1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam

97 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI PHÙNG THỊ BÌNH NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN THUỘC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

PHÙNG THỊ BÌNH

NGHIÊN CỨU VÀ HOÀN THIỆN DỊCH VỤ THÔNG TIN TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VIỆT NAM

Chuyên ngành: Thư viện học

Mó số: 603220

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS MAI HÀ

H À N ỘI - 2008

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh đặc điểm và dạng nhu cầu theo một số mục đích khai thác

sử dụng thông tin khác nhau 23

Bảng 1.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu KHXH thường sử dụng 24

Bảng 2.1 Thống kê số liệu tạp chí, báo theo ngôn ngữ của Viện TTKH Xã hội 35

Bảng 2.2 Thống kê thành phần ngôn ngữ của sách tại thư viện Viện nghiên cứu Đông Nam Á 36

Bảng 2.3 Thống kê thành phần ngôn ngữ của sách tại thư viện Viện Xã hội học 37

Bảng 2.4: Cơ cấu phân bố người đọc tại các thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam 39

Bảng 2.5 Khái thác thông tin trên Internet của người dùng tin 51

Bảng 2.6 Mục đích truy cập Internet của người dùng tin 51

Bảng 2.7 Mức độ đáp ứng nhu cầu tin thông qua dịch vụ ở các thư viện 52

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 Biểu đồ minh hoạ tài liệu mà NDT thường sử dụng 25

Hình 2.1 Biểu đồ minh hoạ thành phần ngôn ngữ của sách 36

Hình 2.2 Biểu đồ minh hoạ thành phần ngôn ngữ của sách tại thư viện Viện Xã hội học 37

Hình 2.3 Biểu đồ minh hoạ ý kiến đánh giá dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu 41

Hình 2.4 Biểu đồ minh họa ý kiến đánh giá dịch vụ tra cứu thông tin 43

Trang 4

2.1 Thực trạng nguồn lực thông tin tại hê thống thông tin thư viện thuôc Viện Khoa học xã hội Việt Nam 32

2.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ thông tin thư viện tại hệ thống thông tin thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam 37 2.3 Nhận xét đánh gia thực trạng các dịch vụ thông tin thư viện tại hệ thống thông tin thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam 53

Trang 5

3.1 Hoàn thiện các dịch vụ thông tin thư viện 59 3.2 Đa dạng hoá các dịch vụ thông tin thư viện 60 3.3 Tăng cường nguồn lực của các thư viện 67 3.4 Tăng cường hợp tác chia sẻ dịch vụ thông tin giữa các thư viện trong hệ

thống thông tin thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam 70 3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dịch vụ thông tin 72 3.6 Tổ chức hoạt động Marketing dịch vụ thông tin thư viện 73 KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 59CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ THÔNG TIN

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, hệ thống thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam

đã được chú ý đầu tư phát triển, các thư viện thuộc Viện đang chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động theo xu hướng hiện đại hóa nhiều thư viện được đầu tư phát triển khá quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại Tuy nhiên, thực trạng của hệ thống thư viện thuộc Viện nhìn chung vẫn còn mang nặng tính chất quản lý kho sách, kho tư liệu, chưa phải là nơi giới thiệu thông tin, khai thác và trao đổi thông tin cho giải quyết công vịêc, nghiên cứu, học tập và giảng dạy

Bài toán về nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình dịch vụ thông tin thư viện (DVTT-TV), đẩy mạnh việc chuyển các thư viện từ chỗ là “quản lý kho sách, kho tư liệu” thành “các trung tâm giới thiệu, trao đổi, khai thác thông tin” đang được đặt ra cho các thư viện một cách cấp thiết Trong các giải pháp nâng cao chát lượng hoạt động phục vụ thông tin thì việc hoàn thiện và phát triển các DVTT-TV là một trong những giải pháp quan trọng Vì DVTT-TV

là cầu nối giữa kho tài liệu với người sử dụng, giúp thư viện tổ chức khai thác

có hiệu quả các nguồn thông tin đáp ứng tối đa nhu cầu tin cho người sử dụng

Hiện nay, tại các thư viện thuộc Viện KHXH Vịêt Nam, DVTT-TV chưa phong phú về loại hình, chất lượng dịch vụ chưa cao DVTT-TV chủ yếu ở dạng cung cấp các thông tin về tài liệu thiếu các loại DVTT-TV có giá trị gia tăng, vì vậy hiệu quả phục vụ thông tin cho người sử dụng chưa cao Việc nghiên cứu và hoàn thiện các DVTT-TV là một vấn đề cần thiết và hữu ích

Trang 7

giúp cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp thông tin của các viện trong hệ thống thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện các loại DVTT-TV nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ thông tin cho người sử dụng thư viện

Nhiệm vụ của luận văn:

- Khảo sát hiện trạng hoạt động của các thư viện tại các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam

- Nghiên cứu về tổ chức, khai thác và đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại DVTT-TV tại các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các loại DVTT-TV nhằm đáp ứng yêu cầu về thông tin phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý, giáo dục của Viện KHXH Việt Nam

3 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề “Dịch vụ thông tin thư viện” đã được đề cập đến trong một số

tài liệu như giáo trình, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước như các tạp chí chuyên ngành, liên ngành và một số luận văn thạc sĩ Các tài liệu này đã nghiên cứu, mô tả khái quát một số DVTT-TV tiêu biểu và phổ biến hiện nay giúp cho việc liệt kê, nhận dạng các nhóm dịch vụ thông tin; xác định mối quan hệ giữa chúng; đề cập đến những phương pháp đánh giá, phân tích các quan điểm tiếp cận về tính hiệu quả của các DVTT-TV

Những kết quả nghiên cứu trên tạo cơ sở cho các thư viện tham khảo trong việc định hướng phát triển các DVTT-TV thích ứng với chức năng nhiệm vụ của mình

Trang 8

Đối với các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể về thực trạng các DVTT-TV của cả hệ thống Dựa trên cơ sở lý luận về DVTT-TV, chúng tôi sẽ tiếp cận đề tài này theo hướng phân tích thực trạng việc tổ chức khai thác các dịch vụ thông tin tại các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện các dịch vụ thông tin nhằm phục vụ tối ưu nhu cầu tin cho công tác nghiên cứu khoa học, học tập, quản lý của các nhà khoa học, sinh viên, nghiên cứu sinh, đội ngũ cán bộ Viện KHXH Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: các loại DVTT-TV tại các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam

Phạm vi thời gian: nghiên cứu việc tổ chức, khai thác các DVTT-TV tại các thư viện từ năm 2005 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp luận Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận Thư viện - thông tin học

Phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng phiếu, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin, phương pháp chọn mẫu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

trí, ý nghĩa của các dịch vụ thông tỉn trong hoạt động thư viện

- Luận văn cung cấp những thông tin tổng quát về hệ thống thư viện, thực trạng hoạt động tạo lập, triển khai và hiệu quả sử dụng các DVTT-TV

Trang 9

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các DVTT-TV

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp lãnh đạo Viện và thư viện trong việc quản lý các hoạt động thư viện, hoàn thiện và phát triển các DVTT-TV và cho sinh vỉên ngành Thư viện - thông tin trong quá trình học tập

Kết quả nghiên cứu của luận văn là những gợi mở cho các đề tài nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề nghiệp vụ của thư viện

7 Cấu trúc của luận văn

Nội dung của luận văn: ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh muc tài liệu tham khảo, gồm có ba chương:

Chương 1 Hệ thống thông tin thư viện Viện khoa học xã hội Viêt Nam

Chương 2 Hiện trạng dịch vụ thông tin tại hệ thống thông tin thư viện

thuộcViện Khoa học xã hội Việt Nam

Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ thông tin tại hệ thống

thông tin thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Trang 10

* Một số xu thế phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới

niên 60 đến thập lỷ 90 thì tiếp sau đó chắc chắn sẽ là chiến lược toàn cầu hóa

Đi liền xu thế toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa - một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới Từ nay đến năm 2020, trên thế giới sẽ hình thành và phát triển ba khu vực kinh tế lớn: khu vực kinh tế Châu Âu với trung tâm là Liên minh Châu Âu; khu vực kinh tế châu Mĩ với trung tâm là Hoa Kỳ và khu vực kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương Tác động chủ yếu của quá trình nhất thể hóa kinh tế khu vực, cuối cùng cũng sẽ thúc đẩy và thực hiện quá độ tạm thời, nên nhìn chung không gây trở ngại rõ rệt đối với quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

khoa học và công nghệ, các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh lại cơ cấu của các ngành trong nền kinh tế Việc cấu trúc lại nền kinh tế đang trở thành xu thế trong nền kinh tế thế giới

+ Các nước tiên tiến cấu trúc lại nền kinh tế để nâng cao và giữ vững được địa vị dẫn đầu của các ngành kinh tế dựa trên các công nghệ có hàm lượng chất xám cao và lấy tri thức làm cơ sở

+ Các nước mới công nghiệp hóa cơ cấu lại các ngành sản xuất là để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách so với các nước tiên tiến

Trang 11

+ Các nước chậm phát triển cấu trúc lại ngành kinh tế nhằm lợi dụng làn sóng dịch chuyển cơ cấu kinh tế để đẩy nhanh quá trình phát triển đất nước

Hệ thống sản xuất buộc phải đổi mới: thời đại hiện nay là cách mạng của tin học, sự phát trỉển của các công nghệ tin học đã và đang tạo ra những biến động về chất vô cùng to lớn đối với toàn bộ hoạt động của xã hội nói chung

và của hệ thống sản xuất nói riêng Quá trình này báo hiệu những thay đổi đa dạng, rộng lớn và với tốc độ nhanh Xu thế mới là giảm lao động chân tay, lao động dây chuyền và tăng lao động có hàm lượng khoa học cao, lao động với máy móc tự động hóa

Tỉ lệ thời gian lao động trực tiếp của con người làm biến đổi vật chất

gián tiếp và lao động trực tiếp luôn thay đổi, bản chất của lao động cũng bị thay đổi sâu sắc Người công nhân trước đây bị gắn chặt vào vị trí đứng máy, nay thực hiện chức năng mới, chức năng điều khiển vị trí thiết bị tự động hóa, kiểm tra chất lượng và kiểm tra sự ổn định của hệ thống tự động hóa Còn những công đoạn trực tiếp sản xuất ra sản phẩm thì do máy, người máy thực hiện Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất nói chung vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của con người

một hệ thống sản xuất, trong ứng dụng các thành tựu của cách mạng khoa học

- kỹ thuật như trên đã phân tích, rõ ràng sẽ dẫn đến việc sắp xếp lại lao động, nâng cao tay nghề, đào tạo lại, giảm biên chế Những người có trình độ thấp hơn, tay nghề yếu hơn phải đào tạo lại, những ai không theo kịp những kiến thức mới sẽ bị đào thải, thuyên chuyển sang những lĩnh vực lao động xã hội khác

Trang 12

một thời đại với những đổi thay sâu sắc, Việc áp dụng các công nghệ truyền thông và công nghệ thông tin mới đang có những ảnh hưởng rộng rãi đến cá nhân, các tổ chức và các quốc gia Nó đang làm thay đổi mọi phương thức làm việc, học tập và giả trí của chúng ta; là thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân

và nhà nước; là thay đổi các phương thức thương mại và quốc tế cũng như các phương tiện sản xuất trong nền kinh tế và về lâu dài nó sẽ làm thay đổi căn bản các đặc tính văn hóa – giáo dục đã hình thành qua nhiều thế kỷ

Đặc điểm nổi bật của thời đại thông tin là sự phát triển không dựa chủ yếu vào các nguồn dự trữ tự nhiên như trong thời đại công nghiệp mà dựa chủ yếu vào nguồn tri thức về khoa học và công nghệ, tức các nguồn nhân lực tri thức có khả năng tái tạo, tự sản sinh và không bao giờ cạn

tin đưa lại đã làm lạc hậu phương pháp tư duy truyền thống Từ những khái niệm tăng trưởng, phát triển, phát triển bền vững, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đều đã bao hàm những nội dung hoàn toàn khác mà không thể dập khuôn trên nền tư duy đã lạc hậu Mặt khác, sự phát triển trong tương lai sẽ biến hóa khôn lường, không thể hy vọng dựa vào một lý thuyết có sẵn để quyết định vận mệnh của quốc gia trong tương lai Trái lại, mỗi quốc gia phải

tự mình xây dựng những cơ sở khoa học cho mô hình phát triển thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình Xu thế hướng tới thời đại thông tin mở ra

cơ hội mới cho sự lựa chọn đó

- Công nghiệp dịch vụ chiếm vị trí ngày càng quan trọng: Trong quá trình kinh doanh gồm cả sản xuất lẫn dịch vụ, thì dịch vụ trở thành nguồn tăng giá trị riêng biệt, cho phép đạt lợi nhuận khá cao Từ chỗ dịch vụ đang xếp ở

vị trí của kiến trúc thượng tầng nay dich vụ có xu thế biến thành kiến trúc hạ

Trang 13

có những “bộ cảm” nhạy bén, có “bộ não” trung tâm thông minh và khả năng thích nghi của “cơ thể”

- Trong quan hệ quốc tế: Sự tùy thuộc nhau về kinh tế ngày càng tăng lên, trong đó vai trò của các công ty đa quốc gia, các mạng lưới giao thông liên lạc xuyên biên giới và toàn cầu cũng như các tổ chức quốc tế ngày càng tăng lên những thành tựu khoa học và công nghệ mới đã áp đặt những giới hạn nhất định cho các nhà nước trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại xưa nay vốn thuộc chủ quyền quốc gia mình

* Xu thế phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới

dùng, những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin, những cuộc cạnh tranh khốc liệt diễn ra trên nền tảng của nền kinh tế toàn cầu là tác nhân dẫn đến tốc

độ độ đổi mới công nghệ diễn ra ngày càng lớn Nhờ những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông, thông tin và các tri thức sẽ được phổ biến trên quy mô hành tinh với khối lượng khổng lồ và tốc độ nhanh chưa từng thấy do khắc phục được những hạn chế có tính truyền thống của bức rào chắn có tính chất không gian - thời gian Nếu năm 1985, tổng số thời gian mà tất cả những

Trang 14

thuật không những đã làm tăng gấp bội thể lực, nối dài các giác quan (như trong các giai đoạn trước) mà còn nâng cao khả năng tư duy, vượt giới hạn sinh học của con người Đó là xu thế khoa học và công nghệ luôn có khả năng tạo những đột biến, làm cơ sở cho những tiền đề phát triển hoàn toàn mới, phi truyền thống và tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế và cuộc sống xã hội

Độ tích hợp cao tạo động tổng hợp, khoa học và công nghệ đã trở thành

giáo dục – đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiềm lực khoa học và công nghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất nòng cốt và trực tiếp của xã hội, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Đây sẽ là xu thế rất rõ nét, đặc biệt trong những thập niên đầu thế kỷ XXI

Tiềm lực khoa học và công nghệ của một nước bao gồm các yếu tố nguồn lực then chốt như nhân lực (đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ sư, công nhân

có tay nghề và kỹ năng cao), vật lực (các tài nguyên thiên nhiên, nguyên – nhiên vật liệu, ), tài lực (kinh phí đầu tư của nhà nước, khu vực tư nhân cho phát triển khoa học và công nghệ), thông tin (mạng lưới thông tin khoa học – công nghệ quốc gia, hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia ) và tổ chức (các

hạ tầng cơ sở công nghiệp và các loại hình tổ chức hiện đại đối với các hoạt động nghiên cứu sản xuất ) Việc chú trọng ưu tiên đầu tư phát triển các yếu

Trang 15

tố tiềm lực khoa học và công nghệ sẽ góp phần đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển mạnh mẽ nhất của xã hội

Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệt tiếp diễn mạnh mẽ trên toàn

giữa các nước tư bản phát triển trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đầu

tư, khoa học - công nghệ, tín dụng dưới hình thức đa hoặc song phương Các lĩnh vực này có mối quân hệ tương tác, thúc đẩy quá trình hợp tác và gắn liền với nó là quá trình cạnh tranh Trên thực tế, các quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa các nước tư bản phát riển được thực hiện chủ yếu trong những vấn đềcó tính toàn cầu, trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao (như phát triển tài nguyên thiên nhiên, năng lượng hạt nhân và nhiệt hạnh

có điều khiển, công nghệ vũ trụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, bảo

vệ môi trường, khoa học về sự sống và y học ) với các chương trình hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng viễn thông, hợp tác khoa học và công nghệ

Định hướng nhân văn cho sự phát triển và ứng dụng khoa học và công

phát triển trong một môi trường kinh tế - xã hội nhất định Là một bộ phận ngày càng quan trọng của nền văn hóa, khoa học và công nghệ chịu sự chi phối của các giá trị văn hóa đã được hình thành của một dân tộc, đồng thời góp phần tạo ra những giá trị mới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc việc coi nhẹ văn hóa xã hội chỉ đơn thuần chạy theo lợi nhuận siêu ngạch và tham vọng quyền lực của các tập đoàn thống trị, các công ty siêu quốc gia sẽ có nguy cơ làm tha hóa con người, hủy hoại môi trường sống là hoàn toàn đi ngược lại lợi ích nhân văn lâu dài của nhân loại

* Xu hướng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thông tin – thư viện:

Trang 16

Ngày nay sản xuất và truyền tải thông tin – tri thức trở nên quuan trọng hơn nhiều so với sản xuất và phân phối hàng hóa công nghiệp Từ nền kinh tế vật thể chuyển sang nền kinh tế phi vật thể thì tỷ lệ lao động trí óc trong mỗi sản phẩm làm ra ngày càng cao Trong cơ cấu GDP giá trị gia tăng, lao động

và tư bản hơn 70% sẽ do các lĩnh vực họat động của con người có hàm lượng trí tuệ cao quyết định Khác với nền kinh tế công nghiệp, ở đó hàng hóa vật thể được sản xuất hàng loạt là chủ yếu, của cải vật chất là sở hữu của một số ít người và nhu cầu của mỗi cá nhân là có giới hạn Trong nền kinh tế tri thức, sản phẩm thông tin tri thức đóng vái trò quan trọng nhất, chúng là sở hữu của rất nhiều người và nhu cầu của mỗi cá nhân sẽ là vô hạn Với của cải vật chất, càng nhiều người dùng thì giá trị càng thấp, còn với thông tin – tri thức giá trị càng cao khi càng có nhiều người sử dụng[5, tr.4]

Thông tin đã được thừa nhận là hàng hóa Nó vừa mang các giá trị cơ bản của hàng hóa, đồng thời lại có những ý nghĩa xã hội, những giá trị nhân văn đặc biệt Trong thị trường thông tin, các SP&DV TT – TV cũng mang những tính chất đặc thù vì trong thị trường này có nhiều khác biệt so với thị trường các loại hàng hóa thông thường Khai thác hợp lý nguồn tin phục vụ phát triển trong điều kiện hiện nay đương nhiên sẽ tạo ra thị trường thông tin – nơi mà thông tin được luôn chuyển, khai thác sử dụng; nơi mà vấn đề quyền lợi và trách nhiệm của mọi chủ thể tham gia thị trường sẽ được bộc lộ một cách sâu sắc, cụ thể và theo những quy luật xác định Với thông tin, quy luật

ấy không chỉ chịu sự tác động quan hệ cung cầu mà nó còn được và rất cần được điều tiết bởi sự tác động của vấn đề như mục tiêu phát triển chung nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững Vì thế, cùng với trách nhiệm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia thì chính sách, giải pháp cụ thể góp phần tạo nên một thị trường thông tin của quốc gia là những vấn đề then chốt

Trang 17

Điều đó đòi hỏi không chỉ những nguồn lực lớn mà còn cần chính sách mang tính khoa học sâu sắc DVTT – TV được xem là tập hợp các công cụ, phương tiện, kết quả hoạt động do cơ quan thông tin - thư viện tạo ra để thực hiện việc xác định, truy nhập, khai thác, quản lý các nguồn tin và hệ thống thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của NDT; là cầu nối giữa ngườì dùng tin với các nguồn/hệ thống thông tin của cơ quan thông tin – thư viện đó Ngoài ra, DVTT – TV được xem là thước đo phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động của cơ quan thông tin; là yếu tố cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của một cơ quan thông tin - thư viện

SP&DV TT – TV là một hệ thống không ngừng thay đổi, hoàn thiện và phát triển Sở dĩ như vậy là vì các yếu tố trực tiếp tác động và chi phối đến SP&DV TT – TV cũng không ngừng thay đổi Đó là: NDT (với những thuộc tính tâm lý, tập quan sử dụng thông tin, trình độ ); nguồn tin (tính chất, trữ lượng ); công nghệ được ứng dụng trong quá trình xử lý (CNTT, truyền thông ); cùng các yếu tố khác của môi trường xã hội (chính sách xã hội đối với việc khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin) Mặt khác, mỗi sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện cũng có những khả nămg khác biệt nhau để đáp ứng các loại nhu cầu thông tin khác nhau ở những mức độ khác nhau (thông tin cấp 1, thông tin cấp 2, nhu cầu về tra cứu chỉ dẫn, nhu cầu về thông tin toàn văn, tư vấn thông tin )[11, tr.15-20]

* Nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học xã hội

Khoa học xã hội và nhân văn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy luật hình thành, phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội Vì vậy, khoa học xã hội và nhân văn ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia

Trang 18

Ở nước ta, khoa học xã hội và nhân văn có chức năng nghiên cứa cơ bản, toàn diện về xã hội và con người Việt Nam, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ

tổ quốc, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tham gia vào các dự án phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển nền khoa học xã hội nước nhà, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước Công tác thông tin khoa học xã hội đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc đó, vì tri thức sau khi được tạo ra cũng phải được truyền dẫn, đưa vào trao đổi, phổ biến giữa các thành viên trong cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau Thông tin khoa học xã hội không trực tiếp tạo ra tri thức nhưng lại giữ vai trò trong việc hình thành tri thức, truyền dẫn, phổ biến đưa tri thức vào đời sống

Nhiều năm trở lại đây, các cơ quan thông tin khoa học xã hội nước ta đã rất cố gắng khai thác các dòng tin, nhất là các dòng tin của nước ngoài về khoa học xã hội và nhân văn, đáp ứng nhu cầu tin của hoạt động nghiên cứu

và triển khai phát triển khoa học xã hội Tuy nhiên, chưa tạo được bước chuyển mạnh mẽ sang hoạt động thông tin theo đòi hỏi của nhu cầu tin đa dạng Nguyên nhân một phần do sự bất cập về năng lực, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công tác thông tin khoa học và quản lý hoạt động thông tin, do điều kiện làm việc còn thiếu thốn, cơ sở vật chất trang thiết bị không đồng bộ nhưng cốt lõi của vấn đề là do chưa có một cơ chế chính sách tạo động lực cho công tác thông tin khoa học xã hội phù hợp với tình hình điều kiện mới[2, tr.33-34]

Hiện nay, các cơ quan thông tin khoa học xã hội cớ nhiệm vụ giúp cho các cán bộ giảng dạy, những nhà nghiên cứu định hướng được những trào lưu

và khuynh hướng của toàn bộ sự phát triển của các ngành khoa học xã hội

Trang 19

trước hết là các nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học xã hội đề cập đến

tư duy lý luận về những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Thông tin khoa học xã hội hiện nay tác động đến chiến lược phát triển kinh tế xã hội và trong tổ chức thực hiện chiến lược nghĩa là trong sự phát triển hiện thực

Đối với quá trình xây dựng, tuyên truyền và phổ biến chiến lược, thông tin khoa học xã hội giữ một vai trò tương tự Thông tin khoa học xã hội tuy không trực tiếp sản sinh ra tri thức mới nhưng giữ một vai trò quan trọng đối với sự hình thành các căn cứ lý luận và thực tiễn chiến lược và nhất là đối với việc tuyên truyền, phổ biến chiến lược, đưa chiến lược vào cuộc sống Thông tin khoa học xã hội góp phần quan trọng trong các kênh cung cấp thông tin chiến lược, phục vụ sự hình thành và xây dựng các quan điểm chỉ đạo định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược, phân tích tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, thông tin khoa học xã hội không chỉ khai thác mà còn gia nhập và tổ chức các dòng tin

Do vậy, nhiệm vụ của công tác thông tin khoa học hiện nay phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

­ Thu thập xử lý, lưu trữ thông tin khoa học xã hội, trước hết là hệ thống những vấn đề được các cơ quan khoa học, các cơ quan Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm;

­ Chuẩn bị xuất bản những ấn phẩm thông tin về những vấn đề thiết thực của khoa học xã hội;

Trang 20

­ Xây dựng hệ thống thông tin tự động hóa thống nhất trong các lĩnh vực khoa học xã hội;

­ Tổng kết và rút ra những lý luận kinh nghiệm cho việc hoạt động thông tin khoa học xã hội đáp ứng được nhu cầu tin của xã hội đang ngày càng phát triển và lập quan hệ thông tin khoa học xã hội quốc tế

1.6 HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

1.6.1 Giới thiệu khái quát về Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức tư vấn và đào tạo sau đại học về khoa học xã hội, tham gia phát triển tiềm lực khoa học xã hội của cả nước

Viện Khoa học xã hội Việt Nam kể từ cơ quan tiền thân Ban Nghiên cứu Lịch sử - Địa lý – Văn học (được thành lập theo Quyết định số 34/NQ/TW ngày 2/12/1953 của ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam) đã

có lịch sử hình thành và phát triển hơn 50 năm Hiện nay, Viện KHXH Việt Nam có 27 cơ quan nghiên cứu khoa học, 3 cơ quan sự nghiệp khoa học và 5

cơ quan chức năng giúp việc Chủ tịch Viện trên mọi lĩnh vực hoạt động Toàn

Trang 21

Viện KHXH Việt Nam có 1380 cán bộ, công chức, trong đó có 925 cán bộ nghiên cứu khoa học

1.6.2 Hệ thống các thư viện thuộc Viện Khoa xã hội Việt Nam

Sau 50 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Viện KHXH Việt Nam đã

có một hệ thống 25 thư viện, trong đó có 23 thư viện chuyên ngành và 2 thư viện lớn, tổng hợp đa ngành thuộc Viện Thông tin Khoa học Xã hội và Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ

Với tổng số hơn 2 triệu đơn vị tài liệu rất phong phú và đa dạng về các lĩnh vực Khoa học xã hội và Nhân văn, hệ thống thư viện của Viện KHXH Việt Nam là những cơ sở phục vụ khoa học, xã hội và nhân văn lớn nhất ở nước ta, tạo thuận lợi cho công tác nghiên cứu quản lý và nhiều yêu cầu khác của xã hội

Nguồn tư liệu khoa học của Viện được bổ sung và phát triển không ngừng Mỗi năm Viện KHXH Việt Nam dành khoảng 10 – 12% kinh phí hoạt động khoa học của Viện cho việc mua sách, báo, tạp chí, tư liệu ở trong nước

và xử lý thông tin, bảo quản sách báo, thực hiện tin học hóa công tác thư viện Ngoài nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động thường xuyên, Nhà nước còn cung cấp một lượng ngoại tệ (200 000 – 300 000 USD) để mau sách báo ngoại văn cho các thư viện

Nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn chính là:

+ Nguồn do sưu tập;

+ Nguồn do bổ sung;

+ Nguồn biếu tặng

Trang 22

1.7 ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI DÙNG TIN VÀ NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN THƯ VIỆN THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

1.7.1 Đặc điểm người dùng tin

1.3.1.1 Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo quản lý

Đối với nhóm người dùng tin này, họ có nhiều nhiệm vụ phải giải quyết cần tới việc cung cấp các dịch vụ thông tin, họ cần tiếp cận các loại nguồn tin thường xuyên được sử dụng trong công tác quản lí lãnh đạo, ngoài ra, họ còn đưa ra những quan điểm đánh giá đối với năng lực và vai trò đội ngũ cán bộ thông tin – thư viện Qua khảo sát, chúng tôi đưa ra nhận định như sau:

- Trong quá trình thực hiện công tác của mình, người lãnh đạo quản lí thường xuyên phải sử dụng đến thông tin Tuy nhiên hiện nay, các thông tin được sử dụng chủ yếu ở dạng in truyền thống hoặc các tệp dữ liệu độc lập

- Các số liêu thống kê, các thông tin đặc trưng cho đối tượng quản lí là các thông tin được người quản lí sử dụng thường xuyên Trong số này có thông tin về các cá nhân, tổ chức nghiên cứu đào tạo; số liệu thống kê về các

đề tài, nhiệm vụ khoa học, báo cáo thống kê (chủ yếu là định kỳ) của các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học

- Tuy rất cần tới các số liệu thống kê phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, song do các phương pháp khoa học để thu thập và sử lí số liệu thống kê

là không thống nhất, vấn đề cập nhật thông tin không được tiến hành thường xuyên, cho nên, thông thường người dùng tin ở đây không thực sự tin cậy về tính chân thực, độ chính xác và tính ổn định của các số liệu này Biểu hiện của nhận xét này là ở chỗ đa số người dùng tin chỉ chủ yếu sử dụng và tin cậy

ở các số liệu do mình tạo nên

Trang 23

- Mới có một số ít (khoảng 20%) người dùng tin sử dụng các số liệu thống kê được công bố trên mạng, trong đó, số liệu thống kê được sử dụng chủ yếu được công bố bởi các cơ quan Chính phủ và các tổ chức nước ngoài

- Đa số các ý kiến trả lời đều có những quan điểm đánh giá chính xác

về vai trò và khả năng của các cơ quan thông tin – thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu tin phục vụ lãnh đạo, quản lý

Một số ý kiến trên đây là mối quan tâm trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện các dịch vụ phục vụ nhu cầu của những người dùng tin thuộc giới lãnh đạo, quản lí để có thể từng bước cải thiện hình ảnh đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện trong suy nghĩ của những người quản lý

1.3.1.2 Cán bộ nghiên cứu, nghiên cứu sinh, sinh viên

Đây là nhóm đối tượng người dùng tin chiếm số lượng tuyệt đối và có tính truyền thống của các cơ quan thông tin – thư viện nói chung Cuộc điều tra trên cơ sở bảng hỏi cho 150 đối tượng thuộc 4 cơ quan nghiên cứu, đào tạo

về khoa học xã hội đã được tiến hành Kết quả điều tra cho phép đi đến một

số nhận xét sau đây:

- Nhóm cán bộ nghiên cứu đã thường xuyên khai thác, sử dụng thông tin đồng thời tại một số cơ quan thông tin - thư viện có liên quan đến chuyên ngành mà họ quan tâm trong hệ thống thư viện của Viện KHXH Việt Nam

- Loại dịch vụ mà hầu hết mọi người sử dụng là các dịch vụ khai thác nguồn tài liệu, đặc biệt là dịch vụ cung cấp tài liệu sao chụp

- Các nguồn thông tin trên internet, trong đó chủ yếu là nguồn thông tin của các loại cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đã được người dùng tin sử dụng một cách phổ biến Trong khi đó, các nguồn hệ thống thông tin do các trung tâm dịch vụ, các nhà xuất bản, các tạp chí khoa học hầu như chưa được khai thác, sử dụng Như vậy, người dùng tin về cơ bản chưa khai thác,

Trang 24

sử dụng đến các nguồn thông tin mang tính chất thương mại, tức là các nguồn thông tin mà việc khai thác chúng chỉ được thực hiện khi người dùng tin phải chi trả cho việc khai thác, sử dụng thông tin của mình

- Dịch vụ thông tin trên internet được sử dụng phổ biến nhất đối với nhóm người dùng tin này là thư điện tử và truy cập mạng Ngoài ra, hầu như chưa có dịch vụ nào được khai thác, sử dụng

- Nhìn chung, quan hệ giữa người dùng tin và người cung cấp thông tin xét trên khía cạnh được thiết lập để duy trì và thực hiện việc khai thác thông tin là không rõ rệt Người dùng tin thường tự tìm kiếm, khai thác thông tin mà không sử dụng mối quan hệ này để nâng cao hiệu quả khai thác thông tin, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin Lý do chính mà người dùng tin biết được nơi lưu giữ thông tin hoặc nơi cung cấp các dịch vụ thông tin mà mình cần hầu hết không phải là thông qua cán bộ thông tin – thư viên chuyên nghiệp

- Về cơ bản các dịch vụ được cung cấp đến người dùng tin hoặc còn rất giản lược, hoặc chưa được người dùng tin biết đến để khai thác Ví dụ đó là việc hầu hết người dùng tin cho rằng mình đã hiểu biết đầy đủ về sự tồn tại của các tài liệu mà mình cần, còn cơ quan thông tin thư viện chỉ cần làm thế nào để mình sử dụng được các dữ liệu đó thuận tiện nhất mà thôi

- Các dịch vụ như tìm tin, phổ biến thông tin chọn lọc, cung cấp thông tin theo chuyên đề, mượn liên thư viện, truyền tệp, các dịch vụ trao đổi thông tin hầu như chưa được cán bộ nghiên cứu biết đến và khai thác Nhiều khả năng quan trọng có được thông qua mạng internet để người dùng tin khai thác các nguồn/hệ thống thông tin, tiến hành các loại thông tin trên mạng còn rất ít được khai thác

Trang 25

- Nhiều nguồn thông tin khoa học có giá trị của quốc gia chưa được biết đến và do đó chưa được khai thác Đây là một sự lãng phí, một tổn thất rất đáng được giảm thiểu, và điều này đặc biệt quan trọng khi mà thông tin khoa học ngày càng dễ dàng và nhanh chóng trở nên lỗi thời

- Nhóm NDT là sinh viên: Phần lớn là sinh viên năm thứ tư của các trường đại học đào tạo chuyên ngành KHXH Hàng năm có một số lượng khá lớn sinh viên đến khai thác nguồn tài liệu của các thư viện để là luận văn tôt nghiệp Đối tượng người dùng tin này khá nhạy bén với các dịch vụ thông tin

cả truyền thống và hiện đại của các thư viện

Xu thế phát triển của thời đại là càng ngày người dùng tin càng có xu hướng, thói quen và khả năng trực tiếp tương tác với các hệ thống thông tin - thư viện để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thông tin chung của nhân loại Sự hiện diện của cán bộ thông tin – thư viện xen kẽ giữa người dùng tin

và các nguồn thông tin với vai trò trợ giúp họ khai thác có hiệu quả các nguồn tin đã ngày càng thay đổi và không rõ rệt như trước kia Vấn đề là những người làm công tác thông tin – thư viện chuyên nghiệp phải làm gì để khẳng định được vị trí nghề nghiệp của mình trong bối cảnh như thế? Điều này cần phải được xem xét và nghiên cứu một cách tích cực, toàn diện và sâu sắc hơn

1.3.1.3 Cán bộ thông tin thư viện chuyên nghiệp

Việc tham vấn đã được tiến hành với đa số các cán bộ quản lí các thư viện trực thuộc các Viện nghiên cứu chuyên ngành khoa học xã hội và một số cán bộ thông tin thư viện chuyên nghiệp khác Những kết quả phân tích thống

kê cho thấy, đội ngũ cán bộ thông tin – thư viện khoa học xã hội đã được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng mới để thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình trong giai đoạn hiên nay Nhờ thế, hoạt động thông tin – thư viện đã đạt được những tiến bộ tương đối rõ rệt so với trước đây Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được quan tâm, cải thiện để đáp ứng được

Trang 26

những đòi hỏi mà ngành khoa học xã hội nói riêng đặt ra Các phân tích nghiên cứu về đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện khoa học xã hội không chủ yếu xem xét ở khía cạnh là người trực tiếp sử dụng dịch vụ thông tin mà ở phương diện họ là người triển khai hoạt động tại các cơ quna thông tin – thư viện, là người môi giới và trợ giúp người dùng tin trong quá trình khai thác,

sử dụng thông tin, đáp ứng nhu cầu của các giới người dùng tin

1.7.2 Nhu cầu tin tại hệ thống thông tin thư viện Viện Khao học xã hội

Các nghiên cứu về người dùng tin cho thấy có nhiều yếu tố tác động trực tiếp tới nhu cầu tin Một trong các yếu tố cần được quan tâm hàng đầu là các đặc tính liên quan tới việc tạo lập, truyền, khai thác, sử dụng thông tin của bản thân lĩnh vực nơi mà hoạt động thông tin thư viện được triển khai Theo hướng tiếp cận này, đối với các khoa học xã hội, có thể dễ nhận thấy một số đặc tính sau đây:

- Đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành, nhiều đề tài nghiên cứu khoa học xã hôi là các cộng đồng, khu vực, vùng, địa phương Điều đó có nghĩa là, các thông tin cho nhóm đối tượng nghiên cứu này luôn cần được cung cấp cho người nghiên cứu, cũng nhu luôn được tạo ra từ các hoạt động khoa học đây

là điểm khác biệt căn bản giữa các khoa học xã hội với các khoa học chính xác, nhiều nhành khoa học tự nhiên và kỹ thuật khác Đặc điểm này sẽ là yếu

tố quyết định đến nhu cầu thông tin về các đối tượng nghiên cứu trên

- Tính chất đa ngành trong các ngành nghiên cứu về khoa học xã hội ngày càng bộc lộ rõ nét, mang tính phổ biến, được biểu hiện một cách sâu sắc

và toàn diện Đặc điểm này sẽ là yếu tố quyết định tới sự luân chuyển của các loại thông tin giữa các ngành khoa học xã hội, một quá trình diễn ra phức tạp

đa dạng, do đó, đối với một người dùng tin cụ thể, việc khai thác, sử dụng thông tin ở các ngành khoa học khác là rất phổ biến

Trang 27

- Để góp phần trực tiếp vào sự phát triển xã hội, để giải quyết các vấn

đề thực tiễn, trong hầu hết các trường hợp, nhiều ngành, lĩnh vực khoa học xã hội phải liên kết, phối hợp với nhau trong việc triển khai các đề tài, chương trình, dự án nghiên cứu Điều đó càng đòi hỏi các nguồn thông tin khoa học

xã hội phải được trộn lẫn, được tích hợp với nhau, tạo lên một thể thống nhất, một không gian thông tin thống nhất để sao cho sự luận chuyển giữa các dòng thông tin không bị chia cắt, không bị cát cứ bởi các yếu tố hành chính, tổ chức Và cũng chính vì thế, nếu các cơ quan thông tin – thư viện thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội hoạt động theo mô hình một hệ thống tự trị tất

sẽ gây những trở ngại rất lớn cho người dùng tin

Từ trước đến nay trong rất nhiều trường hợp, giới nghiên cứu khoa học

xã hội thường quan tâm tới các tài liệu, thư tịch cũ, cổ, quý hiếm; các tài liệu,

tư liệu nghiên cứu càng cổ, càng cũ lại càng có giá trị Từ đó, khi nói tới các đặc điểm của thông tin trong các ngành KHXH, người ta thường đưa ra một nhận xét: tính lão hoá của thông tin trong lĩnh vực này là lớn hơn so với các ngành , lĩnh vực khác, nhất là với các ngành khoa học kỹ thuật Tức là, trong các ngành KHXH, thông tin có thể được sử dụng một cách lâu dài, tính lỗi thời của thông tin không cần đặt ra như đối với các ngành, lĩnh vực khác Từ nhận xét đó, yêu cầu về cập nhật thông tin KHXH không được quan tâm một cách thoả đáng, không được nhìn nhận một cách rạch ròi, chính xác Trước một hiện tượng như thế, để rồi lại dẫn tới một nhận xét giản lược như thế rất

dễ mang tính phiến diện Cần phải thấy trong rất nhiều lĩnh vực, các hướng nghiên cứu khoa học xã hội, mức độ cập nhật thông tin lại đòi hỏi rất nghiêm ngặt Một trong số các ví dụ được đưa ra là đối với các ngành, các hướng nghiên cứu về các đối tượng trong quá trình vận động, chuyển hoá theo không gian và thời gian Lúc này, thông tin đặc trưng cho đối tượng phụ thuộc chặt chẽ vào không gian và thời gian, tức là luôn biến đổi, tức là các thông tin đó chỉ có khả năng đặc trưng cho cho đối tượng tại một thời điểm nhất định Mặt

Trang 28

khác, bản thân hoạt động thông tin nghiên cứu trong hoạt động khoa học xã hội cũng liên tục được diễn ra ở mọi nơi Hệ quả của điều đó là nguồn thông tin KHXH ddược gia tăng rất nhanh chóng Nếu không kịp thời cung cấp được các thông tin mới cho giới nghiên cứu, tất sẽ gây nên hiện tượng mất tin Các biểu hiện đó cho thấy đòi hỏi về tính cập nhật thông tin trong các ngành KHXH cũng rất cao và cũng tương tự ở mọi ngành nghiên cứu khoa học tự nhiên và ứng dụng khác

Các cơ quan thông tin-thư viện có trách nhiệm tạo ra hay cung cấp cho NDT của mình những gì mà họ cần và với hình thức phù hợp Ở đây cần lưu ý

là NDT không quan tâm tới sự phân chia, tính chất, đặc điểm của từng loại dịch vụ thông tin, mà chỉ quan tâm tới việc nhu cầu tin của họ có được đáp ứng hay không

Bảng dưới đây đưa ra các so sánh về đặc điểm NCT và một số loại NCT tiêu biểu đối với các mục đích khai thác, sử dụng thông khác nhau

Bảng 1.1 So sánh đặc điểm và dạng nhu cầu theo một số mục đích khai thác

sử dụng thông tin khác nhau

Nghiên cứu

- đào tạo

Sản xuất kinh doanh

Hỗ trợ ra quyết định

Đặc điểm về

NCT Không ổn định, tuỳ thuộc vào

trào lưu, xu thế chung của cộng đòng, vào trình

độ và điều kiện phát triển kinh tế-xã hội

Tương đối ổn định Phụ thuộc chặt chẽ vào hướng phát triển hoạt động nghiên cứu, đào tạo

Năng động và phụ thuộc vào sưk biến đổi

cơ cấu của nền kinh tế, vào các điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế

Phụ thuộc trực tiếp vào

xu thế phát triển KTXH, vai trò quản

lý NN, vai trò điều hành XH, xu hướng phát triển của tổ chức

Trang 29

Một số NCT

phổ biến Khai thác tài liệu gốc (đặc

biệt đa phương tiện; được cung cấp thông tin qua các kênh khác nhau, hình thức, phi hình thức qua các phương tiện thông tin đại chúng)

Khai thác tài liệu, tư liệu, cung cấp thông tin chuyên đề, chọn lọc, thông tin tra cứu chỉ dẫn, khai thác ngân hàng dữ liệu

Thông tin thị trường, công nghệ, các dịch

vụ tư vấn, các dịch vụ mạng

Cung cấp thông tin tư vấn, thông tin dữ kiện, thông tin về chính sách, chiến lược

Bảng 1.2 Nhu cầu về loại hình tài liệu KHXH thường sử dụng

Loại hình tài liệu

Học tập Giảng dạy Nghiên cứu Quản lý

Sách 27 13.5 34 17 52 26 33 16.5

Báo – tạp chí 50 25 31 15.5 74 37 30 15

Thông tin chuyên đề 24 12 32 16 85 42.5 46 23

Thông tin trên Internet 46 23 25 12.5 55 27.5 20 10

Tài liệu khai thác: kỷ

yếu hội thảo, công báo

Trang 30

CTNC ảnh

-Bản đồ

Quản lý Nghiên cứu Giảng dạy Học tập

1.8 THễNG TIN VÀ VAI TRề CỦA DỊCH VỤ THễNG TIN THƯ VIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG THễNG TIN

1.8.1 Thụng tin

Thụng tin là khỏi niệm cơ bản của khoa học cũng là khỏi niệm trung tõm của xó hội trong thời đại chỳng ta Mọi hoạt động của con người đều dựa trờn hỡnh thức giao lưu thụng tin nào đú Mọi tri thức đều bắt nguồn bằng một thụng tin về những điều đó diễn ra, về những cỏi người ta đó biết, đó núi đó làm Điều đú luụn xỏc định bản chất và chất lượng của những mối quan hệ của con người

tưởng, phỏn đoỏn làm tăng thờm sự hiểu biết của con người Thụng tin hỡnh thành trong quỏ trỡnh giao tiếp: một người cú thể nhận thụng tin trực tiếp từ người khỏc thụng qua cỏc phương tiện thụng tin đại chỳng, từ cỏc ngõn hàng

dữ liệu hoặc từ tất cả cỏc hiện tượng quan sỏt được trong mụi trường xung quanh[8, tr.14]

Trang 31

(thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người[8, tr.14]

Trong đời sống con người, thông tin là một nhu cầu rất cơ bản Nhu cầu

đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới Các thông tin đó lại được truyền tới người khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ và tài liệu hoặc qua các phương tiện truyền thông Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được khai thác

1.8.2 Vai trò của thông tin trong xã hội

1.8.2.1 Thông tin là nguồn lực phat triển của mỗi quốc gia:

Hiện nay người ta thừa nhận rằng vật chất, năng lượng, thông tin và bản sắc văn hóa dân tộc là các nhân tố quy định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Đặc biệt trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ đã diễn

ra trên quy mô lớn, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin khoa học và công nghệ thực sự trở thành nguồn lực quan trọng tạo lên những ưu thế kinh tế và chính trị của mỗi nước

Nền kinh tế của mỗi quốc gia trong thời đại ngày nay không còn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để tạo ra của cải cho xã hội Từ cuối thế

kỷ XX, thông tin đã được xem là nguồn tài nguyên kinh tế bởi việc sở hữu, sử dụng và khai thác thông tin có thể đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều quá trình vật lý và nhận thức

Bước vào thế kỷ XXI, thông tin thực sự trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội như nghiên cứu, giáo dục, kinh tế, chính trị Mối quan tâm của

xã hội đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin đã mở

Trang 32

rộng từ các lĩnh vực truyền thống như thư viện, lưu trữ sang các tổ chức, các

cơ quan, các ngành Hơn thế, thông tin đã trở thành hàng hóa, do đó trong nền

kinh tế quốc dân đã hình thành một khu vực mới là dịch vụ thông tin Khu vực

này ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin đa dạng, đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân và khối lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin đã trở thành tiêu trí đánh giá trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước[8, tr.69]

1.8.2.2 Thông tin trong phát triển kinh tế và sản xuất

Phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi thông tin từ nhiều nguồn khác nhau chứ không phải hạn chế ở khoa học và kỹ thuật theo nghĩa truyền thống Hơn nữa cần phải tăng cường các phương tiện lựa chọn trong khối thông tin những thông tin nào đáp ứng các nhu cầu đặc thù của mỗi nước, vào thời điểm nhất định

Thông tin được coi là một yếu tố và công cụ hỗ trợ cho một kế hoạch hoặc một chiến lược phát triển định trước Song, cũng cần phân tích cẩn thận vai trò hỗ trợ của nó trong việc lập kế hoạch Nếu không có thông tin đầy đủ thì các ưu tiên phát triển quốc gia sẽ thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn để xác định

Các hoạt động kinh tế sản xuất đều cần đến thông tin Các tổ chức sản xuất và kinh doanh đòi hỏi thông tin về nhu cầu thay đổi của khách hàng, các khuynh hướng thị trường đang tiến hóa, các vật liệu, các thiết bị mới đamg được áp dụng Chính quá trình liên hệ nhiều thông tin với nhau đã dần dần đưa tới kiến thức về những nguyên lý thông dụng trong sản xuất, giúp con người đổi mới và hoàn thiện các quy trình và phương pháp hiện hành Đây chính là yếu tố quan trọng của sự phát triển, góp phần nâng cao sức sản xuất

và tạo nên sự giàu có của xã hội[8, tr.71]

Trang 33

1.8.2.3 Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển khoa học

Vai trò của thông tin trong sự phát triển của khoa học thể hiện ngay trong quy luật phát triển của khoa học Một trong những quy luật phát triển nội tại của khoa học là tính kế thừa và tính quốc tế của nó Không một phát minh kkhoa học nào lại chỉ là sản phẩm lao động của một người, thậm chí một thế hệ Phát minh đó là sản phẩm của nhiều người, của nhiều thế hệ

Tính kế thừa là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học lỹ thuật Người sau không làm lại việc người trước đã làm Thế hệ sau chọn lọc

hệ thống hóa thành quả của người đi trước, phát hiện ra những quy luật mới Quy luật mới này là sản phẩm khoa học, cũng là thông tin khoa học mới Như vậy hoạt động nghiên cứu khoa học là một loại hoạt động đặc thù của con người nhằm thu được những thông tin khoa học mới, trên cơ sở những thông tin mà xã hội loài người đã tích lũy được

Như vậy hoạt đông nghiên cứu khoa học là một hệ thống tiếp nhận thông tin và tạo ra những thông tin mới khác với thông tin ban đầu Có thể nói khoa học được nuôi dưỡng bằng chính khoa học Những phát minh khoa học và cải tiến kỹ thuật sẽ chậm lại nếu cộng đồng khoa học không làm chủ được những thông tin khoa học tích lũy được theo thời gian Điều đó giải thích nguyên nhân của sự yếu kém về khoa học kỹ thuật ở các nước thiếu nguồn thông tin

tư liệu[8, tr.74]

1.8.2.4 Thông tin là cơ sở của lãnh đạo và quản lý

Quản lý là một dạng tương tác đặc thù của con người với môi trường xung quanh nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở sử dụng các tài nguyên Các tài nguyên ở đây bao gồm: con người, tri thức, tiền, vật chất, năng lượng, không gian, thời gian

Trang 34

Quá trình quản lý có thể được xác định như một loạt các hoạt động định hướng theo mục tiêu, trong đó có các hành động cơ bản là: xác định mục tiêu, lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu, tổ chức và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó

Nhiệm vụ quan trọng của quản lý là ra các quyết định Hiệu quả của quản lý phụ thuộc vào chất lượng của các quyết định của người quản lý Đó là quyết định đúng đắn, khoa học kịp thời và phù hợp với thực tiễn khách quan, thể hiện sự am hiểu và nắm vững vấn đề được quyết định

Chất lượng của quyết định phụ thuộc vào sự đầy đủ và chất lượng của các thông tin, các số liệu và dữ kiện được cung cấp Có thể nói thực chất của quá trình quản lý là quá trình xử lý thông tin của người lãnh đạo Do đó thông tin là yếu tố quan trọng nhất mà thiếu nó thì không thể có bất kỳ quá trình quản lý nào trong hệ thống tổ chức của xã hội[8, tr.75]

1.8.2.5 Thông tin trong giáo dục và đời sống

Giáo dục là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông tin giữa các thế hệ Do đó giáo dục là nhân tố hang đầu của sự phát triển Các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo ngoài quan hệ sư phạm giữa thầy và trò, luôn cần đến các kho tài liệu, các hoạt động khai thác và phổ biến tri thức của các thư viện và trung tâm thông tin

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin của con người ngày càng gia tăng Mọi người sử dụng thông tin để lựa chọn sản phẩm, lựa chọn dịch vụ Các thông tin về chính trị, xã hội và kinh tế giúp con người

có định hướng đúng, làm chủ được đời sống của mình và thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của người công dân Ngoài ra, các hệ thống thông tin phát triển cũng tạo ra cơ hội cho quần chúng tiếp cận các cơ sở văn hóa và giáo dục[8, tr.76]

Trang 35

1.8.3 Vai trị của dịch vụ thơng tin trong hoạt đơng thơng tin

Dịch vụ thơng tin thư viện bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thơng tin và trao đổi thơng tin của người sử dụng các cơ quan thơng tin thư viện nĩi chung

Thế kỷ XXI, thế kỷ khỏi đầu của xu hướng phát triển mới, thế giới đang chuyển sang xã hội thơng tin, nền kinh tế thơng tin đã xác dịnh chức năng, vị trí, vai trị của thơng tin là nguồn lực phát triển của xã hội trong bối cảnh hoạt động thơng tin thư viện chịu nhiều sự tác động của sự phát triển như vũ bão của Khoa học và Cơng nghệ, sự bùng nổ thơng tin và nhu cầu tin, thực tiễn đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cho hoạt động cung cấp thơng tin là làm thế nào để phục vụ thơng tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời cho mọi hoạt động của xã hội

Từ thực tế trên, hệ thống thư viện đã chú ý đến việc phát triển các loại DVTT-TV vì đây là một công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực hoạt động cung cấp thông tin Các thư viện, cơ quan thông tin không thể khai thác được các nguồn tin, hệ thống thông tin; không thể đáp ứng được nhu cầu tin cho người dùng tin nếu không sử dụng DVTT-TV Dịch vụ thông tin thư viện là phương tiện hoạt động do cơ quan thông tin - thư viện tạo ra để xác định, truy cập, khai thác, quản lý các hệ thống thông tin nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của NDT Dịch vụ thông tin - thư viên được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu thông tin, do đó nó phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu cũng như sự biến đổi, vận động của NCT Trong quá trình tồn tại và phát triển các DVTT-TV cần phải được hoàn thiện để tạo được sự thích ứng với nhu cầu mà nó hướng tới về cả nội dung lẫn hình thức

Trang 36

Tại hệ thống thư viện Viện KHXH Việt Nam đều đã tổ chức các loại DVTT-TV Tuy nhiên, loại hình, chất lượng các DVTT-TV các thư viện có những mức độ khác nhau Hiện nay, tại Viện Thơng tin KHXH, Thư viện Đơng Nam Á, Thư viện Viện Xã hội học, đã tổ chức tương đối phong phú các loại DVTT-TV Tuy nhiên, trong hệ thống vẫn cịn những thư viện (Thư viện Viện nghiên cứu con người, thư viện Viện văn học) mới chỉ triển khai được một số loại hình dịch vụ thơng tin truyền thống như: dịch vụ cung cấp tài liệu gốc dịch vụ đọc tại chỗ và cho mượn về nhà Từ thực tế trên, việc khảo sát thực trạng các DVTT- TV tập trung chủ yếu ở các thư viện đã cĩ các thư viện đã cĩ các loại DVTT – TV tương đối phong phú

Trang 37

vụ của các cơ quan thông tin tư liệu khoa học và công nghệ

Theo vật mang tin, nguồn lực thông tin của Viện KHXH được chia thành ba nhóm chính:

+ Nguồn thông tin trên giấy;

+ Nguồn thông tin điện tử (băng từ, CD-ROM, cơ sở dữ liệu trong đĩa mềm, đĩa cứng);

+ Nguồn thông tin khác (phim, ảnh, đĩa hát…)

tài liệu không công bố

Tài liệu công bố hay còn gọi là tài liệu xuất bản Loại tài liệu này thường

do các nhà xuất bản phát hành và thường được đánh chỉ số ISBN hoặc ISSN, được phân phối qua các kênh phát hành chính thức như các nhà xuất bản, các công ty, các đại lý phát hành, các hiệu sách

Tài liệu không công bố hay còn gọi là tài liệu “xám” “Tài liệu xám” là tất cả các tài liệu được đưa ra bởi các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu,

Trang 38

các trường học, các tổ chức thương mại, công nghiệp dưới dạng in hoặc điện

tử, và không kiểm soát được bởi các nhà xuất bản thương mại

Viện Thông tin KHXH hiện đang tàng trữ một số lượng tài liệu xám khá lớn Loại tài liệu này có nhiều trong kho tài liệu được sưu tập từ trước năm

1958 do EFEO bàn giao lại Đó là những công trình nghiên cứu khoa học, các chuyến đi thực địa, khảo sát của các nhà khoa học người Pháp và người Việt, những bản hương ước và thần tích thần sắc… Sau năm 1958, Viện Thông tin KHXH bổ sung thêm nhiều tài liệu xám khác như các bản dịch tài liệu nước ngoài, các luận án nghiên cứu khoa học, bản tin Tài liệu phục vụ nghiên cứu,… Viện Thông tin KHXH là một trong số ít thư viện chuyên ngành vào loại lớn nhất Việt Nam với gần 400.000 cuốn sách tiếng Việt và tiếng nước ngoài (bao gồm rất nhiều ngôn ngữ như Anbani, Anh, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hungari, Tây Ban Nha,…) Ngoài ra, các tài liệu “xám” còn được lưu trữ tại tất cả các thư viện chuyên ngành thuộc Viện KHXH Việt Nam cụ thể:

- 33.460 cuốn sách Trung Quốc (cổ);

Trang 39

- Sách: 11500 cuốn (49,4%);

- Tài liệu tra cứu: 350 cuốn (1.5%);

- Báo, tạp chí: 38 loại báo trong nước, 47 loại báo tiếng Việt và 32 tạp chí tiếng nước ngoài (tổng số khoảng 8 500 bản (36,7%));

- Tư liệu: 2 900 cuốn (12,4%)

Tổng cộng: 23 250 cuốn

Tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á:

- Sách: 12 000 cuốn (41,7%);

- Tài liệu tra cứu: 700 cuốn;

- Báo, tạp chí: 40 loại báo trong nước và nước ngoài, 50 loại tạp chí tiếng Việt và tiếng nước ngoài (khoảng 15 000 bản(55,2%));

- Tư liệu: 1310 bản

Tổng cộng: 28 710 bản

Tại viện nghiên cứu Hán Nôm:

Hiện tại vốn tài liệu của Viện nghiên cứu Hán Nôm bao gồm:

- Tài liệu tra cứu, tham khảo (gồn Tiếng Việt và các ngôn ngữ khác);

17 000 đơn vị sách, bản đồ và trên 7 000 đơn vị tạp chí các loại;

- Tài liệu Hán Nôm Bao gồm: kho sách tổng hợp có khoảng 20 000 đơn vị Kho bản ván khắc có trên 48 000 đơn vị, kho ván khắc in cổ khoảng

20 000 đơn vị

Nguồn thông tin điện tử:

Năm 1995 các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam bắt đầu tổ chức xây dựng các CSDL riêng cho thư viện mình đi đầu là Viện Thông tin KHXH,

Trang 40

đến cuối năm 2 000 đã chính thức đưa ra khai thác phục vụ người dùng tin và cho đến nay đã bổ sung thêm rất nhiều các CSDL Các CSDL dạng thư mục trên đây được xây dựng trên phần mềm CDS/ISIS do UNESCO cung cấp miễn phí

Hiện nay Viện Thông tin KHXH đang phục vụ bạn đọc 13 CSDL ở phòng công tác bạn đọc và có khoảng 30 CD-ROM và các CSDL khác nằm rải rác ở các phòng có CD-ROM còn chưa được làm thủ tục bổ sung chính thức và chưa đưa vào khai thác Đây là các cơ sở dữ liệu toàn văn và thư mục

do các tổ chức quốc tế tặng hoặc do cán bộ của Viện thu thập được sau các chuyến đi dự hội nghị, hội thảo quốc tế Thư viện Viện xã hội học xây dựng được 4 CSDL với tổng số 17 890 biểu ghi Viện Đông Nam Á xây dựng được

4 CSDL với 26 870 biểu ghi Viện nghiên cứu Hán Nôm 14 CSDL với 33 189 biểu ghi

Nguồn thông tin dạng khác: Bao gồm tranh, ảnh tư liệu, phim, đĩa hát,

bản đồ, sắc phong, bản dập nổi bia…

Các thư viện thuôc Viện KHXH Việt Nam có bổ sung thêm phim, ảnh, bản đồ, atlas… Bản đồ và ảnh là những tài liệu được giới nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm

Hệ thống thư viện thuộc Viện khoa học Xã hội đã xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin phong phú về chủng loại, nội dung với nhiều ngôn ngữ khác nhau

Bảng 2.1 Thống kê số liệu tạp chí, báo theo ngôn ngữ của Viện TTKH Xã hội

Ngày đăng: 25/06/2021, 16:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. So sỏnh đặc điểm và dạng nhu cầu theo một số mục đớch khai thỏc sử dụng thụng tin khỏc nhau  - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 1.1. So sỏnh đặc điểm và dạng nhu cầu theo một số mục đớch khai thỏc sử dụng thụng tin khỏc nhau (Trang 28)
Bảng 1.2. Nhu cầu về loại hỡnh tài liệu KHXH thường sử dụng - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 1.2. Nhu cầu về loại hỡnh tài liệu KHXH thường sử dụng (Trang 29)
Bảng 2.1. Thống kờ số liệu tạp chớ, bỏo theo ngụn ngữ của Viện TTKH Xó hội. - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 2.1. Thống kờ số liệu tạp chớ, bỏo theo ngụn ngữ của Viện TTKH Xó hội (Trang 40)
Bảng 2.2. Thống kờ thành phần ngụn ngữ của sỏch tại thư viện Viện nghiờn cứu Đụng Nam Á  - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 2.2. Thống kờ thành phần ngụn ngữ của sỏch tại thư viện Viện nghiờn cứu Đụng Nam Á (Trang 41)
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THễNG TIN THƯ VIỆN TẠI HỆ THỐNG THễNG TIN THƯ VIỆN THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM  - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THễNG TIN THƯ VIỆN TẠI HỆ THỐNG THễNG TIN THƯ VIỆN THUỘC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM (Trang 42)
Bảng 2.3. Thống kờ thành phần ngụn ngữ của sỏch tại thư viện Viện Xó hội học  - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 2.3. Thống kờ thành phần ngụn ngữ của sỏch tại thư viện Viện Xó hội học (Trang 42)
Bảng 2.6. Mục đớch truy cập Internet của người dựng tin - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 2.6. Mục đớch truy cập Internet của người dựng tin (Trang 56)
Bảng 2.5. Khỏi thỏc thụng tin trờn Internet của người dựng tin - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 2.5. Khỏi thỏc thụng tin trờn Internet của người dựng tin (Trang 56)
Bảng 2.7. Mức độ đỏp ứng nhu cầu tin thụng qua dịch vụ ở cỏc thư viện - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
Bảng 2.7. Mức độ đỏp ứng nhu cầu tin thụng qua dịch vụ ở cỏc thư viện (Trang 57)
4 NVDD CSDL tư liệu về cỏc nhà khoa bảng 3.126 - Nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ thông tin trong hệ thống thông tin thư viện thuộc viện khoa học xã hội việt nam
4 NVDD CSDL tư liệu về cỏc nhà khoa bảng 3.126 (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w