Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông.. Vai trò của người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện Trường
Trang 1Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện Trường Đại học
Phương Đông Nguyễn Thị Chi
Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS Chuyên ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 603220
Người hướng dẫn: PGS TS Trần Thị Minh Nguyệt
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Nghiên cứu đặc điểm người dùng tin, thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin tại
Thư viện Trường Đại học Phương Đông Phân tích đặc điểm hoạt động thông tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông Nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp
ứng nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho người dùng tin
Keywords: Khoa học thư viện; Nhu cầu tin; Trường Đại học Phương đông
Content:
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT……….………4
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1 Tính cấp thiết của đề tài 7
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 10
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Giả thuyết nghiên cứu 11
5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11
6 Phương pháp nghiên cứu 13
7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài 13
8 Bố cục luận văn 14
CHƯƠNG 1 NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 15
1.1 Những vấn đề chung về người dùng tin và nhu cầu tin 15
1.1.1 Khái niệm về người dùng tin và nhu cầu tin ………15
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người dùng tin 16
1.2 Khái quát về Trường Đại học Phương Đông và Trung tâm Tin học – Thư viện 18
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Phương Đông 18
1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức 19
1.2.1.2 Đại học Phương Đông trong quá trình đổi mới giáo dục 20
1.2.2 Trung tâm Tin học – Thư viện Trường Đại học Phương Đông 21
1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ……… … 21
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý 24
1.2.2.3 Đội ngũ cán bộ 24
Trang 31.2.2.4 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn tài chính. 25
1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Trường Đại học Phương Đông 27
1.3.1 Thành phần các nhóm người dùng tin trong Trường 27
1.3.2 Độ tuổi người dùng tin 29
1.3.3 Giới tính người dùng tin 30
1.3.4 Trình độ học vấn người dùng tin 31
1.4 Vai trò của người dùng tin và nhu cầu tin trong hoạt động thông tin – thư viện Trường Đại học Phương Đông 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 34
2.1 Thực trạng nhu cầu tin tại Đại học Phương Đông 34
2.1.1 Nhu cầu về nội dung thông tin 34
2.1.2 Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu 37
2.1.3 Nhu cầu về hình thức tài liệu 40
2.1.4 Tập quán khai thác thông tin của người dùng tin 42
2.1.4.1 Thời gian và địa điểm khai thác thông tin 42
2.1.4.2 Các sản phẩm và dịch vụ thông tin ……….……… 48
2.1.5 Thời gian xuất bản của tài liệu……….50
2.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông……… ……… ………51
2.2.1 Khả năng đáp ứng về nguồn lực thông tin 51
2.2.2 Khả năng đáp ứng về sản phẩm và dịch vụ thông tin 58
2.2.3 Khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị 66
2.2.4 Nguồn lực con người 68
2.3 Đánh giá chung 71
2.3.1 Điểm mạnh 71
2.3.2 Điểm yếu và nguyên nhân 73
Trang 4CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG
VÀ KÍCH THÍCH NHU CẦU TIN PHÁT TRIỂN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 76
3.1 Nhóm giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin 76
3.1.1 Củng cố và phát triển nguồn lực thông tin 76
3.1.2 Phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ 81
3.1.3 Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ thư viện 86
3.1.4 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị 89
3.1.5 Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động TT - TV 90
3.2 Nhóm giải pháp kích thích nhu cầu tin phát triển 91
3.2.1 Đào tạo người dùng tin 91
3.2.2 Nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên 94
KẾT LUẬN 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC
Trang 51
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các nguồn lực phát triển xã hội, thông tin được coi là nguồn lực thứ ba và là nguồn tài nguyên quan trọng nhất Thông tin là tri thức, là sức mạnh và là bí quyết góp phần định hướng đúng, giúp lãnh đạo quản lý
ra các quyết định chính xác hơn Mọi hoạt động kinh tế - xã hội đều liên quan tới thông tin
Nhu cầu tin là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, xuất phát từ lòng ham hiểu biết và khám phá thế giới khách quan Nhu cầu tin còn là nguồn gốc, mục tiêu hướng tới của hoạt động thông tin – thư viện
Nghiên cứu nắm vững NCT của NDT tại Trường ĐHPĐ là vấn đề quan trọng và cấp bách, làm cơ sở để tổ chức và phát triển HĐTT-TV đúng hướng, đạt hiệu quả cao
Vì những lý do trên, nên tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu tin
và khả năng đáp ứng tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông” làm
đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành thông tin – thư viện của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Người dùng tin trong các cơ quan thông tin – thư viện là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên thư viện, là lý do để một cơ quan thông tin tồn tại và phát triển Do đó, hoạt động thông tin thư viện cả nước nói chung và hoạt động thông tin trong các trường đại học nói riêng đều lấy công tác phục vụ nhu cầu người dùng tin làm mục tiêu và động lực phát triển của cơ quan mình
*Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề này ở những khía cạnh khác nhau, liên quan đến hoạt động thông tin thư viện trong các trường đại học nhằm mục tiêu dáp ứng nhu cầu tin có các công trình sau:
- “ Thư viện đại học Việt nam trong xu thế hội nhập” của Tiến sỹ Lê
Văn Viết và Thạc sỹ Võ Thu Hương (Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2 năm
Trang 62
2007) đề cập đến vai trò của thư viện đại học, từ đó nhận diện về thực tiễn thư viện đại học Việt Nam hiện nay, thách thức đối với thư viện đại học Việt Nam trong xu thế hội nhập và cuối cùng là tác giả đề xuất mô hình thư viện đại học Việt Nam trong tương lai
- Nguyễn Huy Chương (Chủ biên) Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ
chức và hoạt động trung tâm thông tin thư viện đại học: Đề tài nghiên cứu
cấp trường Đại học Quốc gia Hà Nội -H.: Đại học Quốc gia Hà Nội
2003-2005
- Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn Quan điểm xây dựng chiến
lược và mục tiêu phát triển hoạt động thông tin - thư viện đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010.// Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và
Công nghệ lần thứ V Hà Nội, 2005
- TS Nguyễn Huy Chương Trung tâm thông tin – thư viện Đại học
Quốc gia Hà Nội Phát triển hoạt động Thông tin Thư viện phục vụ nghiên
cứu và đào tạo tại trường Đại học trong điều kiện hiện nay
* Một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ nghiên cứu một
số nhóm người dùng tin trong các cơ quan thông tin - thư viện:
- “Nghiên cứu nhu cầu tin khoa học và công nghệ tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc Gia” của học viên Nguyễn Thị
Chung, Luận văn thạc sỹ khóa 1 chuyên ngành Khoa học thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội, bảo vệ năm 2009
- “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin tại Trung tâm
Thông tin Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong giai đoạn đổi mới.”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học Văn Hóa
Hà Nội
- “Nghiên cứu nhu cầu tin của các doanh nhân trẻ tại Trung tâm Hỗ
trợ Phát triển Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.” của học viên Nguyễn Thị
Hồng Nhung, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học Văn hóa Hà Nội
Trang 73
- “Nghiên cứu nhu cầu tin và hoạt động thông tin cuả Ban Thông tin
– Tư liệu và Thư viện tại Viện Chiến lược và Chính sách KH & CN trong thời kỳ đổi mới của đất nước, thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”,
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện Đại học Văn hóa Hà Nội
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại chưa có luận văn nào đề cập đến nhu cầu tin của người dùng tin tại Trường Đại học Phương Đông Chính vì vậy, đây là một đề tài hoàn toàn mới và không hề trùng lặp với những vấn đề đã nêu ở trên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Nhu cầu tin của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường Đại học Phương Đông
- Hoạt động thông tin của Thư viện Trường Đại học Phương Đông nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin
* Phạm vi nghiên cứu
- Nhu cầu tin và người dùng tin trong Trường Đại học Phương Đông
- Hoạt động thông tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông
- Thời gian: từ năm 2006 đến nay
4 Giả thuyết nghiên cứu
Nhu cầu tin của người dùng tin tại Đại học Phương Đông đang phát triển và ngày càng cao, trong khi đó hoạt động thông tin thư viện Trường Đại học Phương Đông hiện nay còn nhiều yếu kém, mang tính truyền thống, chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin của sinh viên và cán bộ giảng viên trong Trường Nếu được tăng cường, hoạt động thông tin thư viện sẽ đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường
5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:
Trang 8* Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phân tích tổng hợp tài liệu
Trang 95
sinh, học viên cao học (chiếm 2,5%), còn lại 31 phiếu của nhóm quản lý, lãnh đạo (chiếm 3,9%)
- Thống kê
- Phương pháp chuyên gia
7 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
- Về mặt khoa học: Luận văn góp phần làm rõ đặc điểm nhu cầu tin
của người dùng tin trong môi trường giáo dục đại học
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi
cho việc đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao cho người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Phương Đông Các giải pháp này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng cao của
Trường
8 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
dự kiến gồm 3 chương:
Chương 1: Nhu cầu tin và người dùng tin trong hoạt động thông tin
– thư viện tại Trường Đại học Phương Đông
Chương 2: Thực trạng nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tại Thư viện
Đại học Phương Đông
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực đáp ứng và kích thích
nhu cầu tin phát triển tại Trường Đại học Phương Đông
s
Trang 106
CHƯƠNG 1 NGƯỜI DÙNG TIN NHU CẦU TIN TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG
TIN – THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 1.1 Những vấn đề chung về người dùng tin và nhu cầu tin
1.1.1 Khái niệm về người dùng tin và nhu cầu tin
* Người dùng tin
NDT là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình
* Nhu cầu tin
NCT là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng TT để duy trì các hoạt động sống của con người
1.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới NCT của NDT
Phương thức thoả mãn nhu cầu tin
NDT với tư cách là chủ thể NCT có vai trò vô cùng quan trọng trong HĐTT-TV, là lý do để một CQTT tồn tại và phát triển HĐTT-TV nói chung và HĐTT trong các trường ĐH nói riêng đều lấy công tác phục vụ nhu cầu NDT làm mục tiêu và động lực phát triển của cơ quan mình
1.2 Khái quát về ĐHPĐ VÀ Trung tâm Tin học – Thư viện
1.2.1 Khái quát về Trường Đại học Phương Đông
Trường ĐHPĐ là một trường ĐHDL, được thành lập năm 1994 theo Quyết định số 350/TTg ngày 08/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong những trường ĐH ngoài công lập đầu tiên của cả nước
Trang 117
1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy lãnh đạo của Đại học Phương Đông bao gồm Hội đồng quản trị trực tiếp lãnh đạo các phòng ban, khoa và trung tâm trong toàn Trường
1.2.1.2 Đại học Phương Đông trong quá trình đổi mới giáo dục
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, từng bước hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục cả nước, Trường Đại học Phương Đông cũng đang
có nhiều đổi mới về hình thức đào tạo, chương trình và phương pháp giảng dạy, học tập
1.2.2 Trung tâm Tin học - Thư viện Trường Đại học Phương Đông
1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
* Chức năng:
* Nhiệm vụ:
1.2.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý
Hiện nay Thư viện trực thuộc Trung tâm Tin học - Thư viện, Ban Giám đốc điều hành chung cả hoạt động của bộ phận Tin học và Thư viện Trường
1.2.2.3 Đội ngũ cán bộ
Thư viện được biên chế 5 cán bộ, trong đó 4 cán bộ có trình độ chuyên môn thông tin – thư viện, 1 cán bộ trình độ cử nhân ngoại ngữ Hiện tại, có 1 cán bộ trình độ thạc sỹ, 1 cán bộ đang theo học thạc sĩ chuyên ngành khoa học thư viện tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Hà Nội
1.2.2.4 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nguồn tài chính
Hiện nay thư viện bao gồm hai phòng đọc tại hai cơ sở của Trường với tổng diện tích sử dụng là 532m2., tổng số chỗ ngồi là 410 chỗ Bên cạnh đó, các khoa, trung tâm đều trang bị các phòng đọc tài liệu chuyên ngành
Trang 128
1.3 Đặc điểm người dùng tin tại Trường ĐHPĐ
1.3.1 Thành phần các nhóm người dùng tin trong Trường
Căn cứ vào tính chất công việc, có thể chia người dùng tin thành 3 nhóm chính:
o Nhóm 1 - Cán bộ lãnh đạo quản lý
o Nhóm 2 – Cán bộ nghiên cứu giảng dạy, chiếm tỷ lệ 3,2%
o Nhóm 3 – Sinh viên (Học tập)
1.3.2 Độ tuổi người dùng tin
Với tính chất một trường đại học, người dùng tin chủ yếu ở độ tuổi thanh niên Theo số liệu thống kê trong bảng tổng hợp nhu cầu tin, chiếm
tỷ lệ nhiều nhất với 77,3% là ở độ tuổi 18-25, chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là ở độ tuổi 26-35 với 13,4%, cuối cùng là ở độ tuổi 36-50 và trên 50 chiếm tỷ lệ khá thấp (6,8% và 2,4%) Trong độ tuổi từ 18-25, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm người dùng tin sinh viên; ở độ tuổi 26-35, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm tỷ lệ cao nhất, còn ở độ tuổi 36-50 và trên 50 chiếm tỷ lệ cao nhất lại là nhóm lãnh đạo, quản lý Nhìn vào bảng độ tuổi này ta thấy sự phân bố độ tuổi với công việc tương ứng đang đảm nhiệm khá là hợp lý
1.3.3 Giới tính người dùng tin
Theo số liệu điều tra, số lượng người dùng tin là nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới (77,6%) Do đặc thù của các ngành nghề đào tạo tại Trường Đại học Phương Đông, người dùng tin là nữ giới luôn chiếm số lượng nhiều hơn vì có nhiều ngành khoa học xã hội, các khối ngành kỹ thuật ít Mặt khác, nữ giới có tính kiên trì, chăm chỉ, ý thức học tập nhiều hơn nam giới nên thời gian sử dụng thông tin tại Thư viện có tính chất ổn định và thường xuyên hơn Ngoài nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học họ còn quan tâm đến rất nhiều lĩnh vực khác như: làm đẹp, mua sắm, sức khỏe, thời trang, hạnh phúc gia đình Đối với những người dùng tin là nữ
Trang 131.4 Vai trò của NDT và NCT trong hoạt động TT-TV tại Trường
NDT và NCT là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của HĐTT-TV tại Trường ĐHPĐ
Việc nghiên cứu NCT của NDT trong trường ĐHPĐ để có định hướng tổ chức tốt công tác phục vụ sách báo, tăng cường công tác quảng
bá, tuyên truyền giới thiệu sách báo, mở rộng mạng lưới liên thông giữa các TV các trường ĐH trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho NDT tiếp cận đến NLTT của TV
Trang 1410
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
2.1 Thực trạng nhu cầu tin tại Trường Đại học Phương Đông
2.2.1 Nhu cầu về nội dung thông tin
Đại học Phương Đông là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực nên tất cả các lĩnh vực khoa học đều được các nhóm người dùng tin quan tâm Kết quả tổng hợp phiếu điều tra cho thấy hầu hết các đối tượng thuộc nhóm người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy và nhóm sinh viên đều có nhu cầu tin về các lĩnh vực khoa học thuộc chuyên ngành mà họ đang giảng dạy hoặc đang học tập
2.1.2 Nhu cầu tin theo ngôn ngữ tài liệu
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề hội nhập và phát triển đã đặt ra cho chúng ta những cơ hội đồng thời những thách thức lớn, để hội nhập với các nước phát triển, cần phải có trình độ ngoại ngữ cao Ngoại ngữ thực sự trở thành chiếc chìa khoá vàng, là công
cụ, phương tiện quan trọng đối với các nhà khoa học và sinh viên nước ta trong việc tiếp cận tri thức, khoa học tiên tiến và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
2.1.3 Nhu cầu về hình thức tài liệu
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động và làm thay đổi tới mọi mặt trong đời sống xã hội Các loại hình tài liệu ngày càng đa dạng, phong phú cả về mặt nội dung và hình thức Kết quả điều tra về nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu của người dùng tin được thể hiện trong bảng 2.3 cho thấy nhu cầu sử dụng tài liệu giáo trình chiếm ưu thế (69,3%), tiếp theo là sách chuyên ngành với 54,9%
và cuối cùng là báo và tạp chí chiếm 50,2%