1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thư viện tỉnh thái nguyên

118 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 754,61 KB

Nội dung

Pháp lệnh Thư viện được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000 và được Chủ tịch nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 11/1/2001 qui định chức năng, nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ TT &DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

-*** -

QUẢN THỊ HOA

NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN

VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN

CHO NGƯỜI DÙNG TIN CỦA THƯ VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

MÃ SỐ : 6O3220

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRẦN THỊ QUÝ

HÀ NỘI – 2008

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: THƯ VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 11

1.1 Tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội 11

1.1.1: Nguồn lực tự nhiên, kinh tế và văn hoá- xã hội của tỉnh Thái Nguyên 11

1.1.2 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010 13

1.2 Yêu cầu nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn đổi mới đất nước 15

1.2.1 Vài nét về Thư viện tỉnh Thái Nguyên 15

1.2.2 Vai trò và nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn đổi mới đất nước 21

1.2.3 Yêu cầu của Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn đổi mới đất nước 24

1.3 Nhu cầu tin và vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện 25

1.3.1 Khái niệm về nhu cầu tin 25

1.3.2 Vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện 26

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN 28

2.1 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên 28

2.1.1 Đặc điểm nghề nghiệp của người dùng tin 29

2.1.2 Đặc điểm học vấn của người dùng tin 30

2.1.3 Đặc điểm độ tuổi của người dùng tin 32

2.1.4 Đặc điểm giới tính của người dùng tin 36

2.1.5 Đời sống vật chất và tinh thần của người dùng tin 38

Trang 3

2.2 Nhu cầu tin và thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin tại

Thư viện tỉnh Thái Nguyên 43

2.2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin tài liệu 44

2.2.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu 45

2.2.3 Nhu cầu về ngôn ngữ tài liệu 47

2.2.4 Thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin 49

2.2.5 Thói quen sử dụng sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện của người dùng tin 53

CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TẠI THƯ VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN 60

3.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin của Thư viện tỉnh Thái Nguyên 60

3.1.1 Nguồn lực thông tin 60

3.1.2 Sản phẩm thông tin 69

3.1.3 Dịch vụ thông tin thư viện 72

3.1.4 Nhân lực 75

3.1.5 Cơ sở vật chất 77

3.2 Các giải pháp tăng cường hoạt động của Thư viện tỉnh Thái Nguyên nhằm thoả mãn nhu cầu tin của người dùng tin 79

3.2.1 Phát triển nguồn lực thông tin của Thư viện 79

3.2.2 Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin 84

3.2.3 Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ Thư viện 86

3.2.4 Đào tạo người dùng tin 87

3.2.5 Hiện đại hoá Thư viện 88

KẾT LUẬN 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC

Trang 4

DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN

ATK : An toàn khu trong kháng chiến chống Pháp

BBK: Bảng phân loại thư viện- thư mục được xuất bản ở Liên Xô năm 1960

CD ROM: Thiết bị nhớ có thể đọc

CDS/ ISIS : Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

CNH – HĐH : Công nghiệp hoá- hiện đại hoá

CNTT: Công nghệ thông tin

CSDL: Cơ sở dữ liệu

DDC: Khung phân loại thập phân DEWEY

ILIB: Phần mềm hệ quản trị thư viện tích hợp

MARC 21: Khổ mẫu biên mục đọc máy

OPAC: Mục lục tra cứu trực tuyến

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban giám đốc Thư viện tỉnh Thái Nguyên và các thế hệ đã làm việc trong lĩnh vực thư viện trong việc cung cấp những

tư liệu để thực hiện đề tài Đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn:Phó giáo sư,Tiến sĩ Trần Thị Quý Tôi đặc biệt trân trọng những định hướng khoa học mà Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Quý đã dành cho luận văn này

Bên cạnh đó, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy

cô và cán bộ khoa Sau đại học- truờng Đại học Văn hoá Hà Nội đã giúp tôi có những kiến thức để áp dụng vào quá trình viết luận văn, cũng như

áp dụng vào thực tế công việc sau này

Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với kiến thức có hạn, luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp cho luận văn từ phía các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp

Trang 6

MỞ ĐẦU 1/ Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, thông tin đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và tiềm lực khoa học công nghệ, góp phần đem lại hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới, làm thay đổi diện mạo của xã hội loài người

Pháp lệnh Thư viện được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 28/12/2000 và được Chủ tịch nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 11/1/2001 qui định chức năng, nhiệm vụ của thư viện:

“Thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung di sản thư tịch của dân tộc nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân” [4, tr ] Đồng thời pháp lệnh cũng khẳng định vai trò của thư viện trong xã hội là góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học và công nghệ, kinh tế, văn hoá, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Như vậy, Pháp lệnh đã tạo ra cho các cơ quan Thư viện

nước ta một không gian giao tiếp tương tác và cởi mở, tích cực và chủ động hơn so với trước đây, nhưng đồng thời cũng trao cho Thư viện một sứ mệnh nặng nề hơn, đó là ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ truyền thống, các cơ quan Thư viện còn thực hiện nhiệm vụ của một trung tâm thông tin cộng đồng

Để Thư viện có thể hoàn thành được các nhiệm vụ theo tinh thần của Pháp lệnh, một trong các phương hướng cơ bản là tăng cường hoạt động thông tin khoa học trong hoạt động của Thư viện Sự cần thiết tăng cường hoạt động thông tin trong các cơ quan Thư viện là một tất yếu khách quan, điều đó cũng buộc các Thư viện (nhất là các Thư viện công cộng) phải có một

bước “chuyển mình” cho phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, đó là

đổi mới phương thức phục vụ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, chú trọng

Trang 7

nhu cầu đọc khác: Đọc để làm giàu Đường lối kinh tế mở với nền kinh tế

hàng hoá nhiều thành phần do Đảng đề xướng đã khuyến khích mọi tổ chức,

cá nhân trong xã hội sản xuất ra nhiều của cải vật chất để nâng cao đời sống Nhận thức được vai trò to lớn của khoa học và công nghệ, cá tổ chức, cá nhân ngày càng khao khát tiếp cận và làm chủ các công nghệ tiên tiến để sản xuất được những hàng hoá có khả năng cạnh tranh với thị trường trong và ngoài nước Để tiếp cận và hiểu biết được công nghệ phải bắt đầu từ việc tìm đọc tài liệu và một trong những địa chỉ đầu tiên mà người dùng tin tìm đến thoả mãn nhu cầu tin là Thư viện để yêu cầu được cung cấp những thông tin đã được tinh chế, chứa hàm lượng tri thức cao Theo tuyên bố của IFLA cũng ghi rõ:

“Các Thư viện và cơ quan thông tin đảm bảo sự tiếp cận tới thông tin, ý tưởng, thành quả tư duy sáng tạo trong bất cứ môi trường mà không phụ thuộc vào biên giới quốc gia Nó là cánh cổng mở tới tri thức, tư tưởng và văn hoá, đưa ra sự trợ giúp căn bản cho việc tự mình thông qua các qui định, phát triển văn hoá, các nghiên cứu khoa học và quá trình tự học liên tục trong suốt cuộc đời cho mỗi cá nhân cũng như cho từng nhóm người” [31,

tr.57]

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du nằm phía Đông bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 80km Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế- văn hoá- xã hội thuận lợi giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc

Trang 8

tế, vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người phát triển toàn diện Từ

nhận thức sâu sắc giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là động lực, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, và từ thực tế phong phú trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, trong Nghị

quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về mục tiêu phát triển văn hoá khẳng định nhiệm vụ làm cho văn hoá, giáo dục và khoa học thấm sâu

vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nhu cầu của từng cá nhân, từng cộng

đồng của toàn xã hội” Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về “xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” làm cho văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội Nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá và đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở, vùng sâu, vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”[2, tr ]

Thư viện tỉnh Thái Nguyên với chức năng nhiệm vụ là trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật, giáo dục của tỉnh, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, học tập, giải trí của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn Thư viện tỉnh Thái Nguyên luôn chú trọng đến việc nghiên cứu nhu cầu tin cuả người dùng tin, từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, sưu tầm, bổ sung vốn tài liệu, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ và loại hình phục vụ: Phục vụ tại chỗ thông qua kho đóng và mở tại Thư viện; phục vụ lưu động; phát triển các điểm đọc sách báo cho các xã vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phục vụ đặc biệt (Cho người khiếm thị, người tàn tật, đối tượng chính sách) tổ chức các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách bằng nhiều hình thức đa dạng

Trang 9

và phong phú; từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác thư viện, hoàn thiện thư viện điện tử để tiến hành phục vụ theo những mô hình hiện đại Hàng năm, thư viện tiến hành tổ chức Hội nghị bạn đọc, tham khảo nhu cầu tin của người dùng tin thông qua các phiếu thăm dò ý kiến, thảo luận trực tiếp nhằm nắm bắt nhu cầu của NDT, qua đó có những đổi mới trong công tác, nhằm đáp ứng NCT của NDT

Tuy nhiên qua khảo sát, điều tra cho thấy việc đáp ứng NCT tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua còn nhiều hạn chế, số lượng yêu cầu tin bị từ chối vẫn thường xuyên xảy ra Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng trước hết là do kinh phí đầu tư cho hoạt động Thư viện nói chung, cho việc xây dựng vốn tài liệu nói riêng còn rất khiêm tốn , cơ sở vật chất nghèo nàn, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập (cả về số lượng và chất lượng) cũng là một khó khăn không nhỏ trong việc đáp ứng NCT tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên Chính vì vậy, việc nghiên cứu NCT và khả năng đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên là hết sức cần thiết, trong khi

đó từ trước đến nay việc nghiên cứu về nhu cầu của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên chưa từng được đề cập trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Đây là một vấn đề còn bỏ ngỏ chính vì lý do trên, tôi chọn đề tài :

“Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng

tin của Thư viện tỉnh Thái Nguyên” luận văn tốt nghiệp cao học chuyên

ngành khoa học thư viện, hy vọng luận văn sẽ trở thành một tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về lĩnh vực thư viện, cũng như góp một tiếng nói cho sự phát triển, hoàn thiện công tác Thư viện, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

2- Mục đích nghiên cứu của luận văn

Trang 10

Luận văn hướng tới việc tìm hiểu NCT của NDT tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên và khả năng đáp ứng NCT của Thư viện; qua đó có những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, đáp ứng NCT của NDT

3- Nhiệm vụ của luận văn

- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Thái Nguyên trước nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong giai đoạn Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước

- Khảo sát, NCT của NDT tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

- Đánh giá mức độ đáp ứng NCT của NDT tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

- Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ thông tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nhu cầu tin là nguồn gốc tạo nên hoạt động thông tin Đó là một dạng nhu cầu về tinh thần của con người, xuất phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan của con người Cũng giống như các nhu cầu khác của con người, nhu cầu tin mang tính xã hội Nghiên cứu nắm vững đặc điểm của người dùng tin và nhu cầu tin của họ đã trở thành cơ sở thiết yếu định hướng cho hoạt động của các cơ quan thông tin- thư viện Vì vậy, để phù hợp với tình hình thực tế và đối tượng nghiên cứu luận văn đề cập:

- Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu tin, chủ yếu là nhu cầu đọc của người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thư viện tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi nghiên cứu : Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin hiện nay tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên từ năm 2005 đến năm 2007

5- Phương pháp nghiên cứu

Trang 11

5.1 Phương pháp luận : Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ

nghĩa duy vật biện chứng; tư tưởng của Đảng, nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách, báo và thư viện

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phối hợp hệ thống các phương

pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Tổng hợp tài liệu theo hướng nghiên cứu của đề tài

- Điều tra bằng phiếu hỏi đối với người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích, tổng hợp số liệu đã điều tra được và số liệu lưu trữ tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

- Phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

6- Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Trong những năm vừa qua, nhờ nhận thức đúng dắn về vai trò quan trọng của việc nghiên cứu NCT của NDT trong hoạt động thông tin thư viện,

đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, luận văn nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một đối tượng nghiên cứu

là cán bộ khoa học tại các thư viện chuyên ngành Việc nghiên cứu nhu cầu tin tại các thư viện công cộng ít được đề cập tới, nhất là tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên từ trước đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về

lĩnh vực này Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp

ứng nhu cầu tin cho người dùng tin của Thư viện tỉnh Thái Nguyên” là đề

tài hoàn toàn mới không truìng lặp với đề tài nào trước đây

7- Cơ cấu của luận văn

Luận văn được bố cục ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục được chia làm ba phần:

Chương 1 Thư viện tỉnh Thái Nguyên trước yêu cầu đổi mới đất nước

Trang 12

Chương 2 Nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện

tỉnh Thái Nguyên

Chương 3 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin và các giải pháp tăng cường

hoạt động thông tin của Thư viện tỉnh Thái Nguyên

Trang 13

CHƯƠNG I THƯ VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC 1.1 Tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh

Thành phố Thái Nguyên cách trung tâm thủ đô Hà nội 80km; cách bờ biển Quảng Ninh 200km và cách biên giới Việt- Trung tại tỉnh Cao Bằng 300km

Tỉnh Thái Nguyên nằm trong khu vực Đông Bắc, thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, hội tụ phần phía Nam của cánh cung các dãy núi Đông- Bắc nên chịu ảnh hưởng khí hậu lục địa Châu Á, nhất là về mùa đông, đồng thời còn chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa từ biển Đông và Vịnh Bắc Bộ thổi vào

Diện tích tự nhiên của tỉnh không lớn nhưng cấu trúc địa tầng khá phức tạp, đa dạng và có nhiều nguồn gốc khác nhau Điều đó qui định chất lượng đất và sự phong phú của nhiều loại khoáng sản, bao gồm cả nhiên liệu, kim loại quý

Thái Nguyên có tổng dân số 1.096.525 người, trong đó Nam chiếm 49,89 %dân số; Nữ chiếm 50,11% dân số; Số người trong độ tuổi lao động gần 65% dân số toàn tỉnh

Trang 14

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó có 8 dân tộc

có từ 2.500 người trở lên và ổn định lâu đời là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan, Mông, Hoa Các dân tộc sống xen kẽ và rải rác khắp địa bàn tỉnh; đoàn kết gắn bó với nhau, hoà nhập thành một cộng đồng thống nhất, với nền văn hoá vừa phong phú, đa dạng của mỗi dân tộc, vừa mang đặc điểm chung trong một tiến trình phát triển lịch sử, văn hoá, ý thức, tâm lý chính

vì vậy,Thái Nguyên là một vùng đất văn hoá của nhiều dân tộc, vừa là điểm hội tụ bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số cư trú trong vùng, vừa là nơi giao lưu, hội nhập với nền văn hoá của cộng đồng dân tộc miền xuôi, tạo nên một nền văn hoá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc

Về văn hoá tinh thần : Thái Nguyên có kho tàng văn hoá phi vật thể

đặc sắc phong phú, đa dạng gồm nhiều thể loại Mỗi dân tộc đều có những truyền thuyết về địa danh như sự tích nàng Công, chàng Cốc; đền Thượng, núi Đuổm dân ca của các dân tộc có các làn điệu đặc sắc như hát sli, lượn, hát then tất cả đã tạo nên một nét đẹp truyền thống, một phong cách riêng của từng dân tộc, nhưng lại hoà đồng trong nền văn hoá chung của cả dân tộc Việt Nam

có nhiều ngày hội truyền thống mang tính bản địa rõ rệt như hội Lồng Tồng, lễ hội đền Đuổm, đình Phương Độ, núi Văn, núi Võ

Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán riêng thể hiện trong việc cưới, việc tang, thờ cúng ngày nay, đồng bào các dân tộc vẫn bảo tồn và phát huy được những thuần phong mỹ tục, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng cuộc sống mới ; lành mạnh về văn hoá tinh thần

Về văn hoá phi vật thể: Thái Nguyên có nhiều di tích, danh lam thắng

cảnh và các giá trị vật thể khác tạo tiềm năng du lịch khá lớn, các di tích lịch

sử nổi tiếng như ATK Định Hoá, đình Phương Độ, Thần Sa, đền thờ Đội Cấn, đền Đuổm các di tích lịch sử ở Thái Nguyên là niềm tự hào, tài sản vô giá

Trang 15

phản ánh truyền thống kiên cường, dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Tính đến nay, Thái Nguyên đã có 780 điểm di tích lịch sử, trong đó 23 điểm được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia

Về giáo dục và đào tạo: Thái Nguyên đã và đang trở thành một trong

những trung tâm giáo dục- đào tạo lớn của cả nước Hiện nay, trên toàn tỉnh

có 20 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học và dạy nghề, đào tạo khá đa dạng

về ngành nghề, lưu lượng gần 3 vạn sinh viên Đại học và Cao đẳng, gần 2 vạn học sinh Trung học và Công nhân kỹ thuật Lực lượng gần 2000 giáo viên, học sinh đã và đang trở thành nguồn nhân lực khoa học, công nghệ lớn của tỉnh và của nhiều địa phương khác trong các tỉnh miền núi phía Bắc

Về văn hoá ẩm thực: Thái Nguyên có sản phẩm chè nổi tiếng, cơm

lam, bánh trứng kiến của ngươì Sán Dìu

Trong quá trình đổi mới, Thái Nguyên có điều kiện vừa bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của các vùng, miền trong nước và thế giới, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Tất cả những nét đó đã tác động mạnh mẽ, và ảnh hưởng sâu sắc đến đặc điểm của người dùng tin và nhu cầu của người dùng tin tại Thái Nguyên

1.1.2 Định hướng phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010

Sau hơn mười năm đổi mới, tiềm lực về mọi mặt của tỉnh đã lớn mạnh hơn nhiều Cơ sở vật chất kỹ thuật đã được xây dựng và phát huy hiệu quả Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, bao gồm mạng lưới giao thông đô thị và nông thôn, điện lưới quốc gia, hệ thống thuỷ lợi, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, trạm phát thanh truyền hình Các công trình phúc lợi công cộng đã và đang phát huy tác dụng, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh

Trang 16

Đời sống các dân tộc trong tỉnh được cải thiện rõ rệt Từ chỗ thiếu lương thực, nay nhu cầu lương thực đã được đảm bảo với mức bình quân đầu người gần 400 kg Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từng bước được xoá bỏ, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế Bộ mặt nông thôn, thành thị, các vùng, các khu vực trong tỉnh

đã có nhiều chuyển biến tích cực: Chính trị- xã hội ổn định, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng được củng cố vững chắc

Trong công cuộc đổi mới, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đó là những điều kiện mới để các địa phương, trong đó có Thái Nguyên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình

Mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu năm 2006 – 2010 “ Huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự phát triển nhanh

và bền vững, phấn đấu đến năm 2010 đưa tỉnh thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề quan trọng để Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2010” [5, tr.144]

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2010:

- Cải biến căn bản tình trạng kinh tế- xã hội kém phát triển của tỉnh, GDP năm 2010 tăng gấp đôi năm 2000

- Nguồn lực con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, tiềm lực kinh tế và quốc phòng được tăng cường

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vừa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên, vừa có phần chi cho đầu tư phát triển

- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản

Trang 17

-Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng trong công nghiệp- xây dựng và dịch vụ trong GDP, đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp, tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm 2010 ở mức dưới 55%

- Đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được cải thiện rõ rệt, cơ bản không còn hộ nghèo

Tư tưởng chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về phát triển văn hoá thông tin, thể dục thể thao đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đại

biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI: “ Nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá và đời sống văn hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động” toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục thực hiện chương trình đưa các hoạt động văn hoá, thông tin về cơ sở vùng cao, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc các xã, phường đều phải dành quĩ đất

để làm nơi hoạt động và tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, thể thao của nhân dân ”[5, tr.218]

1.2 Yêu cầu nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn đổi mới đất nước

1.2.1 Vài nét về Thư viện tỉnh Thái Nguyên

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, hoà bình đã được lập lại trên miền Bắc nước ta

Sau hai năm khôi phục và hàn gắn vết thương chiến tranh do thực dân Pháp, can thiệp Mỹ và bọn tay sai để lại trên miền Bắc nước ta, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động đã được cải thiện, cơ cấu xã hội và nền kinh tế quốc dân đã có những bước chuyển biến có lợi cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc- làm cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tháng 8 năm 1956, Khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Hà Giang Từ

Trang 18

đây, một đơn vị hành chính mới xuất hiện cùng với việc thành lập các ngành kinh tế và sự nghiệp- trong đó có ngành Văn hoá, mà Thư viện tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị trực thuộc

Năm 1965, Thái Nguyên và Bắc Cạn sát nhập thành tỉnh Bắc Thái, thư viện cũng được đổi tên thành Thư viện tỉnh Bắc Thái

Chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới: cả nước độc lập, thống nhất và tiến lên chủ nghĩa xã hội Trong bối cảnh đó, khu tự trị Việt Bắc đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của mình, đầu năm 1976, khu tự trị Việt Bắc chính thức giải thể Về ranh giới lãnh thổ cùng đơn vị hành chính cấp khu không còn nữa, Thư viện tỉnh Bắc Thái đã sát nhập với thư viện Khu tự trị Việt Bắc, tiếp nhận toàn bộ vốn tài liệu và cơ sở vật chất của Thư viện Khu tự trị và đổi tên là Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Bắc Thái; Năm 1997, sau khi tách Bắc Cạn ra thành một đơn vị hành chính mới, tỉnh Bắc Thái lại trở về với tên gọi Thái Nguyên, và thư viện tỉnh Bắc Thái được đổi tên là Thư viện tỉnh Thái Nguyên cho đến ngày nay

Trải qua trên 50 năm xây dựng và trưởng thành, Thư viện tỉnh Thái Nguyên thực sự trở thành kho tàng tri thức vô giá, được đông đảo cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh sử dụng, khai thác Sách, báo,và các tài liệu thông tin của thư viện đã góp một phần quan trọng trong việc phục vụ những nhiệm vụ chính trị của tỉnh; tuyên truyền rộng rãi những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; phổ biến những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ của nhân dân Đồng thời Thư viện còn tham gia quá trình bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài cho sự nghiệp CNH-HĐH quê hương đất nước

Khi mới thành lập, với vốn sách ít ỏi gần 2.000 cuốn (chủ yếu do nhân dân đóng góp) và hai cán bộ chuyên trách, nhưng với sự nhiệt tình, tâm huyết

Trang 19

Thắng lợi mùa xuân năm 1975 đã mở ra một kỷ nguyên mới: Hoà bình- Độc lập cho toàn dân tộc Miền Nam hoàn toàn được giải phóng, cả nước hướng về miền Nam, cùng chia ngọt sẻ bùi Trong những tháng ngày gian khó

đó, Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã nhận trọng trách hết sức quan trọng giúp tỉnh Khánh Hoà xây dựng Thư viện Một vạn ba sách của Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã cùng với cán bộ thư viện vào Nam trên những con tàu thống nhất

để giúp cho Khánh Hoà tạo lập một thư viện, ngày 2 tháng 9 năm 1975 – Thư viện tỉnh Khánh Hoà chính thức được thành lập với vốn sách hạt nhân ban đầu của Thư viện tỉnh Thái Nguyên

Năm 1976, cùng với việc giải tán đơn vị hành chính khu Tự trị Việt Bắc, thư viện tỉnh đã sát nhập với thư viện Khu tự trị Việt Bắc và đổi tên là Thư viện khoa học tổng hợp tỉnh Thái Nguyên với con dấu và các phòng ban theo đúng cơ cấu của một thư viện tỉnh

Hiện tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên có 15 biên chế, một lái xe và hai hợp đồng vụ việc được phân bổ tại ba phòng chức năng: Phòng hành chính tổng hợp, phòng phục vụ bạn đọc và phòng nghiệp vụ Cơ cấu tổ chức được thể hiện theo sơ đồ sau:

Trang 20

+ Ban giám đốc (GĐ) (bao gồm 2 người): 1 Giám đốc phụ trách về kỹ

thuật nghiệp vụ, tài chính; 01 phó giám đốc phụ trách về phong trào tuyên truyền, mạng lưới thư viện cấp Huyện

+ Phòng hành chính tổng hợp (HCTH) bao gồm 6 người: Trưởng

phòng hành chính chịu trách nhiệm quản lý chung, giúp lãnh đạo soạn thảo văn bản; Phó phòng trực tiếp làm kế toán; 1 lái xe, kiêm công tác cấp thẻ bạn đọc 1 nhân viên tạp vụ và 2 hợp đồng bảo vệ

+ Phòng phục vụ (PV) gồm 6 biên chế: 1 trưởng phòng phụ trách

chung và làm việc trực tiếp tại kho mượn; 1 phó phòng trực tiếp làm việc tại kho đọc mượn thiêú nhi; 4 cán bộ còn lại làm việc trực tiếp tại các kho : Kho đọc, kho mượn, và phòng đọc báo tạp chí tự chọn

+ Phòng Nghiệp vụ (NV) Gồm 5 biên chế: 1 trưởng phòng phụ trách

chung về nghiệp vụ, công tác phong trào tuyên truyền và hướng dẫn nghiệp

vụ thư viện cơ sở; 1 phó phòng phụ trách về tin học; 1 cán bộ bổ sung, 1 cán

bộ phụ trách kho sách luân chuyển; 1 cán bộ quản lý bộ máy tra cứu

* Đặc điểm nguồn lực thông tin: Khối lượng sách tại thư viện tỉnh khá

lớn, tính đến tháng 3/ 2008 khoảng 130.000 đơn vị; Trong đó số sách được

Ban GĐ Phòng HCTH Phòng PV Phòng NV

Trang 21

tính theo bản; báo và tạp chí đóng theo tập, mỗi tập có thể gồm nhiều số, được đóng theo tháng, quý hoặc năm Nếu tính theo tên tài liệu, số lượng trên tương đương với khoảng 60.000 tên tài liệu

Con số thống kê về số lượng tài liệu như sau:

lý, nhưng hầu như không có độc giả sử dụng, nguyên nhân do xu hướng nghiên cứu của bạn đọc chỉ dừng lại ở các ngôn ngữ mang tính thông dụng hiện nay là tiếng Trung, Anh và Pháp

Nguồn bổ sung chính của Thư viện chủ yếu thông qua con đường xuất bản chính thức là các công ty phát hành sách, nhà xuất bản; ngoài ra còn có một số lượng không nhỏ là sách biếu tặng, sách lưu chiểu trong tỉnh

Việc bổ sung của Thư viện chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó đáng kể là kinh phí và tình hình xuất bản Kinh phí bổ sung trong 3 năm trở lại đây như sau:

-Năm 2005: 60 triệu đồng

-Năm 2006: 70 triệu đồng

- Năm 2007: 90 triệu đồng

Trang 22

Nhìn chung, với nguồn kinh phí cấp hàng năm cho công tác bổ sung so với một thư viện cấp tỉnh là hết sức ít ỏi, cho nên thư viện tỉnh chỉ mua 1-3 bản sách/ tên sách ; cụ thể:

- Năm 2005: Bổ sung 2.000 bản sách, tương đương 667 tên sách

- Năm 2006: Bổ sung 2.200 bản sách , tương đương 742 tên sách

- Năm 2007: Bổ sung 2.400 bản sách , tương đương 823 tên sách

Tình hình xuất bản hiện nay vừa tạo ra những thuận lợi vừa gây khó khăn cho việc bổ sung của Thư viện Nhiều cơ sở phát hành, nhiều tài liệu được chọn lựa, phương thức thanh toán thuận tiện Tuy nhiên, bên cạnh những tài liệu thực sự có giá trị vẫn còn những tài liệu kém giá trị Trong thời buổi kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sách xuất bản, số lượng sách kém chất lượng, sách có nội dung cũ tái bản dưới tên mới, tài liệu của tác giả không tên tuổi, giá trị khoa học thấp, sách khoa học kỹ thuật, các công trình khoa học lớn không được đầu tư, xuất bản Nếu thiếu kiến thức và kinh nghiệm dễ mua phải những sách trùng, sách kém chất lượng, không phù hợp với bạn đọc

Tin học hoá là xu thế phổ biến của các thư viện Việt Nam trong những năm gần đây Một trong những nhiệm vụ thiết yếu của quá trình tin học hoá là xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) Xây dựng CSDL là điều kiện thuận lợi đầu tiên để thực hiện chức năng thông tin một cách hiện đại của thư viện Năm

2001, được sự quan tâm của Thư viện Quốc gia, thư viện tỉnh Thái Nguyên là một trong số các thư viện trong hệ thống thư viện công cộng được tài trợ về máy tính, máy in, học và tập dượt các kỹ năng sử dụng hệ quản trị CDS/ISIS Thư viện đã tiến hành nhập CSDL năm 2001

Năm 2004, dưới sự chỉ đạo của Thư viện Quốc Gia, toàn bộ hệ thống Thư viện công cộng chuyển đổi phần mềm thư viện, từ CDS/ISIS sang hệ quản trị CSDL CDS/ILIB với một tính năng tiện dụng và hoàn hảo hơn với các modum tiện dụng trong hoạt động thư viện

Trang 23

Thư viện còn là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ hệ thống thư viện công cộng trong toàn tỉnh Hàng năm, thư viện tỉnh tiến hành tập huấn nghiệp vụ cho mạng lưới thư viện cấp Huyện, Xã, Phường, tủ sách thôn bản; phối hợp với các thư viện trường học tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho hệ thống thư viện trường học trong tỉnh, chỉ đạo phong trào đọc

và học theo sách, từng bước đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá ngày càng cao của bạn đọc Hiện tại, ngoài 8 thư viện cấp huyện, Thái Nguyên còn có gần 400 tủ sách xã phường đang hoạt động có hiệu quả

Để thực hiện xã hội hoá công tác thư viện cơ sở với tinh thần nhà nước

và nhân dân cùng tham gia xây dựng vốn sách, ngoài sách báo do nhân dân quyên góp, chính quyền cơ sở quan tâm, thư viện còn xây dựng kho sách lưu động với mục tiêu đưa sách tới cơ sở, phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn Hiện tại kho sách lưu động của thư viện 18.000 bản sách

Tình hình hoạt động của Thư viện tỉnh Thái Nguyên

trong những năm 2005- 2007 :

Trang 24

Kết quả thống kê Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Vốn tài liệu bổ sung 4.200 6.200 8.200

Lượt sách, báo luân chuyển 176.064 280.062 170.586

Đến nay, Thư viện tỉnh Thái Nguyên đã có vốn sách khoảng 134.494

bản; 18.000 bản kho sách lưu động ,1.850 bản sách địa chí; mỗi năm đơn vị

bổ sung 4 - 5.000 bản sách và gần 100 đầu báo và tạp chí Hàng năm Thư viện

tỉnh Thái Nguyên cấp khoảng 1000 thẻ bạn đọc, phục vụ 50- 80.000 lượt bạn

đọc cùng với 1-200 nghìn lượt sách luân chuyển đến tay bạn đọc

1.2.2 Vai trò và nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong giai

đoạn đổi mới đất nước

Thư viện tỉnh là một trung tâm văn hoá giáo dục của tỉnh Pháp lệnh

thư viện đã qui định Thư viện có chức năng, nhiệm vụ: “ Thu thập, tàng trữ,

tổ chức việc khai thác và sử dụng chung di sản thư tịch của dân tộc nhằm

truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu,

công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân góp phần nâng cao dân trí,

đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học công nghệ, kinh tế,

văn hoá, phục vụ công cuộc CNH-HĐH đất nước”[3, tr.7]

Việc thu thập, tàng trữ các di sản thư tịch của dân tộc là nhiệm vụ trung

tâm của các thư viện Bên cạnh đó, Thư viện tỉnh Thái Nguyên còn có nhiệm

vụ thu thập, tàng trữ các ấn phẩm của địa phương phản ánh những hiện trạng

và những thay đổi lịch sử về trình độ văn hoá, đời sống, chính trị- xã hội của

vùng, những đóng góp của người dân địa phương vào nền khoa học, sản xuất,

văn hoá của đất nước; Các tác phẩm địa chí viết về địa phương nhằm quảng

Trang 25

Thư viện tỉnh Thái Nguyên còn là cơ quan văn hoá, giáo dục của Đảng

và nhà nước, là công cụ trọng yếu ngoài nhà trường để giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao trình độ kiến thức của nhân dân lao động về mọi mặt, động viên quần chúng thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho đời sống tinh thần, tình cảm của quần chúng thêm phong phú

Thư viện tỉnh Thái Nguyên tổ chức sử dụng sách báo tập thể có tính chất xã hội của nhân dân lao động, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay trong hoàn cảnh nền kinh tế của tỉnh còn nghèo, một số bộ phận dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số trình độ văn hoá, kiến thức khoa học còn chưa cao, thì nhiệm vụ của Thư viện tỉnh Thái Nguyên là phải tổ chức việc đọc sách báo hợp lý, có hiệu quả trong nhân dân; nâng cao đời sống tinh thần của người dân thông qua việc nắm bắt nhu cầu đọc, tập quán sử dụng thông tin của người dân nhằm thoả mãn những nhu cầu đọc lành mạnh, hạn chế những nhu cầu đọc không lành mạnh; qua đó kích thích, phát triển những nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số bằng nhiều hình thức: Cấp, phát sách miễn phí, ưu tiên đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong phương thức phục vụ, phổ biến các kiến thức về pháp luật, chăn nuôi, trồng trọt, giúp người dân “đọc và học theo sách” áp dụng những kiến thức trong sách vở vào tăng gia sản xuất, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, thúc đẩy nền kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển

Nếu được tổ chức tốt và hoạt động có hiệu quả, thư viện tỉnh sẽ thoả mãn mọi nhu cầu đọc của nhân dân trong tỉnh, đồng thời lôi cuốn mọi tầng

Trang 26

có những phát minh, sáng kiến, những thành tựu ứng dụng trong các hoạt động kinh tế – văn hoá, thúc đẩy sự phát triển của xã hội Đặc biệt, với vốn sách có trong Thư viện còn giúp bạn đọc có những giây phút nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng để tái sản xuất Thông qua những trang sách, làm phong phú thêm đời sống tinh thần cuả con người, giúp con người hoàn thiện nhân cách, để trở thành những người có ích cho xã hội, cho cộng đồng

Là trung tâm thông tin, Thư viện là nơi cung cấp thông tin hữu hiệu cho cán bộ nghiên cứu, chỉ đạo sản xuất có thể khai thác và tìm kiếm thông tin để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học Trong thời đại ngày nay, khi giao lưu và hội nhập đã trở thành xu thế chủ yếu, nếu không nắm bắt kịp thời thông tin sẽ không thể phát huy được thế mạnh của các ngành kỹ thuật mũi nhọn của tỉnh Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã đáp ứng phần nào nhu cầu tin của người dùng tin trong tỉnh, góp phần đắc lực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, thông qua việc cung cấp các loại sách báo chuuyên ngành, nghiên cứu, giải trí phù hợp với từng nhu cầu của người đọc

1.2.3 Yêu cầu của Thư viện tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn đổi mới đất nước

Công cuộc đổi mới đất nước đã tác động và đem lại những thay đổi, biến chuyển lớn trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội của cả nước, cũng như tỉnh Thái Nguyên, trong đó có lĩnh vực hoạt động thông tin thư viện

Trang 27

Để đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong giai đoạn mới- Thư viện tỉnh Thái Nguyên phải thực sự trở thành một trung tâm thông tin phục vụ cho

sự phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội, đặc biệt là phục vụ cho các ngành kinh

tế mũi nhọn của tỉnh: Công-Nông- Lâm nghiệp

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách báo, đưa sách báo tới tay bạn đọc bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú

Tập trung phát triển vốn tài liệu thuộc các lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, nông nghiệp, địa chí Đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động của Thư viện, phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lựa chọn và phát triển tài liệu sách báo có nội dung tư tưởng, giá trị khoa học, đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin và yêu cầu giáo dục xã hội chủ nghĩa, động viên quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị- kinh tế- văn hoá- khoa học kỹ thuật

Đối với sách khoa học kỹ thuật, ưu tiên bổ sung các lĩnh vực nghiên cứu về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản; sách nông nghiệp tập trung vào lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng phù hợp với địa hình của tỉnh; phát triển du lịch

Xây dựng kho sách địa chí phong phú về nội dung, đảm bảo về chất lượng để phản ánh một cách toàn diện nhất về kinh tế, xã hội của tỉnh

Nâng cao chất lượng NDT, tạo điều kiện tốt nhất cho người dùng tin sử dụng thư viện, khai thác các nguồn lực thông tin có trong thư viện tỉnh và các nguồn lực thông tin tại các thư viện trong và ngoài nước Đồng thời đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn NDT khai thác và sử dụng thư viện

Vận dụng và phát huy mọi nguồn lực trong xã hội để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện công cộng trong toàn tỉnh về các mặt: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo cho mọi người dân trong tỉnh có điều kiện thuận lợi để sử dụng sách báo có trong thư viện

Trang 28

1.3 Nhu cầu tin và vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện

1.3.1 Khái niệm về nhu cầu tin

Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người đối với một đối tượng

nhất định, trong điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và sự phát triển của con người; nhu cầu là sự xuất hiện và kết hợp giữa các phản xạ không điều kiện từ môi trường tác động đến bộ não của chúng ta nên nó mang tính xã hội; nhu cầu là sản phẩm của xã hội, nhu cầu hình thành do kết quả tác động giữa hoàn cảnh bên ngoài và trạng thái bên trong của chủ thể; nhu cầu phát triển dưới sự chi phối trực tiếp của điều kiện kinh tế- xã hội- văn hoá ở một giai đoạn nhất định, tại một địa bàn cụ thể, trong hoàn cảnh khác nhau sẽ nảy sinh các nhu cầu và thoả mãn nhu cầu khác nhau

Nhu cầu tin là một dạng nhu cầu đặc biệt của con người Nhu cầu tin là

sự đòi hỏi khách quan của con người (Cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin để duy trì các hoạt động sống của con người

Nhu cầu tin nảy sinh trong quá trình con người thực hiện các loại hoạt động khác nhau Nhu cầu tin của mỗi xã hội khác nhau; xã hội càng phát triển thì nhu cầu tin của con người càng trở nên sâu sắc và phức tạp, trong xã hội ngày nay, đang tiến dần đến xã hội kinh tế tri thức, đòi hỏi sự thoả mãn thông tin ngày càng nhiều và sâu sắc hơn

Nhu cầu tin là một đòi hỏi khách quan của chủ thể đến việc đọc các tài liệu để đảm bảo quá trình sống của chủ thể Kết quả của nó là thu nhận những thông tin để thoả mãn những hoạt động khác Đây là một loại nhu cầu tinh thần của con người Nhu cầu tin xuất phát từ phản xạ định hướng và chịu sự chi phối của thị giác Nếu không được thoả mãn sẽ trở nên gay gắt, khi được thoả mãn sẽ củng cố vững chắc hơn, để rồi lại phát triển cao hơn

Trang 29

Mỗi cá nhân khác nhau có nhu cầu đọc và nhu cầu tin khác nhau, đó

là tâm lý và nhân cách của mỗi con người cụ thể và mỗi nhóm người dùng tin cụ thể

Nhu cầu tin có vai trò quan trọng, là nguồn gốc của hoạt động thông tin- thư viện Mục đích cuối cùng của hoạt động thư viện là thoả mãn đầy đủ, kịp thời nhu cầu tin của người dùng tin Chính vì vậy, nắm bắt nhu cầu tin là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo triển khai hoạt động thông tin- thư viện

1.3.2 Vai trò của nhu cầu tin trong hoạt động thông tin thư viện

Thư viện là một thiết chế xã hội, là một cơ quan văn hoá Qua từng giai đoạn lịch sử, trong từng thời kỳ, thư viện phải luôn luôn biến đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới Trong sự biến đổi của đất nước, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đang đòi hỏi hoạt động thông tin rộng lớn Nếu không có hoạt động đó, các công trình nghiên cứu bị trùng lặp, các nhà nghiên cứu sẽ không biết kế thừa và phát huy các sáng tạo của lớp người đi trước, không có sự chuyển giao giữa các thế hệ thông qua nguồn cung cấp thông tin trung gian là thư viện Đặc biệt vào những năm 60 của thế kỷ, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã thổi một luồng sinh khí mới, các khái niệm

“nhu cầu tin” “sản phẩm thông tin” “các hệ thống tìm tin” đã được phổ cập

nhanh chóng trong hoạt động các thư viện Nhu cầu tin ngày càng phức tạp, người đọc yêu cầu những thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, phù hợp với yêu cầu của họ Muốn làm tốt công tác thư viện, người cán bộ thư viện phải nắm bắt được nhu cầu tin của bạn đọc, qua đó có sự phân chia nhóm bạn đọc

để có định hướng cho việc phục vụ; bổ sung vốn tài liệu phù hợp; hoàn thiện các chu trình hoạt động của thư viện và các sản phẩm dịch vụ thư viện phù hợp với nhu cầu của bạn đọc

Trang 30

Nhu cầu tin chịu sự ảnh hưởng, chi phối, tác động của nhiều yếu tố: Môi trường xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, trình độ văn hoá,nhân cách và mức độ, phương thức thoả mãn nhu cầu

Nhìn chung, với đặc thù của một tỉnh trung du miền núi, Thái Nguyên

có vị trí địa lý, chính trị rất quan trọng, được thiên nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên, khoáng sản, Thái Nguyên có nhà máy Gang thép lớn nhất nước, các khu công nghiệp đã và đang đi vào hoạt động có hiệu quả; rất nhiều tiềm năng

về các khu du lịch sinh thái

Về Nông- Lâm nghiệp Thái Nguyên có thế mạnh về đất đồi, rừng để phát triển mạnh cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ

Thái Nguyên đang từng bước chuyển mình để trở thành tỉnh công nghiệp; trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của các tỉnh miền núi phía Bắc

Điều đó đòi hỏi Thư viện tỉnh Thái Nguyên phải làm tốt vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng nguồn lực thông tin phù hợp đặc thù của tỉnh, phục vụ những ngành kinh tế mũi nhọn: ưu tiên phát triển các nguồn lực thông tin về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng (nhất là cây chè), phát triển kinh tế trang trại

Nghiên cứu NCT của NDT trong toàn tỉnh để có hướng phục vụ chuyên biệt, tổ chức tốt việc phục vụ sách báo, tăng cường công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo, mở rộng mạng lưới thư viện công công trong toàn tỉnh, tạo điều kiện dễ dàng cho mọi người dân trong tỉnh được tiếp cận tới các nguồn lực thông tin của thư viện

Trang 31

CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN

TẠI THƯ VIỆN TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1 Đặc điểm người dùng tin tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên

Người dùng tin - là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin, người

dùng tin là đối tượng phục vụ của công tác thông tin thư viện Họ vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời cũng là người sản sinh ra những thông tin mới

Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin, là cơ sở định hướng các hoạt động của một đơn vị thông tin; họ tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây truyền hoạt động thông tin và là người đánh giá các nguồn thông tin đó Mỗi nhóm người dùng tin có những nhu cầu tin khác nhau Chính vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm người dùng tin, qua đó xác định nhu

cầu tin là việc làm hết sức cần thiết trong hoạt động thông tin thư viện

Thư viện tỉnh Thái Nguyên là một thư viện công cộng lớn nhất trong tỉnh, nơi tập trung đầy đủ các đối tượng dùng tin đa thành phần, đa lĩnh vực Khác với các thư viện chuyên ngành, thư viện trường học Thư viện tỉnh Thái Nguyên là nơi cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhu cầu trên địa bàn tỉnh, cho nên người dùng tin và nhu cầu tin tại thư viện cũng rất đa dạng và phong phú Bên cạnh người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, nghiên cứu giảng dạy với nhu cầu tin là những thông tin có hàm lượng tri thức cao, những thông tin

đã được tinh chế, thông tin về một lĩnh vực khoa học xã hội nào đó để tạo cho mình có một quyết sách đúng đắn trong công tác lãnh đạo, hay tạo nên những công trình mang tính khoa học tiếp thu từ những thành tựu khoa học và sự sáng tạo Một lực lượng đông đảo là học sinh, sinh viên với nhu cầu học hỏi,

Trang 32

trau dồi những kiến thức trên ghế nhà trường, những kiến thức xã hội để tạo cho mình một hành trang bước vào đời; Người dùng tin là cán bộ, nhân dân lao động bao gồm nhiều thành phần đến thư viện để nắm bắt những thành tựu khoa học để áp dụng trong lao động sản xuất, tạo ra nhiều của cải cho xã hội, hoặc tạo cho mình những phút thư giãn để tái tạo sức lao động

Vì vậy, nhu cầu tin cũng phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố mang tính cá nhân của người dùng tin Có thể khái quát một số yếu tố sau: Nghề nghiệp, độ tuổi, học vấn, giới tính

2.1.1 Đặc điểm nghề nghiệp của người dùng tin

Mỗi người không có nhiều nghề nghiệp trong đời Nghề nghiệp để lại dấu ấn rõ nét ở họ cả về ngoại hình lẫn tính cách và các hoạt động tinh thần, trong đó có hoạt động khai thác, xử lý thông tin

Theo số lượng thống kê các sổ đăng ký đọc, mượn và phiếu điều tra NCT của NDT tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên cho ta thấy số lượng NDT của thư viện ngày càng phát triển về số lượng, trong đó số lượng cán bộ nghiên cứu giảng dạy, học sinh sinh viên tại các cơ sở dạy nghề, cao đẳng và đại học chiếm một tỷ lệ lớn

Trang 33

- Cán bộ quản lý, CBNC giảng dạy là: 881 thẻ ; chiếm 27,7%

- Học sinh- sinh viên là : 2161 thẻ ; chiếm 68%

- Ngành khác: 124 thẻ ; chiếm 3,9%

Thành phần nghề nghiệp bạn đọc tại Thư viện tỉnh

Cán bộ quản lý; CBNC, giảng dạy 881 28

Thµnh phÇn kh¸c

2.1.2 Đặc điểm học vấn của người dùng tin

Trình độ văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tin, trình độ văn hoá

càng cao, thì nhu cầu tin càng phong phú; trình độ văn hoá chi phối đời sống

Trang 34

tinh thần của con người, ảnh hưởng tới cách nhìn nhận và đánh giá của con

người đến các hiện tượng xung quanh, và ảnh hưởng trực tiếp tới nội dung

của nhu cầu tin

Thái Nguyên được coi là cái nôi của các trường Đại học và Cao đẳng

chuyên nghiệp, dạy nghề lớn thứ 3 cả nước (chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh) chính vì vậy số người có học hàm, học vị, có trình độ cao cũng tập

trung rất nhiều tại nơi này

Những năm gần đây, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của

người dùng tin tại Thư viện cũng được nâng cao Số cán bộ có trình độ Đại

học và trên đại học chiếm tỷ lệ 78,2%; Trung học chuyên nghiệp và Trung

học cơ sở chiếm tỷ lệ 16,3% ; Tiểu học chiếm tỷ lệ 5,5%

Trang 35

2.1.3 Đặc điểm độ tuổi của người dùng tin

Để hình thành thói quen đọc sách, trước hết phải có nhu cầu đối với sách Trong thực tiễn, muốn thực hiện hoặc làm được một điều gì đó thì người

ta phaỉ có nhu cầu và chính nhu cầu thôi thúc ta làm việc đó Nhu cầu được coi là nền tảng mọi hoạt động trong đời sống vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân và cộng đồng trong xã hội Nhu cầu con người rất đa dạng và phong phú Có nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần; có nhu cầu tự nhiên, nhu cầu xã hội; có nhu cầu văn hoá, nhu cầu thông tin Đọc sách, chính là nhu cầu thông tin nhằm thoả mãn việc tìm hiểu một vấn đề nào đó

Nghiên cứu nhu cầu không thể tách rời lứa tuổi Bởi nhu cầu chịu tác động của khá nhiều yếu tố : Trình độ học vấn, giới tính, nghề nghiệp, lứa tuổi, hoàn cảnh và điều kiện sống Trong đó lứa tuổi đóng vai trò then chốt

Nguời dùng tin tại thư viện tỉnh Thái Nguyên gồm nhiều độ tuổi khác nhau Mỗi độ tuổi được sinh ra và lớn lên trong những điều kiện xã hội tương đồng Sự khác nhau về độ tuổi của người dùng tin tại thư viện tỉnh Thái

Trang 37

*Độ tuổi dưới 15 tuổi: Chiếm 17 % số lượng độc giả hiện có tại thư

viện, đây là lứa tuổi học sinh tiểu học và trung học Căn cứ vào lứa tuổi ta có thể nhận thấy có những đặc điểm tâm lý và nhu cầu đọc sách của lứa tuổi này như sau:

Độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi là lứa tuổi cắp sách đến trường, các em được hình thành thói quen đọc sách ngay từ khi con ngồi trên ghế nhà trường Thư viện tỉnh với chức năng là nơi giáo dục ngoài nhà trường, nên cũng rất chú trọng đến đối tượng người dùng tin là học sinh trên địa bàn, thông qua bộ phận phục vụ thiếu nhi bao gồm các em là lứa tuổi học sinh từ 6 đến 15 tuổi

Thông thường mỗi lứa tuổi, các em đều thích một hoặc hai loại sách chủ yếu, và đọc loại sách đó nhiều hơn so với các loại sách khác

Nếu ở độ tuổi 6-7 tuổi là thời kỳ đầu tiên của cuộc đời học sinh, tư duy còn non nớt, chưa hình thành hứng thú rõ ràng, các em chưa có nhu cầu đọc sách theo một mục đích nhất định, việc đọc sách của các em là do sự cuốn hút bởi hình thức xuất bản của cuốn sách, ở cách trình bày hơn nội dung, vì vậy, những truyện tranh, truyện cổ tích hoặc các câu chuyện về loài vật quen thuộc, gần gũi với các em thường ngày là những cuốn sách gây nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi

Với độ tuổi 8-10 tuổi được gọi là thời kỳ “tích luỹ ban đầu” Yêu cầu hiểu biết rất rộng, nhưng không ổn định, nhu cầu đọc sách đã bắt đầu hình thành trong các em và sách các em đọc đã có sự chọn lựa, tuy còn đơn giản, bên cạnh việc đọc các loại truyện tranh, truyện cổ tích, truyện thần thoại, các

em còn hứng thú với những câu chuyện mang tính lịch sử: Thánh Gióng, quả bầu tiên, truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân, Sự tích quả dưa hấu

Ở lứa tuổi lớn hơn các em đã được trang bị một số kiến thức nhất định được trang bị trên ghế nhà trường và những kinh nghiệm có trong cuộc sống,

Trang 38

tư duy đã có bước phát triển Các em không chỉ cảm nhận bằng trực quan qua

sự vật và hiện tượng trong xã hội, trong những trang sách, mà đã có sự phân tích, suy nghĩ đánh giá những sự vật, hiện tượng đó Bên cạnh những cuốn sách khám phá về thế giới bí ẩn của cuộc sống, môi trường xung quanh, những cuốn sách do các nhà văn nổi tiếng chuyên viết về truyện thiếu nhi như

nhà văn: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Đoàn Giỏi, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa các em cũng rất thích những câu chuyện về các anh hùng lịch sử: Hai

Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung qua những trang sử vẻ vang

của dân tộc, từ thời dựng nước và giữ nước, thông qua đó thể hiện tình yêu tổ quốc, và lòng tự hào về lịch sử dựng và giữ nước bốn ngàn năm của dân tộc Việc học tập – với các em là nhiệm vụ trung tâm Thời đại chúng ta đang sống

là thời đại của tri thức, của trí tuệ, của khoa học và công nghệ Không thể đưa đất nước phát triển nếu không có tri thức mà tri thức lại bắt nguồn từ sự học tập Do vậy mà học tập tốt chính là việc các em lĩnh hội được những kiến thức

cơ bản của khoa học kỹ thuật, tạo đà cho những bước phát triển mới sau này,

cho nên những câu chuyện kể về gương học tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Ngọc Ký, những kiến thức nâng cao của các bộ môn trong

nhà trường luôn là đối tượng để các em tìm đọc và tham khảo

Nhìn chung lứa tuổi học sinh tiểu học và trung học mặc dù đã có ý thức

về nhu cầu đọc, tuy nhiên nhu cầu đó nhiều khi chưa định hình rõ nét, nhất là lứa tuổi tiểu học, chính vì vậy, các em rất cần có sự định hướng, giúp đỡ của cán bộ thư viện trong công tác tra cứu, hình thành thói quen đọc sách, nhằm tiếp cận những tri thức khoa học và tinh hoa văn hoá của nhân loại, để tự hoàn thiện mình sau này

*Lứa tuổi từ 15 – 25 tuổi: chiếm tỷ lệ lớn nhất (52%) Trong số lượng

độc giả tại Thư viện tỉnh Thái Nguyên, chủ yếu là học sinh, sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học và Trung học dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh Đây

Trang 39

là lứa tuổi đã bắt đầu có những nét thay đổi về tâm lý, khi các em bắt đầu tốt nghiệp phổ thông để đến một môi trường học tập khác, tạo cho mình một nghề nghiệp ổn định cho cuộc sống sau này, đây cũng là lứa tuổi năng động, sáng tạo, thích tự khẳng định mình cho nên nhu cầu tin rộng hơn, bên cạnh các tri thức liên quan đến ngành nghề, người dùng tin có nhu cầu tìm hiểu về tâm lý, giới tính, các kiến thức về khoa học công nghệ; sử dụng thành thạo các công cụ tra cứu hiện đại tại thư viện

* Lứa tuổi 25 – 35 & 35 – 55 tuổi : chiếm 26% Đây là lứa tuổi đã có

công việc và gia đình ổn định, việc chuyên tâm đến nghiệp vụ là việc đương nhiên, nên mức độ sử dụng thông tin có sự chọn lựa nghiêm túc, thích sử dụng các thông tin đã được xử lý (tóm tắt, thư mục, chuyên đề) để lựa chọn thông tin phù hợp Đây cũng là lứa tuổi có trình độ chuyên môn cao, lứa tuổi đang sung sức để cống hiến những thành quả lao động, nghiên cứu khoa học cho xã hội; những người có học hàm học vị và địa vị trong xã hội, nên nhu cầu tin của họ ổn định hơn các lứa tuổi khác

* Lứa tuổi từ 55 tuổi trở lên Mặc dù chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (2%)

đa phần là cán bộ hưu trí Lứa tuổi này tuy đã có sự suy giảm về sức khoẻ, tuy nhiên họ lại là người có bề dày kinh nghiệm được tích luỹ trong công việc

và cuộc sống, nên nhu cầu tin có chiều sâu và ổn định hơn cả, họ không chỉ là người sử dụng thư viện một cách có hiệu quả, mà còn là người có những ý kiến phản hồi giúp cho thư viện hoạt động có hiệu quả cao hơn

2.1.4 Đặc điểm giới tính của người dùng tin

Chúng ta đang phấn đấu cho sự bình đẳng về giới Với giới trí thức, sự bình đẳng đã không còn là vấn đề khi phụ nữ không bị phân biệt đối xử Họ

có quyền học hành, tham gia công tác nghiên cứu, giảng dạy, nắm các cương

vị lãnh đạo, quản lý, hoặc là những người có tay nghề giỏi trong lao động sản xuất, tạo ra của cải cho xã hội Họ cũng đạt được những học hàm học vị không kém gì nam giới

Trang 40

Dưới tác động của các chính sách kinh tế, xã hội mới của Nhà nước Việt Nam và sự hưởng ứng tích cực, sáng tạo của đông đảo nhân dân, nhiều biến đổi đã diễn ra có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống các tầng lớp, đến phụ

nữ và gia đình họ

Việc cho phép và khuyến khích phát triển nhiều thành phần kinh tế và

sự trao đổi hàng hoá đã giúp nhân dân tự tạo thêm việc làm và tăng thu nhập, cuộc sống bước đầu ổn định, sinh hoạt kinh tế, văn hoá có nhiều khởi sắc Và trong trào lưu đổi mới hiện nay của đất nước, phụ nữ đã đóng góp phần quan trọng, vì họ chiếm tới 52% lực lượng lao động xã hội và 55% lực lượng trực tiếp sản xuất trong các ngành công- nông- thương nghiệp

Cùng với sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ sản xuất, việc đầu tư thành lập hàng loạt xí nghiệp tư nhân hay liên doanh khiến cho đội ngũ nữ công nhân tăng lên rõ rệt, họ có tay nghề giỏi, vận hành những máy móc hiện đại, trong các ngành dệt, may, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm số

nữ công nhân chiếm tỷ lệ ưu trội

Trong quá trình đổi mới quản lý kinh doanh theo cơ chế thị trường và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, công ty tư nhân, đã xuất hiện nhiều

nữ giám đốc công ty, xí nghiệp, cử hàng kinh doanh quản lý giỏi, làm ăn có hiệu quả

Cũng trong hoàn cảnh còn khó khăn, nhưng sách vở, thông tin, giao lưu văn hoá được mở rộng hơn, nhiều nữ cán bộ khoa học, kỹ thuật, nữ trí thức, nữ văn nghệ sĩ đã cố gắng vươn lên, phát minh, sáng tạo đem tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp đổi mới Đất nước đang chuyển mình, đang

có những bước ngoặt mới khi cả nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI Nhân dân Việt Nam đang chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp và hậu công nghiệp Trong quá trình chuyển biến này, bản thân người phụ nữ đang đổi mới, họ không chỉ cần cù, chịu khó mà trở nên năng

Ngày đăng: 25/06/2021, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w