Tổng quan về tình hình nghiên cứu Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các thư viện đã có luận văn “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện thuộc hệ thống thư viện trong quân đ
Trang 1- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI
NGUYỄN LÊ PHƯƠNG HOÀI
CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2- 2 -
MỤC LỤC
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: NHU CẦU CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 7
1.1 KHÁI NIỆM CHIA SẺ THÔNG TIN 8
1.2 KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC 10
1.2.1 Khái quát về Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 10
1.2.2 Hệ thống các thư viện trực thuộc 15
1.3 NHU CẦU CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 22
2.1 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 22
2.1.1 Nguồn lực thông tin truyền thống 23
2.1.2 Nguồn lực thông tin hiện đại 31
2.2 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHIA SẺ THÔNG TIN 39
2.2.1 Hạ tầng công nghệ thông tin 39
2.2.2 Chuẩn nghiệp vụ 39
2.2.3 Nguồn và kinh phí đầu tư tạo nguồn thông tin 40
2.2.4 Nguồn nhân lực cho hoạt động chia sẻ thông tin 42
2.3 CÁC HÌNH THỨC CHIA SẺ THÔNG TIN 44
2.3.1 Biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin gửi đến các thư viện trong hệ thống 44
2.3.2 Trao đổi thông tin trên mạng Internet 45
Trang 3- 3 -
2.3.3 Phối hợp triển lãm sách báo nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm 52
2.3.4 Cho mượn tài liệu giữa các thư viện trong hệ thống 53
2.4 CÁC DẠNG THÔNG TIN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ CHIA SẺ 54
2.4.1 Các sản phẩm thông tin dạng in 55
2.4.2 Các CSDL 56
2.4.3 Các sản phẩm sao chụp 56
2.4.4 Thông tin trên mạng Internet 57
2.5 CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN 60
2.5.1 Sao chụp 60
2.5.2 Trao đổi 60
2.5.3 Cho mượn giữa các thư viện 60
2.6 NHẬN XÉT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 61
2.6.1 Ưu điểm 61
2.6.2 Hạn chế 62
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 64
3.1 CÁC GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ 64
3.1.1 Tăng cường vai trò quản lý của viện Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 64
3.1.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chỉ đạo nghiệp vụ cho các viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 67
3.2 GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ CHIA SẺ THÔNG TIN 68
3.3 GIẢI PHÁP VỀ HÌNH THỨC CHIA SẺ: XÂY DỰNG MỤC LỤC LIÊN HỢP 70
3.4 CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐIỀU KIỆN CHIA SẺ THÔNG TIN 73
3.4.1 Thống nhất về mặt nghiệp vụ 73
Trang 4- 4 -
3.4.2 Đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin 74
3.4.3 Giải pháp về nguồn và kinh phí đầu tư tạo nguồn thông tin 76
3.4.4 Giải pháp về nguồn nhân lực cho hoạt động chia sẻ thông tin 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC LUẬN VĂN 85
Trang 5Khoa học xã hội Việt Nam Khoa học xã hội và nhân văn Local Area Network: Mạng cục bộ Machine Readable Cataloging 21: Khổ mẫu biên mục đọc bằng máy
Mục lục liên hợp Mục lục liên hợp trực tuyến Tiêu chuẩn Việt Nam Thông tin điện tử Thông tin – Thư viện Chuẩn (giao thức) tra cứu liên thư viện
Trang 6- 6 -
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhân loại đang bước vào một thời đại kinh tế mới lấy tri thức làm nguồn tài nguyên quan trọng hàng đầu, lấy sử dụng, phân phối và sản xuất tri thức làm nhân tố chủ yếu Đó là thời đại mà khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất thứ nhất, thời đại của nền kinh tế tri thức, của xã hội thông tin Khác với loại hình kinh tế trước đây lấy công nghiệp truyền thống làm nền tảng, lấy nguồn tài nguyên thiên nhiên thiếu thốn và ít ỏi làm chỗ dựa để phát triển sản xuất, thì nay nền kinh tế tri thức lấy công nghệ cao làm lực lượng sản xuất, lấy tri thức - nguồn tài nguyên vô tận làm chỗ dựa chủ yếu, lấy công nghệ thông tin làm nền tảng để phát triển Xu thế đó được thể hiện trong các chiến lược “toàn cầu hoá”, và đang tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn cho các nước đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế
- xã hội của mình Trong xã hội thông tin, nguồn lực thông tin đã và đang trở thành tài sản và sức mạnh của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, nó gắn chặt với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế - xã hội
Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là sự phát triển của Internet và truyền thông đã thúc đẩy hoạt động Thông tin – Thư viện (TT-TV) lên một tầm cao mới và cũng đang đứng trước những xu thế mới Trong đó phải kể đến xu hướng hợp tác liên thông trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các
cơ quan TT-TV Các thư viện thay vì hoạt động độc lập, khép kín sẽ cùng hợp tác theo những hình thức phù hợp với điều kiện của mình nhằm nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng tin đang không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng
Trang 7có nhiều bộ sưu tập quý hiếm Tuy nhiên nguồn lực thông tin của mỗi thư viện không thể đáp ứng một cách tối đa nhu cầu thông tin của người dùng tin Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để làm tăng nguồn lực thông tin cũng như tăng cường khả năng cung cấp thông tin của các cơ quan thư viện
đó chính là hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin Với lý do trên, tác giả lựa chọn
đề tài “Chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội
Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành khoa học thư viện
2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các thư viện đã có luận văn “Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện thuộc hệ thống thư viện trong quân đội nhân dân Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thúy Cúc nghiên cứu Tuy nhiên mỗi cơ quan, hệ thống lại có những tính chất, đặc thù riêng và mỗi người có một cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau
Tại Viện KHXHVN cho đến nay đã có rất nhiều luận văn, đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các sản phẩm và dịch vụ thông tin, nguồn lực thông tin, cơ chế tổ chức và khai thác dữ liệu… tại từng thư viện thành viên Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN đến nay chưa có luận văn hay đề tài nào nghiên cứu
Trang 8- 8 -
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động chia sẻ thông tin giữa các viện trực
thuộc Viện KHXHVN
Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, khảo sát thực trạng chia sẻ
thông tin giữa các viện trực thuộc KHXHVN
4 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN, đề xuất những giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động chia sẻ thông tin để đáp ứng kịp thời nhu cầu tin của người dùng tin Viện KHXHVN
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện KHXHVN
Khảo sát nguồn lực thông tin của các viện trực thuộc Viện KHXHVN
Nghiên cứu nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN
Khảo sát và phân tích thực trạng chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 9- 9 -
Để viết luận văn này, tác giả áp dụng phương pháp luận Mac – Lênin biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thư viện cùng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp nghiên cứu tư liệu;
Phương pháp khảo sát thực tế;
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp;
Phương pháp thống kê;
Phương pháp phân tích và tổng hợp;
Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi
7 Những đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần làm phong phú hơn
vốn hiểu biết về phát triển nguồn lực thông tin nói chung và tổ chức quy trình chia sẻ thông tin nói riêng
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động thông tin
thư viện, tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin khoa học xã hội
và nhân văn và hiệu quả phục vụ người dùng tin tại các viện trực thuộc Viện KHXHVN, luận văn đánh giá những mặt mạnh và yếu trong hoạt động chia
sẻ thông tin giữa các Viện trực thuộc Viện KHXHVN Từ đó đưa ra những giải pháp làm tăng cường hiệu quả hoạt động liên thông chia sẻ thông tin giữa các viện trực thuộc Viện KHXHVN
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Trang 10- 10 -
Chương 1: Nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện
trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chia sẻ thông tin giữa
các thư viện trực thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Trang 11Trong xã hội thông tin ngày nay, một cơ quan TT-TV được xem là hiện đại nhất thiết phải được tổ chức theo mô hình mở - cho phép người dùng tin
sử dụng các tài nguyên thông tin một cách chủ động, rộng rãi thông qua các hình thức phục vụ phong phú Mô hình mở lấy hiệu quả phục vụ người dùng tin làm thước đo cho các hoạt động của cơ quan TT-TV Tham gia vào hệ thống các cơ quan TT-TV là tiêu chí đánh giá mức độ hiện đại của cơ quan TT-TV
Trang 12- 12 -
Trên thế giới hiện nay, xu thế giao thoa giữa các lĩnh vực khoa học đang diễn ra rõ nét Biên giới giữa các lĩnh vực khoa học đang ngày càng thu hẹp lại dẫn đến thông tin do chúng sản sinh ra và thông tin xoay quanh chúng cũng đang bị biến đổi theo Các cơ quan TT-TV, đặc là các cơ quan TT-TV khoa học chuyên ngành thì nguồn tin của mỗi cơ quan không thể thoả mãn được nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin Nguồn tin của mỗi cơ quan TT-TV sẽ trở nên phong phú, đa dạng hơn nếu được liên kết, phối hợp với nhau để phục vụ các đối tượng khác nhau
1.1 KHÁI NIỆM CHIA SẺ THÔNG TIN
Trên thế giới đã từ lâu các nhà thư viện – thư mục học khẳng định quan điểm: Một thư viện hay một trung tâm thông tin dù có lớn đến đâu, dù có được đầu tư ưu đãi đến đâu nếu hoạt động biệt lập, sẽ không thể thực hiện được một cách đầy đủ và hoàn thiện các chức năng mà mình phải đảm nhận [3, tr.5]
Hợp tác liên thư viện để chia sẻ thông tin đã có lịch sử lâu đời, ngay từ năm 1907 Hội Thư viện Mỹ đã tổ chức hội nghị bàn về vấn đề này Hợp tác liên thư viện chính là việc bổ sung nguồn tài nguyên thông tin bị hạn chế do ngân sách đầu tư hạn hẹp của một thư viện bằng nguồn thông tin ảo từ các thư viện bạn để mở rộng năng lực cung ứng thông tin cho nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin Hợp tác liên thư viện là một bước khai thác hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thông tin đang có ở các thư viện.[7, tr 13] Những hình thức chủ yếu của nó trong thời gian đầu xuất hiện là mục lục liên hợp và trao đổi sách, mượn giữa các thư viện Những năm sau này còn xuất hiện các hình thức khác như phối hợp bổ sung, tạo lập mạng thông tin
Hiện nay một trong những vấn đề quan tâm của các thư viện ở tất cả các nước là giá thành tài liệu bổ sung cao Vấn đề này đang khuyến khích các
Trang 13- 13 -
thư viện thỏa thuận (chính thức hay không chính thức) phối hợp bổ sung tài liệu một cách hợp lý, thông tin trao đổi tài liệu và chia sẻ thông tin có được của các thư viện trong một hệ thống, trong khu vực, trong cả nước và phạm vi thế giới
Mỗi một cơ quan TT-TV đều hoạt động trên cơ sở khai thác thông tin trong nguồn lực thông tin của mình Nguồn lực thông tin chính là phần thông tin được tổ chức, được kiểm soát và có giá trị cho hoạt động của con người, của xã hội loài người Nguồn lực thông tin là thành phần của hệ thống thông tin, đồng thời chính là nguyên liệu đầu vào của quá trình hoạt động thông tin trong hệ thống Việc thiếu các yếu tố đầu vào đã tạo ra một thực tế cần giải quyết, đó là việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan TT-TV
Chia sẻ thông tin là sự hợp tác, phối hợp lẫn nhau giữa các cơ quan
TT-TV để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người dùng tin của mỗi cơ quan đó
Xét về mặt tổ chức, chia sẻ thông tin là sự tích hợp khả năng đầu vào của các đơn vị hoạt động trong cùng một lĩnh vực cụ thể nào đó, chẳng hạn như lĩnh vực TT-TV
Xét về mặt quản lý, chia sẻ thông tin biểu hiện trong quá trình ra quyết định dựa trên cơ sở lựa chọn các giải pháp tốt nhất cho mọi hoạt động
Như vậy, chia sẻ thông tin liên quan đến hai hoạt động: tổ chức và quản
lý Nói một cách cụ thể, chia sẻ thông tin là quá trình hợp tác phối hợp giữa các thư viện nhằm huy động một cách tối đa các tiềm năng có thể về thông tin của các thư viện trong hệ thống Chia sẻ thông tin có nghĩa là sự kết tụ năng lực của các nhà quản lý TT-TV nhằm tạo ra một sức mạnh thông tin mới lớn hơn gấp nhiều lần các sức mạnh riêng lẻ
Xét về khía cạnh kinh tế, hợp tác chia sẻ thông tin giúp cho thư viện nâng cao tính hiệu quả trong việc xây dựng vốn, bằng cách không bổ sung
Trang 14- 14 -
những tài liệu có thể có được thông qua hợp tác thư viện để chia sẻ thông tin, tập trung bổ sung những tài liệu cần thiết nhất, phù hợp nhất cho đối tượng chính sử dụng Hợp tác liên thư viện và chia sẻ thông tin luôn gắn chặt với tài chính sẵn có của mỗi thư viện riêng lẻ Không một thư viện nào có đủ nguồn tài chính để mua tất cả các loại tài liệu để cung cấp đủ nhu cầu của người dùng tin Hợp tác liên thư viện và chia sẻ thông tin làm phong phú thêm vốn tài liệu của thư viện
1.2 KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC
1.2.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam kể từ cơ quan tiền thân được thành lập năm 1953 đến nay đã có lịch sử hình thành và phát triển liên tục trên 50 năm Trong khoảng thời gian hơn nửa thế kỷ ấy, Viện đã có bước trưởng thành và phát triển về mọi mặt, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nước nhà nói chung, sự nghiệp phát triển khoa học xã hội và nhân văn nói riêng
Quá trình hình thành, phát triển Viện KHXHVN có thể chia thành 4 thời kỳ, tương ứng với các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam
Thời kỳ hình thành, bước đầu xây dựng và phát triển (1953-1959)
Ngày 2/12/1953, Ban nghiên cứu Lịch sử - Địa lý – Văn học được
thành lập theo Quyết định số 34/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, từ giữa năm 1954 được đổi tên thành Ban nghiên cứu Văn học - Lịch sử - Địa lý, gọi tắt là Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa
Trang 15 Nghiên cứu và giới thiệu lịch sử, địa lý, văn học các nước bạn
Thời kỳ trưởng thành, phục vụ 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng miền Bắc, giải phóng miền Nam (1959-1975)
Ngày 4 tháng 3 năm 1959, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã ký Sắc lệnh số 01/SL thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Chính phủ Ban khoa học xã hội (KHXH) nằm trong cơ cấu tổ
chức của Ủy ban khoa học Nhà nước
Nhiệm vụ chủ yếu của Ban KHXH lúc này là tập trung thực hiện các vấn đề sau đây:
Xây dựng tổ chức, đặt nền móng cho Viện KHXHVN sau này
Tích cực tham gia nghiên cứu một số vấn đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước
Gấp rút đào tạo cán bộ cho KHXH
Mở rộng quan hệ quốc tế về KHXH
Giúp Ủy ban Khoa học Nhà nước trong việc quản lý KHXH
Ngày 11/10/1965, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quyết định tách Ủy ban khoa
học Nhà nước thành 2 cơ quan độc lập: Ủy ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước và
Viện khoa học Xã hội (Quyết định số 165/TVQH ngày 11/10/1965 của Quốc hội )
Ngày 19/6/1967, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ra Quyết định số 47/TVQH
về việc chuyển Viện khoa học Xã hội thành Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (Ủy
ban KHXHVN)
Trang 16- 16 -
Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban KHXH Việt Nam “là Trung tâm
nghiên cứu và quản lý việc nghiên cứu của KHXH nước ta, nhiệm vụ chung của nó là, dưới sự lãnh đạo của Đảng, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu những vấn đề KHXH nhằm góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta”, “là Trung tâm tập hợp cán bộ nghiên cứu KHXH của cả nước, là một chỗ dựa của Trung ương Đảng và Chính phủ về mặt nghiên cứu lý luận, là một chỗ dựa của các cơ quan giảng dạy và truyền bá KHXH ” (Nghị quyết số 117/CP của
Thủ tướng Chính phủ ngày 31/7/1967)
Thời kỳ thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên CNXH (1975-1985)
Ủy ban KHXHVN đã cụ thể hóa thành 5 nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn phát triển mới như sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và phương pháp luận của ngành KHXH, giảng dạy, truyền bá, góp phần làm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội nước ta
Phát huy những truyền thống và giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc góp phần tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng và xây dựng CNXH ở nước ta, làm phong phú thêm kho tàng lý luận Mác-Lênin
Góp phần giải quyết những vấn đề do thực tiễn cách mạng nước ta đặt
ra
Đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ trên đại học
Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, trước hết là với Liên Xô và các nước XHCN khác
Thời kỳ đổi mới và phát triển (1986-nay)
Thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới, Ủy ban KHXHVN(từ năm
Trang 17- 17 -
1993 là Trung tâm KHXH&NV Quốc gia) đã có một bước chuyển dịch quan trọng, đánh dấu việc đổi mới tư duy, khắc phục sự chậm trễ của khoa học xã hội do Đại hội VI đề ra
Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm KHXH&NVQG nay là Viện KHXHVN đã có nhiều đóng góp về mặt khoa học, được Đảng và Chính phủ đánh giá cao, góp phần quan trọng vào việc hoạch định các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ và góp phần vào việc phát triển nền văn hoá, khoa học của Việt Nam [24]
1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Theo Nghị định số 53/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ, Viện KHXHVN có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn sau:
* Chức năng
1 Viện KHXHVN là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về KHXHVN; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện dịch vụ tư vấn về chính sách phát triển; đào tạo sau đại học về KHXH; tham gia phát triển tiềm lực KHXH của cả nước
2 Viện KHXHVN có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences
* Nhiệm vụ và quyền hạn
Viện KHXHVN thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1 Trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Viện; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên các tổ chức của Viện thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ
Trang 18- 18 -
2 Trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, hàng năm, các đề án, dự án quan trọng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt
3 Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sau đây về KHXH Việt Nam:
a) Lý luận và kinh nghiệm phát triển trên thế giới, dự báo xu hướng phát triển chủ yếu của khu vực và thế giới, đánh giá những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển khu vực, toàn cầu và Việt Nam;
b) Những khía cạnh khoa học xã hội của sự phát triển khoa học và công nghệ và nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự tác động của chúng đến tiến trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam;
c) Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển xã hội dân sự và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;
d) Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hoá nhằm phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc;
đ) Những vấn đề cơ bản về phát triển toàn diện con người Việt Nam mang đậm tính nhân văn và các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá, văn minh nhân loại;
e) Những vấn đề về đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị; nâng cao năng lực cầm quyền và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam;
g) Những vấn đề cơ bản, toàn diện, có hệ thống về lý thuyết phát triển của Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế;
Trang 19- 19 -
h) Nghiên cứu, điều tra cơ bản, liên ngành về khoa học xã hội, phân tích
và dự báo kinh tế - xã hội phục vụ nhu cầu phát triển đất nước, chú trọng những lĩnh vực kinh tế - xã hội chủ yếu, những ngành, vùng kinh tế trọng điểm của đất nước;
i) Nghiên cứu, tổ chức biên soạn những bộ sách lớn , tiêu biểu cho tinh hoa của trí tuệ Việt Nam và thế giới phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy
và truyền bá tri thức về khoa học xã hội
4 Tổ chức sưu tầm, khai quật, nghiên cứu, bảo tồn và bảo tàng nhằm phát huy những di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam
5 Kết hợp nghiên cứu với đào tạo trong lĩnh vực KHXH; đào tạo và cấp bằng thạc sỹ và tiến sỹ về KHXH theo quy định của pháp luật; tham gia phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo yêu cầu của cả nước, ngành, vùng, địa phương và doanh nghiệp
6 Tổ chức hợp tác nghiên cứu và liên kết đào tạo về KHXH với các tổ chức quốc tế, các viện và trường đại học nước ngoài theo quy định của pháp luật
7 Góp ý và phản biện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội quan trọng theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp
8 Tổ chức tư vấn và thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật
9 Xây dựng hệ thống quốc gia về thông tin KHXH, phổ biến tri thức khoa học, góp phần nâng cao trình độ dân trí
10 Quyết định những vấn đề về: tổ chức, bộ máy, biên chế, chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức của Viện theo quy định của pháp luật
Trang 20- 20 -
11 Quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao; quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
12 Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật [25]
1.2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 21CÁC TẠP CHÍ CHUYÊN NGHÀNH
CÁC ĐƠN VỊ PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Viện Nghiên cứu Con người
Viện Triết học
Viện Kinh tế Việt Nam
Viện Nhà nước và Pháp Luật
Viện Tâm lý
Viện Xã hội học
Viện Dân tộc học
Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Viện Nghiên cứu Văn hóa
Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững
Viện Gia đình và Giới
Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên
Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Viện Nghiên cứu Châu Mỹ
Viện Nghiên cứu Châu Âu
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Viện Thông tin Khoa học xã hội
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa
Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững
Tạp chí Nghiên cứu Gia đinh và Giới (A- V)
Tạp chí Khoa học xã hội vùng Nam Bộ
Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới
Tạp chí Kinh tế Việt Nam (tiếng Anh)
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tạp chí Châu Mỹ ngày nay
Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu
Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội
Tạp chí Khoa học xã hội (tiếng Anh, tiếng Việt)
Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Trung tâm Phân tích và Dự báo
Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn
Trang 221.2.2 HỆ THỐNG CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC
XÃ HỘI VIỆT NAM
Hệ thống các thư viện của Viện KHXHVN hiện nay gồm 29 thư viện các viện nghiên cứu chuyên ngành, 02 thư viện thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Tạp chí KHXHVN Viện Thông tin Khoa học Xã hội là cơ quan đứng đầu hệ thống thư viện
Các thư viện được hình thành ngay sau khi các viện nghiên cứu khoa học chủ quản được thành lập Mặc dù các thư viện có quá trình phát triển khác nhau nhưng đều có chung một số chức năng, nhiệm vụ như sau:
*Chức năng:
- Bảo tồn, khai thác và phát huy vốn tài liệu các chuyên ngành KHXH Xây dựng
và phát triển thư viện khoa học chuyên ngành Viện Thông tin KHXH phát triển thư viện thành thư viện quốc gia về KHXH
- Điều phối, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực thông tin và thư viện trong toàn viện KHXHVN
*Nhiệm vụ:
- Trình chủ tịch Viện KHXHVN phê duyệt chiến lược, quy hoạch và kế hoạch 5 năm và hàng năm; Tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sau khi được phê duyệt
- Tổ chức nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thông tin – thư viện KHXH
- Biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin phục vụ nhu cầu tin
Trang 23- Tổ chức phát triển nguồn thông tin KHXH Xây dựng ngân hàng dữ liệu về thông tin KHXHVN Cập nhật sách, báo, tạp chí, phần mềm ứng dụng, các dạng thông tin số, ảnh, băng, đĩa các loại Bảo quản, phục chế, số hoá, vi phim hoá sách, báo, tư liệu của thư viện
- Ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện
- Hợp tác về thông tin KHXH Phối hợp hoạt động thông tin và trao đổi ấn phẩm với các thư viện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công
Viện Nghiên cứu Hán - Nôm
Viện Kinh tế Việt Nam
Viện Nhà nước và Pháp luật
Viện Nghiên cứu Văn hóa
Viện Nghiên cứu Con người
Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát
triển bền vững
Viện Gia đình và Giới
Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
Thư viện Viện Triết học Thư viện Viện Tâm lý học Thư viện Viện Sử học Thư viện Viện Xã hội học Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Bắc Bộ Thư viện Viện Khảo cổ học
Thư viện Viện Dân tộc học Thư viện Viện Văn học Thư viện Viện Ngôn ngữ học Thư viện Viện Nghiên cứu Hán – Nôm Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam Thư viện Viện Nhà nước và Pháp luật Thư viện Viện Nghiên cứu Văn hóa Thư viện Viện Nghiên cứu Con người Thư viện Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Thư viện Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững
Thư viện Viện Gia đình và Giới Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ
Trang 24TT Viện nghiên cứu khoa học Thư viện
Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ
Viện Phát triển bền vững vùng Tây
Nguyên
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới
Viện Nghiên cứu Trung Quốc
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
Viện Nghiên cứu Châu Âu
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông
Viện Nghiên cứu Châu Mỹ
Viện Thông tin Khoa học xã hội
Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt
Nam
Trung tâm phân tích và dự báo
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ
Thư viện Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên
Thư viện Viện Kinh tế và Chính trị thế giới Thư viện Viện Nghiên cứu Trung Quốc Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Thư viện Viện Nghiên cứu Châu Âu
Thư viện Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Thư viện Viện Nghiên cứu Châu Mỹ Thư viện Khoa học Xã hội
Thư viện Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam
Thư viện Trung tâm phân tích và dự báo Thư viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
1.3 NHU CẦU CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Như chúng ta đã biết, kinh phí nhà nước cấp cho các thư viện và trung tâm thông tin là rất hạn chế Trong khi đó, theo quy luật gia tăng tài liệu, dòng tài liệu trong xã hội lại không ngừng gia tăng theo cấp số mũ (do khoa học kỹ thuật
và công nghệ phát triển dẫn đến kỹ thuật in ấn và chế bản hiện nay cũng rất phát triển; thêm vào đó, ngày càng nhiều người tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu, đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học gia tăng thì tỷ lệ thuận với nó là khối lượng tài liệu được sản sinh ra cũng ngày một tăng).[17, tr.152] Tài liệu thì vô hạn mà ngân sách Nhà nước cấp thì có hạn nên không một thư viện nào - dù giàu có đến đâu - có đủ tiền để bổ sung tất cả các tài liệu cần thiết cho thư viện mình Số
Trang 25lượng các yêu cầu mà thư viện bắt buộc phải thỏa mãn bằng kho sách riêng của mình có thể được tính toán trên cơ sở của quy luật tập trung và phân tán thông tin do nhà hóa học - thư mục học người Anh là Britphot phát minh ra vào năm
1934 Theo quy luật này, 1/3 lượng thông tin về một đề tài nào đó tập trung ở các tài liệu hạt nhân của ngành, 1/3 lượng thông tin tiếp theo tập trung trong các tài liệu thuộc các ngành khoa học giáp ranh, 1/3 lượng thông tin cuối cùng phân bố rải rác trên tất cả các tài liệu thuộc các ngành không liên quan Chính vì vậy, mỗi thư viện không nhất thiết phải thu thập đầy đủ 100% lượng thông tin về một đề tài nào đó (và trên thực tế là không một thư viện nào có thể thu thập được dù có ngân sách nhiều bao nhiêu, đội ngũ cán bộ thư viện hùng hậu như thế nào) Mức
độ cần thiết phải thu thập thông tin là 70% Muốn thỏa mãn tất cả các nhu cầu tin (tức là phải có đủ 30% lượng thông tin còn lại), các thư viện và trung tâm thông tin phải chia sẻ thông tin lẫn nhau [4, tr 74]
Mỗi thư viện khoa học dù được ưu đãi về kinh phí đến đâu cũng không thể mua đủ tài liệu phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin thư viện mình, chính vì vậy hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện khoa học là một hoạt động có vai trò rất quan trọng phù hợp với xu thế phát triển chung của hệ thống thông tin – thư viện trên thế giới cũng như trong nước Xu thế đó là: năng động, tập trung, hợp tác, chia sẻ nguồn lực và tự động hoá
Viện KHXHVN hiện có 31 thư viện khoa học chuyên ngành về 31 ngành khoa học xã hội khác nhau Mỗi thư viện chỉ ưu tiên bổ sung các tài liệu chuyên môn phục vụ riêng cho nhu cầu nghiên cứu chuyên sâu của cán bộ trong viện Nguồn tài liệu của mỗi thư viện không phong phú đa dạng để đáp ứng các nhu cầu về mọi mặt của độc giả ngoài viện Chính vì vậy, nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các thư viện nhằm phục vụ tối đa nhu cầu tin của người dùng tin là rất cao
Trang 26Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN đã sớm hình thành quan hệ chia sẻ thông tin và thường xuyên chia sẻ thông tin giữa các thư viện với nhau Ban đầu việc chia sẻ thông tin chỉ dưới hình thức cho mượn giữa các thư viện, phối hợp triển lãm sách báo nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm đến nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hoạt động chia sẻ thông tin đã xuất hiện nhiều hình thức mới như sao chụp, nhân bản tài liệu hay trao đổi thông tin trên mạng Interrnet
Hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện thường diễn ra giữa các thư viện ở cùng khu vực địa lý hay cùng chuyên ngành khoa học dựa trên sự thỏa thuận giữa các thư viện với nhau
- Theo khu vực địa lý, hoạt động chia sẻ thông tin diễn ra thường xuyên giữa các thư viện có trụ sở tại những khu vực:
+ Khu vực trụ sở số 1 - Liễu Giai gồm các thư viện:
Viện nghiên cứu Đông Nam á Viện nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững Viện KHXH vùng Trung Bộ
Viện KHXH vùng Tây Nguyên Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển bền vững vùng Bắc bộ Viện nghiên cứu Trung Quốc
Viện nghiên cứu Châu Mỹ Viện nghiên cứu Đông Bắc á Viện Dân tộc học
Trang 27+ Khu vực trụ sở 27 - Trần Xuân Soạn gồm các thư viện:
Viện Xã hội học Viện Nhà nước và Pháp luật Viện nghiên cứu Văn hóa Viện nghiên cứu Tôn giáo + Khu vực trụ sở 37 – Kim Mã Thượng gồm các thư viện:
Viện Ngôn ngữ học Viện nghiên cứu Con người Viện Tâm lý học
Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
- Theo chuyên ngành khoa học, hoạt động chia sẻ thông tin thường diễn ra giữa các nhóm thư viện:
+ Viện Xã hội học; Viện nghiên cứu Tôn giáo; Viện nghiên cứu Văn hóa; Viện Dân tộc học
+ Viện nghiên cứu Con người; Viện nghiên cứu Gia đình và Giới; Viện Tâm lý học
+ Viện Sử học; Viện Khảo cổ học; Viện nghiên cứu Hán – Nôm
+ Viện Kinh tế Việt Nam; Viện Kinh tế và Chính trị thế giới; Viện nghiên cứu Châu Âu; Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông; Viện nghiên cứu
Sở dĩ hoạt động chia sẻ thông tin diễn ra trong từng khu vực địa lý hay theo chuyên ngành khoa học là do các cán bộ thư viện ở cùng trụ sở làm việc,
Trang 28thường có sự quen biết lẫn nhau, việc chia sẻ thông tin như cho mượn, trao đổi cũng có nhiều thuận lợi hơn Các thư viện thuộc các viện nghiên cứu có cùng chuyên ngành khoa học với nhau có nguồn tài liệu chuyên ngành phục vụ nhu cầu tham khảo, nghiên cứu chuyên sâu của người dùng tin nên việc chia sẻ thông tin cũng thường xuyên diễn ra Tuy nhiên, việc chia sẻ thông tin giữa các thư viện chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận của các cán bộ thư viện Đến nay, chưa có một quy chế nào về hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN
Tổng hợp từ kết quả điều tra cho thấy, trong 5 năm qua từ năm 2005 đến hết năm 2009, các thư viện trực thuộc viện KHXHVN đã chia sẻ với nhau tổng
số 6.700 tên sách; 3.565 ấn phẩm thông tin dạng in (2.160 tên tạp chí; 680 thư mục thông báo sách mới nhập; 725 tập tin nhanh) và 60.950 biểu ghi CSDL
Có thể thấy nhu cầu chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc viện KHXHVN là rất cao đã làm hình thành quan hệ chia sẻ thông tin giữa các thư viện Hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc viện KHXHVN dù chỉ dựa trên sự thỏa thuận, quen biết của các cán bộ thư viện, dù chưa dựa trên một quy chế nào thì cũng đã góp phần vào việc đáp ứng kịp thời, chính xác nhu cầu tin ngày càng cao của mọi người dùng tin, góp phần vào việc phục vụ người dùng tin hiệu quả hơn
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIA SẺ THÔNG TIN GIỮA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Thư viện trong viện khoa học đã phát triển, trở thành một bộ phận khăng khít của công tác đảng, công tác chính trị, công tác nghiên cứu khoa học, công tác giảng dạy và học tập Hoạt động thư viện để phục vụ tốt cho nhu cầu của người dùng tin đòi hỏi phải có sự phối hợp, hợp tác giữa các thư viện trong cùng mạng lưới cũng như trong toàn hệ thống
2.1 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA CÁC THƯ VIỆN TRỰC THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Trong hoạt động TT-TV, nguồn lực thông tin đóng vai trò rất quan trọng, nguồn lực thông tin là cơ sở để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin, làm công cụ tra cứu như thư mục, mục lục và các cơ sở dữ liệu dạng thư mục Khả năng bao quát nguồn thông tin được xử lý là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng một sản phẩm thông tin thư viện, cho dù sản phẩm đó là các ấn phẩm thông tin, các hệ thống phiếu tra cứu hay các cơ sở dữ liệu
Nguồn lực thông tin tạo ra các sản phẩm thông tin phản ánh tính độc đáo, quý hiếm của thông tin nhằm đáp ứng các yêu cầu riêng lẻ của thị trường, tạo ra giá trị gia tăng của thông tin như thông tin phân tích, tổng luận… Nguồn lực thông tin là cơ sở để hợp tác và chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các cơ quan TT-
TV
Các thư viện thuộc Viện KHXHVN hiện đang lưu giữ một nguồn lực thông tin về KHXH&NV lớn nhất cả nước trong đó có nhiều bộ sưu tập tài liệu quý hiếm được coi là tài sản quốc gia, di sản văn hoá dân tộc như các bản văn khắc Hán Nôm, văn bia, thư tịch cổ, hương ước… và nhiều loại đặc biệt khác như ảnh lịch sử, bản đồ…
Trang 30Nguồn tài nguyên thông tin này còn bao gồm nhiều loại tài liệu “chất xám” phong phú, đa dạng về hầu hết các lĩnh vực như văn học, sử học, dân tộc học, khảo cổ học, kinh tế học… là kết quả nghiên cứu khoa học của Viện KHXHVN trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trong đó có nhiều công trình khoa học tiêu biểu được Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao và được trao tặng các danh hiệu cao quý là Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước Bên cạnh đó 33 tạp chí khoa học do các viện thuộc Viện KHXHVN xuất bản, hàng năm cung cấp một số lượng lớn các ấn phẩm tạp chí khoa học phản ánh các diễn đàn trao đổi học thuật hữu ích, cung cấp và phổ biến thông tin
Nguồn tư liệu khoa học của Viện được bổ sung và phát triển không ngừng Hàng năm Viện KHXHVN quan tâm dành kinh phí từ hoạt động khoa học của Viện cho việc mua sách, báo, tạp chí, tư liệu ở trong nước và xử lý thông tin, bảo quản sách báo, thực hiện tin học hoá công tác thư viện Ngoài nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động thường xuyên, Nhà nước còn cung cấp một lượng ngoại tệ để mua sách báo ngoại văn cho các thư viện
2.1.1 Nguồn lực thông tin truyền thống
Nguồn lực thông tin truyền thống ở các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN chủ yếu là sách, báo, tạp chí và thư mục
- Sách: Sách là loại hình chủ yếu của các thư viện Các thư viện khoa học
có vốn sách phong phú về nội dung và chủng loại, có nhiều sách quý hiếm Hầu hết các thư viện đều tổ chức vốn tài liệu theo hai hình thức là kho tài liệu tra cứu
và kho tài liệu tham khảo
Trang 31Kho tài liệu tra cứu của các thư viện đa phần là các bộ bách khoa toàn thư, các loại từ điển, số liệu thống kê, niên giám, sách tra cứu chuyên ngành, các luận
án tiến sĩ, các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học, chương trình nghiên cứu khoa học các cấp nhà nước, cấp bộ và cấp viện Nhìn chung thì thành phần kho tài liệu tra cứu của các thư viện tương đối giống nhau về nội dung, chỉ khác nhau về số lượng, quy mô Ví dụ như thư viện nào cũng có những
bộ như C Mac và Ph Ang – Ghen tổng tập; Lênin toàn tập(50 tập); International
of the social sciences (19 tập); encyclopedia univer salis (18 tập); Britannica (29 tập); Bách khoa thư Việt Nam; Bách khoa thư Hà Nội; Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ 20; Niên giám, từ điển các loại về KHXH… Tuy nhiên, các luận án tiến sĩ, các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học các cấp lưu trữ tại các thư viện là khác nhau Thông thường, thư viện thuộc viện nào lưu trữ luận án tiến sĩ bảo vệ tại viện ấy hoặc những luận án do cán bộ viện ấy làm tác giả Tương tự thế với vốn tài liệu là các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các
đề tài khoa học, chương trình nghiên cứu khoa học các cấp Các thư viện lưu giữ các kết quả nghiên cứu khoa học này của các cán bộ viện làm chủ nhiệm đề tài
Có thể nói, vốn tài liệu là các luận án tiến sĩ, các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học, chương trình nghiên cứu khoa học các cấp là nét riêng của mỗi thư viện, phản ánh các vấn đề, khía cạnh về KHXH liên quan đến chuyên ngành của từng viện khoa học Ví dụ, Viện Kinh tế Việt Nam có hệ thống các luận án tiến sĩ bảo vệ tại viện Kinh tế Việt Nam và có các kết quả nghiên cứu khoa học thuộc các đề tài khoa học các cấp về kinh tế Việt Nam Viện Kinh tế và chính trị thế giới có 266 sưu tập, đề tài nghiên cứu khoa học
Trang 32hàng năm, luận án tiến sĩ khoa học về kinh tế, chính trị của các quốc gia, khu vực
và châu lục trên thế giới Viện Ngôn ngữ học lưu trữ các luận án tiến sĩ ngôn ngữ học của cán bộ trong Viện…
Kho tài liệu tham khảo có các loại tài liệu KHXH, ngôn ngữ phong phú với đủ các chuyên ngành có liên quan đến công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của cán bộ Viện Thư viện thuộc viện nghiên cứu khoa học nào thì có vốn tài liệu thiên về chuyên ngành khoa học của viện đó Ví dụ như kho tài liệu tham khảo của viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện lưu giữ 88.000 đơn vị trong đó gồm 20.000 đơn vị tài liệu Hán Nôm; 48.000 đơn vị thác bản văn khắc; 20.000 đơn vị ván khắc in cổ Thư viện viện Ngôn ngữ hiện có hơn 25.000 đầu sách thì có đến 15.000 đầu sách về ngôn ngữ bằng nhiều thứ tiếng khác nhau và 10.000 đầu sách khác về ngôn ngữ khác bằng tiếng Việt Thư viện viện Đông Nam Á lưu trữ các tài liệu về các vấn đề KHXH (kinh tế, chính trị, ngôn ngữ, tôn giáo…) của các nước trong khu vực Đông Nam Á… Kết quả điều tra về thành phần nội dung vốn sách của các thư viện được minh họa ở bảng 1
- Báo, tạp chí: Các thư viện có nguồn báo, tạp chí đa dạng, phong phú về chủng loại Tuy nhiên cũng giống sách tham khảo, thư viện thuộc viện nghiên cứu khoa học nào thì lưu trữ nhiều báo, tạp chí về chuyên ngành khoa học của viện ấy Ví dụ, viện Dân tộc học có nhiều báo, tạp chí về dân tộc; Viện Kinh tế
và chính trị thế giới có những báo, tạp chí về kinh tế, chính trị thế giới… Kết quả điều tra về số lượng báo, tạp chí của các thư viện được minh họa ở bảng 2
Trang 33Bảng 1: Thành phần nội dung vốn sách trong các thư viện
(Bản sách)
Sách tham khảo (Bản sách)
Sách tra cứu (Bản sách)
Các loại sách khác (Bản sách)
13 Viện Nhà nước và Pháp luật 21.500 19.000 1.050 1.450
17 Viện NC Môi trường và Phát
27 Viện NC Châu Phi và Trung 17.800 14.800 1.400 1.600
Trang 34STT Thư viện Vốn TL
(Bản sách)
Sách tham khảo (Bản sách)
Sách tra cứu (Bản sách)
Các loại sách khác
(Bản sách) Đông
Bảng 2: Số lượng báo, tạp chí của các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN
Trang 35STT Thư viện Số lượng báo, tạp chí
*Về tạp chí
Hệ thống các tạp chí khoa học thuộc Viện KHXHVN gồm 29 tạp chí khoa học được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép hoạt động (Tạp chí KHXHVN xuất bản 2 ấn phẩm với ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh)
Ngoài 29 tạp chí chính thức, Viện KHXHVN còn có 6 “phụ trương” Trên thực tế, “Phụ trương” chỉ là đăng ký chính thức về mặt tổ chức Nhà nước, còn
Trang 36với độc giả, đây là những Tạp chí có “thương hiệu” độc lập riêng Vì vậy, Viện KHXHVN thực chất có 36 tạp chí khoa học, trong đó có 8 tạp chí bằng tiếng Anh, 28 tạp chí bằng tiếng Việt (Tạp chí KHXHVN tính là 2 xuất bản phẩm với
2 ngôn ngữ Việt và Anh)
Với số lượng tạp chí nói trên, hàng năm công bố một khối lượng ấn phẩm
về KHXH&NV rất lớn, mà ở nước ta, không có bất kỳ cơ quan chủ quản nào có được Các tạp chí đóng vai trò rất quan trọng trong việc công bố các kết quả nghiên cứu khoa học không chỉ của cán bộ thuộc Viện KHXHVN, mà của cả giới KHXH nước ta và một bộ phận các nhà Việt Nam học ở các nước trên thế giới Các Tạp chí của Viện KHXHVN là phương tiện không thể thiếu để thực hiện các tranh luận khoa học, quảng bá kiến thức về KHXH&NV, góp phần nâng cao dân trí, giới thiệu kết quả nghiên cứu về KHXH&NV nước ta với bạn bè thế giới
* Về sách
Từ 36 đầu sách sau 5 năm hoạt động đầu tiên của Ban Nghiên cứu Văn (cơ quan tiền thân của Viện KHXHVN) đến nay Viện KHXHVN đã xuất bản hàng nghìn đầu sách Lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong việc công bố các kết quả nghiên cứu khoa học không chỉ của cán bộ thuộc Viện KHXHVN mà của cả giới KHXH&NV của nước và một bộ phận các nhà Việt Nam học ở các nước trên thế giới
Sử-Địa-Ngoài các ấn phẩm là sách và tạp chí được xuất bản chính thức còn phải
kể đến nhiều tập kiến nghị khoa học được gửi tới các Đại hội Đảng, các đồng chí lãnh đạo từ Trung ương tới các ngành các cấp, góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Trang 37* Về Thư mục thông báo sách mới: là loại thư mục thông tin về cá loại
sách báo, tư liệu mới nhập về thư viện Nhiệm vụ của nó là thoả mãn nhu cầu tin tức đối với tất cả các loại tài liệu mới được xuất bản Các thư viện tổ chức
biên soạn “Thư mục thông báo sách mới” của từng thư viện định kỳ ba tháng một số “Thư mục thông báo sách mới nhập về các thư viện trực thuộc Viện
KHXHVN” do viện Thông tin KHXH biên soạn định kỳ mỗi tháng một số
* Về Thư mục chuyên đề: được biên soạn với khối lượng rộng lớn để
phục vụ rộng rãi các nhà lãnh đạo, các cán bộ nghiên cứu, người dùng tin trong toàn Viện KHXH nhằm tuyên truyền, hướng dẫn đọc các tài liệu phục vụ cho hai mục đích chính: hỗ trợ việc nghiên cứu khoa học và phục vụ công tác tuyên truyền Vì vậy thư mục này thường được biên soạn nhân những sự kiện lớn của đất nước, của ngành khoa học hay của Viện
Ví dụ: Năm 2000, Viện Thông tin KHXH có biên soạn “Thư mục ngàn năm Thăng Long – Hà Nội”; “Tổng mục lục tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội
1978 – 1998”
* Tài liệu phục vụ nghiên cứu (Tin nhanh và tin đặc biệt): do viện
Thông tin KHXH biên soạn gửi đến tất cả các thư viện trong hệ thống Đây là loại hình tài liệu dịch toàn văn các bài viết mới được công bố trên sách, báo và (chủ yếu là) tạp chí nước ngoài về những vấn đề khoa học lý luận – KHXH&NV đang được giới dùng tin nước ta quan tâm Bản tin loại này được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 9/1990 Tin nhanh thể hiện tính đặc thù và độc đáo của thông tin khoa học xã hội ở nước ta, phục vụ kịp thời cho nghiên cứu KHXH và hoạch định chính sách trong quá trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Tin nhanh đã nhanh chóng trở thành bản tin mũi nhọn của Viện và góp
Trang 38phần đáp ứng một nhu cầu thông tin rất lớn ở nước ta hiện nay Mỗi năm, Viện Thông tin KHXH biên soạn, cung cấp 145 số bản tin góp phần bảo đảm thông tin
đa dạng, khắc phục tình trạng thiếu hụt thông tin, góp phần phục vụ nghiên cứu khoa học, hoạt động lý luận và sự chỉ đạo quản lý của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các ngành, các cấp từ Trung ương đến các địa phương trong tình hình mới
2.1.2 Nguồn lực thông tin hiện đại
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin đã làm biến đổi sâu sắc các quá trình hoạt động thông tin thư viện Một trong các yếu tố cấu thành các trung tâm thông tin thư viện đã được thừa hưởng rất lớn thành tựu của khoa học và công nghệ là nguồn tin Các loại hình tài liệu truyền thống đã và đang dần được chuyển hóa thành nguồn tài liệu điện tử Đó là các loại sách, báo, tạp chí trên đĩa quang, đĩa CD-ROM, và các nguồn cơ sở dữ liệu khác nhau được tổ chức trên các mạng máy tính Nguồn tài liệu điện tử có ưu điểm rõ rệt so với nguồn tài liệu được xuất bản dưới dạng giấy
ở khả năng rất lớn trong việc xử lý, lưu trữ, tra cứu, chia sẻ, bảo quản và phổ biến thông tin tư liệu
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thông tin khoa học đối với hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt trước những yêu cầu, đòi hỏi mới ngày càng cao của hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh và xu thế phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, xã hội hóa thông tin và hội nhập quốc tế, Viện KHXHVN chủ trương đẩy mạnh công tác thông tin khoa học theo hướng tăng cường tin học hoá để nâng cao năng lực hoạt động TT-TV nhằm phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện KHXHVN Từ năm 1997,
Trang 39Nhiệm vụ cấp Bộ “Tin học hoá hoạt động thông tin - thư viện tại Viện KHXHVN” được đưa vào thực hiện trong toàn hệ thống các thư viện của Viện KHXHVN Việc ứng dụng tin học tập trung vào hai công đoạn chủ yếu nhất của hoạt động TT-TV là xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) và đưa vào phục vụ tra cứu, khai thác hiệu quả các nguồn tin của thư viện Nhiều thư viện của Viện KHXHVN hiện đang quản lý những CSDL có số lượng tài liệu được quản lý và phục vụ tra cứu lên đến hàng chục nghìn tên sách, bài tạp chí và tư liệu khoa học Kết quả của việc ứng dụng tin học mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách tổ chức hoạt động của thư viện khi chưa tin học hoá
Nguồn lực thông tin hiện đại được tạo lập ở các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN hiện nay có thể chia làm 4 nhóm:
Các CSDL;
Các ấn phẩm điện tử;
Băng video;
Nguồn lực thông tin điện tử trên mạng Internet
Dưới đây sẽ khảo sát 4 loại nguồn lực thông tin hiện đại của các thư viện trực thuộc Viện KHXHVN:
* Cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu thư mục: Trong số các loại nguồn lực thông tin điện tử thì
CSDL thư mục đóng vai trò chủ đạo Đây là loại CSDL rất quan trọng, phản ánh nguồn lực thông tin truyền thống của các thư viện Các CSDL cho phép lưu trữ nhiều thông tin, có hệ thống tra cứu tìm tin linh hoạt, thuận lợi và nhanh chóng như: tìm tin có trợ giúp, tìm tin trình độ cao, tìm tin theo từ điển, tìm tin theo
Trang 40nhan đề tài liệu, tìm tin tự do… Các CSDL còn cho phép người dùng tin có thể truy nhập cùng một lúc tới nhiều vấn đề mà họ quan tâm Ngoài ra, các cán bộ thư viện thực hiện việc cập nhật thông tin, bổ sung dữ liệu, hiệu đính, sao lưu và
bảo trì các file dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng
Thông qua việc tra cứu thông tin trên CSDL, người dùng tin tiếp xúc với tài liệu nhanh chóng và đầy đủ hơn so với việc tra cứu trên các mục lục truyền thống Hệ quản trị CSDL CDS/ISIS for Window mà các thư viện đang sử dụng
có nhiều ưu điểm như các công đoạn tạo cấu trúc CSDL, tạo và sửa format hiện hình được máy trợ giúp hoàn toàn nên đơn giản và dễ thực hiện hơn, các font chữ nhiều màu sắc và có thể dễ dàng thay đổi kiểu chữ, cỡ chữ và các tiện ích như bổ sung, xoá hoặc thay thế dữ liệu tự động theo dãy… dã hỗ trợ đắc lực cho thư viện trong việc xây dựng, quản trị và khai thác các CSDL nói riêng và chia
sẻ nguồn lực thông tin nói chung Đồng thời, nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin phong phú đã được thực hiện Đó là các bản thư mục giới thiệu các tài liệu mới nhập vào thư viện Trung bình một năm mỗi thư viện ra 4 cuốn Thông báo sách mới, mỗi cuốn giới thiệu khoảng 100 tài liệu mới nhập Hàng tháng, các thư viện cũng tham gia thông báo sách mới của các thư viện Viện KHXHVN dưới dạng chuyển file ISO
Hiện nay, 100% các thư viện ứng dụng công nghệ thông tin đều có CSDL phản ánh kho tài liệu của mình