sinh – sinh viên (HS – SV) và triển khai đào tạo
17 ngành nghề với 22 mục tiêu đào tạo của 4 cấp học: đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề Điều đó phần nào nói lên bước đầu Trường đã tạo được lòng tin của người học đối với Nhà trường mà nhất là đối với một trường tư thục
Trường có chức năng và nhiệm vụ chính sau:
Chức năng:
+ Đào tạo các kỹ sư công nghệ, các cán bộ nghiệp vụ có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho các ngành nghề góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực đồng bằng Sông Hồng
và trong cả nước Khi có đủ điều kiện, Trường sẽ đào tạo trình độ sau đại học với các loại hình đào tạo: liên thông, không chính quy, đào tạo từ xa v.v
+ Nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học giáo dục đặc biệt trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế – xã hội
+ Bồi dưỡng, đào tạo lại và nâng cao trình độ đội ngũ công chức, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ giảng dạy ở trình độ cao theo yêu cầu chuẩn hoá nghiệp
vụ, chuyên môn
+ Hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu, trao đổi và chuyển giao công nghệ
Trang 11Nhiệm vụ:
+ Đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo Đảm bảo nguồn nhân lực có sức khoẻ, có năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng với việc làm trong xã hội Đồng thời có khả năng tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác, có khả năng hợp tác trong hoạt động nghề nghiệp
+ Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ Phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của luật khoa học công nghệ, luật giáo dục và các quy định khác
+ Quản lý giảng viên, cán bộ nhân viên, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên của Trường có đủ về số lượng, đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Tuyển sinh và quản lý người học theo quy định
+ Phối hợp với các tổ chức, các nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục
+ Tổ chức cho giảng viên, cán bộ nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội, phù hợp với ngành nghề đào tạo
+ Giữ gìn và phát triển những di sản văn hoá dân tộc
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật
Để xây dựng và phát triển Nhà trường đặt mục tiêu chất lượng đào tạo lên hàng đầu Nhà trường luôn chăm lo tới công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán
bộ, giáo viên có chất lượng và luôn coi trọng tới nội dung và phương pháp giảng dạy
Để đảm bảo chất lượng dạy và học trong Trường thì đội ngũ cán bộ, giáo
Trang 12viên đóng một vai trò hết sức quan trọng Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề này Nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và giáo viên trong Trường Tuy Trường mới được thành lập song đã tập hợp được một đội ngũ cán bộ, giảng viên rất nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, có trình độ, đáp ứng được yêu cầu của một trường đại học Hiện tại Trường có tổng số: 538 cán bộ, giảng viên Trong đó giảng viên cơ hữu là 126, chiếm tỉ lệ 23.4% ; giảng viên thỉnh giảng
là 374, chiếm tỉ lệ 69.5%
Trong số đó những người có hàm giáo sư, phó giáo sư: 45 người, chiếm tỉ lệ 8.4%; tiến sĩ: 58 người, chiếm tỉ lệ 10.8%, thạc sĩ: 219 người, chiếm tỉ lệ 40.7% Như vậy số giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và thạc sĩ là 322 chiếm tỉ lệ 59.9% trong đó giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ là 103 chiếm tỉ lệ 5.7%, còn lại 40.12% có trình độ đại học và các trình độ khác
Trong những năm vừa qua Nhà trường luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ, giảng viên nhân viên đi học nâng cao trình độ Hiện tại trong số cán bộ giảng viên cơ hữu của trường có 16 người đang theo học thạc sĩ tại các cơ
sở đào tạo; 01 người theo học nghiên cứu sinh Hàng năm Nhà trường đầu tư cho khoảng 20 - 25 cán bộ, giảng viên trẻ có trình độ đại học ở tất cả các khoa đi học cao học Trong 4 năm 2007 – 2010 trường đầu tư đào tạo và bồi dưỡng: 50 cán bộ công chức, 30 cán bộ giảng viên có trình độ thạc sĩ, 10 người có trình độ tiến sĩ với tổng mức đầu tư khoảng 2.320 triệu đồng Với mức đầu tư và khuyến khích như vậy hiện tại Trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên trong đó có hơn 50% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo Nhà trường không ngừng quan tâm đến việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy Một số môn học đã ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học, sử dụng máy chiếu nhằm tăng tính trực quan và sinh động cho bài giảng, tăng giờ thực hành và hình thức tham quan
Trang 13thực tế cho các môn học Phương pháp dạy ở một số môn học cũng đã dược thay đổi như: học ngoại ngữ có các phương tiện hỗ trợ: tivi, DVD, v.v Một số tiết học
có các chuyên gia nước ngoài trực tiếp đến giảng, giúp HS – SV thay đổi môi trường học tập, kích thích tinh thần học tập Một số môn học được giảng dạy theo phương pháp thảo luận, học theo nhóm và kiểm tra theo hình thức làm bài tập lớn hay viết tiểu luận v.v
Với những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, trong những năm qua công tác giảng dạy và học tập của Nhà trường đã thu được những kết quả đáng khích lệ, chất lượng hoạt động của Nhà trường ngày càng chiếm được lòng tin đối với người học và khẳng định được vị trí so với những trường đại học lâu đời trong cả nước Đến nay Trường đã đào tạo được tổng số 3.000 HS - SV tốt nghiệp
có bằng cử nhân cao đẳng hệ chính qui và trung học chuyên nghiệp Theo thống kê của phòng Quản lý HS – SV của Nhà trường tỷ lệ HS –SV ra trường có việc làm đạt khoảng 80% Điều này phần nào đã phản ánh được chất lượng đào tạo của Nhà trường ngay từ những ngày đầu xây dựng và phát triển
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được với những thành tích mà Trường đã thu được trong những năm qua thì trong công tác giảng dạy và học tập tại Trường vẫn còn một số những mặt hạn chế cụ thể: việc học theo phương pháp truyền thống theo kiểu “thầy giảng, trò ghi” vẫn còn tồn tại, việc dạy theo kiểu giáo viên lên lớp giảng học sinh nghe, ghi, chép một cách thụ động, một chiều vẫn
là chủ yếu Nội dung dạy chỉ bó hẹp trong sách giáo trình và hình thức kiểm tra vẫn theo kiểu tự luận là chính Số lượng giáo viên dạy theo phương pháp mới là rất
ít và giáo viên dạy theo phương pháp phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu cho
HS - SV chưa được rộng rãi và đồng đều Hình thức kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm, nhận xét, đánh giá vấn đề và kiểm tra hết môn dưới dạng bài tập lớn và viết tiểu luận cũng rất ít Đây là một trong những tồn tại mà nguyên nhân có thể từ
Trang 14hai phía chất lượng của các giáo viên và chất lượng của HS – SV trong Trường Nhưng điều này phần nào đã làm hạn chế khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS -
SV và đây cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm
Ngoài ra, phong trào nghiên cứu khoa học của Nhà trường còn chưa thật sự phát triển Chưa phải là một phong trào được duy trì thường xuyên, chưa có sự động viên, khuyến khích, kiểm tra và đánh giá một cách khoa học Đây có lẽ là một trong những điểm yếu nhất làm kìm hãm sự say mê nghiên cứu khoa học, trau dồi và phát triển kiến thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và HS – SV trong Trường
Hơn nữa, chất lượng của các khoá luận của sinh viên vẫn chưa được đánh giá ở mức cao Tình trạng một giáo viên hướng dẫn nhiều sinh viên viết khóa luận vẫn còn tồn tại Giáo viên hướng dẫn vẫn có tâm lý sợ sinh viên vất vả nên không đòi hỏi nhiều đến chất lượng nội dung các khoá luận, đặc biệt những buổi bảo vệ khóa luận thường vẫn mang tính hình thức Việc nhận xét, đánh giá và cho điểm vẫn mang tính khuyến khích là nhiều
Là một trường có tuổi đời còn non trẻ, trong quá trình xây dựng và phát triển
sẽ không tránh khỏi những mặt hạn chế Đây chính là vấn đề mà luận văn muốn đề cập tới và đưa ra các giải pháp trong phần tiếp theo
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Trường Đại học Thành Đô là đặc điểm về nguồn kinh phí Trường là trường đại học tư thục, do vậy nguồn kinh phí hoàn toàn tự lập Nguồn thu cố định của Trường là các khoản thu học phí của HS –
SV và một số khoản thu khác từ các dịch vụ của Nhà trường Ngoài ra, kinh phí hoạt động của Trường hoàn toàn do cá nhân người sáng lập Trường đầu tư
Với nguồn kinh phí tự lập và chủ động trong hoạch định chi tiêu đã phản ánh trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực Mặt tích cực nổi bật nhất là tránh được sự trì
Trang 15trệ trong các thủ tục hành chính và sự chậm trễ về kinh phí trong hoạt động như ở một số cơ quan, đơn vị được nhà nước bao cấp như hiện nay Ngoài ra, việc đầu tư nhằm vào những hoạt động được ưu tiên, đem lại hiệu quả tức thời tránh việc đầu
tư lãng phí, không có hiệu quả và việc đầu tư sai mục đích dẫn đến tình trạng tham
ô, tham nhũng làm lãng phí nguồn kinh phí trong một số cơ quan được nhà nước bao cấp như hiện nay
Bên cạnh những mặt tích cực còn tồn tại một số mặt hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp đã làm ảnh hưởng tới một số hoạt động trong Trường hiện nay Nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động như: phát triển Trung tâm Thông tin – Thư viện, hoạt động nghiên cứu khoa học; hoạt động nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên; hoạt động công đoàn, đoàn thanh niên v.v còn hạn chế rất nhiều
Thực tế cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa học trong Trường còn mờ nhạt
và chưa có chất lượng như hiện nay có lẽ nguyên nhân một phần do nguồn kinh phí chi cho hoạt động còn chưa được thường xuyên và đúng mức Nghiên cứu khoa học là một hoạt động mang tính tri thức của người làm công tác khoa học nếu như
sự quan tâm, khích lệ chưa đúng mức sẽ dẫn đến làm kìm hãm hoạt động nghiên cứu khoa học của mỗi cá nhân và là một trong những nguyên nhân tất yếu sẽ xảy
ra
Hơn nữa, hoạt động nâng cao trình độ cán bộ, giảng viên vẫn chưa thật sự được quan tâm và đầu tư một cách kịp thời Việc hỗ trợ kinh phí cho cán bộ và giáo viên đi học nâng cao trình độ còn rất ít Điều này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên của Nhà trường trong thời gian tới
Hoạt động thông tin – thư viện tại Trung tâm cũng nằm trong những ảnh hưởng đó Thực tế cho thấy nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động của Trung tâm chưa được thường xuyên, kịp thời và đúng mức Điều này là một trong những nguyên nhân làm kìm hãm sự phát triển của Trung tâm trong quá trình hoạt động
Trang 16Như vậy, với nguồn kinh phí hoàn toàn tự lập của Trường như hiện nay sẽ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tới một số hoạt động trong quá trình hoạt động và sự khó khăn này chắc hẳn chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn khi Trường còn mới mẻ về tuổi đời và đang trong quá trình xây dựng và phát triển Vì vậy, trong điều kiện hiện nay một giải pháp phát triển hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của Nhà trường là điều cần thiết và cần được làm ngay
1.1.2 Vai trò của Trung tâm Thông tin - Thư viện trong hoạt động của Trường
Trung Tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô ra đời vào ngày
30 tháng 11 năm 2004 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Thành Đô Khi mới thành lập Trung tâm có tên là: “Thư viện Trường Cao đẳng Tư thục Công nghệ Thành Đô” Sau này cùng với những lần đổi tên của Trường, Trung tâm cũng có những tên gọi khác nhau phù hợp với tên gọi của Trường Ngày 20 tháng 11 năm
2008 Trung tâm chính thức được đổi tên là: “Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Cao đẳng Công nghệ Thành Đô” theo quyết định số: 160/QĐ/CĐCNTĐ của Hiệu trưởng Trường Đại học Thành Đô Hiện nay tên gọi chính thức của Trung tâm là: “Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô”
Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô là đơn vị phục
vụ đào tạo trực thuộc Ban Giám Hiệu Nhà trường Trung tâm đóng một vai trò tích cực, là cầu nối cung cấp nguồn tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
và học tập cho toàn bộ cán bộ, giảng viên và HS -SV trong Nhà trường Từ những ngày đầu thành lập Trung tâm còn nghèo nàn về cơ sở vật chất và vốn tài liệu Đến nay Trung tâm đã được đầu tư một cơ ngơi khang trang với diện tích sử dụng hơn 300m2 với các trang thiết bị mới mẻ và hiện đại Trung tâm có đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo đúng chuyên ngành, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong những giai đoạn phát triển của Nhà trường
Là đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám Hiệu Trung tâm có chức năng,
Trang 17nhiệm vụ chính sau:
* Chức năng:
Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và quản lý của Nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài liệu
* Nhiệm vụ:
Trung tâm có các nhiệm vụ sau:
- Tham mưu giúp hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Trung tâm; tổ chức điều phối toàn bộ hệ thống thông tin, tư liệu, thư viện trong Nhà trường
- Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường; thu nhận những tài liệu do Nhà trường xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận tốt nghiệp, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Nhà trường, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thư viện
- Tổ chức xử lí, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu, xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp; thiết lập mạng lưới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hoá; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật
- Tổ chức phục vụ, hướng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện thông qua các hình thức phục vụ của Trung tâm phù hợp với quy định của pháp luật
Trang 18- Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và công nghệ thông tin vào công tác thư viện
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác
- Tổ chức, quản lý cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của hiệu trưởng; bảo quản; kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và tài sản khác của Trung tâm; tiến hành thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- Thực hiện báo cáo tình hình hoạt động hàng năm và báo cáo đột xuất khi
có yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các Bộ, ngành chủ quản
PHÒNG -T
INTERNE-PHÒNG -EDIA
MULTIMPHÒNG BÁO TẠP CHÍ PHÒNG ĐỌC
-PHÒNG BÁN TÀI LIỆU
Trang 19Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
- Ban Giám Đốc: Gồm có 01 giám đốc phụ trách chung
- Phòng mượn tài liệu: Phòng phục vụ việc mượn, trả tài liệu của bạn đọc Phòng mượn phục vụ theo hình thức mở
- Phòng khoá luận: Phòng có chức năng lưu trữ và phục vụ toàn bộ khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên Phòng phục vụ theo hình thức mở, phòng có đầy
đủ cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật đáp ứng nhu cầu đọc tại chỗ và các dịch
vụ khác của bạn đọc như: dịch vụ photocopy, in sao tài liệu dưới dạng đĩa v.v
- Phòng internet: Phòng gồm 20 máy trạm và 01 máy chủ được kết nối Internet và mạng LAN
- Phòng multimedia: Phòng được trang bị 10 máy tính phục vụ cho việc tra cứu CSDL của Trung tâm; 05 tivi LG màn hình 21 inch; 05 đầu đĩa DVD và tai nghe phục vụ cho việc đọc và học tài liệu trên đĩa, tài liệu điện tử và các tài liệu khác
- Phòng báo - tạp chí: Phòng phục vụ việc đọc báo, tạp chí của bạn đọc tại chỗ Hiện tại Trung tâm có khoảng 40 đầu báo và tạp chí các loại
phục vụ cho bạn đọc có thể tự học và đọc tài liệu tại Trung tâm
- Phòng bán tài liệu (Quầy sách): Phòng có chức năng phục vụ các dịch vụ bán tài liệu và các dịch vụ về bản sao tài liệu
Trong những năm qua hoạt động của Trung tâm đã đóng một vai trò tích cực, góp phần đáng kể vào những thành tích trong công tác đào tạo của Nhà trường Cùng với sự phát triển của Nhà trường số lượng HS - SV và cán bộ giảng viên trong Trường ngày càng tăng lên một cách đáng kể do đó số lượng NDT và
Trang 20nhu cầu tin cũng tăng ngày càng nhiều Để đáp ứng kịp thời nhu cầu tin của NDT trong thời gian qua Trung tâm đã có những thay đổi trong cách tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện Cùng với sự đầu tư
về cơ sở vật chất ngày một khang trang, đầy đủ và hiện đại hơn thì các sản phẩm
và dịch vụ thông tin cũng ngày một phong phú và đa dạng hơn Vì vậy, hiện nay Trung tâm đã có những thay đổi khởi sắc cả về chất và lượng Thời gian gần đây số lượng NDT đến Trung tâm ngày càng tăng và mức độ đáp ứng nhu cầu tin cho NDT ngày càng lớn Trung tâm luôn lấy NDT làm trung tâm, đặt mục tiêu nâng cao mức độ đáp ứng NDT và kích thích phát triển nhu cầu tin của họ là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu của Trung tâm
Bên cạnh đó, thực hiện công tác đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy trong Nhà trường Trung tâm luôn là môi trường học tập, nghiên cứu của đông đảo NDT trong Trường Trung tâm ngày càng xứng đáng trở thành nơi trau dồi kiến thức, là diễn đàn trao đổi thông tin và có thể coi Trung tâm là giảng đường thứ hai đối với toàn bộ cán bộ, giáo viên và HS – SV trong Trường
Như vậy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong Nhà trường Trung tâm đóng một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu phục vụ cho công tác đào tạo của Nhà trường trong giai đoạn hiện nay
1.2 Người dùng tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học
Thành Đô
1.2.1 Đặc điểm chung
Người dùng tin là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động của một cơ quan thông tin thư viện nào NDT là một trong các yếu tố cấu thành nên hoạt động thông tin – thư viện và là yếu tố đóng vai trò quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tin – thư viện NDT là người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện NDT là đối tác, là khách hàng của hoạt
Trang 21động thông tin – thư viện Theo quan điểm hiện đại NDT là “thượng đế” đối với những người tham gia hoạt động thông tin – thư viện Nhu cầu tin của NDT là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin – thư viện Không có NDT sẽ không còn tồn tại hoạt động thông tin – thư viện.[10, tr.20-21]
NDT đóng vai trò là chủ thể của nhu cầu tin - yếu tố nguồn gốc của hoạt động thông tin – thư viện Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển đặc biệt là công nghệ thông tin đã dẫn tới nhu cầu tin của NDT ngày càng đa dạng và phong phú Chính vì vậy nâng cao mức độ đáp ứng nhu cầu tin của NDT và đáp ứng nhu cầu tin một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời là mục tiêu hướng tới của mọi cơ quan thông tin – thư viện trong giai đoạn hiện nay
NDT ở Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô là toàn thể cán bộ, giáo viên và HS - SV trong Trường
Hiện nay, Trung tâm đang quản lý 5.186 thẻ bạn đọc Trong đó có 5.022 thẻ
HS – SV (chiếm tỷ lệ 96.84%), có 38 thẻ cán bộ (chiếm tỷ lệ 0.73%) và có 126 thẻ giáo viên (chiếm tỷ lệ 2.43%)
Bằng việc thống kê số thẻ, phân tích phiếu yêu cầu và điều tra xã hội học bằng phiếu đã giúp xác định NDT tại Trung tâm gồm ba nhóm sau:
1.2.2 Nhóm cán bộ kiêm nhiệm (Quản lý – Giảng dạy)
Trường Đại học Thành Đô đang đi lên trên con đường xây dựng và phát triển Sự trưởng thành của Nhà trường là công sức của một tập thể các cán bộ, giáo viên và sự phấn đấu học tập của toàn thể HS – SV trong Trường Để phù hợp với điều kiện phát triển của Nhà trường trong cơ cấu tổ chức và hoạt động một số cán
bộ được bố trí kiêm nhiệm nhiều chức danh, trong đó có những cán bộ quản lý kiêm giảng dạy; cán bộ nghiên cứu cũng là những cán bộ quản lý và giảng dạy Trong đó số cán bộ quản lý làm nhiệm vụ chuyên trách là rất ít, số cán bộ vừa quản
Trang 22lý vừa giảng dạy chiếm đa số Ban Giám Hiệu là cán bộ quản lý chuyên trách duy nhất của Nhà trường, họ chỉ làm công tác quản lý, không tham gia công tác giảng dạy
Như vậy, đây có thể coi là nhóm cán bộ kiêm nhiệm bao gồm: NDT là cán
bộ quản lý và giảng dạy
Đặc điểm của NDT là cán bộ quản lý của Trung tâm là những người có độ tuổi tương đối già, tuổi đời khoảng từ 40-50 tuổi, một số cán bộ trên 60 Đây là những cán bộ có trình độ học vấn cao, có năng lực trong quản lý và kinh nghiệm trong giảng giạy Trình độ học vấn của nhóm NDT này đa số là các giáo sư, phó giáo sư có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ
Như vậy, do đặc thù và tính chất công việc của nhóm NDT này nên những thông tin mà nhóm NDT này cần ngoài những thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý thì họ cần cả những thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy Do vậy thông tin mà nhóm NDT này cần rất phong phú, đa dạng cả về hình thức và nội dung Những thông tin tài liệu không chỉ đơn thuần là những tài liệu cấp 1 mà họ cần cả những thông tin, tài liệu đã qua xử lý dưới dạng thông tin, tài liệu cấp 2, cấp 3
1.2.3 Nhóm cán bộ nghiên cứu - giảng dạy
Đây là nhóm NDT mà thành phần chủ yếu là các giáo viên tham gia công tác giảng dạy là chủ yếu
Trong số đội ngũ giáo viên của Trường thì số lượng giáo viên thỉnh giảng chiếm với số lượng lớn (chiếm tỷ lệ 69.5%) đây là những đối tượng thuộc biên chế của các trường đại học công lập trong nước hoặc các học viện, viện nghiên cứu có trình độ và kinh nghiệm giảng dạy được Nhà trường mời đến tham gia giảng dạy dưới hình thức thỉnh giảng Đa số những giáo viên thỉnh giảng chỉ tham gia hoạt
Trang 23động giảng dạy theo tiết học là chính, các hoạt động khác của Trường rất ít tham gia Hơn nữa đa số họ thuộc đối tượng NDT tại cơ quan, đơn vị nơi họ đang công tác chính Do vậy có thể coi những đối tượng này không thuộc nhóm NDT là cán
bộ giảng dạy của Trung tâm
Hiện nay NDT là cán bộ giảng dạy có số lượng lớn và là nhóm NDT có vai trò quan trọng đến chất lượng đào tạo của Nhà trường Đây là nhóm NDT đóng vai trò vừa là người sử dụng thông tin đồng thời là người sản xuất ra thông tin (bằng việc trực tiếp tham gia nghiên cứu khoa học và viết giáo trình) và cũng là người thực hiện trách nhiệm chuyển giao thông tin, tri thức tới người học
Đặc điểm của NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Trung tâm là những người có độ tuổi rất trẻ, tuổi đời khoảng từ 30-40 tuổi Đây là độ tuổi năng động, ham học hỏi, sáng tạo, nhiệt tình Trình độ học vấn của NDT ở nhóm này cũng tương đối cao đa số có trình độ thạc sĩ, một số là tiến sĩ, số còn lại đều đã tốt nghiệp đại học
Vậy đây là nhóm NDT có tuổi đời trẻ, có trình độ, có khả năng nghiên cứu khoa học, nhu cầu về thông tin và tài liệu rất lớn mức độ đáp ứng đòi hỏi nhanh chóng, chính xác và kịp thời Phạm vi nguồn tài liệu rộng, phong phú về mặt nội dung và hình thức
1.2.4 Nhóm học sinh, sinh viên
NDT thuộc nhóm này phần lớn là HS – SV trong Trường và tham gia vào công tác học tập là chủ yếu
Đây là nhóm NDT đông đảo nhất, trẻ trung nhất và trong mọi thời điểm nhóm NDT này luôn chiếm ưu thế tại Trung tâm Đặc biệt trong thời gian gần đây cùng với những điều kiện về cơ sở vật chất và yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp giảng dạy thì số lượt bạn đọc là HS – SV đến Trung tâm ngày một
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN VÀ
MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THÀNH ĐÔ
2.1 Thực trạng nhu cầu tin
Để thực hiện việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng nhu cầu tin và mức độ đáp ứng tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Thành Đô, tác giả Luận văn đã tiến hành điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi đối với các đối tượng NDT của Trung tâm
Cuộc điều tra được tiến hành vào ngày 15 tháng 3 năm 2010 tại Trường Đại học Thành Đô Nội dung của phiếu điều tra được trình bày trong bảng phụ lục của Luận văn
Phiếu điều tra được chia làm hai loại: 01 loại dành cho NDT là cán bộ, giáo viên: 01 loại dành cho NDT là HS – SV Các câu hỏi điều tra nhằm khai thác, tìm hiểu nội dung nhu cầu tin của NDT cũng như những thói quen, tập quán khai thác thông tin của NDT Những số liệu từ kết quả điều tra sẽ cho phép đánh giá thực trạng nhu cầu tin của NDT về nội dung nhu cầu tin của từng đối tượng NDT: nhu cầu về các lĩnh vực khoa học, nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu, nhu cầu về loại hình tài liệu cũng như tập quán, địa điểm khai thác thông tin cũng như các sản phẩm và dịch vụ thông tin v.v
Phiếu điều tra được phát ra với số lượng 260 phiếu Toàn bộ số cán bộ, giáo viên của trường đều được phát phiếu điều tra, với tổng số phiếu là 164 phiếu Đối với HS - SV, việc điều tra được tiến hành với 3 khoa có số lượng HS - SV đông nhất trong số 11 khoa của Trường, đó là các khoa: Kế toán, Điện tử và Quản trị
Trang 26văn phòng Số lượng phiếu phát ra được phân bổ như sau: Khoa Kế toán 32 phiếu, Khoa Điện tử 32 phiếu, Khoa Quản trị văn phòng 32 phiếu Trong mỗi khoa, số phiếu được chia đều cho các HS - SV theo 3 khoá hiện đang học tập tại Trường, đó
là các khoá : 46, 47 và 48
Kết quả điều tra cho thấy nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm có những đặc điểm sau đây:
2.1.1 Nội dung nhu cầu tin
2.1.1.1 Nhu cầu về các lĩnh vực khoa học
Trường Đại học Thành Đô là một trường đại học đa ngành, đa cấp học Hiện nay, Trường đang đào tạo 5 ngành cử nhân đại học, 12 ngành cử nhân cao đẳng, 5 ngành trung cấp chuyên nghiệp với các hình thức đào tạo: chính qui, liên thông và đào tạo nghề Các lĩnh vực khoa học bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực khoa học kĩ thuật như: công nghệ thông tin, công nghệ kĩ thuật điện, công nghệ kĩ thuật điện tử v.v và các lĩnh vực khoa học xã hội như: kinh tế, quản trị kinh doanh, quản trị văn phòng v.v Vì vậy có thể nói rằng nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm bao gồm các nội dung tương ứng với các lĩnh vực đào tạo nói trên
Hiện nay, do phải tự chủ động về kinh phí, thì chủ trương của Trường là ưu tiên trước hết và đáp ứng nhu cầu NDT về các nguồn tài liệu theo các chuyên ngành đang đào tạo của Nhà trường Vì vậy vốn tài liệu hiện có của Trung tâm tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực khoa học thuộc các chuyên ngành đang đào tạo nói trên Các lĩnh vực khác như: Văn học, Lịch sử, Địa lí, v.v hiện tại Trung tâm chưa
có đủ năng lực để đáp ứng
Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng thuộc nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nhóm HS - SV đều có nhu cầu tin về các
Trang 27lĩnh vực khoa học thuộc chuyên ngành mà đối tượng NDT đang giảng dạy hoặc đang học tập Ví dụ, đối tượng NDT là giáo viên giảng dạy chuyên ngành công nghệ thông tin thì đa số họ quan tâm nhiều đến các tài liệu thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin, những tài liệu thuộc chuyên ngành khác chiếm tỉ lệ thấp hơn Đặc biệt nhóm HS – SV thì nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học được thể hiện rất
rõ Đa số những HS – SV đang học chuyên ngành gì thì nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học của các HS – SV đó tập chung nhiều nhất vào đúng chuyên ngành mà các
HS – SV đó đang theo học Ví dụ các HS – SV đang học chuyên ngành kế toán thì nhu cầu nội dung tài liệu của các HS – SV này tập chung chủ yếu vào chuyên ngành kế toán Những tài liệu thuộc nội dung khác được sử dụng ít hơn
Đối với NDT thuộc nhóm cán bộ kiêm nhiệm (vừa quản lý vừa giảng dạy), thì ngoài nhu cầu về tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy họ còn quan tâm đến các tài liệu phục vụ cho công tác quản lí
Kết quả điều tra về nội dung thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý của NDT là cán bộ được thể hiện trong bảng 2.1:
Bảng 2.1 : Nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý Nhóm
Trang 28kinh tế, chính trị, xã hội; tài liệu về phương pháp tổ chức, quản lí Đây là những lĩnh vực phục vụ hữu ích cho các công việc mà họ đang đảm nhiệm Là cán bộ quản lí công việc ra quyết định được diễn ra hàng ngày và đòi hỏi sự nắm bắt thông tin nhanh, chính xác và kịp thời do đó những thông tin phục vụ cho hoạt động quản lí được NDT thuộc nhóm này có nhu cầu với tỉ lệ cao Kết quả điều tra cho thấy 100% cán bộ quản lí có nhu cầu tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội
và các tài liệu về phương pháp tổ chức, quản lí Tài liệu về văn bản pháp lí chiếm tỉ
lệ 86.8% và các tài liệu khác chiếm 60.5%
Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy thì những thông tin về tình hình kinh tế chính trị xã hội và những thông tin khác giúp họ trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ
là những nội dung thông tin cũng được các đối tượng NDT này quan tâm với tỉ lệ cao Thông tin về tình hình kinh tế chính trị xã hội chiếm tỷ lệ 95.2% NDT; các thông tin khác chiếm tỷ lệ 79.4% NDT
Đây là nguồn tin mà NDT là cán bộ kiêm nhiệm và NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có nhu cầu sử dụng cao Vậy trong thời gian tới Trung tâm cần bổ sung thêm các nguồn thông tin này ở mức cao hơn để phục vụ nhu cầu NDT
2.1.1.2 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu
Việt Nam đã chính thức ra nhập WTO, vấn đề hội nhập và phát triển đã đặt ra cho chúng ta những cơ hội đồng thời những thách thức lớn Để hội nhập với các nước phát triển một trong những vấn đề đóng vai trò quan trọng đó là trình độ về ngoại ngữ Một dân tộc chỉ có hể vươn lên nhanh chóng để sánh vai cùng các nước khác nếu dân tộc đó có trình độ ngoại ngữ cao Ngoại ngữ thực sự trở thành chiếc chìa khoá vàng, là công cụ, phương tiện quan trọng trong việc tiếp cận tri thức, khoa học tiên tiến và mở rộng giao lưu, hợp tác giữa các dân tộc
Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài của nhóm cán bộ được thể hiện trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.1:
Trang 29Bảng 2.2 : Mức độ
Nhóm
Ngôn ngữ
Tổng sốTổng
ử dụng tài liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau của
Nga Pháp Trung Đức Nhật Ngôn
ngữ khác
Trang 30Số liệu trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 cho thấy nhu cầu sử dụng ngoại ngữ để khai thác thông tin của NDT tại Trung tâm không cao, mức độ sử dụng tuỳ từng đối tượng NDT khác nhau Nhóm cán bộ kiêm nhiệm và nghiên cứu giảng dạy có nhu cầu cao hơn nhóm HS – SV Nhóm cán bộ kiêm nhiệm và nghiên cứu giảng dạy sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ có những người sử dụng tốt 2 đến 3 ngoại ngữ khác nhau Ngoại ngữ thông dụng được nhiều người sử dụng nhất vẫn là tiếng Anh, các ngôn ngữ khác có rải rác ở một số đối tượng NDT nhưng chiếm tỉ lệ thấp hơn Số lượng NDT sử dụng tiếng Việt để khai thác thông tin vẫn chiếm tỉ lệ cao tại Trung tâm
Kết quả khảo sát cho thấy NDT tại Trung tâm có nhu cầu sử dụng tài liệu là tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao 100% NDT cho biết họ có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt Đây vẫn là nguồn tài liệu phổ biến và phù hợp với mọi trình độ NDT khi mà trình độ ngoại ngữ của họ còn chưa thông thạo
NDT thuộc nhóm cán bộ kiêm nhiệm ngoài nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Việt thì họ còn có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài chiếm tỉ lệ khá cao 71.1% NDT thuộc nhóm cán bộ kiêm nhiệm có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng Anh Tài liệu tiếng Nga chiếm tỉ lệ 47.4%; tiếng Pháp chiếm tỉ lệ 28.9% Các tài liệu bằng ngôn ngữ như: tiếng Trung, tiếng Nhật và các ngôn ngữ khác không có NDT nào có nhu cầu sử dụng Đây là nhóm NDT có trình độ cao, đa số đã đi học nước ngoài trở về chính vì vậy khả năng ngoại ngữ của họ cao hơn so với những nhóm NDT khác
75.4% NDT thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Anh 23.8% NDT thuộc nhóm này có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Nga và 27.8% NDT thuộc nhóm này có nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng Pháp và 11.9% cán bộ nghiên cứu giảng dạy có nhu cầu sử dụng tiếng Trung Ngoài ra, những tài liệu bằng tiếng Đức, tiếng Nhật và các ngôn ngữ khác không có NDT
Trang 31nào có nhu cầu sử dụng Như vậy nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài của nhóm NDT này cũng chủ yếu là tiếng Anh, những ngôn ngữ khác có nhưng chiếm
tỉ lệ thấp
Trong khi đó nhu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài của nhóm NDT là
HS – SV lại giảm hẳn so với các đối tượng NDT khác
Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài của nhóm NDT là HS –
SV được thể hiện trong bảng 2.3:
Bảng 2.3: Nhu cầu sử dụng tài liệu các ngôn ngữ khác nhau của
Trang 32được họ quan tâm nhưng với tỉ lệ rất thấp Những ngôn ngữ tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Đức và các ngôn ngữ khác không có NDT nào thuộc nhóm HS- SV có nhu cầu sử dụng
Nhu cầu sử dụng tài liệu bằng tiếng nước ngoài của nhóm HS – SV chiếm tỉ
lệ thấp là do trình độ ngoại ngữ của họ chưa cao, họ mới chỉ đọc hiểu được những tài liệu đơn giản
Như vậy nhu cầu tin về ngôn ngữ tài liệu của NDT tại Trung tâm tập trung cao nhất vẫn là tài liệu tiếng Việt Nhu cầu về tài liệu tiếng nước ngoài thì chủ yếu
là ngôn ngữ tiếng Anh, không có NDT nào có nhu cầu về tài liệu bằng ngôn ngữ tiếng Đức và tiếng Nhật, các ngôn ngữ khác đều có nhưng chiếm tỉ lệ thấp
2.1.1.3 Nhu cầu về loại hình tài liệu
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động và làm thay đổi tới mọi mặt trong đời sống xã hội Trong đó các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng, phong phú cả về mặt nội dung
và hình thức Tại Trung tâm có một số loại hình tài liệu như: sách giáo trình, sách tham khảo, sách tra cứu, báo, tạp chí, tổng quan, tổng luận, khoá luận tốt nghiệp, v.v
Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng về loại hình tài liệu của nhóm NDT là cán bộ được thể hiện trong bảng 2.4 và biểu đồ 2.2:
Bảng 2.4: Nhu cầu của cán bộ về các loại hình tài liệu Nhóm
Loại hình tài liệu
Trang 332.2: Nhu cầu của cán bộ về các loại hình tài li
ệu của Trung tâm đều được NDT nhóm này
Sách tham khảo Sách tra cứuBáo Tạp chí Tổng quan, tổng luận Khoá luận tốt nghiệp Tài liệu xám
Trang 34thường xuyên Trong đó 98.2% NDT có nhu cầu sử dụng tài liệu sách giáo trình; 72.0% NDT thường xuyên sử dụng sách tham khảo, 67.1% NDT thường xuyên sử dụng tạp chí và 67.7% NDT có nhu cầu sử dụng nguồn tài liệu xám
So sánh mức độ sử dụng thường xuyên các loại hình tài liệu giữa các nhóm NDT cho thấy: đối với nhóm cán bộ kiêm nhiệm loại hình tài liệu mà họ thường xuyên sử dụng nhiều nhất là báo, tạp chí và tài liệu xám chiếm tỉ lệ 65.8% và tài liệu dạng tổng quan, tổng luận chiếm 78.9%
Đối với cán bộ kiêm nhiệm thời gian họ giành để thu thập thông tin mỗi ngày là rất ít nên họ cần những thông tin đã qua xử lý, đồng thời có sự phân tích và đánh giá Chính vì vậy loại hình tài liệu dạng tổng quan, tổng luận, tài liệu xám và tạp chí được NDT thuộc nhóm này sử dụng chiếm tỉ lệ cao Báo là loại hình tài liệu chứa đựng nhiều thông tin thời sự về: kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục v.v Thông tin trên báo có độ tin cậy không cao nhưng được cập nhật hàng ngày Đọc báo là nhu cầu cần thiết hàng ngày, phù hợp với công việc bận rộn của họ Chỉ dành một chút thời gian mỗi ngày có thể giúp họ thu thập được những thông tin cần thiết một cách nhanh chóng Mặt khác đọc báo cũng là một cách thư giãn rất tốt đối với những cán bộ quản lí thường xuyên phải làm việc căng thẳng và bận rộn Chính vì vậy báo là loại hình tài liệu mà NDT thuộc nhóm cán bộ kiêm nhiệm sử dụng với tỉ
lệ cao
Đối với NDT là cán bộ nghiên cứu giảng dạy ngoài sách giáo trình là loại hình tài liệu phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy của họ thì những tài liệu dưới dạng sách tham khảo, sách tra cứu hay tạp chí cũng được NDT thuộc nhóm này sử dụng với tỉ lệ cao
Với chức năng là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hoạt động trau dồi kiến thức
và nâng cao năng lực chuyên môn là hoạt động cần thiết và cần được diễn ra một cách thường xuyên Người cán bộ nghiên cứu không thể trở thành người cán bộ
Trang 35nghiên cứu chuyên nghiệp và người giáo viên cũng không thể trở thành người giáo viên giỏi nếu không thường xuyên tích luỹ kiến thức và nghiên cứu tài liệu tham khảo NDT thuộc nhóm nghiên cứu giảng dạy có nhu cầu sử dụng sách tham khảo chiếm tỉ lệ 75.4%; tài liệu xám chiếm tỉ lệ 68.3%; tạp chí là 67.5%; sách tra cứu và báo là 43.7% Hầu hết đây là những loại hình tài liệu có nội dung thông tin rộng, nội dung thông tin có giá trị khoa học cao đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn và trau dồi kiến thức đối với những NDT là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy
Khác với hai nhóm NDT trên, nhu cầu sử dụng các loại hình tài liệu của nhóm NDT là HS – SV qua kết quả điều tra được thể hiện qua biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.3: Nhu cầu của HS-SV về các loại hình tài liệu Đối với nhóm HS – SV đặc điểm nổi bật đây là nhóm NDT có nhu cầu sử dụng thường xuyên sách giáo trình chiếm tỉ lệ 100%, báo chiếm tỉ lệ 88.5% và
Báo Tạp chí Tổng
quan, tổng luận
Khoá luận tốt nghiệp
Tài liệu xám
HS-SV
Trang 36khoá luận tốt nghiệp chiếm tỉ lệ 62.5%; tài liệu dạng tổng quan, tổng luận và tài liệu xám không có NDT thuộc nhóm HS – SV quan tâm
Bên cạnh đó NDT thuộc nhóm HS – SV có nhu cầu sử dụng sách tham khảo, sách tra cứu chiếm tỉ lệ không cao chỉ 57.3% đối với sách tham khảo và 36.5% đối với sách tra cứu Điều này phản ánh phần nào đến phong trào nghiên cứu khoa học của HS – SV trong Trường, cũng như tinh thần tự học, tự nghiên cứu và ý thức tự giác trau rồi kiến thức ngoài thời gian trên lớp Phải chăng việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy của các giáo viên chưa thực sự kích thích nhu cầu tự nghiên cứu và nhu cầu sử dụng sách tham khảo để đáp ứng nội dung môn học?
Nhu cầu đọc báo của HS -SV chiếm tỉ lệ 88.5% nhưng nhóm NDT sử dụng loại hình tài liệu này với mục đích giải trí là chính Hiện tại, Trung tâm có tỉ lệ NDT là nữ nhiều hơn nam nên các báo, tạp chí về thời trang, làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ, mua sắm, nấu ăn được sử dụng với mức độ thường xuyên hơn
Tài liệu khoá luận tốt nghiệp là loại hình tài liệu tham khảo của một số HS –
SV năm cuối Đây là loại hình tài liệu phản ánh những hướng nghiên cứu mới, giúp họ trang bị những kiến thức để nâng cao chất lượng nghiên cứu và là tài liệu tham khảo giúp họ định hướng chọn đề tài và phương pháp nghiên cứu mới
Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử và các phương tiện tra cứu hiện đại ở một số nơi khác có chiều hướng tăng hơn so với các tài liệu truyền thống Nhưng NDT của Trung tâm lại có nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu này với tỉ lệ thấp chỉ chiếm 39.6% đối với NDT là cán bộ kiêm nhiệm và cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; 36.5% NDT là HS – SV Điều này phản ánh phần nào tới trình độ tin học của NDT cũng như công tác đào tạo NDT của Trung tâm Như vậy, Trung tâm cần quan tâm hơn nữa tới công tác đào tạo NDT
Trang 372.1.2 Tập quán sử dụng thông tin
Tập quán là những thói quen diễn ra hàng ngày trong đời sống sản xuất cũng như trong sinh hoạt của một con người, một xã hội Với ý nghĩa đó, tập quán sử dụng thông tin của NDT là những thói quen tìm kiếm thông tin, nguồn khai thác thông tin, loại hình thông tin và sản phẩm thông tin được tạo lập Thói quen đó được hình thành dựa trên đặc điểm tâm lí cá nhân và môi trường làm việc Tìm hiểu, nắm vững tập quán, thói quen sử dụng thông tin của NDT là cơ sở để các cơ quan thông tin có những điều chỉnh hoạt động phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của NDT
2.1.2.1 Thời gian thu thập thông tin
Thời gian thu thập thông tin của NDT một mặt thể hiện thói quen hàng ngày của NDT, đồng thời cũng thể hiện một phần năng lực đáp ứng nhu cầu khai thác thông tin cho NDT của một cơ quan thông tin – thư viện nói chung Do đặc điểm nghề nghiệp của mỗi nhóm NDT khác nhau nên thời gian giành cho việc thu thập thông tin của các nhóm NDT tại Trung tâm cũng khác nhau
Nhóm cán bộ giành thời gian cho việc thu thập thông tin mỗi ngày tại Trung tâm và ở nhà được thể hiện trong bảng 2.5 và biểu đồ 2.4
Bảng 2.5: Thời gian thu thập thông tin của cán bộ Nhóm
Trang 38Biểu đồ 2.4: Thời gian thu thập thông tin của cán bộ
Nhóm cán bộ kiêm nhiệm dành nhiều thời gian để thu thập thông tin tại nhà nhiều hơn ở Trung tâm Thời gian dành cho việc thu thập thông tin ở nhà của NDT
là cán bộ kiêm nhiệm dành nhiều nhất thời gian nhất là từ 3-4h chiếm 52.6%; thời
Trang 39gian từ 4-5h chiếm 26.3%; trên 5h chiếm 5.3% và thời gian từ 1-2h và từ 2-3h chiếm 7.9% Tại Trung tâm không có cán bộ kiêm nhiệm nào dành trên 5h để khai thác thông tin Có 7.9% dành từ 3-4h; 26.3% dành từ 2-3h và 65.8% dành từ 1-2h
Điều này có thể lý giải là do cán bộ kiêm nhiệm là người rất bận rộn trong công việc, nên thời gian để họ khai thác thông tin trực tiếp tại Trung tâm là rất ít Chính vì vậy họ chỉ có thể tranh thủ thời gian để khai thác thông tin ở nhà
Thu thập và tích luỹ thông tin là việc làm không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy Chính vì vậy cập nhật thông tin hàng ngày là điều cần thiết Chỉ bằng cách này cán bộ giảng dạy mới thực sự trở thành người gợi mở, cập nhật kiến thức mới vào công tác giảng dạy đồng thời kích thích người học tìm tòi, nắm vững kiến thức cơ bản, mở rộng kiến thức và nhanh chóng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
Tại Trung tâm có tới 71.4% NDT thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy dành 1-2h mỗi ngày để thu thập thông tin; 15.9% cán bộ nghiên cứu giảng dạy dành 2-3h; thời gian dành trên 3h là rất ít và không có NDT thuộc nhóm cán bộ, nghiên cứu dành thời gian trên 5h để thu thập thông tin tại Trung tâm Tại nhà, nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy dành nhiều nhất thời gian từ 3-4h chiếm tỉ lệ 43.7% Các khoảng thời gian khác chiếm tỉ lệ thấp hơn: 2-3h chiếm 24.6%; 4-5h chiếm 15.1%; trên 5h chiếm 11.1% và từ 1-2h chiếm 5.6%
Nhìn chung NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở Trung tâm đều có độ tuổi trẻ, năng động Trong cuộc sống do phải chi phối nhiều công việc cùng một lúc, hầu hết đều là những đối tượng đang tiếp tục đi học để nâng cao trình độ, còn trẻ nên còn bận việc gia đình, con nhỏ nên nhìn chung đối tượng NDT thuộc nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy đều dành thời gian 3-4h mỗi ngày ở nhà để thu thập thông tin Thực hiện nội dung đổi mới giáo dục Nhà trường đặt HS – SV luôn luôn
ở thế chủ động, sáng tạo trong việc tự học, tự nghiên cứu Ngoài giờ lên lớp họ còn
Trang 40tham gia nhiều hoạt động khác, chính vì vậy họ phải bố trí thời gian hợp lí để thu thập thông tin
Như vậy, các đối tượng NDT là cán bộ có thói quen giành cho việc thu thập thông tin là tương đối giống nhau Thời gian thu thập thông tin ở Trung tâm họ đều dành khoảng thời gian từ 1-2h và từ 2-3h để thu thập thông tin mỗi ngày Ở nhà họ giành thời gian khoảng từ 3-4h để thu thập thông tin mỗi ngày
Nhóm HS – SV giành thời gian cho việc thu thập thông tin mỗi ngày tại Trung tâm và ở nhà được thể hiện trong bảng 2.6:
Bảng 2.6: Thời gian thu thập thông tin của HS - SV
- SV dành thời gian trên 3h để thu thập thông tin ở nhà chiếm tỉ lệ cao 78.1% NDT dành thời gian từ 3-4h để thu thập thông tin ở nhà