1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm truyện thiếu nhi của nguyễn quang thiều

105 44 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Trang 1

DƯƠNG THỊ HIỀN KHANH

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN THIẾU NHI CỦANGUYỄN QUANG THIỀU

Ngành: Văn học Việt NamMã số : 822.0121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THANH NGÂN

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Đặc điểm truyện thiếu nhi của NguyễnQuang Thiều” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học

của TS Nguyễn Thị Thanh Ngân và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này làhoàn toàn trung thực.

Tháng 11 Năm 2020

Tác giả luận văn

Dương Thị Hiền Khanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhậnđược sự động viên, giúp đỡ, hướng dẫn tận tình và quý báu của các thầy cô, gia đình,đồng nghiệp và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòngcảm ơn chân thành tới:

TS Nguyễn Thị Thanh Ngân, Cô đã luôn hướng dẫn tôi chu đáo, tận tình trong

suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn của tôi Và hơn hết, trong quá trình họctập và làm việc tôi đã được học ở cô tinh thần nghiên cứu khoa học cẩn thận, nghiêmtúc, tỉ mỉ và một thái độ làm việc hết mình Xin được gửi đến cô sự biết ơn và lòngkính trọng chân thành nhất.

Các thầy cô ở khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại Khoa Họctrong suốt 02 năm tôi theo học đã mang đến cho tôi rất nhiều kiến thức quý báu vàtruyền cho tôi sự tâm huyết, yêu nghề để tôi có động lực và niềm tin theo đuổi lĩnh vựcmà mình đã chọn.

Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn tin tưởng và động viên ủng hộ, sátcánh bên tôi trong suốt thời gian học tập, làm luận văn.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020

Dương Thị Hiền Khanh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

2.1 Về truyện viết cho thiếu nhi 2

2.2 Về văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều 4

3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 10

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

5.2 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Cấu trúc của luận văn 11

7 Những đóng góp của luậnvăn 12

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀCHUNG 12

1.1 Khái lược về truyện viết cho thiếu nhi 12

1.1.1 Sự hình thành và vận động của truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam 13

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi 16

1.2 Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều 20

1.2.1 Sơ lược về tác giả và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều 20

1.2.2 Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều 25

Trang 5

THIẾU NHI CỦA NGUYỄN QUANGTHIỀU 30

2.1 Cốt truyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều 302.1.1 Khái lược về cốt truyện 30

Trang 6

2.1.2 Sự kế thừa của cốt truyện dân gian 32

2.1.3 Dấu ấn cốt truyện hiện đại 40

2.2 Nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều 49

2.2.1 Khái lược về nhân vật 49

2.2.2 Thế giới nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều 50

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TRUYỆN VIẾT CHOTHIẾU NHI CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU 60

3.1 Ngôn ngữ trần thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều 60

3.1.1 Khái lược về ngôn ngữ trần thuật 60

3.1.2 Ngôn ngữ trần thuật giàu tính tạo hình 61

3.1.3 Ngôn ngữ trần thuật giàu chất thơ 66

3.2 Người kể chuyện 72

3.2.1 Khái lược về người kể chuyện 72

3.2.2 Người kể chuyện với ngôi kể linh hoạt 73

3.2.3 Người kể chuyện với điểm nhìn trần thuật đa chiều .83

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 7

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

1.1 Văn học thiếu nhi từ lâu đã trở thành “một bộ phận có vị trí đặc biệt quantrọng trong mỗi nền văn học dân tộc” Nó là hành trang quan trọng cho trẻ em trong

quá trình hình thành và phát triển nhân cách Bởi lẽ, tâm hồn của trẻ giống như mộttrang giấy trắng Và những câu chuyện viết cho thiếu nhi cứ nhẹ nhàng thấm vàotâm hồn các em những bài học làm người quý giá Vì vậy, văn học thiếu nhi có vaitrò bồi dưỡng tâm hồn và giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệvà tình cảm thẩm mĩ Văn học thiếu nhi đã tồn tại như một dòng chảy khỏe khoắn vàbền bỉ trong nền văn học nghệ thuật nước nhà xưa và nay Mạch nguồn đó có lúcthăng lúc trầm, đôi khi âm thầm, lặng lẽ, có lúc lại mạnh mẽ, ồ ạt luôn biến đổi vàgiao thoa không ngừng nhưng chưa bao giờ có dấu hiệu dừng lại Tuy nhiên, chúngta cũng phải thừa nhận trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay, trẻ em đang bị tác động bởinhững thú vui văn hóa mới Bên cạnh đó là sự cạnh tranh với những tác phẩm vănhọc thiếu nhi nước ngoài Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển củavăn học thiếu nhi trong nước Với vai trò và hiện trạng đó, văn học thiếu nhi đã nhậnđược sự quan tâm đặc biệt và đã trở thành một mảnh đất màu mỡ, một miền đất hấpdẫn, thu hút nhiều các tác giả và các nhà nghiên cứu.

1.2 Nguyễn Quang Thiều là một trong những gương mặt văn chương nổi bậttrong nền văn học Việt Nam đương đại Với một hành trình sáng tạo không mệt mỏi,một ý thức cách tân mạnh mẽ, ông đã làm nên một diện mạo văn chương đủ đầy vớinhững đóng góp trên nhiều thể loại: Thơ, trường ca, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyệnthiếu nhi, dịch thuật, tiểu luận và tản văn Hiện nay, ông đã xuất bản 10 tập thơ, 22tác phẩm văn xuôi, 3 tập sách dịch Ở thể loại nào ông cũng để lại ấn tượng tốt đẹp,đặc biệt là thơ và truyện ngắn Trong đó, truyện viết cho thiếu nhi của NguyễnQuang Thiều vô cùng độc đáo mang một phong cách riêng.

1.3 Cho đến nay, truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều vẫn làmột đề tài còn bỏ ngỏ, chỉ có một vài bài phỏng vấn, lời nhận xét khái quát của mộtsố nhà văn, bạn đọc Trên thực tế, chưa có một công trình nghiên cứu công phu vềlĩnh

Trang 8

vực này Vì thế, khám phá Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của NguyễnQuang Thiều là một việc làm cần thiết Đề tài nằm trong số những đề tài có tính

cấp thiết hiện nay.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về truyện viết cho thiếu nhi

Văn học thiếu nhi ngay từ khi ra đời đã có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sốngvăn hóa tinh thần của trẻ thơ nói riêng và trẻ nhỏ nói chung Với vai trò quan trọngtrong việc hoàn thiện nhân cách cho trẻ thơ, văn học thiếu nhi ngày càng khẳng địnhđược vị thế của mình trong dòng chảy của văn học Việt Nam Vì thế, các nhànghiên cứu đã tìm đến Văn học thiếu nhi như một mảnh đất màu mỡ cho các đề tàikhoa học của mình.

Chúng tôi xin điểm lại một số công trình tiêu biểu:

Nguyễn Thị Hà với đề tài “Đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi của XuânQuỳnh”(2014) đã cung cấp cái nhìn khá đầy đủ về mảng sáng tác cho thiếu nhi của

Xuân Quỳnh trên cả lĩnh vực thơ ca và truyện ngắn Qua đó, luận văn cũng gópphần khẳng định những đóng góp của Xuân Quỳnh trong văn học thiếu nhi ViệtNam.

Luận văn đã chỉ rõ trong mảng thơ viết cho thiếu nhi, Xuân Quỳnh - một người mẹyêu con mang đến những vần thơ ngọt ngào, trong trẻo thẫm đẫm tình mẫu tử Mỗimột bài thơ là một lần giúp trẻ tự khám phá thế giới muôn màu Bên cạnh đó,truyện viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh cũng góp một tiếng nói nhẹ nhàng nhưngthấm thía tình yêu thương cho tâm hồn các bạn nhỏ Những câu chuyện ngắn gọn,xinh xắn gói gọn trong ba đề tài: những truyện đượm màu cổ tích, những truyệnđồng thoại sinh động và những truyện về tình cảm gia đình - xã hội đầy xúc động,Xuân Quỳnh đã đem đến một thế giới mới để tâm hồn các em thỏa sức vẫy vùngvà tự rút ra những bài học làm người sâu sắc.

Bùi Thị Hường với Luận văn “Thế giới tuổi thơ trong sáng tác của NguyễnNgọc Tư”(2017) đã đóng góp chung vào cái nhìn toàn cảnh về phong cách sáng tác

và những chủ đề chính trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Luận văn cung cấpthêm một kiểu tuyến nhân vật cụ thể trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, đólà thế

Trang 9

giới tuổi thơ, hình ảnh trẻ thơ trong truyện ngắn của chị Luận văn cũng khẳng địnhcác tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một sức hút lớn Bởi trong sáng táccủa chị, người ta bắt gặp ở đó cảnh sắc đậm chất đất và người Nam Bộ: những cánhđồng ngút ngát, bất tận được phù sa bồi tụ, con người Nam Bộ dù thô nháp nhưngthẳng thắn, chân thành, phóng khoáng, nhưng cũng đầy mặn mòi sâu sắc.

Phạm Thị Luyến với Luận văn “Thế giới loài vật trong truyện viết cho thiếunhi của Vũ Hùng”(2018) đã chỉ ra được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ

thuật trong những sáng tác cho thiếu nhi của tác giả với đề tài viết về loài vật.Những phong tục, tập quán, nếp sinh hoạt của người dân tộc thiểu số trên dẻo caođược nhà văn Vũ Hùng miêu tả vừa sinh động vừa thân thiện để khéo léo gửi gắmnhững bài học về đạo đức, lối sống cho các em Tác giả luận văn cũng đã phát hiệnsức hấp dẫn của Nguyễn Hùng nằm trong lối viết mộc mạc, gần gũi, ngôn ngữ dí

dỏm ngắn gọn của “người nông thôn” Cách xây dựng không gian và thời gian nghệ

thuật là một trong những điểm nhấn của các truyện viết cho thiếu nhi Đó là cảnhthiên nhiên vừa hùng vĩ vừa lãng mạn, nên thơ hòa trong thời gian tâm lí của nhânvật tạo nên một sức hấp dẫn thú vị Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo từ cáchđặt tên đến việc khắc họa ngoại hình nhân vật đã tạo nên những trang văn sốngđộng Mỗi trang văn của Vũ Hùng đều hiện lên những bài học sâu sắc về cuộc sống.

Luận văn “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn viết cho thiếu nhi của NguyễnKiên” của Nguyễn Thị Thanh Thơ (2018) đã phát hiện Nguyễn Kiên có đóng góp

trong việc xây dựng cho truyện viết cho thiếu truyện nhi với các đề tài quen thuộcvà gần gũi nhưng luôn hướng trẻ đến những giá trị đạo đức tốt đẹp bằng con đườngnhẹ nhàng, tự nhiên nhất Với tài sử dụng nghệ thuật tự sự độc đáo, hấp dẫn NguyễnKiên đã mang lại dấu ấn riêng cho mình trong mỗi tác phẩm Mỗi truyện ngắn viếtcho thiếu nhi của ông như một bài học về đạo làm người nhẹ nhàng thấm thía vàotâm hồn các em Luận văn cũng đã phát hiện và khẳng định đóng góp của NguyễnKiên trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện vận dụng mô típ của truyện dân gian,nhân vật dân gian cũng như xây dựng hệ thống điểm nhìn và ngôn ngữ trần thuậtmột cách linh hoạt Tất cả, góp phần đưa nghệ thuật tự sự trong truyện viết cho thiếunhi hoàn thiện và phát triển hơn.

Trang 10

Tác giả Vũ Thị Trâm trong Luận văn “Đặc điểm truyện về loài vật của NguyễnNhật Ánh”(2017) đã chỉ rõ nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách độc đáo lồng

ghép trong cách đặt tên trong truyện viết về loài vật của Nguyễn Nhật Ánh đã khiếnchân dung nhân vật hiện lên rõ nét Sự hấp dẫn của truyện có được còn nhờ sự đanxen giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật khiến điểm nhìn đượcthay đổi linh hoạt Kết hợp với đó là giọng điệu vừa hài hước triết lý nhẹ nhàng tạonên sức cuốn hút cho câu chuyện khiến mỗi câu chuyện hiện lên như một truyện cổtích hiện đại.

Tóm lại, cho đến nay, truyện viết cho thiếu nhi đã và đang trở thành đề tài hấpdẫn cho những nhà nghiên cứu Nhìn chung các đề tài đều tập trung làm rõ nhữngđặc điểm nổi bật, mới mẻ về các phương diện trong thế giới nội dung và thế giớinghệ thuật của từng tác giả Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu của nhữngngười đi trước, chúng tôi triển khai đề tài “Đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi củaNguyễn Quang Thiều”.

2.2 Về văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều

Những tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng của NguyễnQuang Thiều từ khi ra đời đã tạo được nhiều sự quan tâm của bạn đọc cũng như

giới nghiên cứu, phê bình Kể từ khi tập truyện “Người đàn bà tóc trắng” (do NXB

hội nhà văn in năm 1993) ra đời và gây được tiếng vang lớn thì truyện ngắn của ôngđược báo giới, các nhà nghiên cứu phê bình và cả những tầng lớp thế hệ độc giảcàng lưu tâm nhiều hơn Những công trình nghiên cứu và những bài viết, nhận xétvà đánh giá đều mang tính khái quát, tổng hợp về những vấn đề thuộc về nội dungvà nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều Từ đó, những đóng góp củaNguyễn Quang Thiều được soi rọi khám phá ở nhiều góc độ.

Trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, tác giả Nguyễn Bích Thu

đã ghi nhận và trân trọng sự góp mặt của nhà văn Nguyễn Quang Thiều:“NguyễnQuang Thiều cùng với nhiều nhà văn khác như Tạ Duy Anh, Y Ban, Nguyễn QuangThân, Nguyễn Thị Thu Huệ… đã tạo nên một diện mạo mới cho truyện ngắn thời kìđổi mới” [Dẫn theo 56, tr.5] Điều đó cho thấy, Nguyễn Bích Thu đã khẳng định tác

giả

Trang 11

của Mùa hoa cải bên sông có đóng góp lớn cho sự cách tân văn học ở thể loại truyện

ngắn đương đại.

Tác giả Bùi Việt Thắng trong Bình luận truyện ngắn khi khám phá thế giớinghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều đã viết:“Bút pháp truyện ngắnNguyễn Quang Thiều từ thơ mà ra tinh tế, bay bổng, giàu chất liêntưởng”[57,tr.306] Ông cũng khẳng định: “Tuy vào nghề chưa lâu nhưng NguyễnQuang Thiều là cây bút có nghề Anh có một lối văn tự nhiên, linh động nên ngườiđọc ít có cảm giác dùng kỹ xảo” [57,tr.310] Đồng thời, Bùi Việt Thắng cũng đánh

giá cao Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà văn thuộc thế hệ thứ ba nối

tiếp dòng chảy liên tục của truyện ngắn: “Thế hệ thứ ba khá đồng đều, họ mang vàovăn chương và truyện ngắn một sắc thái mới mẻ - tính chất hiện đại trong lối viếtbao hàm trong đó nhiều yếu tố vừa hiện thực, vừa trữ tình và kịch” [57,tr.310] Đặc

biệt tác giả Nguyễn Chí Hoan cũng đánh giá cao những nỗ lực trong sự cách tânnghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều Trong lời giới thiệu cùng bạn đọc

cuốn Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - Người nhìn thấy trăng thật,Nguyễn Chí Hoan viết:“Truyện của anh giàu chất thơ, hơi thở huyền tích, thấmđẫm nhân văn, lại không lạm dụng kỹ thuật nên đi vào tâm hồn thật tự nhiên, thậtđầy đặn” [25,tr 6].

Trong những năm gần đây, truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều được giớinghiên cứu lựa chọn và trao gửi nhiều cơ hội trong các đề tài khoa học Luận văn

thạc sĩ Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại (Đại học Quốc

gia Hà

Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2012) của tác giả TăngThị Hoàn đã đóng góp thêm vào việc nghiên cứu đặc điểm về cốt truyện, ngôn ngữ,giọng điệu, không gian và thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông Tác giảđã đi sâu khẳng định mỗi truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều đều có những cốttruyện rất đỗi đời thường, dường như không có những mâu thuẫn xung đột gay gắt.Tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu làm nổi bật vẻ đẹp giàu chất thơ của ngôn ngữ,có sự đan cài, hòa quyện giữa hư và thực Sự kết hợp hài hoà giữa chất tự sự vàchất thơ làm

giàu thêm giá trị thẩm mĩ của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều.

Trang 12

Phạm Thị Thảo với đề tài Đặc điểm văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều trongtruyện và ký (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện khoa học xã hội,

2017) đã nghiên cứu những đóng góp trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọngđiệu cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn QuangThiều Qua đó, tác giả luận văn đã khẳng định tài năng của một cây bút đầy biếnhóa, đa

sắc, đa thanh trong việc chiêm nghiệm và phản ánh đời sống hiện đại muôn màu,muôn vẻ Tuy nhiên, ở một giới hạn nhất định, người nghiên cứu cũng chưa phảnánh được một cách toàn diện những thành tựu của Nguyễn Quang Thiều về nội dungcũng như nghệ thuật trên một bình diện rộng các tác phẩm truyện ngắn của ông.

Luận văn Thạc sĩ Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều dưới góc nhìn trần thuật

của tác giả Nguyễn Thị Sen, (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đạihọc Quốc gia Hà Nội, 2017) đã tiến hành nghiên cứu về nghệ thuật trần thuật quacác truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều ở những khía cạnh như: điểm nhìn trầnthuật, người kể chuyện, kết cấu tác phẩm, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ vàgiọng điệu trần thuật Trên cơ sở khám phá về nghệ thuật trần thuật, tác giả luận vănđã cho thấy được nội dung tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm qua tác phẩm Song,do tính giới hạn của đề tài, những đóng góp của tác giả Nguyễn Thị Sen cũngdừng lại ở một hạn định về góc nhìn trần thuật Luận văn chưa mang tính đột phákhi nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều ở diện rộng cũngnhư bề sâu.

Tác giả Hoàng Thị Thái với đề tài Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn NguyễnQuang Thiều (2019) là một lối đi có màu sắc riêng, mới mẻ về nghệ thuật truyện

ngắn của Nguyễn Quang Thiều Luận văn làm nổi bật những nét riêng thế giớinhân vật kì ảo, thời gian và không gian kì ảo trong truyện ngắn của NguyễnQuang

Thiều Tác giả chỉ rõ yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là mộthình thức nghệ thuật, phục vụ đắc lực cho việc thể hiện chiều sâu thế giới quan,nhân sinh quan của tác giả.

Tác giả Vũ Thị Thanh Huyền với cách nhìn tiếp cận những giá trị văn hóa

trong “Mùi của ký ức” và “Trong ngôi nhà của mẹ” đã giúp người đọc nhận ra

những vẻ đẹp tiềm ẩn trong những trang viết tài hoa của Nguyễn Quang Thiều về

Trang 13

dựng không gian

Trang 14

nghệ thuật là không gian thiên nhiên và không gian cuộc sống con người mang đậmmàu sắc văn hóa của làng quê Bắc Bộ Không gian nghệ thuật hòa vào thời giannghệ thuật góp phần lớn trong việc thể hiện những thông điệp văn hóa sâu sắc củanhà văn Ngôn ngữ không gọt giũa mà đời thường bình dị tạo nên những trang viếtchân thực gần gũi với một giọng điệu trữ tình đưa con người đến những hoài niệmtrong tâm tưởng Tất cả hòa trong giọng điệu triết lý với những chiêm nghiệm sâusắc của nhà văn về cuộc sống chính là những đóng góp đáng kể của Luận văn cũngnhư của Nguyễn Quang Thiều.

Cho đến nay, những bài viết đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn QuangThiều ngày càng phong phú, đa dạng và xuất hiện thường xuyên trên các kênh thông

tin: Phương Mai với bài viết Đa tài và đa mang đã khẳng định bản lĩnh một ngườinghệ sĩ đa tài trên văn đàn Văn học Việt Nam hiện đại Lê Dục Tú có bài Đội ngũnhà văn Việt Nam viết truyện ngắn đương đại Bài viết như một bản tổng kết về

những đóng góp của một số những gương mặt văn chương tiêu biểu trong dòng Văn

học đương đại Bài viết Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Có một đứa trẻ vừa gọi mẹvừa lớn của Trần Hoàng Thiên Kim đã khám phá vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn

Thiều: “Mỗi lần gặp Nguyễn Quang Thiều điều khiến cho mọi trái tim đều tan chảy,đó là tình yêu ông dành cho mẹ là một giá trị vĩnh cửu trong văn chương NguyễnQuang Thiều” [78] Bên cạnh đó, còn là rất nhiều các bài viết khác tập trung thể

hiện vẻ đẹp tâm hồn, tài năng và phẩm giá văn chương của Nguyễn Quang Thiều

như: Trần Thị Hường, Nguyễn Quang Thiều: Kẻ đa tài lại là sự nhìn nhận NguyễnQuang Thiều ở một phương diện khác “Niềm say mê của Nguyễn Quang Thiềukhông chỉ là thơ, văn, báo chí…hắn còn cố gắng trong một hoạt động mất rất nhiềucông sức: xúc tiến quảng bá văn học ra nước ngoài” [89] Như Bình trong bài viếtNgọn lửa Nguyễn Quang Thiều cũng dành cho ông những lời tôn vinh đầy trân

trọng xứng đáng với một tài thơ - một tài văn thế kỉ:“Một giọng nói riêng, một cátính riêng trong một hình hài cũng rất riêng không thể nhòa lẫn vào bất cứ ai…Chính xác thì Nguyễn Quang Thiều là lửa Một bể lửa, cháy bền bỉ đốt lên nhữngngọn lửa yêu thương, lòng trắc ẩn của chính anh với cuộc đời” [75 ].

Trang 15

Có thể thấy, đối với văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều đã có nhiều nhữngcông trình nghiên cứu, những bài viết, những ý kiến đánh giá đã khai thác khá sâusắc về phong cách của nhà văn Tuy nhiên, các bài viết về truyện cho thiếu nhi cònít, chủ yếu là những bài viết được in trên báo Tiêu biểu như:

Dạ Vũ trong bài viết Bí mật hồ cá thần: Thần thoại tuổi thơ có nhận định khái

quát về những đóng góp của Nguyễn Quang Thiều trong thơ và trong truyện thiếu

nhi: “Nguyễn Quang Thiều là nhà thơ được coi là tiên phong trong lĩnh vực đổi mớithơ hiện đại Sáng tác của ông luôn là một tiếng nói độc đáo, khác lạ và giàu cátính Cái cá tính mạnh mẽ cũng thể hiện trong các tác phẩm văn xuôi của NguyễnQuang Thiều Dù đó là những sáng tác cho thiếu nhi, ngòi bút của ông vẫn tỏ rõđược sức nặng của sự tìm tòi và khao khát mới mẻ”[90] Lời nhận định đã nhận thấy

bao niềm trăn trở trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của một cây bút giàu tráchnhiệm với lớp trẻ, với cuộc đời và với nghiệp văn chương Tác giả bài viết bằng sự

yêu mến của mình với Bí mật hồ cá thần đã nhận thấy ngôn ngữ thể hiện vô cùng

linh hoạt luôn thể hiện được chiều sâu nội tâm nhân vật của Nguyễn Quang

Thiều“Bằng ngôn ngữ đậm chất trữ tình, gợi cảm, Bí mật hồ cá thần gói ghém rấtnhiều những cung bậc cảm xúc, tạo nên một không gian vừa lãng đãng với gió máttrăng thanh, vừa huyền bí với những âm điệu buồn vương như tiếng thở dài củangười lớn, lại vừa có chút rộn ràng, bộc trực của trẻ nhỏ” [90] Bén duyên với văncủa Nguyễn Quang Thiều từ tác phẩm “Mùi của kí ức”, tác giả Chơn Linh sau một

quá trình chiêm nghiệm đã nhận thấy cái hồn trong ngôn ngữ giàu chất thơ và tính

tạo hình của Nguyễn Quang Thiều: “Văn của chú Thiều rất thơ, rất giàu tính hìnhtượng và mỹ cảm” [79 ].

Tác giả Chơn Linh trong bài Đọc văn Nguyễn Quang Thiều với cảm nhận tinh

tế của mình đã phát hiện được thần thái riêng trong văn phong của Nguyễn Quang

Thiều qua những truyện viết cho thiếu nhi “Nếu có bạn trẻ nào hỏi tôi nên tìm đọcsách gì để trau dồi tiếng Việt và văn phong của mình, tôi sẽ không ngại ngần giớithiệu bạn nên tìm đọc sách của Nguyễn Quang Thiều”[79 ] Cùng quan điểm trên,tác giả Nguyễn Thành Vinh có nhận xét: “Nếu một ngày bạn muốn tìm lại nhữngđiều xưa cũ của một thời quá vãng, hay muốn tìm sự bình yên trong tâm hồn quacâu chữ,

xin hãy tìm đọc văn của Nguyễn Quang Thiều” [ 80 ].

Trang 16

Nguyễn Quang Thiều trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, ông đã dành nhiều

quan tâm đến vùng thẩm mĩ khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật của mình: “Tất cảnhững câu chuyện viết cho thiếu nhi là những hồi tưởng của tôi về những năm thángấu thơ Trong những năm tháng ấu thơ ấy, tôi đã nghe, đã nhìn đâu đấy trong làngtôi những câu chuyện quyến rũ về người sống và người đã chết…Tất cả những điềuấy làm cho làng tôi mãi mãi thiêng liêng và huyền bí Làng tôi đã trở thành nơi trúngụ của tâm hồn tôi, nơi tôi có thể quên đi mọi buồn đau, mọi bất trắc và mọi cámdỗ ma quỷ Tôi chỉ có thể sa ngã lúc nào đấy khi rời bàn chân mình khỏi mảnh đấtlàng Còn khi tôi vùi hai bàn chân trần vào đất đai của làng mình, tôi có thể tự tinnói rằng: Tôi là một cậu bé trong sáng và đầy những giấc mơ lấp lánh” [64] Với

ông, vùng đất địa linh làng Chùa - nơi gắn bó máu thịt, với những đặc điểm riêng vềthiên nhiên, văn hóa, xã hội, gia đình là nơi chắp cánh cho những câu chuyện viếtcho thiếu nhi Điều này đã giúp tác giả chuyển tải các giá trị nội dung và thể hiệnhơi thở riêng trong nghệ thuật viết truyện cho thiếu nhi của mình Hơn nữa, NguyễnQuang Thiều luôn ý thức về vai trò của không gian sống trong sự hình thành và

phát triển nhân cách của trẻ nhỏ “Có hai không gian vô cùng quan trọng Thứ nhấtlà không gian người - những người sống cùng trẻ, thứ hai chính là thiên nhiên Nếuchúng ta đánh mất cả hai không gian này, ta sẽ mất hoàn toàn đứa trẻ đó Theo tôi,văn học thiếu nhi là thành trì đầu tiên đủ sức mạnh để bảo vệ một đứa trẻ” [76].

Qua việc khảo sát những bài viết, công trình nghiên cứu hiện có, chúng tôinhận thấy, các yếu tố của thế giới nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi củaNguyễn Quang Thiều như nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, người kể chuyện… đãđược các tác giả quan tâm, lưu ý Tuy nhiên, những ý kiến đó mới được đề cập mộtcách tản mạn, rải rác và chưa thật chuyên sâu, các ý kiến mới chỉ dừng lại ở giớihạn các bài báo giới thiệu điểm qua về nội dung và nghệ thuật Trong khi đó, theochúng tôi, nếu nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về nghệ thuậttrong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều, ta sẽ nhận ra một thếgiới nghệ thuật với những đặc trưng riêng mang cá tính và phong cách của nhàvăn để có cơ sở đánh giá về văn chương của Nguyễn Quang Thiều một cách toàndiện và sâu sắc hơn Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy chưa có công trìnhnghiên cứu nào tìm hiểu

Trang 17

một cách đầy đủ, sâu sắc, có hệ thống về đặc điểm nghệ thuật trong truyện viết chothiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều theo hướng nghiên cứu thi pháp học Vì thế,chúng tôi đã lựa chọn đề tài này Chúng tôi hi vọng, luận văn của chúng tôi sẽ gópmột tiếng nói riêng vào việc khẳng định đóng góp, phong cách và vị trí riêng củaNguyễn Quang Thiều trong nền văn học Việt Nam đương đại ở mảng sáng tác dànhcho thiếu nhi.

3 Đối tượng và mục đích nghiên cứu

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm về cốt truyện, nhân vật, ngônngữ, người kể chuyện trong các sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều,bao gồm:

5 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

Trang 18

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu, tập hợp, khai thác các vấn đề lý luận của đề tài.

- Phân tích các đặc điểm truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiềuthông qua hệ thống quan điểm sáng tác của nhà văn về đối tượng độc giả, nội dungtác phẩm, mục đích sáng tác…

- Phân tích các phương thức xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và người kể chuyệntrong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều.

- Khẳng định giá trị của tác phẩm và tài năng của Nguyễn Quang Thiều.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơbản sau:

5.2.1 Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối

tương quan so sánh với các tác giả, tác phẩm khác cùng thể loại, cùng đề tài đểthấy sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn, quađó chỉ ra những đặc trưng riêng, độc đáo của nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhicủa Nguyễn Quang Thiều.

5.2.2 Tiếp cận thi pháp học: Cùng với các phương pháp nghiên cứu trên,

chúng tôi sẽ vận dụng lý thuyết thi pháp học để nhận diện và khám phá đặc điểmnghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều.

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển khaitrong 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung

Chương 2: Cốt truyện và nhân vật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn

Quang Thiều

Chương 3: Ngôn ngữ và người kể chuyện trong truyện viết cho thiếu nhi của

Nguyễn Quang Thiều

Trang 19

7 Những đóng góp của luận văn

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu trước đây, luận văn tiếp cận một cáchchuyên sâu các sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều Qua đó chúng tôicố gắng cung cấp một cái nhìn hệ thống và toàn diện về những đặc sắc trong nghệthuật viết truyện cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều.

Bên cạnh đó luận văn có thể là tài liệu tham khảo thiết thực phục vụ việcgiảng dạy, nghiên cứu, học tập của sinh viên ngành Ngữ văn tại các trường caođẳng, đại học.

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG1.1 Khái lược về truyện viết cho thiếu nhi

Trang 20

1.1.1 Sự hình thành và vận động của truyện viết cho thiếu nhi ở Việt Nam

Trong dòng chảy chung, bộ phận văn học thiếu nhi luôn đồng hành cùng vớivăn học dân tộc Sự góp mặt của văn học thiếu nhi đã làm đầy đặn và trọn vẹngương mặt của văn học dân tộc Văn học viết cho thiếu nhi là mảnh đất tiềm năng đểcác tác giả thử sức, thử bút Trong văn học dân gian, văn học thiếu nhi gắn liền vớinhững bài vè, đồng dao, truyện cổ tích, ngụ ngôn Trong thời kì Trung đại, văn họcthiếu nhi được quan tâm nhờ lấy việc hun đúc trí khí, bồi dưỡng đạo lý làm trọng.Văn học hiện đại từ đầu thế kỉ XX, mảng sáng tác cho thiếu nhi có sự khởi sắc vàcó nhiều thành tựu với những tác phẩm của Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu, TảnĐà Đặc biệt, từ giai đoạn 1930 – 1945, với sự đóng góp tích cực của Nguyễn Hồi,Tô Hoài và nhóm Tự lực văn đoàn…, bộ phận văn học viết cho thiếu nhi được địnhhình rõ nét hơn trên văn đàn với cả địa vị, giá trị nghệ thuật và nội dung Song, ởthời kì này, sáng tác cho thiếu nhi vẫn chưa phong phú, đề tài nội dung còn nghèonàn, nghệ thuật chưa thực sự được quan tâm.

Sau Cách mạng tháng Tám, theo chủ trương của Đảng, truyện viết cho thiếunhi được chú trọng thành một hoạt động của sáng tạo nghệ thuật Do vậy văn họcthiếu nhi có những khởi sắc nhất định, phát triển toàn diện và phong phú hơn TôHoài và Hồ Trúc được giao trọng trách đảm nhiệm bộ phận văn học chuyên viếtcho thiếu nhi.

Thời kì kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954, do hoàn cảnh đất nước thờichiến nên văn học thiếu nhi dày công trong việc hun đúc tinh thần yêu nước, cămthù giặc, lan tỏa và thức tỉnh những tấm gương các em nhỏ anh dũng, kiên cường.Nội dung của các tác phẩm viết cho thiếu nhi đều tập trung xây dựng những em béliên lạc mưu trí, dũng cảm Các em đã trở thành những tấm gương yêu nước, gópcông sức không nhỏ cho cuộc trường trinh kháng chiến của Đất nước Thời kì này,

tiêu biểu là nhà thơ Tố Hữu với bài thơ Lượm; Nguyễn Huy Tưởng thành công với:Tìm mẹ, Chiến sĩ calô, Hà Học Hợi học sinh gương mẫu, Hai bàn tay chiến sĩ, ĐiệnBiên của chúng em.

Trang 21

Văn học thiếu nhi thời kì kháng chiến chống Mĩ 1954 - 1975 vẫn tiếp tục mạchnguồn cảm xúc của văn học thời đại, tập trung thể hiện hình tượng những người

anh hùng nhỏ tuổi, kiên cường của một dân tộc, một thời đại “Ra ngõ gặp anhhùng” Đội ngũ sáng tác truyện cho thiếu nhi có tăng lên đáng kể, số lượng và chấtlượng không ngừng được cải thiện Tiêu biểu: Tô Hoài viết Vừ A Dính, Bắc Thônviết Hai làng Tà Pình và Động Hía, Đoàn Giỏi viết Đất rừng Phương Nam,Võ Quảng viết Cái Thăng, Xuân Sách viết Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, BùiHiển có Bên đồn địch… Ở miền Bắc, giai đoạn này, các tác giả tập trung vào đề tài

ngợi ca những tấm gương nhỏ tuổi sáng tạo, yêu lao động Văn học thiếu nhi thời kìnày hoạt động khá sôi nổi Nhiều tác giả và tác phẩm tạo nên những tiếng vang lớn

trong dòng Văn học đương đại như: Lê Khắc Hoan có đóng góp với Mái trườngthân yêu Bùi Minh Quốc có Bé Ly; Hải Hồ viết Chú bé sợ toán Đặc biệt tác giảNguyễn Huy Tưởng với Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung.

Trong công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước, nội dung cáctác phẩm viết cho thiếu nhi nêu cao tinh thần vượt khó, sáng tạo v à nghị lực phithường của tuổi thơ, ngợi ca sự giàu đẹp của đất nước, phản ánh đời sống tâm hồntuổi mới lớn Đặc biệt có sự ra đời của truyện khoa học viễn tưởng Một trongnhững thành công của văn học viết cho thiếu nhi thời kì này là sự góp mặt củamột số thể loại văn học mới bên cạnh thơ ca và truyện đó là ký, tự truyện… Nhìnchung, văn học viết cho thiếu nhi thời kì này là một mùa nở rộ về đội ngũ sáng tác,đề tài, số lượng và chất lượng Tất cả đã ghi dấu sự trưởng thành, lớn mạnh của vănhọc dành cho thiếu nhi Tiêu biểu có các tên tuổi sau: thơ c ó c á c g i ả Tố Hữu,Phạm Hổ, Võ Quảng, Xuân Tửu, Trần Hoạt… Ở dạng hồi ký, c ó Phùng ThếTài… Truyện có các giả Viết Linh, Thế Dũng, Hoàng Bình Trọng…Giải thưởng

riêng cho sáng tác viết cho thiếu nhi Vì tương lai ra đời đã thúc đẩy mảng văn học

viết cho thiếu nhi phát triển thêm một bước mới Nhiều tác phẩm xuất sắc ra đời

như: Tu hú gọi mùa của Trần Công Nghệ, Thánh Gióng và bé Nê của Lưu TrọngVăn Tác giả Nguyễn Quang Thiều có những tác phẩm tiêu biểu: Rùa trắng, Bônghoa nước, Người cha… Hòa vào dòng chảy trên, văn học thiếu nhi đương đại không

thể không nhắc đến các tác giả tài năng đã dùng tất cả tâm và tài của mình trongsự sáng tạo

Trang 22

nghệ để tạo ra sự mới mẻ cho tác phẩm Từ đó, góp phần làm nên sự phong phú chonền văn học này Người đọc không khó để nhận diện đâu là truyện của đâu là truyệncủa Nguyễn Kiên, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Quế Hương Và đễàngnhận ra đâu là truyện của Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Nguyễn HoàngSơn, Cao Xuân Sơn… Chính vì vậy, dù sáng tác dành cho thiếu nhi có khai thácnhững vùng thẩm mỹ từ quen thuộc đến mới mẻ thì mỗi tác phẩm đều có sức hấpdẫn riêng Nhìn chung, cho đến nay, văn học viết cho thiếu nhi ngày càng đượcquan tâm phát triển và thực sự trở thành một dòng chảy không thể thiếu trong tiếntrình vận động của nền Văn học dân tộc.

Tóm lại, bằng niềm đam mê sáng tạo, tình yêu và trách nhiệm dành cho trẻnhỏ, những tác giả viết cho thiếu nhi và viết vì thiếu nhi đã có những thành tựu đángkể Họ đã góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, đánh thứctrong các em những giá trị thiêng liêng, cao đẹp trong cuộc sống Nhiều tác phẩmthực sự có giá trị lớn cả về nghệ thuật và nội dung đã có sức sống bền bỉ với thờigian, được các em tìm đọc và yêu mến qua nhiều thế hệ Điều mà chúng ta khôngphủ nhận là nhiều đầu sách hay, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của trẻ nhỏ đượccác em đón đọc rất nhiệt thành.

Bên cạnh đó, bộ phận văn học viết dành cho thiếu nhi ở Việt Nam vẫn tồntại một số hạn chế Các tác giả chuyên sâu về mảng sáng tác này chưa nhiều và hiếmngười dám theo đuổi đề tài này lâu dài Hơn nữa, tính cạnh tranh của các tác phẩmviết cho thiếu nhi trong nước chưa cao vẫn nặng nề tính giáo huấn, ít sự ngộ nghĩnh,hình ảnh minh họa đơn điệu Bên cạnh đó, truyện viết cho thiếu nhi của nước ngoàiđược thiết kế khá đẹp mắt, lại vô cùng hài hước, mới mẻ nên đã chiếm lĩnh thịtrường đọc của các em nhỏ Và như hiện nay, một vài tác giả hiện tại viết cho thiếunhi chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của bạn đọc trẻ tuổi.

Song, không thể phủ nhận văn học viết cho thiếu nhi đang ngày càng nỗ lựchoàn thiện mình, ngày một thay da đổi thịt và chứng minh được vị trí của mình trênvăn đàn Các tác giả chuyên tâm sáng tác ngày càng hay hơn, sâu sắc hơn, thỏa mãnđược nhu cầu đọc của các em hơn.

Trang 23

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi

1.1.2.1 Đặc điểm cơ bản của tuổi thiếu nhi

Theo công ước quốc tế: Từ khi mới sinh đến 16 tuổi được coi là độ tuổi của trẻem Theo tâm lý học từ 6 đến 16 tuổi là tuổi thiếu nhi, đây là giai đoạn hình thành vàphát triển nhân cách của con người Cắp sách đến trường là sự kiện quan trọng trongcuộc đời của lứa tuổi này Trẻ phải thích nghi ngay với những phương thức, qui tắc,qui chế nghiêm ngặt trong nhà trường Đồng thời trẻ bắt đầu tiếp xúc với hệ thốngkiến thức bài bản, trừu tượng Trẻ phải tự mình bộc lộ và xử lí với những tình huốngtrong cuộc sống mà không có bố mẹ bên cạch Đây cũng là lần đầu tiên trẻ đượcsống trong môi trường mới ngoài gia đình với các mối quan hệ thầy cô, bạn bè Trẻcó nhiều thay đổi về tư duy: hiểu được một số nguyên lý như bảo tồn vật chất, bảotồn trọng lượng, hiểu được tính đảo ngược, phát triển, khái niệm thời gian, khônggian, cộng trừ, nhân chia Trẻ có thêm tư duy trừu tượng và có khả năng khái quáthóa Ngoài ra trẻ có nhận thức về tính hợp tác và tự tin cá nhân, hiểu được giá trị củatrung thực, công bằng, hợp tác Nhân cách được hình thành, thể hiện nếp sống, thóiquen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào qui tắc xã hội, hoặc theo những giátrị bản thân đã chấp nhận Khả năng thích nghi trong những hoàn cảnh khác nhauvới những tính cách riêng, sở trường riêng.

Đặc biệt ở tuổi thiếu nhi trẻ có tính tự trọng cao, khá nhạy cảm và có khuynhhướng tự lập không muốn bố mẹ can thiệp nhiều vào đời sống riêng tư Do đó, nhâncách được hình thành ở giai đoạn trước dễ bị phá vỡ để xây dựng một nhân cáchmới, trên cơ sở nhân cách cũ Biểu hiện nhân cách mới được hình thành biểu hiện ởnếp sống, thói quen về đạo đức Tư duy của trẻ cũng đạt đến trình độ suy luận kháhợp lý Trẻ xây dựng cho mình những chuẩn mực, giá trị xã hội là cơ sở cho hànhvi có ý thức của mình Vì những đặc trưng trên, nên những nhà giáo dục, trong đó cónhà văn

- những người dùng nghệ thuật văn chương để vừa dạy, vừa dỗ, vừa thuyết phụcđóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, hình thành và hoànthiện nhân cách của các em.

1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của truyện viết cho thiếu nhi

Trang 24

Độc giả lứa tuổi thiếu nhi với những đặc trưng riêng về tâm sinh lý nên đã trởthành một kiểu độc giả khó chiều Điều đó vừa là một thử thách vừa là một điều kiệnđể các tác giả khám phá bản lĩnh nghệ thuật của riêng mình Các tác giả viết chothiếu nhi đều dựa vào những đặc điểm về tư duy, tình cảm của thiếu nhi để sáng tác.Do vậy, văn học viết cho thiếu nhi có những đặc trưng, đặc thù riêng.

Văn học viết cho thiếu nhi đòi hỏi phải là những sáng tác phù hợp với tâm lílứa tuổi của trẻ em Vì thế, mỗi sáng tác cần phải được nhìn qua lăng kính của đôimắt trẻ thơ Người viết phải vừa hiểu vừa như sống cùng nhân vật và xuất phát từcảm xúc hồn nhiên, trong trẻo, tự nhiên “như trẻ thơ” để có những trang viết chânthực nhất và hấp dẫn các em - từ cách nhìn, cách nghe, cách cảm, cách nghĩ, trítưởng tượng Bất kì một tác phẩm văn học nào viết cho trẻ em phải được nhìn bằngcon mắt của trẻ thơ, phải được “trẻ con hóa”, phải thực sự hòa nhập với cuộc sốngtrẻ thơ, sống hết mình với tuổi thơ mới có thể tạo ra được sự cộng hưởng với trẻ thơmới có thể mang lại cho tác phẩm sự thành công Một tác phẩm viết cho thiếu nhithực sự có giá trị khi nội dung của nó chứa đựng sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng.Đó vừa là đặc điểm về tâm hồn cũng là đặc điểm về tư duy của trẻ nhỏ Người lớnmuốn viết cho chúng và muốn tác phẩm của mình thực sự sống cùng tuổi thơ củacác em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy Nếu như thơ, văn viết cho ngườilớn thường nhiều triết lí, trừu tượng thì thơ, văn viết cho trẻ em phải đơn giản, nhẹnhàng, ngắn gọn, súc tích, trong sáng, dễ hiểu, vừa sức với khả năng tiếp nhận củatrẻ nhỏ; vui nhộn, vừa dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ Trẻ thơ vốn đã sẵn trong đầu trítưởng tượng phong phú nên khi gặp những yếu tố kì ảo, đẹp đẽ trong các tác phẩmvăn học thì trí tưởng tượng ở trẻ càng được thăng hoa, giúp các em phát triển trí tuệvà thưởng thức cái đẹp, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế hơn… Chất thơ hòa với trí tưởngtượng bay bổng của trẻ, giúp trẻ em sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện,gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm vàchắp cánh cho những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ Bên cạnh đó yếu tố hài hước,dí dỏm cũng là một trong yêu cầu của nội dung tác phẩm dành cho trẻ em Chính vìsự hồn nhiên, vui vẻ, vô tư và trong sáng trong bản chất của trẻ thơ nên mỗi một tácphẩm viết cho các em đều chứa đựng những tiếng cười hóm hỉnh và tinh nghịch,hồn nhiên và trong sáng Yếu tố đó giúp

Trang 25

một tác phẩm dễ dàng xóa bỏ khoảng cách, ranh giới giữa tác phẩm với độc giả.Cuộc đối thoại giữa tác giả với các bạn nhỏ cũng gần gũi, hòa hợp hơn Vì thế màcó thể hấp dẫn và chinh phục các em Đặc biệt sự ly kì, hấp dẫn với những yếu tố,tình tiết, hình ảnh lạ lùng, khêu gợi tính hiếu kì của trẻ Đây chính là một trongnhững yếu tố của một câu chuyện hay, lôi cuốn các độc giả nhí Sự ly kì chính là sựxung đột, khi nhân vật chính phải vượt qua những trở ngại, thách thức của một vấnđề hay một rắc rối để tiến tới thành công Các em nhỏ vốn yêu mến những nàngtiên, ông bụt, những công chúa, hoàng tử Viết truyện cho các em, cuộc sốngcủa nhân vật thường gắn liền với phép nhiệm màu Nghệ thuật li kì tạo nên từsức mạnh siêu nhiên bí ẩn Vì vậy, xây dựng nhiều chi tiết hoang tưởng là thoảmãn trí tưởng tượng, sở thích phiêu lưu của các độc giả nhỏ tuổi Li kì hóagiúp các em nâng cao nhận thức và cảm nhận giá trị cuộc sống vẹn toàn hơn Vớinhững đặc trưng riêng về tâm lí lứa tuổi trẻ em, các tác giả văn học khi sáng tác đãchú ý điều tiết ngòi bút của mình, đã sống cùng với những niềm vui, nỗi buồn củacác em để có những trang viết “thiếu nhi nhất” Và qua đó, các tác giả cũng đãchứng minh được tài năng, tâm huyết và tình yêu của mình dành cho con trẻ.

Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật, đó là hình thức cơ bản để vănhọc miêu tả thế giới một cách hình tượng Trong truyện viết cho thiếu nhi nhân vậtđược phân tuyến đa dạng phong phú: chính diện - phản diện; chính - phụ, nhân vậtđời thường Đặc biệt là sự xuất hiện những nhân vật mang bóng dáng huyền thoại vàcả những con vật mang dáng dấp ngụ ngôn Dù được xây dựng bằng phương thứcnào thì nhân vật cũng là phương tiện khái quát hiện thực: tính cách, hoàn cảnh sốngcủa nhân vật đều phản ánh cuộc sống hiện thực Qua đó, các tác giả khéo léo gieovào tâm hồn các em những bài học đạo đức, những lý tưởng sống cao đẹp, giúp cácem thưởng thức cái đẹp thiên nhiên và cuộc sống, cảm nhận giá trị nhân văn trongsáng Với cốt truyện bao gồm các chuỗi sự kiện hành động của nhân vật, nhiều tìnhhuống mà lứa tuổi thiếu nhi dễ gặp phải trong cuộc sống, trong học tập… đều đượccác nhà văn đưa vào trang viết Trong tác phẩm viết cho thiếu nhi, các tác giả cũngvô cùng chú trọng đến việc xây dựng cốt truyện, coi đó là một trong những yếu tốtạo sự hấp dẫn đối với thiếu nhi Cốt truyện trong các sáng tác viết cho thiếu nhi với

Trang 26

gồm các loại: cốt truyện trữ tình, cốt truyện được kết cấu theo trình tự thời giantuyến tính, cốt truyện hài hước, cốt truyện được xây dựng theo môtíp truyện dângian Qua những cốt truyện, các em sẽ tự rút ra những bài học đạo đức nhẹ nhàng,như lòng nhân ái bao dung, đức tính sẵn sàng chia sẻ khó khăn với mọi người Đặcbiệt tâm hồn thiếu nhi vốn ngây thơ, trong sáng nên ngôn ngữ sử dụng phải thật tựnhiên và gần gũi Truyện viết cho thiếu nhi thường sử dụng khẩu ngữ Mỗi một tácgiả có một ngôn ngữ riêng mang hơi thở vùng miền Vì thế, càng đọc truyện, vốntiếng Việt của các em càng thêm giàu có Đồng thời, ngôn ngữ truyện thiếu nhicũng phát huy trí tưởng tượng của các em, thế giới tâm hồn của các em sẽ trở nênphong phú muôn màu Ngôn ngữ đồng thoại cũng là một thế mạnh tạo nên sự hấpdẫn trong ngôn ngữ truyện viết cho thiếu nhi Mang đặc điểm nửa hư, nửa thực, rấtgần gũi với thế giới tâm hồn bao la rộng lớn của các em, dạng ngôn ngữ này dễdàng hòa làm một với tiếng nói tâm hồn trẻ nhỏ Các em có thể đến với thiên nhiên,đến với loài vật, đến với những vật vô tri, vô giác và lắng nghe được ngôn ngữ củachúng Các em có thể cảm nhận được cảm xúc, những giận hờn yêu ghét của chúngtrước hiện thực cuộc đời Ngôn ngữ trong những tác phẩm dành cho thiếu nhi phảithật tự nhiên, hồn nhiên như chính lứa tuổi các em Bên cạnh đó người kể chuyệntrong truyện viết cho thiếu nhi vừa mang những đặc trưng chung vừa phải cónhững nét riêng để phù hợp với tâm sinh lý của các em Thông thường, trẻ nhỏthích thể hiện và bộc lộ bản thân mà không cần đến sự dẫn dắt hay định hướngcủa bất kì ai Vì thế

người kể chuyện là người đứng bên ngoài để tái hiện khách quan thế giới của cácem cũng là một lợi thế trong nghệ thuật trần thuật Đồng thời, người kể chuyện làngười trong cuộc lại tạo sự hấp dẫn bởi một không khí chân thực như chính câuchuyện của các em Vì thế, lựa chọn người kể chuyện trong truyện viết cho thiếunhi cũng là những lựa chọn cần cân nhắc cho mỗi tác giả.

Do những đặc trưng riêng về nội dung và nghệ thuật nên một vấn đề cấp bách

đối với các tác giả được đặt ra: “Về phía người sáng tác, cần thay đổi quan niệm vềvăn học thiếu nhi, từ đó dành nhiều hơn sự chuyên tâm, chăm chút cho những trangviết của mình Nhà văn phải thật sự am tường về tâm sinh lý trẻ nhỏ, nhập vai trẻnhỏ, dõi theo những chuyển động tinh tế của các em trong sự tác động nhiều chiều

Trang 27

của đời sống đương đại” [34,tr.18] Bởi, như nhận xét của Cooc - nhê - vich nhậnđịnh trong Bàn về đặc thù của văn học nhi đồng : “Tính đặc thù của văn học thiếunhi là ở chỗ nó chiếu cố đến đặc điểm của độc giả thiếu nhi và chiếu cố đến tính đặcthù và tâm lý nhi đồng” [73,tr.209] Đáp ứng được điều đó văn học thiếu nhi chắc

chắn sẽ có những khởi sắc trong tương lai.

1.2 Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều

1.2.1 Sơ lược về tác giả và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn QuangThiều

Tác giả Nguyễn Quang Thiều sinh ngày 13-2-1957 tại làng Chùa, xã Sơn Công,huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội, hiện sống tại quận Hà Đông – HàNội Nơi đây có dòng sông Đáy hiền hòa thơ mộng với những con người nồng hậuđã nuôi dưỡng những năm tháng tuổi thơ của Nguyễn Quang Thiều Đây cũng là nơigắn liền những huyền thoại, lễ nghi độc đáo, những hủ tục, lề thói của người dânquê Tất cả những điều đó đã trở thành mối lương duyên cho hồn văn, hồn thơNguyễn Quang Thiều sau này Những kí ức tuổi thơ còn neo đậu trong tâm trí chínhlà nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận; đã trở thành hơi thở, thành máu trong huyếtquản và chảy dài trên trang văn của ông Và nơi đó, cũng chính là cõi đi - về củatâm hồn tác giả sau bao bươn trải gian nan Khi trao đổi với độc giả tại Nhà sách

Ebook ông đã nói: “Đi đâu cũng vậy thôi, tôi vẫn là “con chó nhỏ” cùa làng Chùa Hà Tây, nơi chứng kiến tất cả những vui buồn tuổi thơ tôi Đi đâu thì tôi vẫn làngười Việt, một người nhà quê chân lấm tay bùn mà lên Đến giờ, khi công việc bắtbuộc tôi phải đi về Hà Nội thường xuyên, nhưng chỗ ở tôi vẫn nhất định khôngchuyển lên phố vì nặng lòng với thôn quê Bạn bè thân lâu lâu vẫn được mời đến nhàăn xôi khúc tự tay tôi đi hái lá khúc về, tự nhào bột, làm nhân Những thứ ngonlành ấy, phố xá bán đầy nhưng chẳng tìm đâu hương vị thứ thiệt” [88].

-Là một cây bút “con nhà nòi” trong làng văn, Nguyễn Quang Thiều sinh ra vàlớn lên trong một gia đình viên chức giản dị và giàu tình cảm Cha ông là nhà thơNguyễn Quang Thâu, dù không nổi tiếng nhưng ông luôn lấy tư tưởng nhân ái đểsống và để răn dạy các con của mình Đặc biệt, trong ký ức của mình, tuổi thơNguyễn Quang Thiều gắn liền với hình ảnh người bà nội bất động về thể xácnhưng

Trang 28

lại sống động vô cùng trong trí tuệ Bà nằm đó và đã kể cho ông nghe những câuchuyện tự tưởng tượng đầy màu sắc, lung linh, kì thú Chính những kỉ niệm đầyhuyền ảo, hư hư, thực thực, nhuốm màu ma quái đã gieo vào trong ông nhữngcảm thức khác lạ và trở thành một trong những đặc thù tư duy trong sáng tạo nghệ

thuật sau này Chính nhà văn trong Châu thổ, thơ tuyển lần thứ nhất đã từngnói: “bà tôi - một người nông dân không biết chữ là nhà văn đầu tiên và vĩ đạicủa tuổi thơ tôi” [65,tr.16].

Với tình yêu nồng nàn dành cho văn chương, trải qua một quá trình miệt màisáng tạo, Nguyễn Quang Thiều đã khẳng định được bản lĩnh nghệ thuật trong nềnthơ ca và văn xuôi hiện đại Việt Nam Ông sáng tác phong phú, đa dạng ở nhiều thểloại và đã đạt được những thành công đáng kể về số lượng và chất lượng Trong đó,chủ yếu là thơ, tiểu thuyết và truyện ngắn, bút kí Những thể loại văn học này đãgiúp ông khẳng định được địa vị, tài năng, bản lĩnh nghệ thuật và tên tuổi trong nềnvăn học Việt Nam đương đại.

Nguyễn Quang Thiều đến với văn học, khi nghiệp thơ, nghề văn đã không cònxa lạ mà trở thành phổ biến với cuộc sống Đòi hỏi với nghề viết, người viết ngàycàng khắc nghiệt Ông cũng có những đòi hỏi nghiêm khắc đối với những ngườicầm bút Trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả Báo Đất Việt ngày 4/6/2016,

ông nói : “Một, sự sáng tạo khác biệt của mỗi một nhà văn Hai, một thái độ khôngchần chừ của nhà văn đối với những vấn đề của đời sống Ba, nhà văn không đượcbóp méo sự thật mà anh ta nhìn thấy Bốn, chủ nghĩa nhân văn là một yếu tố mangtính nền tảng trong mọi tác phẩm của mỗi nhà văn khi viết về bất cứ điều gì” [91].

Và nhất là khi các đề tài trong văn chương đã được các tác giả cày sới, qua nhiềumùa nở rộ Việc chọn cho mình một lối đi riêng, độc đáo nhưng không xa lạ, hấpdẫn mà gần gũi, thân thuộc là một thử thách với bất cứ tác giả văn học nào Là mộtngười có quan niệm về nghề viết rất rõ ràng trong cuộc trả lời phỏng vấn trên

internet, ông nói: “Làm sống lại những cái đã chết và làm mới lại những cáiđã cũ Tôi không xây dựng lên một thế giới mới mà tôi chỉ làm sống lại tất cảnhững vẻ đẹp của đời sống này”[8 8 ] Nguyễn Quang Thiều lựa chọn việc tiếp cận

và phản ánh hiện thực ở việc đi tìm, khám phá, khẳng định những cái đẹp trong đờisống - một đề tài không

Trang 29

mới nhưng lại là một vùng thẩm mĩ, mảnh đất màu mỡ cho mạch nguồn cảm xúcvăn chương của ông, làm hướng đi cho ngòi bút của mình Nếu không đi ra từnhững trang viết về cái đẹp thì sẽ không có một Nguyễn Quang Thiều văn chươngnhư hiện tại, sẽ là một Nguyễn Quang Thiều khác, hay hơn hay nhạt hơn theo lốikhác Theo đấy, là khoảng trống những trang văn, dòng thơ về phục sinh cái đẹpđương đại sẽ rộng hơn.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, v ớ i Nguyễn Quang Thiều, sáng tạonghệ thuật là một hành trình với khát vọng bộc lộ và sẻ chia những trải nghiệm củabản thân về vẻ đẹp của cuộc đời bằng ngôn ngữ nghệ thuật Trong hành trình ấy, tưtưởng của Nguyễn Quang Thiều về văn chương luôn neo ở bờ của chủ nghĩa nhânvăn cao đẹp Q u a đó, ông đã bộc lộ khá rõ nét, nhất quán quan niệm của ôngvề nghệ thuật, về văn chương, cái đẹp, tình yêu, sự sống Tất cả làm nên mộttiếng nói nghệ thuật riêng của Nguyễn Quang Thiều mà không dễ dàng bị tan lẫntrong dòng chảy đầy sôi động và náo nhiệt của văn học Việt Nam hiện đại.

Cảm hứng sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều được khởi nguồn từ địa hạt thi

ca Với một tuyên ngôn nghệ thuật về sứ mệnh của nhà thơ:“Phải mang đến nhữngtiếng khèn mới, những giai điệu mới đầy sức sống” và “Khai mở - là sứ mệnhlớn nhất của nhà thơ”[88] Ông bắt đầu làm thơ vào những năm đầu thập kỷ 80

của thế kỷ trước, khi mới ngoài 20 tuổi Đặc biệt từ những năm 1990, thơ ViệtNam đương đại bắt đầu có sự chuyển đổi lớn về mặt thi pháp và có thể nói, NguyễnQuang Thiều là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc

của mình, đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt Tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi

xuất bản năm 1990, sau đó một năm được bình chọn là tác phẩm hay nhất củanăm.

Nguyễn Quang Thiều không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại màcòn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc Với quan niệm trung thực, tôn trọng đờisống, ông nói trong buổi giao lưu với độc giả tại Nhà sách Ebook Phương Nam

TP.HCM: “Trong thơ ca tôi tự cho mình những khoảng tự do tuyệt đối… Tôi đượclà chính tôi! Thế còn với văn xuôi, tôi chỉ sắm vai người kể chuyện: những câuchuyện tôi được chứng kiến tận mắt, những câu chuyện tôi được nghe người kháctruyền lại ”[88].

Trang 30

Vì thế, các tác phẩm văn xuôi cũng trở thành một mảnh đất màu mỡ để khẳngđịnh cá tính mạnh mẽ của Nguyễn Quang Thiều Trong đó, vấn đề có tính kháiquát trong văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều có một biên độ rộng các vấn đềthế sự, cận thấu nhân sinh.

Trong văn xuôi, thể loại truyện ngắn được coi là một trong những lĩnh vực gópphần không nhỏ để nhà văn thể hiện bút lực của mình Nguyễn Quang Thiều khôngchủ đích xây dựng trong truyện ngắn những độ dày về sự kiện, nhân vật nhưngông rất chú trọng đến việc tạo nên độ sâu của nhận thức, và độ lắng của cảm xúccho dù cốt truyện chỉ là một lát cắt, có khi rất nhỏ về cuộc sống Có thể nói, NguyễnQuang Thiều có khả năng viết dài những câu chuyện ngắn và gợi nhiều từ nhữngchất liệu đời thường tưởng như vụn vặt Dù không quá cách tân như trong thơ,nhưng lại đậm chất trữ tình, Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên những trang văn giàuchất thơ dễ đi vào lòng người, tạo ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc nhiều thế hệ.

Ở truyện ngắn, Hai người đàn bà xóm trại và Mùa hoa cải ven sông,

Nguyễn Quang Thiều đã xác lập vị trí là một cây bút truyện ngắn xuất sắc khi nhìnvào cuộc đời và số phận của những người phụ nữ nông thôn hậu chiến bằng cái nhìncảm thông, chia sẻ Tài năng của Nguyễn Quang Thiều còn được thẩm định khi tiểuthuyết và truyện ngắn của ông liên tục được gắn liền với những thước phim kỷ niệm

một thời như: Mùa hoa cải bên sông, Gió qua miền tối sáng, Chuyện làng Nhô

-những bộ phim đầy ắp hơi thở cuộc sống, ngồn ngộn -những sự thật được phơi bàyvới những phận người đầy trăn trở, suy tư sau lũy tre làng.

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam hiện đại, ký là một thể loại có vị tríkhiêm nhường Tuy lực lượng sáng tác không đông đảo, song đây vẫn là thểloại có sức hấp dẫn riêng Trên thực tế, đã có những cây bút đặc biệt thành công ởthể loại này như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Phan Thị Vàng Anh, PhongĐiệp Mỗi tác giả với một phong cách riêng đầy cá tính đã tạo nên sự đa dạng vềsắc thái cho thể loại, một vùng khám phá mới Nguyễn Quang Thiều đã góp mặt

trong diện mạo của thể kí một người ở phố nhớ quê - Có một kẻ rời bỏ thành phố

được viết rất sâu sắc và thấm thía về chuyện đời, chuyện người đã thực sự khẳngđịnh và tô đậm cá tính sáng tạo của nhà văn Thấm đẫm trên từng trang tản văn là

Trang 31

nỗi lòng xa xót, tiếc nuối của người xa quê Ẩn trong chiều sâu nhân văn của Có mộtkẻ rời bỏ thành phố là những day dứt, trăn trở của tác giả về cái đang mất đi, về cái

con người hướng về, và những nỗ lực của nhân vật “tôi” trước những mất mát đó.Người đọc sẽ gặp một con người, một Nguyễn Quang Thiều đau đáu về quê hương

bản quán Bên cạnh đó, Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng c ủ a

Nguyễn Quang Thiều đã tập hợp những ghi chép và tiểu luận của Nguyễn QuangThiều về những chuyến đi, những mảnh đời và những chiêm nghiệm từ những gìquan sát được Lần lượt qua từng trang viết thể hiện vốn sống đầy đặn của tác giả.Bằng lối viết riêng của mình, một giọng văn triết lý, chiêm nghiệm Nguyễn QuangThiều đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả lâu nay.

Có thể nói Nguyễn Quang Thiều là một nghệ sĩ đa tài Những năm qua trênbáo chí ông đã cho ra đời khoảng trên 300 bài ký, phóng sự, nghị luận, tản văn.Ngoài ra ông còn viết nhiều kịch bản phim, vẽ tranh và tiểu thuyết, truyệnngắn… Cho đến nay, ông đã xuất bản 10 tập thơ, 16 tập tiểu thuyết và truyện

ngắn, 10 cuốn sách dịch và sách thiếu nhi Ngoài giải A cho tập thơ Sự mấtngủ của lửa, giải thưởng Final cho tập thơ The Women Carry River Water củaThe National Literary Translators Association of America, năm 1998; Nguyễn

Quang Thiều còn dành được rất nhiều giải thưởng văn học trong nước ở mọithể loại: thơ, kịch bản phim, truyện ngắn, sách thiếu nhi Ngoài ra, ông cònnhận được hơn 20 giải thưởng văn học khác trong và ngoài nước Mới đây, nhà thơNguyễn Quang Thiều, giám đốc Nhà xuất bản Hội nhà văn vinh dự là đại diện ViệtNam đầu tiên nhận giải thưởng Văn học quốc tế Hàn Quốc Chang won 2018 Tiểuthuyết và truyện của ông cũng có sức hấp dẫn không hề nhỏ đối với điện ảnh Nhiềutác phẩm đã bén duyên điện ảnh và cũng tạo được những tiếng vang lớn đã phầnnào chứng minh được tài năng của ông Đồng thời, đó cũng là những phần thưởngghi nhận sự nỗ lực bứt phá, vừa như một lời khẳng định hùng hồn về tâm huyết, nộilực và bản lĩnh của Nguyễn Quang Thiều - một tác giả văn học đã góp phần khôngnhỏ trong hành trình cách tân thơ Việt sau 1975, tiếp nối dòng mạch trữ tình trongvăn xuôi thời kỳ đổi mới và mang đến cho văn xuôi đương đại một chất giọng vănxuôi giàu chất thơ.

Trang 32

Trong hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật, Nguyễn Quang Thiều đã được giaogiữ nhiều trọng trách trong Hội Nhà văn Việt Nam Sau khi tốt nghiệp đại học ởCuba, từng làm việc tại tuần báo Văn Nghệ, Tuần Việt Nam (thuộc báo điện tửVietnamnet.vn), Ủy viên Hội đồng thơ, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật văn học.Ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Khóa 8 (2010 - 2015) và Khóa 9 (2015-2020), Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi và Mỹ La tinh nhiệm kỳ 7(2016 -

2021), Chủ tịch Hội Nhà văn Ông còn góp phần phần quan trọng trong việc quảngbá văn học Việt Nam ra thế giới (với dịch thuật) Ông cũng chính là người tích cựchoạt động, làm cầu nối giữa các văn nghệ sĩ Việt Nam và các văn nghệ sĩ cựu binhMỹ.

Dù làm ở vị trí nào, viết thể loại gì, tác giả cũng luôn tâm huyết, phong vịtrong văn thơ của Nguyễn Quang Thiều lúc nào cũng mềm mại, dung dị, khéo vàđẹp Đó là những trang viết vừa mộc mạc, vừa tinh tế, giọng điệu da diết, có lúctrầm buồn chất chứa nỗi lòng ưu tư và những rung cảm chân thành của một tác giảluôn gắn bó với người với đời Tất cả đã định hình một phong cách độc đáo tronglòng bạn đọc.

1.2.2 Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều

Ngay từ khi mới hòa mình vào dàn hợp xướng những nhà văn sau 1975,Nguyễn Quang Thiều đã tỏ ra là cây bút đa năng và giàu nội lực Tên tuổi của ôngtrở nên quen thuộc với độc giả ở nhiều thể loại văn học Là một tác giả nổi lên vớivai trò một nhà thơ trẻ cách tân hàng đầu trong thế hệ của mình Bên cạnh thơ, vănxuôi cũng là một thể loại khiến tác giả Nguyễn Quang Thiều ghi được dấu ấn mạnhmẽ Dù không phải là mảng sáng tác chính nhưng truyện viết cho thiếu nhi cũnggiúp nhà văn hoàn thiện hơn về bức tranh văn học cũng như khẳng định về bản lĩnhvăn chương của mình.

Có thể nói, với những đặc thù của lứa tuổi về tâm sinh lí, việc xâm nhập vàchinh phục thế giới tâm hồn của các em đòi hỏi sự khéo léo, hồn nhiên trong cảmxúc, tinh tế trong trí tuệ Vì thế, viết cho thiếu nhi không phải chuyện dễ, nhất là đốivới một người đàn ông, thì đó lại là một thử thách không nhỏ Đến với văn học viếtcho thiếu nhi, Nguyễn Quang Thiều ngay từ đầu đã có một định hình nghệ thuật rõ

Trang 33

nét cho ngòi bút của mình: “Hiện nay chúng ta đã đủ ăn nhưng lại rất thiếu tinhthần cảm thông và đức hạnh Đây chính là lúc mà văn học nghệ thuật, đặc biệt làvăn học cho thiếu nhi, rất cần thiết để "trồng người”[76] được coi là một tuyên

ngôn chi phối mảng văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều Vì thế nênkhi viết cho thiếu nhi ông luôn đề cao sự trong sáng và sự hướng thiện trong tâmhồn các em bằng những kỉ niệm tuổi thơ chân thực cất lên từ chính tâm hồn ông mà

hiếm khi thấy sự tô vẽ cầu kì: “Tất cả những câu chuyện viết cho thiếu nhi là nhữnghồi tưởng của tôi về những năm tháng ấu thơ… Làng tôi đã trở thành nơi trú ngụcủa tâm hồn tôi, nơi tôi có thể quên đi mọi buồn đau, mọi bất trắc và mọi cám dỗ maquỷ” [76] Với quan niệm “ Đi là sự trở về….Viết để được sống thật với chínhmình” [76] ông coi việc viết cho thiếu nhi không chỉ dành cho các em mà còn là đểmỗi lần tác giả được thanh lọc tâm hồn Ông phát biểu:“Cứ mỗi lần đặt bút viết chotrẻ con là một lần tâm hồn cằn cỗi của tôi - những người lớn lại trở nên trong sạch,phẳng phiu lạ kỳ Có khi nó đơn giản chỉ là giấc mơ về con tò he của ông nội, nhữngtruyền thuyết hư thực từ đời ông bà” [88] Đó cũng là lí do mà đọc truyện viết cho

thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều đều khiến trẻ con thích thú, như thấy mình đượclớn lên, còn người lớn như thấy mình trẻ lại.

Bằng tình yêu dành cho thiếu nhi, Nguyễn Quang Thiều đã đem đến cho cácem những trang viết đầy hấp dẫn bởi một giọng văn giản dị, mộc mạc Đồng thời,tác giả cũng đem đến cho độc giả nhí một thế giới tuổi thơ đầy ý nghĩa, chan chứayêu thương cùng những bài học nhẹ nhàng nhưng thấm thía qua những câu chuyệnvề các bạn nhỏ, những cây cối trong vườn, các con vật gần gũi Từ đó, cứ thấm dầnvào tâm hồn trẻ thơ và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi ngày một thêm trong trẻo, nhân văn.Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều không nhiều như truyệnngắn và thơ Nhưng mỗi truyện của ông khi ra đời đều tạo nên một dấu ấn đẹp tronglòng độc giả Tất cả đã góp phần hoàn thiện gương mặt văn chương và củng cố địavị cũng như bút lực văn chương của tác giả Trong đó, tiêu biểu phải kể đến: Tập

truyện: Ngọn núi bà già mù (2012) và Chuyện của anh em nhà Mem và Kya (2020)và truyện vừa: Bí mật hồ cá thần (1998), Con quỷ gỗ (2000),

Trang 34

Bầy chim chìa vôi (1993) là một câu chuyện về 2 đứa trẻ trong một đêm mưađi cứu một đàn chim chìa vôi - loài chim đặc trưng của làng “Tại sao chỉ ở “làngmình” chim chìa vôi mới nuôi con giữa sông? Hẳn vì chỉ khúc sông làng mình mớicó cái dải cát, chim làm tổ ngoài ấy để tránh trẻ con nghịch phá” [64,tr 142], đang

có nguy cơ bị nước nhấn chìm Hai đứa trẻ nắm tay nhau lảo đảo đi trên dòng sôngnước dâng lên nghiêng ngả trong cơn dông Chúng nhìn thấy tiếng đập cánh quyếtliệt của bầy chim non giữa ranh giới của sự sống và cái chết Chúng nghe thấy rõtiếng đập của trái tim hối hả yêu thương trong ngực mình Và cuối cùng toàn thểbầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọngnhất trong đời Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại ở bờ sôngan toàn Câu chuyện giản dị nhưng quan trọng là bài học nhân sinh mà NguyễnQuang thiều nhắn gửi: Những con chim non đã đập nhịp cánh đầu tiên quan trọngnhất để bay lên cũng như mỗi đứa trẻ sẽ có những bước đi quan trọng nhất trongcuộc đời mình và những bước đi ấy sẽ quyết định tương lai của chúng Có một tờ

báo ở nước ngoài viết: “Mùa hoa cải bên sông, Hai người đàn bà xóm trại có thểđọc trong vài chục năm nhưng truyện ngắn Bầy chim chìa vôi có thể còn được đọcrất lâu dài trong tương lai”[ Dẫn theo 5, tr.35]

Bí mật hồ cá thần (1998) là câu chuyện kể về hành trình vây bắt con cá kéo dài

đến 50 năm của dân làng bên đầm Vực Mỗi người tuyên chiến với con cá mangtheo một mục đích khác nhau Những người đàn ông ôm hận, quyết giết con cá vìcho rằng đó là một con quái thú mang điều xui xẻo đến cho dân làng Anh em nhàMon lại vì minh oan cho lão Bộc mà truy sát con cá Duy chỉ có những người giànhư bà nội Mon mới cho rằng đó là một con cá thần vô tội Chỉ khi đứng trước thân

hình của con cá nham nhở những vết thương: “Thân thể con cá nham nhở những vếtsẹo và nổi những u thịt Ở mỗi u thịt đó còn lộ ra một phần của những chiếc lưỡicâu chùm và đôi khi còn cả một đoạn cước Và kinh hoàng hơn là miệng con cá bámdày đặc lưỡi câu Đã hơn năm mươi năm nay Con cá một mắt đã trải qua biết baonhiêu cuộc săn bắt” [65,tr.138] thì mọi chuyện mới vỡ lẽ, con cá chỉ là nạn nhân.

Cuốn sách không đơn giản chỉ là một cuộc phiêu lưu đầy hấp dẫn, nó còn là nhữngtrăn trở của tác giả về một thế giới tự nhiên đang bị tàn phá giống như thân hình đầythương tích của con cá Kết thúc truyện, bọn trẻ từ bỏ ý định mổ bụng cá, kiên quyếtbác bỏ mọi lý lẽ của

Trang 35

lão Bương muốn xẻ thịt, lũ trẻ đã đưa cá về chôn bên ngôi mộ đầy hoa cúc vàng của

ông Bộc: “Ông Bộc ơi, con cá đã quá nhiều đau đớn, chúng cháu không nỡ nào mổbụng nó nữa… Một người tài như ông, yêu trẻ con như ông không thể là một ngườiphản bội”[65, tr.138], tác giả đã thể hiện niềm tin tưởng vào tâm hồn trong sáng,

thánh thiện của tuổi thơ Đó phải chăng cũng là lời khẩn nài của tác giả đến với nhânthế: Đừng làm hoen ố trái tim của con trẻ bởi những thủ đoạn độc ác Truyện đoạtgiải B trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi năm 1996 – 1997 của Nhà xuấtbản Kim Đồng Tác phẩm vừa được tái bản lần thứ 5 trong loạt ấn phẩm kỷ niệm 60năm thành lập nhà xuất bản.

Con quỷ gỗ (2000) là một câu chuyện đơn giản và cảm động về những con búp

bê, những con chuột, ông già cô đơn quen thuộc như những người mà các em vẫngặp quanh mình Bên trong hình hài gỗ đá, bên trong cơ thể bé nhỏ cũng có nhữngtâm hồn, những tình cảm sâu sắc Nếu vô tình lướt qua hay chỉ để mắt đến vẻ bềngoài, có thể ta sẽ đánh mất nhiều điều rất đẹp bên trong Câu chuyện đã lan tỏa đếncác em những tình cảm ấm áp - thứ mà xã hội hiện đại ngày càng thiếu hụt Đócũng chính là bài học cuộc đời mà nhà văn muốn nhắn gửi tới trẻ thơ Nhờ vậy, tácphẩm có sức sống lâu bền trong lòng các độc giả nhí.

Câu chuyện về ngọn núi bà già mù xoay quanh một đám trẻ trong làng trong

hành trình khám phá bí mật về bà già mù sống cùng con chó trắng trong ngôi miếubên dưới chân núi đầy bí ẩn Qua cuộc phưu lưu, tâm hồn trong trẻo, thơ ngây củacác em dần được bộc lộ một cách tự nhiên Các em cũng nhận ra vẻ đẹp tâm hồn củangười phụ nữ mù kia Vì giữ trong mình một trách nhiệm thiêng liêng với dân làngmà bà cam chịu một cuộc đời cô đơn, biết bao thiệt thòi Đẹp hơn là bà đã tự nguyệnchấp nhận tất cả điều đó Các nhân vật cứ thế nương dựa vào nhau để bộc lộ trái timnhân hậu biết yêu thương của mình Và chính những trái tim nóng hổi yêu thươngđó là sức mạnh giúp các em tỏa sáng trong lòng độc giả.

Truyện Bông hoa nước kể về nhân vật đời thường Cô bé Chuyên là một đứa

trẻ nhút nhát, rất hay sợ Nhưng em đã biết vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để trởthành người con hiếu thảo, người chị dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn đểcứu mẹ và em trong cơn vượt cạn của mẹ Nhờ có tình yêu thương nên em có thểlàm

Trang 36

những việc tưởng chừng như không thể Em đã vượt qua cảnh tượng “Khi bước đếnmặt đê, nó như ngạt đi vì gió…Cả thế gian mênh mông tối đen và mưa gào rú nhưchỉ có mình nó” [64, tr.182] Và em đã trở thành một người hùng, một bà đỡ khimới chín tuổi “ Chuyên lẩy bẩy cầm lấy khúc rốn của em nó Đặt nan nứa và nhắmmắt lại cắt Nó dịu dàng tắm cho em nó Rồi theo sự hướng dẫn của mẹ, nó băngrốn cho em và quấn tã lót cho em Rồi nó thay quần áo và lấy thêm chăn đắp chomẹ”[64, tr.186] Từng động tác nhịp nhàng, cẩn trọng như một bà đỡ lành nghề mới

có thể làm được Nguồn cơn của tất cả những điều đó là nhờ em có tình yêu bằng tấtcả tấm lòng, Chuyên đã vượt qua giới hạn của bản thân mình để trưởng thành Lờinhắn nhủ về tình yêu đến với các bạn nhỏ thật thấm thía và đi vào lòng người biếtbao Tóm lại, Nguyễn Quang Thiều với các em thiếu nhi có những khoảng cách vềtuổi tác nhưng không ngăn cách về tâm hồn Khoảng cách luôn được thu ngắn lạibởi một tấm lòng luôn yêu thương và tâm huyết dành cho trẻ nhỏ Viết cho thiếunhi, Nguyễn Quang Thiều cũng rất chú ý đến tính nghệ thuật Khi viết truyện chocác em ông luôn thể hiện đầy đủ trách nhiệm một người cầm bút trong việc nuôidưỡng và bồi đắp tâm hồn trẻ nhỏ bằng những bài học về tình yêu, lòng dũng cảm,sự bao dung, ý thức với bản thân và cộng đồng Câu chuyện nhỏ, bài học lớn vàthấm thía, đó là thành công của ông trong truyện viết cho thiếu nhi Hơn nữa,Nguyễn Quang Thiều luôn chú ý chọn lọc hình thức biểu hiện thích hợp với đốitượng Vì vậy khi đọc tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều các em bắt gặp chínhmình trong đó Đó cũng là sức hấp dẫn của ngòi bút Nguyễn Quang Thiều.

TIỂU KẾT

Có thể nói Nguyễn Quang Thiều là nhà văn ghi dấu ấn với độc giả bằng thơ.Thơ là thể loại đầu tiên được tác giả lựa chọn khi khởi nghiệp văn chương Thể loạinày đã có công trong việc đem đến cho ông một vị trí nhất định trên văn đàn đươngđại Với thơ, Nguyễn Quang Thiều đã kiến tạo thành công một dòng chảy thi ca tânkì với những kết cấu mới lạ, hình ảnh chuyển động linh hoạt, vừa thực tế vừa ảodiệu, khác hẳn những quy luật khô cứng trước đây.

Bên cạnh đó, thể loại văn xuôi có vai trò củng cố tên tuổi, phong cách và bảnlĩnh nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều Sự ra đời rất đều tay của các cuốn tiểuthuyết, truyện dài và truyện ngắn cả về số lượng và chất lượng cho thấy ông là một

Trang 37

cây bút giàu tiềm năng, giàu nội lực và sức sáng tạo vô cùng mạnh mẽ Đồng thờinhững thành công về các thể loại cũng chính là minh chứng hùng hồn nhất về độchín, độ dày của nghệ thuật viết văn cũng như chiều sâu trong những chiêm nghiệmvề con người trong cõi nhân sinh của nhà văn.

Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều không nhiều, nhưng ôngđã đem đến cho độc giả nhỏ tuổi một không gian trong trẻo của tuổi thơ với nhữngmênh mông đồng ruộng, bát ngát ao đầm và những trò chơi bắt chim đuổi cá in đậmdấu ấn ngọt ngào của tuổi thơ - điều mà trẻ em thị thành thời kĩ thuật số 4.0 vô cùnglạ lẫm, xa vời Có lẽ vì thế, nên truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiềudù giản dị trong ngôn ngữ, nhẹ nhàng trong giọng điệu và đơn giản trong cốt truyệnnhưng mỗi truyện ra đời đều được độc giả nhỏ tuổi đón đợi và say mê Bằng sựchân thành và một tình yêu sâu sắc của một người giàu trách nhiệm với cuộc đời vàvới trẻ em, Nguyễn Quang Thiều qua những câu chuyện nhỏ của mình đã đem đếnnhững bài học quý báu để các em hoàn thiện nhân cách Dù đó là những sáng táccho thiếu nhi, ngòi bút của ông vẫn tỏ rõ được sức nặng của sự tìm tòi và khao khátmới mẻ Đồng thời, truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều cũng gópphần hoàn thiện diện mạo bộ phận Văn học thiếu nhi hiện đại Tóm lại, thơ, văn xuôinói chung và truyện viết cho thiếu nhi nói riêng đã giúp ông củng cố thêm một lầnnữa địa vị nghệ thuật đặc biệt trên văn đàn, định vị những thành công trên con đườngvăn chương của Nguyễn Quang Thiều trong dòng chảy của văn học đương đại.

CHƯƠNG 2

CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN VIẾT CHOTHIẾU NHI CỦA NGUYỄN QUANG THIỀU

2.1 Cốt truyện trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều

2.1.1 Khái lược về cốt truyện

Cốt truyện được coi là một trong những yếu tố cơ bản để tìm ra cấu trúc đíchthực, một mắt xích quan trọng tạo nên tác phẩm tự sự Đã có nhiều công trìnhnghiên cứu khá công phu về yếu tố nghệ thuật này Các nhà nghiên cứu từ cổ điểnđến hiện đại thuộc những trường phái khác nhau trên thế giới đã đề xuất nhiều cáchtiếp cận

Trang 38

tác phẩm nghệ thuật ngôn từ qua hệ thống cốt truyện, nhằm tìm ra mô hình tự sự

mang phong cách riêng của nhà văn Ở Việt Nam, Trần Đình Sử trong cuốn Từ điểnthuật ngữ văn học cũng đã khẳng định: “Cấu trúc đích thực của tác phẩm chỉ baogồm hai yếu tố: Ngôn từ và cốt truyện” [20, tr.56] Trong cuốn Lý luận văn học củaPhương Lựu (2003, Nxb Giáo dục) cốt truyện được định nghĩa: “là hệ thống các sựkiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội mộtcách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mốiquan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm”[42,tr.137] Với quan điểm "nghệ thuật là sự mô phỏng", Aristote chia cốt truyện ra

làm ba phần: phần đầu, phần giữa và phần kết Còn các nhà nghiên cứu tự sự họchiện đại cho rằng cơ sở sâu xa của cốt truyện là một xung đột đang vận động, vì vậyquá trình phát triển của nó cũng chính là quá trình phát triển của xung đột đó với cácgiai đoạn: hình thành, phát triển và kết thúc Hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng:một cốt truyện điển hình sẽ bao gồm 5 phần chính theo thứ tự diễn biến như sau:phần trình bày, phần phát triển, phần thắt nút, phần đỉnh điểm và cuối cùng là phầnkết thúc (phần mở nút) Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào một cốt truyệncũng có đầy đủ 5 thành phần trên, và không phải lúc nào thứ tự của các thành phầnđó cũng được sắp xếp theo đúng trình tự diễn biến như trên Tùy theo mục đích, ýđồ sáng tạo của người viết, cốt truyện có thể thiếu mất một vài thành phần, hoặc cóthể xáo trộn vị trí giữa các phần.

Như vậy, nhìn chung cốt truyện là sự kết hợp giữa hai yếu tố: chuỗi sự kiệnvà cách thức tác giả chuyển tải chúng đến người đọc Nhưng với những cốt truyệnthành công thường hàm chứa những yếu tố bất ngờ và độc đáo Và đoạn mở đầu vàkết thúc là nơi nhà văn mất nhiều thời gian nhất Một cốt truyện thành công là cốttruyện mang đến cho độc giả cảm giác rằng khi gấp sách lại, câu chuyện vẫn tiếp

diễn Nói như Bùi Việt Thắng trong Văn nghệ trẻ số 8 (1989):“Khi tác phẩm kếtthúc, ấy là lúc cuộc sống thực sự của nó mới bắt đầu” [58, tr.18].

Theo chúng tôi, cốt truyện có một vai trò lớn trong việc tạo khung cho tácphẩm và nương vào đó câu chuyện được triển khai theo các trình tự: Trình bày,khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc Nhưng có 3 phần quan trọng nhất làmở đầu, đỉnh

Trang 39

điểm và kết thúc Với ý nghĩa quan trọng như vậy nên khi cầm bút, bất kì nhà vănnào cũng có ý thức phác thảo một bộ khung cốt truyện làm xương sống để triển khaitác phẩm Nguyễn Quang Thiều có nhiều đổi mới về phương thức biểu hiện, đặcbiệt là nghệ thuật xây dựng cốt truyện để bộc lộ tốt nhất chủ đề tư tưởng của tácphẩm Với truyện viết cho thiếu nhi, nhà văn đã tập trung bút lực để xây dựng kiểucốt truyện mang dáng dấp của truyện dân gian, vừa là sự cách tân để hướng đến mộtcốt truyện mang đậm dấu ấn hiện đại, thể hiện rõ nét trong những cốt truyện kịchtính và cốt truyện tâm lý Điều đó vừa tạo nên sự hấp dẫn vừa chuyển tải sâu sắcnhững vấn đề nhân sinh trong mỗi tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

2.1.2 Sự kế thừa của cốt truyện dân gian

Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của văn học Việt Nam, việc các tác giả sửdụng chất liệu văn học dân gian như một chất xúc tác của nghệ thuật đã là một hànhtrình có chiều dài, độ sâu Điều đó khẳng định được tính kế thừa và phát triển củamột nền văn học thống nhất.

Không khó để nhận thấy rằng, một trong những yếu tố góp phần không nhỏ đểvăn học vận động không ngừng là sự tác động qua lại giữa văn học dân gian và vănhọc viết Mảng sáng tác văn học thiếu nhi cũng không nằm ngoài quy luật đó Sứcảnh hưởng của văn học dân gian với văn học viết là rất lớn Văn học kim cổ của thếgiới nói chung và của văn học Việt Nam nói riêng đã cho chúng ta thấy rõ sự thànhcông trong việc khai thác chất liệu dân gian Nhiều công trình nghiên cứu đã chothấy, đa số những tác phẩm nổi tiếng đều là những tác phẩm hài hòa giữa dân gianvà hiện đại Bởi lẽ, khi tiếp cận những tác phẩm văn học viết có âm hưởng văn họcdân gian, độc giả có cơ hội nhân đôi nhận thức thẩm mĩ, khi mà cái mới và cái cũcùng tồn tại đan xen trong một chỉnh thể nghệ thuật Người cầm bút có tâm và tàiphải là người ý thức được trách nhiệm của mình, bên cạnh nỗ lực cách tân nghệthuật, phải hướng đến việc níu giữ những giá trị văn hóa truyền thống trong các sángtác Thực tế, nhiều nhà văn sáng tác đã lựa chọn một lối đi tưởng như là ngược đểtìm về những cốt truyện dân gian của người xưa để làm nên những câu chuyện hiệnđại mang dấu ấn văn học dân gian Lối đi đó đã cho thấy được sự cách tân nghệthuật đầy mới mẻ và nhạy bén của những người cầm bút Họ cũng đã thể hiện sự amhiểu vô cùng tâm lý,

Trang 40

tâm hồn trẻ thơ Bởi lẽ, dù bối cảnh lịch sử có thay đổi, dù bầu không khí mà trẻ thơhít thở hằng ngày không giống như ngày xưa, nhưng những đặc tính tâm lí bản chấtcủa lứa tuổi này thì vẫn thế Điều có thể dẫn dụ, mê hoặc được trẻ nhỏ không gìkhác, là những yếu tố huyền ảo nửa thực, nửa hư trong cổ tích; là những li kì, huyễnhoặc trong thần thoại, những con vật biết nói, ngộ nghĩnh như con người trong ngụngôn và là một không gian huyền thoại, để nhân vật thực hiện những phép thuật siêuphàm Tất cả tạo nên sức hút của những câu chuyện dân gian hiện đại Tác phẩmmang dấu ấn huyền thoại đã làm nên sức hấp dẫn, chất men say, sự lôi cuốn củatruyện thiếu nhi hiện đại Việt Nam.

Trong mối tương tác giữa nhà văn, tác phẩm với bạn đọc nhỏ tuổi, những tácphẩm văn học thiếu nhi đương đại sẽ góp phần đáng kể vào việc giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc, khơi gợi lòng tự hào về quê hương, đất nước cho thiếu nhi Việt Nam,góp một tiếng nói không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của cácem Nguyễn Quang Thiều trên con đường sáng tạo nghệ thuật trong các tác phẩmcho thiếu nhi đã thực hiện một cuộc hành trình “về nguồn” với văn học dân gian -nguồn mạch truyền thống và đưa chúng vào các sáng tác như một dòng chảy lặng lẽ.Có thể xem hành động đó như là cuộc trở về với “căn tính văn hóa” từ phương diệnvăn học, hay là cuộc hòa giải vô tận về cảm quan sáng tác và về với phông nền vănhóa dân gian Dấu ấn dân gian trong truyện cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiềuthể hiện rõ nét ở phương diện cốt truyện.

Với truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều, qua khảo sát, chúng tôinhận thấy cốt truyện của ông có sự kế thừa cốt truyện dân gian khá đậm nét ở thểloại cổ tích Dấu ấn của cốt truyện cổ tích được thể hiện trong tác phẩm của NguyễnQuang Thiều chính là những kết thúc có hậu mà qua đó, Nguyễn Quang Thiều cũngnhư các tác giả dân gian muốn thực hiện triệt để tư tưởng ở hiền gặp lành, ác giả ácbáo trong quá trình đấu tranh thiện - ác Có điều, nếu như trong cổ tích, những ngườinhân danh tiếng nói của cái thiện, điều hiền là những nhân vật lao động thấp cổ béhọng thì trong những truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều lại lànhững cô bé, cậu bé với tâm hồn thơ ngây, trong trẻo và rất đỗi nhân hậu.

Ngày đăng: 18/06/2021, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thái Phan Vàng Anh (2010), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Luận văn Tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Phan Vàng Anh (2010)", Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2010
2. Hà Ân (1969), Mấy ý kiến về truyện lịch sử, Tạp chí văn học (số 3 ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy ý kiến về truyện lịch sử
Tác giả: Hà Ân
Năm: 1969
3. Lại Nguyên Ân (1948), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Tác phẩm mới
Năm: 1948
4. Lại Nguyên Ân (1999), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
6. Vũ Ngọc Bình (1975), Nhìn lại 30 năm văn học thiếu nhi, Tạp chí văn hóa nghệ thuật (số 624) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại 30 năm văn học thiếu nhi
Tác giả: Vũ Ngọc Bình
Năm: 1975
9. Nguyễn Đức Dân ( 1979), Cái lí và chiều sâu qua ngôn ngữ trong truyện nhi đồng, Tạp chí văn học (số 3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cái lí và chiều sâu qua ngôn ngữ trong truyện nhiđồng
10. Hà Minh Đức (1991), Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới, NXB Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1991
11. Nguyễn Xuân Đức (2014), Những vấn đề thi pháp văn học dân gian, NXB Thông tin- Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Xuân Đức (2014), "Những vấn đề thi pháp văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Xuân Đức
Nhà XB: NXB Thông tin- Văn hóa
Năm: 2014
13. Hoàng Anh Đường (1985), Vấn đề sáng tác về con người có thật trong văn học thiếu nhi, Tạp chí văn nghệ (số 8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề sáng tác về con người có thật trong văn họcthiếu nhi
Tác giả: Hoàng Anh Đường
Năm: 1985
14. Hoàng Anh Đường (1985), Nhìn lại mấy cuốn sách viết cho các em nhỏ, Báo văn nghệ (số 11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại mấy cuốn sách viết cho các em nhỏ
Tác giả: Hoàng Anh Đường
Năm: 1985
15. Nhiều tác giả (1983), Bàn về Văn học Thiếu nhi, NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về Văn học Thiếu nhi
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1983
16. Nhiều tác giả (1983), Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1983
17. Nhiều tác giả (2009), Kỷ yếu hội thảo: Những ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đến sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo: Những ảnh hưởng của văn học thiếu nhi đến sự phát triển nhân cách trẻ em trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
Năm: 2009
18. Trần Việt Hà (2019), Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay, Luận văn Tiến sĩ, Viện hàn lâm, Khoa học xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đếnnay
Tác giả: Trần Việt Hà
Năm: 2019
20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1999
21. Nguyễn Thị Hiền ( 2005), Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ ViệtNam sau 1975
22. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
Năm: 2000
23. Đỗ Đức Hiểu (2000), Từ điển văn học, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2000
24. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
25. Nguyễn Chí Hoan, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - người nhìn thấy trăng thật, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Chí Hoan, "Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều - người nhìn thấy trăng thật
Nhà XB: NXB Hội nhà văn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w