Công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Từ Liêm – thực trạng và giải pháp
Báo cáo thực tập nghiệp vụ 3 Báo cáo thực tập nghiệp vụ MỤC LỤC Mục lục .4 Lời mở đầu 6 Chương I: Giới thiệu khái quát nơi thực tập .9 1.1 Giới thiệu ngân hàng .9 1.2 Khái quát tình hình kinh doanh các năm qua 12 Chương II: Lý luận chung về tuyển dụng và thực trạng công tác 17 tuyển dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Từ Liêm 2.1 Lý luận chung về tuyển dụng 17 2.1.1 Khái niệm, vai trò của tuyển dụng nguồn nhân lực 17 2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng nguồn nhân lực 17 2.1.3 Quá trình tuyển dụng lao động .21 2.1.4 Các nguồn tuyển dụng 25 2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng tại chi nhánh .29 NHNo&PTNT Từ Liêm 2.2.1 Kết quả tuyển dụng năm vừa qua của chi nhánh 29 2.2.2 Quy trình tuyển dụng tại chi nhánh 30 2.2.3 Các chính sách đối với lao động được tuyển chọn .37 2.2.4 Sự bố trí lao động sau tuyển dụng 39 Chương III: Đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng tại chi nhánh .40 NHNo&PTNT Từ Liêm 3.1 Những kết quả đạt được 40 3.2 Các vấn đề còn tồn tại trong công tác tuyển dụng tại chi nhánh .42 3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả tuyển dụng tại chi nhánh .44 3.4 Định hướng phát triển của Chi nhánh trong năm tới .44 3.4.1 Kế hoạch phát triển kinh doanh của Chi nhánh .44 3.4.2 Dự tính nhu cầu nhân lực của chi nhánh 45 4 Báo cáo thực tập nghiệp vụ 3.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác tuyển dụng 46 nguồn nhân lực tại Chi nhánh Thứ nhất là về nguồn tuyển dụng .46 Thứ hai là công tác thông báo tuyển dụng .48 Thứ ba là về phương pháp tuyển dụng .48 Thứ tư, Chi nhánh cần chú trọng tới công tác phân tích công việc 49 Thứ năm là về công tác đào tạo và phát triển nhân lực .49 Thứ sáu là chính sách đãi ngộ lao động 50 3.6 Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 50 3.7 Kiến nghị với Chi nhánh và NHNo&PTNT Việt Nam .51 Kết luận chung 53 Tài liệu tham khảo .54 Xác nhận của của cơ sở thực tập .55 5 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Lời mở đầu Với 50 năm lịch sử hình thành và phát triển ( từ tháng 07/1963) trong đó có 25 năm hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại đến nay ( từ tháng 08/1988), chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (No&PTNT) Từ Liêm đã trải qua một chặng đường dài, không ngừng phấn đấu và trưởng thành, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mởi đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Đặc biệt từ tháng 10/1995, trở thành ngân hàng cấp I trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam với sự tự chủ và trách nhiệm nặng nề hơn nhưng chi nhánh vẫn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại, góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường nước ta. Trong quá trình hoạt động, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm luôn phấn đấu vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng được sự tin cậy của Đảng và Nhà Nước. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ủy và lãnh đạo, chi nhánh đã coi nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng con người, đã khơi dậy và phát huy được lòng nhiệt tình, hăng say, sáng tạo, ý thức gắn bó với chi nhánh của người lao động. Đội ngũ cán bộ nhân viên của chi nhánh ngày càng trưởng thành cả về lượng và chất. Chính họ đã và đang làm nên những thành tựu của chi nhánh hiện nay. Với nội dung của chuyên đề này là phản ánh một cách tổng quan về chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm từ khi thành lập (1963) đến nay, từng bước đi lên của chi nhánh đều gắn với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự lao động nhiệt tình, sáng tạo của các thế hệ cán bộ nhân viên của chi nhánh. Ngoài ra chuyên đề còn đi sâu vào nghiên cứu về thực trạng và các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm. Bởi như ta biết, một doanh nghiệp muốn 6 Báo cáo thực tập nghiệp vụ tồn tại và phát triển thì nhu cầu về tài chính, nhu cầu nhân lực… là hết sức quan trọng. Một doanh nghiệp có một nguồn tài chính mạnh, phong phú nhưng nếu thiếu yếu tố con người hoặc yếu tố con người không đủ mạnh thì doanh nghiệp đó cũng không thể tồn tại và phát triển được. Chỉ có con người mới biến các máy móc, thiết bị… hoạt động đúng với chức năng của nó và mang lại hiệu quả cao. Với cách nhìn con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, việc doanh nghiệp muốn tuyển đúng người, đúng việc là hết sức cần thiết, nó là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như trong tương lai. Hơn nữa, quá trình tuyển dụng mà diễn ra tốt đẹp thì sẽ giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp có được những con người có kỹ năng phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, và tuyển chọn tốt cũng giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí do việc không phải tuyển lại, bố trí lại lao động… Nhận thức được vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyển dụng lao động đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt và khốc liệt. Sự cạnh tranh tìm kiếm, thu hút nhân tài cũng là đặc điểm nổi trội của nền kinh tế đang bước vào hội nhập. Do vậy mà em xin chọn đề tài “Công tác tuyển dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Từ Liêm – thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập cuối khóa. Nội dung chuyên đề bao gồm bà phần chính. Cụ thể: Chương I: Giới thiệu khái quát nơi thực tập Chương II: Lý luận chung về tuyển dụng và thực trạng công tác tuyển dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát trỉển Nông thôn Từ Liêm Chương III: Đánh giá thực trạng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Từ Liêm 7 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Với thời gian có hạn và kiến thức con hạn chế nên bản báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, e rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý xây dựng của các thầy cô để cho chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tài và các bác, các cô chú, anh chị trong chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. 8 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Chương I: Giới thiệu khái quát nơi thực tập 1.1Giới thiệu ngân hàng Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam(Agribank) được thành lập từ ngày 26/3/1988 theo nghị định số 53/HĐBT của hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Đến nay Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã trở thành ngân hàng thương mại đứng đầu trong cả nước về tổng nguồn vốn, mức dư nợ, mạng lưới các chi nhánh… Sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thực sự đã góp phần đáng kể trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở khu vực nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Từ Liêm là ngân hàng cấp I trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 10 Nguyễn Cơ Thạch – Mỹ Đình – Hà Nội. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm được thành lập ngày 01/07/1963, với tên gọi sơ khai là ngân hàng Từ Liêm. Thời kỳ này, Ngân hàng Từ Liêm chỉ là một ngân hàng cơ sở, đảm nhận nhiệm vụ huy động vốn tiết kiệm và thực hiện chức năng cung ứng tiền mặt cho toàn bộ các cơ quan hành chính, sự nghiệp và đơn vị sản xuất trên địa bàn huyện. Lúc này hoạt động của ngân hàng thực chất là thay Ngân hàng Nhà nước cấp phát vốn tiền mặt cho các đơn vị theo kế hoạch. Sau đại hội Đảng VI (1986) nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có điều tiết của Nhà nước. Từ đây hoạt động của ngân hàng cũng có những thay đổi, phát triển mạnh mẽ về quy mô, số lượng. Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra nghị định 53/HĐBT về việc tổ chức bộ máy ngân hàng Nhà nước. Ngày 01/08/1988, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm chính thức ra đời và đi vào hoạt động theo mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ mới 9 Báo cáo thực tập nghiệp vụ quy định của nghị định 53/HĐBT và chi nhánh là đơn vị trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Hà Nội. Đến tháng 10/1995 thực hiện theo mô hình 2 cấp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã bàn giao chi nhánh Từ Liêm về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Từ đó, Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm chính thức trở thành ngân hàng cấp I trực thuộc Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Cũng như các đơn vị kinh tế khác, trong những năm đầu thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước, ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn như: nền kinh tế có lạm phát cao, tổ chức ngân hàng chưa ổn định, các cơ chế, quy chế xây dựng và quản lý kinh doanh của từng hệ thống ngân hàng còn chưa đồng bộ, nhiều chồng chéo. Thêm vào đó là những khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ mỏng, trình độ tổ chức, kinh doanh còn nhiều yếu kém. Nhưng với những nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi, cán bộ và nhân viên ngân hàng đã từng bước đưa Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm vượt qua những khó khăn trở thành một đơn vị kinh doanh có hiệu quả. Nhiều năm qua, ngân hàng góp phần rất lớn trong việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giữa thành thị và nông thôn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mực độ tăng trưởng khá cao, nợ quá hạn thấp dưới mức bình quân toàn ngành. Đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Từ Liêm đã trở thành một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng với phạm vi chủ yếu trong huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội và trong các khu vực huyện thị lân cận. 10 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Sơ đồ tổ chức Bộ máy tổ chức bao gồm: - Ban lãnh đạo bao gồm Giám đốc chi nhánh; 2 phó giám đốc. - Có 7 phòng nghiệp vụ chức năng. - Có 11 chi nhánh trực thuộc (các phòng giao dịch): Phòng giao dịch khu vực Chèm; phòng giao dịch Cổ Nhuế; phòng giao dịch khu vực Đại Mỗ; phòng giao dịch Nhổn; Phòng giao dịch khu vực chợ Cầu Diễn; phòng giao dịch Quan Hoa; phòng giao dịch Mỹ Đình; phòng giao dịch Mễ Trì; Phòng giao dịch Xuân Đỉnh; phòng giao dịch Phú Thượng; Phòng giao dịch số 05. Đặc điểm cơ cấu lao động Tính đến hết tháng 12 năm 2012, chi nhánh Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm hiện có 179 lao động, trong đó: + Có 69 lao động là Nam và 110 lao động là Nữ. + Có 168 lao động định biên và 11 lao động ngoài định biên. + Trình độ lao động: có 2 trình độ thạc sỹ, 162 trình độ đại học, 4 trình độ cao đẳng, 2 trình độ trung cấp và 9 trình độ sơ cấp. Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc Phòng kế hoạch - Kinh doanh Phòng dịch vụ Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng kế toán - Ngân quỹ Phòng hành chính nhân sự Phòng điện toán Phòng kiểm tra kiếm toán nội bộ 11 Báo cáo thực tập nghiệp vụ Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Sơ cấp 9 5 Trung cấp 2 1 Cao đẳng 4 3 Đại học 162 90 Trên đại học 2 1 Lãnh đạo đang công tác trong Ngân hàng No&PTNT Từ Liêm có trình độ 100% từ đại học trở lên, điều này giúp cho công tác quản lý của ngân hàng gặp nhiều thuận lợi, có nhiều kiến thức để đóng góp nhiều cho ngân hàng. 1.2Khái quát tình hình kinh doanh các năm vừa qua Sau khi huyện Từ Liêm tách ra một số thị trấn, thị xã để thành lập quận mới nên địa giới thị trường hoạt động tiền tệ, tín dụng bị thu hẹp. Tháng 10/1997, ngân hàng bàn giao một phần địa bàn hoạt động của mình ở các thị trấn Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Mai Dịch và một số xã như Dịch Vọng, Yên Hòa theo chỉ thị của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Từ Liêm đã tiến hành sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên cho phù hợp với từng khâu công việc, với sự đoàn kết nhất trí tình thần trách nhiệm cao của mỗi càn bộ công nhân viên chi nhánh đã luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho họ. Đồng thời cùng với sự phối hợp của Đảng ủy chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, quần chúng, chi nhánh đã đã dần thích nghi với điều kiện mới, tạo được uy tín với khách hàng. Trong những năm qua, chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng kể, tình hình kinh doanh không ngừng tăng cao. Về công tác huy động vốn 12 . Dư nợ 1412 13 06 1 06 954 300 158 2 76 738 398 Tỷ trọng - 92 % 8 % 67 % 21 % 12 % 20 % 52 % 28 % Năm 2010 Dư nợ 1477 1345 132 968 317 192 292 766 419 Tỷ trọng. 3240 2884 3 56 2954 2 86 712 2528 Tỷ trọng - 89% 11% 91% 9% 22% 78% Năm 2010 Số tiền 37 56 3380 3 76 3380 3 76 902 2854 Tỷ trọng - 90% 10% 90% 10% 24% 76% Năm 2011