1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội

47 2,7K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 195,18 KB

Nội dung

Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong hoạt động kinh doanh du lịch thì hoạt động lữ hành, đặc biệtkinh doanh lữ hành quốc tế là hết sức quan trọng Trong những năm qua dochính sách mở cửa nền kinh tế cùng với những chính sách, biện pháp củaĐảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế đi lên đã tạo điều kiện pháttriển du lịch lữ hành quốc tế góp phần làm tăng lượng khách quốc tế vàoViệt nam và lượng khách Việt nam đi du lịch ở nước ngoài Tuy nhiên,lượng khách quốc tế đến Việt nam còn quá thấp so với nhiều nước trongkhu vực và trên thế giới Sự kém phát triển này là do sản phẩm du lịch củachúng ta còn nghèo nàn, chưa hấp dẫn du khách, các Công ty lữ hành quốctế còn yếu về kinh nghiệm quản lý, chưa xây dựng được sản phẩm đặctrưng, các chương trình du lịch chưa đa dạng phong phú; đồng thời chưađẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường và tổ chức quảng cáo khuếchtrương sản phẩm Tình hình đó đã đặt ra cho các Công ty lữ hành quốc tếViệt nam một loạt vấn đề cần giải quyết cho sự tồn tại và phát triển củachính bản thân mình

Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Du lịch Việt nam Hà nội, xuất phát từ những suy nghĩ và bằng kiến thức thu được trong quátrình học tập và thực tế hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du

-lịch Việt nam - Hà nội, em đã chọn đề tài "Một số vấn đề về lữ hành dulịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam- Hà nội" làm chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cầu thành haichương:

- Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hànhdu lịch.

Trang 2

- Chương II: Tình hình hoạt động kinh doanh lữ hành du lịchquốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội.

Chuyên đề được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩĐinh Văn Sùng Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tớithầy giáo hướng dẫn, Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội và các thầy côgiáo ngành quản lý du lịch đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoànthành chuyên đề này.

Trang 3

I.1 Khái niệm về du lịch và khách du lịch.

I.1.1 Khái niệm về du lịch.

Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triểncủa loài người Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp, hoạt động du lịchcòn mang tính tự phát, đó là cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa,chùa chiền, các nhà thờ Kitô giáo Đến thế kỷ XVII, khi các cuộc chiếntranh kết thúc, thời kỳ Phục hưng ở các nước Châu Âu bắt đầu, kinh tế - xãhội phát triển nhanh, thông tin, bưu diện cũng như giao thông vận tải pháttriển và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ.

Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của Hãng du lịch lữhành Thomas Cook - người đặt nền móng cho việc phát triển các hãng dulịch lữ hành ngày nay Năm 1841 Thomas Cook đã tổ chức cho 570 ngườiđi từ Leicestor tới Loughborough với một mức giá trọn gói bao gồm cácdịch vụ về thức ăn, đồ uống, vui chơi và ca nhạc tập thể Nhưng du lịchchỉ thực sự phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 của thế kỷXX khi cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ II đem lại những thành

quả to lớn về kinh tế và xã hội Con người sống trong không gian "bê

tông", "máy tính", tác phong công nghiệp đã quá mệt mỏi, họ nảy sinh nhu

cầu trở về với thiên nhiên, về với cội nguồn văn hoá dân tộc hay chỉ đơngiản là nghỉ ngơi sau một thời gian lao động

Như vậy, du lịch đã trở thành hiện tượng quen thuộc trong đời sốngcon người và ngày càng phát triển phong phú cả về chiều rộng và chiềusâu.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) năm 1998 khách du lịch toàncầu là 625 triệu lượt người, thu nhập từ du lịch là 448 tỷ đô la Mỹ, năm1999 là 645 triệu lượt người, năm 2000 là 692 triệu lượt người Và dự báolượng du khách đạt đến 783 triệu lượt người vào năm 2005 và 937 triệulượt người vào năm 2010.

Trang 4

Vậy du lịch là gì ?

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) định nghĩa:

"Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của một cá nhân đi đến và

lưu lại tại những điểm ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong thời giankhông dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đíchkhác".

Ở Việt nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịchnăm 1999 như sau:

"Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trongmột khoảng thời gian nhất định".

Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một hoạt động liên quanđến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thườngxuyên của họ bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơikhác với mục đích chủ yếu không phải làm kiếm tiền Quá trình đi du lịchcủa họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ởnơi họ cư trú tạm thời.

Có rất nhiều cách phân loại du lịch Căn cứ vào nhu cầu và mục đíchcủa chuyến đi du lịch, du lịch được phân thành du lịch nghỉ ngơi, du lịchchữa bệnh, du lịch tham quan ; căn cứ vào thời gian và địa điểm củachuyến du lịch có du lịch quanh năm, du lịch theo mùa; Căn cứ vào hìnhthức du lịch thì có du lịch theo tổ chức và du lịch không qua tổ chức hay dulịch riêng lẻ Trong chuyên đề này chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến việcphân loại du lịch theo tiêu thức địa lý chính trị.

Căn cứ vào tiêu thức địa lý, chính trị, dưới góc độ một quốc gia thìdu lịch được phân chia thành du lịch nội địa và du lịch quốc tế Du lịch nộiđịa là loại hình du lịch mà các mối quan hệ, các hiện tượng gắn với du lịchchỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia Ngược lại, du lịch quốc tếlà loại hình du lịch mà các cuộc hành trình và lưu trú của một cá nhân bênngoài phạm vi, lãnh thổ nước họ, nghĩa là ở nước ngoài.

Trang 5

I.1.2 Khái niệm về khách du lịch.

Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt của con người, đượckhơi dậy và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố Khi trình độ sản xuất xã hộingày càng cao, các mối quan hệ trong xã hội ngày càng được hoàn thiện thìnhu cầu đi du lịch của con người càng trở nên gay gắt Để thoả mãn nhucầu này các cơ sở kinh doanh du lịch ra đời, và đối với họ, khách du lịch làđối tượng cần quan tâm hàng đầu.

Khi định nghĩa về khách du lịch, người ta thường căn cứ vào các tiêuthức sau:

+ Phải rời khỏi nơi thường trú.

+ Mục đích chuyến đi: với mọi mục đích, trừ mục đích lao động kiếm tiền.+ Giới hạn về thời gian: phải trên 24 giờ (hay ngủ lại một đêm) vànhỏ hơn một năm.

Theo Pháp lệnh du lịch năm 1999, khách du lịch được hiểu:

"Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trườnghợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để thu nhập ở nơi đến".

Khách du lịch được phân chia thành khách du lịch nội địa và kháchdu lịch quốc tế Theo Quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục Du lịch Việtnam thì:

"Khách du lịch nội địa là công dân Việt nam rời khỏi nơi ở của mìnhkhông quá 12 tháng, đi tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm ngườithân, bạn bè, kinh doanh trên lãnh thổ Việt nam".

"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam định cưở nước ngoài đến Việt nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan,nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tưkinh doanh ".

I.2 Sự ra đời hoạt động kinh doanh lữ hành và vai trò của nó tronghoạt động du lịch:

Quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch là mối quan hệ mâu thuẫn vàphức tạp, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong cũng như bênngoài Do đó, sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành dulịch là một tất yếu khách quan để giải quyết sự mâu thuẫn này

Thứ nhất, Cung du lịch mang tính chất cố định, còn cầu du lịch lại

phân tán khắp mọi nơi: các tài nguyên du lịch và các nhà cung cấp sản

Trang 6

phẩm du lịch (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí ) không thểmang được những giá trị của sản phẩm của mình đến tận nơi ở thường

xuyên của khách hay không thể mang "rao bán" khắp nơi đến tay cho

khách mà du khách phải tìm đến với các tài nguyên và sản phẩm du lịch.Như vậy, trong du lịch chỉ có dòng chuyển động ngược chiều từ cầuđến với cung, không có dòng chuyển động từ cung đến với cầu như phầnlớn các sản phẩm hàng hoá khác Trong một phạm vi nào đó, người ta cóthể nói cung du lịch tương đối thụ động, cầu du lịch phải tìm đến với cungkhi cầu không có đủ thông tin về cung Do vậy, phải xuất hiện một hoạtđộng trung gian là hoạt động lữ hành Hoạt động lữ hành nhằm cung cấpđầy đủ các thông tin về điểm du lịch, cơ sở lưu trú, các dịch vụ khác dukhách và làm động tác ghép nối các hàng hoá và dịch vụ tạo thành mộtchương trình du lịch trọn gói phục vụ cho du khách.

Thứ hai, Cầu du lịch mang tính chất tổng hợp còn cung du lịch mang

tính chất đơn lẻ Khi đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu về mọi thứ, từtham quan các tài nguyên du lịch tới việc ăn ngủ, đi lại, làm visa, hộchiếu cũng như thưởng thức các giá trị văn hoá tinh thần Có nghĩa là,ngoài những nhu cầu hàng ngày, khách du lịch còn rất nhiều nhu cầu đặcbiệt khác Đối lập với tính tổng hợp nhu cầu của khách du lịch thì kháchsạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu lưu trú, công ty vận chuyển chỉ đảm bảo việctự sắp xếp, bố trí các hoạt động để có một chuyến du lịch như ý muốn.

Thứ ba, Các cơ sở kinh doanh du lịch gặp khó khăn trong thông tin

quảng cáo, khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và khảnăng tự tổ chức các chuyến du lịch với chất lượng cao, phù hợp nhu cầu.Do vậy những thông tin về cung không thể trực tiếp đến với khách du lịch,bản thân khách du lịch lại gặp phải những khó khăn đi du lịch như: ngônngữ, thủ tục xuất nhập cảnh, tiền tệ, phong tục tập quán, sự hiểu biết vềđiểm du lịch và tâm lý lo ngại Vì vậy mà giữa khách du lịch với các cơ sởkinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều bức tường chắn ngoài khoảng cách vềđịa lý.

Cuối cùng, do kinh tế phát triển, thu nhập của mọi tầng lớp tăng lênkhông ngừng Khách du lịch ngày càng yêu cầu được phục vụ tốt hơn, chuđáo hơn Họ chỉ muốn có một công việc chuẩn bị duy nhất đó là chi phí trảcho chuyến du lịch Tất cả những công việc còn lại phải có sự sắp xếpchuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch.

Trang 7

Chính vì những lý do trên mà tất yếu phải xuất hiện một tác nhân cókhả năng liên kết cung và cầu để giải quyết các mâu thuẫn Tác nhân đóchính là các Công ty lữ hành du lịch nói chung và Công ty lữ hành quốc tếnói riêng, những người thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành.

Vậy hoạt động kinh doanh lữ hành là gì ? Theo Tổng cục Du lịchViệt nam (Quy chế quản lý lữ hành ngày 29/4/1995) thì:

"Kinh doanh Lữ hành (Tour Operators Business) là việc thực hiện

các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịchtrọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếphay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thựchiện chương trình và hướng dẫn du lịch Các doanh nghiệp lữ hành đươngnhiên được phép tổ chức mạng lưới đại lý lữ hành".

Những doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành đó làcác Công ty lữ hành, Công ty lữ hành ra đời đã giúp cho khách du lịch cóđiều kiện thuận lợi và cảm thấy thoải mái, yên tâm hơn, bớt hao tổn thờigian và tiền của trong chuyến du lịch So với việc tự tổ chức một chuyến đicủa cá nhân thì giá của chuyến đi thông qua các Công ty lữ hành là tươngđối rẻ Về phía các nhà cung cấp, nhờ có các Công ty lữ hành mà họ bớt điđược phần nào sự thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm, bớt được sự rủi rovì lượng khách bất thường, tăng được khả năng thu hút khách cũng nhưviệc tiêu thụ sản phẩm của mình để tập trung vào việc sản xuất, mở rộngquy mô và đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra các dịch vụ du lịch mới phục vụnhu cầu của khách du lịch.

Công ty lữ hành còn đóng vai trò trung gian, bán và tiêu thụ sảnphẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, trên cơ sở đó, rút ngắn hoặcxoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.Công ty lữ hành còn thu hút và tổ chức gửi khách tới các điểm du lịch, tạođiều kiện cho các cơ sở kinh doanh ở đó khai thác với mức tốt nhất côngsuất hoạt động của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của mình Hơn thế nữa,nếu là những Tập đoàn lữ hành Du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ gópphần quyết định tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại vàtương lai.

II NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH.II.1 Khái niệm về Công ty Lữ hành.

Đã tồn tại khá nhiều định nghĩa khác nhau về Công ty lữ hành xuấtphát từ các góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu các Công ty lữ hành.

Trang 8

Mặt khác bản thân hoạt động du lịch nói chung và lữ hành du lịch nói riêngcó nhiều biến đổi theo thời gian Ở mỗi một giai đoạn phát triển, hoạt độnglữ hành du lịch luôn có những hình thức và nội dung mới.

Thời kỳ đầu tiên: Công ty lữ hành được đinh nghĩa như là một pháp

nhân kinh doanh chủ yếu dưới hình thức là đại lý, đại diện của các nhà sảnxuất (khách sạn, hãng ôtô, tàu biển ) bán sản phẩm tới tận tay người tiêudùng với mục đích thu tiền hoa hồng.

Thời kỳ phát triển cao hơn: Công ty lữ hành được hiểu không phải là

một trung gian thuần tuý, mà còn tự tạo ra các sản phẩm của mình bằngcách tập hợp các sản phẩm riêng rẽ như dịch vụ khách sạn, vé máy bay,ôtô, tàu thuỷ và các chuyến tham quan thành một sản phẩm (chương trìnhdu lịch) hoàn chỉnh và bán cho khách hàng du lịch với một mức giá gộp,đặc biệt Công ty lữ hành là người có quyền quyết định chất lượng sảnphẩm của mình.

Ở Việt nam, theo Quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục du lịch thì:

"Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhận, hạch toán độc lập

được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, ký kết hợpđồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán chokhách du lịch".

Theo cách phân loại của Tổng cục du lịch Việt nam thì các Công tylữ hành gồm 2 loại: Công ty lữ hành quốc tế và Công ty lữ hành nội địa

"Công ty Lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán các chương

trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách du lịch đểtrực tiếp thu hút khách đến Việt nam và đưa công dân Việt nam, ngườinước ngoài vào cư trú tại Việt nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện cácchương trình du lịch đã bán hoặc ký hợp đồng uỷ thác từng phần, trọn góicho Lữ hành nội địa".

II.2 Cơ cấu tổ chức của một Công ty Lữ hành.

Mỗi một Công ty lữ hành nói chung và Công ty lữ hành quốc tế nóiriêng đều có một cơ cấu tổ chức nhất định sao cho phù hợp với quy mô,điều kiện, chức năng kinh doanh của từng công ty Ở Việt nam, mô hìnhcơ cấu tổ chức của một Công ty lữ hành du lịch có quy mô trung bình đượcthể hiện bằng sơ đồ sau:

Trang 9

Giám đốc

Bộ phận tổng hợp Bộ phận nghiệp vụ Du lịchBộ phận hỗ trợ phát triển

Tài chính kế toánTổ chức lao độngHành chính tổng hợp

Thị trườngĐiều hànhHướng dẫn

Các chi nhánhKinh doanh khách sạnKinh doanh vận chuyểnKinh doanh khác

Sơ đồ 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của một Công ty lữ hành du lịch.

Từ mô hình trên ta thấy cơ cấu tổ chức của một Công ty lữ hành dulịch nói chung và Công ty lữ hành du lịch quốc tế nói riêng gồm 3 bộ phận:bộ phận tổng hợp, bộ phận nghiệp vụ du lịch, bộ phận hỗ trợ phát triển.Trong đó, bộ phận về nghiệp vụ du lịch được coi là xương sống trong toànbộ hoạt động của Công ty lữ hành du lịch quốc tế, bao gồm; phòng điềuhành, phòng hướng dẫn, phòng thị trường Mỗi phòng có chức năng chuyêntrách riêng tạo thành thể thống nhất trong quá trình từ tạo ra sản phẩm củaCông ty, đưa ra bán trên thị trường đến việc thực hiện các chương trình.

- Phòng điều hành: có chức năng xây dựng, tổ chức phối hợp thựchiện các chương trình du lịch.

- Phòng hướng dẫn: được tổ chức theo các nhóm ngôn ngữ, đội ngũlao động là các hướng dẫn viên đại diện cho Công ty trực tiếp cùng kháchthực hiện chương trình du lịch.

- Phòng thị trường: có chức năng thăm dò tìm kiếm và thu hút kháchđến với Công ty, lập các chương trình du lịch và trực tiếp liên hệ với kháchđể bán các chương trình du lịch (trọn gói hay từng phần dịch vụ) đến vớicác đoàn khách hay đối tượng khách lẻ.

Trang 10

II.3 Các hoạt động chủ yếu của Công ty Lữ hành du lịch.

Các Công ty lữ hành xuất hiện nhằm khắc phục và giải quyết sự mấtcân đối giữa cung và cầu trong du lịch, là chiếc cầu nối giữa du khách (đặcbiệt là du khách quốc tế) với các điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ trongngành du lịch và các đơn vị dịch vụ khác.

Để thực hiện chức năng này, các Công ty lữ hành du lịch nói chungvà các Công ty lữ hành du lịch quốc tế nói riêng tiến hành hoạt động trêncác mảng chủ yếu sau: hoạt động trung gian, hoạt động nghiên cứu thịtrường và xây dựng chương trình du lịch, hoạt động quảng cáo, hoạt độngtổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói.

II.3.1 Hoạt động trung gian.

Hoạt động trung gian là việc bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịchvụ du lịch tới khách du lịch Đây là hoạt động đầu tiên đã có từ lâu Cùngvới sự xuất hiện của đơn vị lữ hành đầu tiên và là truyền thống của cácCông ty lữ hành, bởi vậy nó là nền tảng của Công ty lữ hành Trong hoạtđộng này, Công ty lữ hành đóng vai trò là người môi giới, do đó đượchưởng một tỉ lệ hoa hồng nhất định Các dịch vụ trung gian chủ yếu baogồm: đăng ký đặt chỗ trong khách sạn cho khách, đặt bàn tại nhà hàng, đặtchỗ và bán vé cho các phương tiện giao thông, làm trung gian cho việcthanh toán giữa khách du lịch và cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, một số cáchoạt động trung gian khác như: làm trung gian cho các hãng bảo hiểm haylàm trung gian cho việc bán các chương trình du lịch của các Công ty lữhành du lịch khác.

II.3.2 Hoạt động nghiên cứu thị trường.

Dưới giác độ một doanh nghiệp kinh doanh du lịch, thị trường du lịchlà một nhóm khách hàng hay một tập hợp nhóm khách hàng đang tiêu dùnghay đang có nhu cầu, có sức mua sản phẩm nhưng chưa được đáp ứng Đểcó thị trường tốt, doanh nghiệp lữ hành cần phải chú ý đến hoạt độngnghiên cứu thị trường từ đó có những chính sách sản phẩm cho phù hợp vớinhu cầu của thị trường Muốn được như vậy, doanh nghiệp phải tiến hànhnghiên cứu tìm hiểu thị trường ở cả hai mặt cung và cầu trong du lịch.

Hoạt động nghiên cứu cầu trong du lịch tức là nghiên cứu thói quentiêu dùng, xu hướng vận động, đặc điểm tâm lý, tính cách, sở thích củacác đối tượng khách khác nhau Bởi những yếu tố này tác động đến việchình thành các chương trình du lịch để thu hút được nhiều khách, có thêm

Trang 11

nhiều thị trường, Công ty còn phải nghiên cứu kỹ về nhu cầu riêng củatừng loại khách; mục đích đi du lịch của khách; thời gian dỗi và khả năngthanh toán của khách để xác định rõ độ dài của chương trình Ngoài ra,Công ty lữ hành còn phải tìm hiểu và chú ý đến sự thay đổi của "mốt" dulịch qua từng thời kỳ, để nhạy bén hơn trong việc sản xuất ra sản phẩm làchương trình du lịch Như vậy, cầu trong du lịch thì rất phong phú vì thếviệc nghiên cứu cung trong du lịch lại càng quan trọng hơn Nó được hìnhthành trên cơ sở các yếu tố: tài nguyên du lịch, cơ sở - vật chất kỹ thuật,những dịch vụ, hàng hoá phục vụ khách du lịch Đây chính là cơ sở choviệc xây dựng các chương trình du lịch Hơn thế nữa, Công ty còn phảinghiên cứu xem xét về vị trí, điều kiện, khả năng của mình có thể đápứng một hay vài đối tượng khách nào đó để lựa chọn cho mình thị trườngkhách mục tiêu nhằm thoả mãn tối đa những nhu cầu của khách hàng màmình phục vụ.

Một Công ty lữ hành quốc tế được đánh giá là hoạt động mạnh tronglĩnh vực của mình thì thường có mối quan hệ với rất nhiều Hãng lữ hànhgửi khách và nhận khách quốc tế vì chính những đơn vị này sẽ là nguồncung cấp khách tương đối ổn định cho Công ty Do vậy, công tác nghiêncứu thị trường của các Công ty lữ hành du lịch quốc tế thường phức tạphơn so với Công ty lữ hành du lịch nhận khách quốc tế.

II.3.3 Hoạt động xây dựng chương trình du lịch.

Trong hoạt động kinh doanh lữ hành du lịch thì chương trình du lịchlà sản phẩm đặc trưng, và được cấu thành từ ba yếu tố: kỹ thuật, kinh tế vàpháp luật.

Yếu tố có tính chất kỹ thuật (hành trình tour, phương tiện vậnchuyển, địa điểm cơ sở lưu trú, độ dài lưu trú của khách tại một điểm, ngônngữ được sử dụng trong hành trình tour đó ) Các yếu tố có nội dung kinhtế (giá tour dựa trên cơ sở các chi phí bỏ ra để tạo thành tour đó, cộng với tỉlệ hoa hồng Công ty lữ hành phải trả khi bán buôn sản phẩm hay uỷ thácviệc tiêu thụ sản phẩm của mình cho các Hãng lữ hành khác cộng với tỉ lệlợi nhuận) Các yếu tố mang tính pháp luật (là tất cả các hoạt động trên cơsở hợp đồng mang tính pháp luật như hợp đồng của Công ty lữ hành vớikhách, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch, ).

Do vậy, chương trình du lịch khi được xây dựng phải đảm bảo nhữngyêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đápứng được những mục tiêu của Công ty lữ hành, có sức lôi cuốn thúc đẩy

Trang 12

khách du lịch ra quyết định mua chương trình Để đạt được yêu cầu đó, cácchương trình du lịch được xác định theo quy trình gồm các bước sau đây:

1 Nghiên cứu nhu cầu của thị trường (khách du lịch quốc tế).

2 Nghiên cứu khả năng đáp ứng: tài nguyên du lịch, các nhà cungcấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường du lịch.

3 Xác định khả năng và vị trí của Công ty lữ hành.4 Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch.5 Giới hạn quỹ thời gian và mức giá tối đa.

6 Xây dựng tuyến hành trình cơ bản bao gồm những điểm du lịchchủ yếu bắt buộc của chương trình.

7 Xây dựng phương án vận chuyển.8 Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống.

9 Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung cho hành trình Chi tiết hoáchương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi giải trí 10 Xác định giá thành và giá bán của chương trình du lịch

11 Xây dựng những quy định của chương trình du lịch.

Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình dulịch trọn gói đều phải lần lượt qua tất cả các bước nói trên.

 Xác định giá thành của chương trình du lịch Giá thành củachương trình du lịch bao gồm toàn bộ những chi phí thực sự mà Công ty lữhành phải chi trả để tiến hành thực hiện các chương trình du lịch Thôngthường có 2 phương pháp cơ bản sau:

Phương pháp 1: Xác định giá thành theo khoản mục chi phí Phươngpháp này xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ các chi phí phát sinhvào thành hai khoản mục chủ yếu:

Chi phí cố định là chi phí tính cho cả đoàn khách hay đó là mức chiphí cho các hàng hoá và dịch vụ mà mức giá của chúng không thay đổi mộtcách tương đối so với số lượng khách trong đoàn Trong một chương trìnhdu lịch, chi phí cố định bao gồm:

- Chi phí vận chuyển.

- Chi phí về các phương tiện tham quan (tàu thuỷ, ôtô )- Chi phí hướng dẫn.

Trang 13

- Chi phí thuê bao khác (văn nghệ )

Chi phí biến đổi là chi phí tính cho từng khách du lịch hay đó là mứcchi phí gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng du khách Khitính giá thành một chương trình du lịch, chi phí biến đổi thường bao gồm:

- Chi phí về lưu trú (khách sạn)- Chi phí ăn.

- Chi phí tham quan.

- Chi phí về Visa - hộ chiếu và chi phí biến đổi khác.

Giá thành cho một khách du lịch được tính theo công thức:

Z = b +

Giá thành cho đoàn khách:

Z = N.b + ATrong đó: Z: giá thành.

N: số thành viên trong đoàn.

A Tổng chi phí cố định tính cho cả đoàn khách.b Tổng chi phí biến đổi tính cho một khách.Phương pháp 2: Xác định giá thành theo lịch trình.

Về cơ bản phương pháp này không có gì đặc biệt so với phương phápthứ nhất Tuy nhiên, các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết lầnlượt theo từng ngày của lịch trình, xác định giá thành của một khách trongmột ngày, sau đó nhân lên với số ngày trong chương trình sẽ tính được giáthành chương trình cho một khách.

Giá thành cả đoàn khách: Z = N x b + A.

 Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc vào các yếu tốsau: mức giá phổ biến của chương trình du lịch cùng loại trên thị trường,giá thành của chương trình du lịch, vai trò, khả năng của Công ty lữ hànhtrên thị trường, mục tiêu, chính sách kinh doanh của Công ty và mức độcạnh tranh trên thị trường.

Căn cứ vào các yếu tố trên, Công ty lữ hành có thể xác định giá báncủa chương trình du lịch theo 2 phương pháp cơ bản sau:

Phương pháp 1: Xác định giá bán trên cơ sở xác định hệ số theo chiphí giá thành.

Trang 14

Ta có công thức sau:

G = Z + P + Cb + Ck + T

= Z + Z * dp + Z * b + Z * k + Z * Tb + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * T= Z (1 + P + b + K + T)b + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * T

G = Z (1 + b + Z * k + Z * T)Trong đó:

P: khoản lợi nhuận dành cho Công ty lữ hành.

Cb: chi phí bán hàng, bao gồm hoa hồng cho đại lý, chi phí khuếch trương.Ck: các chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí dự phòng.

T: Các khoản thuế.

Tất cả các khoản trên đều được tính bằng phần trăm (hoặc hệ số nàođó) của giá thành Trong công thức trên: p; b ; k; T là các hệ số tươngb + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * T b + Z * k + Z * Tứng của lợi nhuận, chi phí bán, chi phí khác và thuế, tính theo giá thành, b + Z * k + Z * Tlà tổng của các hệ số.

Phương pháp 2: Xác định giá bán trên cơ sở các khoản chi phí, lợinhuận nói trên vì một lý do nào đó: những quy định, tập quán hoặc chínhsách kinh doanh, tất cả các hệ số trên được tính theo giá bán Khi đó ta cócông thức sau:

II.3.4 Hoạt động quảng cáo.

Tất cả các hoạt động quảng cáo đều nhằm khơi dậy nhu cầu củadu khách đối với các sản phẩm của Công ty lữ hành Các sản phẩm quảngcáo tạo ra sự phù hợp giữa các chương trình du lịch với nhu cầu mongmuốn và nguyện vọng của khách du lịch.

Khi quảng cáo cho các chương trình du lịch trọn gói, các Công tylữ hành thường áp dụng các hình thức quảng cáo sau:

+ Quảng cáo bằng các ấn phẩm, tập gấp, tập sách mỏng, áp phích

Trang 15

+ Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo, tạp chí,truyền hình

+ Các hoạt động khuếch trương như: tổ chức các buổi tối quảng cáo,tham gia hội chợ

+ Quảng cáo trực tiếp: gửi các ấn phẩm quảng cáo đến các địa chỉcủa khách, phỏng vấn du khách sau chuyến đi

+ Các hình thức khác như: băng video, phim quảng cáo.

Đối với hoạt động lữ hành quốc tế, để thu hút được nhiều khách quốctế thì có các hình thức quảng cáo hữu hiệu sau:

+ Quảng cáo cho khách nước ngoài các chương trình du lịch trênmạng Internet để mở rộng phạm vi quảng cáo.

+ Tìm đối tác là các Công ty lữ hành gửi khách quốc tế để ký hợpđồng nhận khách.

+ Xây dựng và quảng cáo các tour du lịch đặc biệt mang tính khámphá, mạo hiểm hay đặc trưng về bản sắc văn hoá, phong tục tậpquán của Việt nam hoặc của một nước nào đó trên thế giới.

+ Đặt văn phòng đại diện của Công ty tại nước ngoài để có điều kiệntiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu và quảng cáo trực tiếp các chương trìnhdu lịch cho khách quốc tế.

+ Tham gia vào tổ chức du lịch quốc tế, các cuộc triển lãm hội chợquốc tế

Tuy nhiên, các hình thức quảng cáo trên đòi hỏi chi phí và các điềukiện khác như thời gian, mối quan hệ, kinh nghiệm ở mức độ rất cao Tuynhiên, đối với các Công ty lữ hành quốc tế của Việt nam chưa có khả năngthực hiện được nhiều các hình thức quảng cáo trên Điều đó phần nào ảnhhưởng đến khả năng thu hút khách quốc tế đến du lịch Việt nam.

II.3.5 Tổ chức bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói.

a Tổ chức bán.

Để có thể bán được các chương trình du lịch trọn gói cho khách dulịch, Công ty lữ hành quốc tế phải sử dụng và khai thác tối đa kênh phânphối sản phẩm trong du lịch Kênh phân phối sản phẩm du lịch là hệ thốngcác dịch vụ nhằm tạo ra các điểm bán hoặc tiếp cận sản phẩm thuận tiệncho khách du lịch ở ngoài địa điểm diễn ra quá trình sản xuất và tiêu dùng.Việc lựa chọn các kênh phân phối phù hợp có ý nghĩa rất lớn vì nó sẽ giúp

Trang 16

Công ty cung cấp các sản phẩm của mình cho du khách một cách hiệu quảnhất Trên thực tế, do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sản phẩm, khả năngvà điều kiện của Công ty, điều kiện của thị trường, thói quen tiêu dùng củakhách mà Công ty lựa chọn kênh phân phối dài hay ngắn, trực tiếp haygián tiếp Kênh tiêu thụ trực tiếp thể hiện mối quan hệ trực tiếp giữa Côngty lữ hành với khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm Trong kênh tiêuthụ gián tiếp Công ty lữ hành không trực tiếp tiêu thụ sản phẩm mà uỷnhiệm cho các đại lý của mình hoặc các Công ty lữ hành gửi khách bán sảnphẩm Hệ thống các kênh phân phối đó được thể hiện bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Hệ thống các kênh phân phối sản phẩm du lịch của Công tylữ hành.

Kênh tiêu thụ trực tiếp là loại kênh bán hàng của Công ty lữ hànhquốc tế người tiêu thụ sản phẩm ở đây là khách du lịch quốc tế hay khách ởtrong nước đi du lịch nước ngoài do Công ty lữ hành quốc tế đảm bảo theođúng chất lượng sản phẩm do mình bán ra và chịu mọi rủi ro, uy tín về sảnphẩm của mình bán ra.

b Tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

Trong Du lịch, khi sản xuất xong sản phẩm là chương trình du lịch,kể cả khi đã bán sản phẩm cho du khách, du khách trả tiền rồi nhưng quátrình tiêu thụ chưa kết thúc, Công ty lữ hành còn phải tổ chức thực hiệnchương trình du lịch đó.

Thực chất của việc thực hiện chương trình du lịch là thực hiện giảiquyết mối quan hệ sau:

- Mối quan hệ giữa Công ty lữ hành và nhà cung cấp.

- Mối quan hệ giữa Công ty lữ hành du lịch và khách du lịch.Công

Kháchdu lịch

Công tygửi khách

Đại lý du lịchbán buôn

Đại lý du lịch

bán lẻ

Trang 17

- Mối quan hệ giữa Công ty lữ hành nhận khách và Công ty lữ hànhgửi khách.

- Mối quan hệ giữa khách du lịch và hướng dẫn viên.

Hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch trọn gói bao gồmcác hoạt động cụ thể sau:

 Các hoạt động trước chuyến đi:

- Thoả thuận với khách hoặc với Công ty gửi khách về nội dung, thờigian thực hiện, mức giá của chương trình

- Ghi tên đoàn khách, thu thập thông tin về các nhu cầu đi lại, ăn, ở,vui chơi giải trí của du khách và nhận tiền đặt cọc.

- Thông tin cho các nhà cung cấp (khách sạn, nhà hàng ) về việc đặtphòng, đặt suất ăn và thông tin đi lại cho khách du lịch hay Công ty gửikhách.

- Bố trí, sắp xếp hướng dẫn viên, lái xe

- Tổ chức các hoạt động đón tiếp, đặc biệt là đối với khách quantrọng, người lãnh đạo hoặc người trực tiếp điều hành tour phải có mặt thamgia đón tiếp khách.

 Các hoạt động trong chuyến đi.

- Theo dõi kiểm tra, đảm bảo các dịch vụ theo đúng chủng loại, chấtlượng nhằm ngăn chặn kịp thời những thiếu sót và đảm bảo không bị cắtxén hoặc thay đổi các dịch vụ trong chương trình.

- Yêu cầu hướng dẫn viên báo cáo thường xuyên tình hình của đoànkhách, xử lý kịp thời các tình huống bất thường có thể xảy ra.

- Phối hợp các bộ phận trong quá trình thực hiện chương trình. Các hoạt động sau chuyến đi.

- Tổ chức các buổi liên hoan tiễn khách.

- Thu các phiếu trưng cầu ý kiến của khách (nếu có) và báo cáo vềchuyến đi của hướng dẫn viên).

- Xử lý các công việc còn tồn đọng cần giải quyết sau chương trình(nếu có) như: thất lạc hành lý của khách, khách bị ốm

- Thanh toán với các nhà cung cấp, với các Công ty lữ hành gửikhách và tiến hành thanh toán trong nội bộ Công ty.

- Gửi thư chúc mừng và tặng quà cho khách (nếu có).

Trang 18

- Tổ chức họp mặt rút kinh nghiệm trong Công ty (nếu cần).

Ngoài các hoạt động chính nêu trên, ngày nay quy mô của các Côngty lữ hành đã được mở rộng và các hoạt động cũng được phát triển phongphú như bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, làm thủ tục xuấtnhập cảnh, đổi tiền, cho thuê xe

II.4 Sản phẩm chính của Công ty lữ hành và các đặc điểm cơ bảncủa nó.

Sản phẩm của Công ty lữ hành thường bao gồm 2 loại cơ bản là cácdịch vụ du lịch riêng lẻ và các chương trình du lịch trọn gói Tuy nhiên, sảnphẩm chính của các Công ty lữ hành không phải là các dịch vụ môi giới màlà các chương trình du lịch trọn gói.

Các chương trình du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứvào đó người ta tổ chức những chuyến du lịch với mức giá đã được xácđịnh trước Nội dung của chương trình bao gồm các hoạt động như vậnchuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí Mức giá của chương trìnhbao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trìnhthực hiện chương trình du lịch.

Các chương trình du lịch trọn gói mang những đặc điểm của sảnphẩm du lịch Sản phẩm du lịch không thật cụ thể, không tồn tại dưới dạngvật chất, do đó không thể bày bán được như những sản phẩm hàng hoáthông thường khác và được bán cho du khách trước khi họ thấy sản phẩmđó Du khách chỉ thấy được sản phẩm hàng hoá khi họ đã mua, khi họ tiêudùng và điều này làm cho du khách khó có thể kiểm tra được chất lượngcác sản phẩm trước khi tiêu dùng.

Đặc biệt, sản phẩm du lịch được tạo bởi nhiều ngành kinh doanhkhác như: giao thông vận tải, bưu điện, viễn thông, văn hoá, hệ thống các

khách sạn các sản phẩm luôn mang tính chất "tươi sống" nên không thể lưu

kho tích trữ được Ngoài ra, do tính chất của sản phẩm du lịch là cố định ởmột nơi và thường xa nơi ở thường xuyên của khách, do đó để tiêu thụ sảnphẩm khách phải đến tận nơi có sản phẩm du lịch Những điều này chothấy việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch được thực hiện trùng hợp vềmặt không gian và thời gian Do mang những đặc điểm của sản phẩm dulịch, các chương trình du lịch trọn gói là sản phẩm vô hình, không thểmang trưng bày, không thể quảng cáo được ở quầy hàng như các sản phẩmvật chất bình thường khác Do đó du khách chỉ có thể đánh giá được chất

Trang 19

chương trình du lịch đó Nói cách khác, chất lượng một chương trình dulịch không phải là một đại lượng cố định, nó luôn gắn liền với thời gian,không gian tạo ra và tiêu dùng nó.

Nội dung của một chương trình du lịch trọn gói bao gồm các hoạtđộng vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí Vì vậy, để có mộtchương trình du lịch hoàn hảo cần phải biết kết hợp hài hoà các yếu tố này,phải có mối quan hệ với các nhà cung ứng các dịch vụ du lịch trong quátrình du lịch hoàn hảo cần phải biết kết hợp hài hoà các yếu tố này, phải cómối quan hệ với các nhà cung ứng các dịch vụ du lịch trong quá trình tổchức xây dựng, bán, và thực hiện các chương trình du lịch này

Trang 20

Cuối năm 1989 đầu năm 1990, do có sự chuyển đổi về cơ chế kinhtế, và yêu cầu sắp xếp lại tổ chức sản xuất kinh doanh, giảm bớt đầu mốiquản lý trong nền kinh tế quốc dân, Tổng cục Du lịch Việt nam được sátnhập vào Bộ văn hoá, và đến tháng 4 năm 1990, Tổng Công ty Du lịch Việtnam được thành lập (trên cơ sở của Tổng cục Du lịch Việt nam (cũ)) trựcthuộc Bộ văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch.

Tháng 6 năm 1991, Tổng Công ty Du lịch Việt nam được chuyển vềtrực thuộc Bộ Thương mại và Du lịch Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoáIX đã quyết định tách Du lịch thành một ngành kinh tế độc lập (cho phépthành lập Tổng cục Du lịch Việt nam trực thuộc Chính phủ) Vì vậy, Chínhphủ đã quyết định cho Tổng cục Du lịch bắt đầu hoạt động từ ngày 15tháng 11 năm 1992 Và Nghị định 20/CP, ngày 27 tháng 12 năm 1992 củaChính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục.Ngày 5 tháng 01 năm 1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 02/CP vềviệc “giải thể Tổng Công ty Du lịch Việt nam” Để đảm bảo hoạt động sảnxuất kinh doanh hoạt động được bình thường của đơn vị, Tổng cục Du lịchViệt nam quyết định tách bộ máy của Tổng Công ty Du lịch Việt nam, baogồm văn phòng của Tổng Công ty Du lịch Việt nam tại Hà nội và vănphòng của hai chi nhánh thuộc Tổng Công ty Du lịch Việt nam tại thành

Trang 21

phố Hồ Chí Minh và Đà nẵng thành 03 Công ty Du lịch lữ hành được trựctiếp hoạt động kinh doanh du lịch Quốc tế.

1 Công ty Du lịch Việt nam tại Hà nội Tên giao dịch Quốc tế là:Vietnamtourism in Ha noi.

2 Công ty Du lịch Việt nam tại Thành phố Hồ Chí Minh Tên giaodịch quốc tế là Vietnamtourism in Ho Chi Minh city.

3 Công ty Du lịch Việt nam tại Đà nẵng Tên giao dịch quốc tế làVietNamtourism in Da nang.

Ngày 26 tháng 03 năm 1993 theo Quyết định số 79/QĐ - TCCB củaTổng cục Du lịch Việt nam "về việc thành lập lại doanh nghiệp" Công tyDu lịch Việt nam - Hà nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt độngvới tên đối ngoại: VietNamtourism in Ha noi Là một tổ chức kinh tế hoạtđộng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, Công ty Du lịch Việt nam Hà nội(trực thuộc Tổng cục Du lịch Việt nam) có tư cách pháp nhân, thực hiệnchế độ hạch toán độc lập, được sử dụng con dấu riêng theo thể chế của Nhànước Việt nam, được mở tài khoản tại Ngân hàng - bao gồm cả tài khoảnNgoại tệ.

Công ty có trụ sở tại số 30A phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn kiếm,Thành phố Hà nội, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và các đạidiện ở nước ngoài.

Mục đích hoạt động của Công ty là thông qua các hoạt động sảnxuất, kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của cáchãng, các đối tượng khách du lịch quốc tế và trong nước Từ đó tăng nguồnthu ngoại tệ góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch, trên cơ sởđó góp phần xây dựng đất nước.

Trong điều 6, điều lệ tổ chức của Công ty Du lịch Việt nam - Hà nộido Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ký năm 1993 quy định rõ nội dunghoạt động kinh doanh của Công ty:

- Tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch.- Xây dựng và bán các chương trình du lịch.

Trang 22

- Trực tiếp giao dịch và ký kết với các Hãng du lịch nước ngoài vềkhách du lịch.

- Điều hành các chương trình du lịch.- Hướng dẫn du lịch.

- Vận chuyển khách du lịch.- Kinh doanh khách sạn du lịch.

- Dịch vụ quảng cáo thông tin về du lịch- Bán hàng lưu niệm.

- Dịch vụ về thị thực xuất, nhập cảnh, gia hạn thị thực nhập cảnh chokhách du lịch.

I.2- Mô hình tổ chức bộ máy và lực lượng lao động của Công ty.

Được thừa hưởng những thành quả và uy tín của Công ty Du lịchViệt nam (cũ), cũng như Tổng Công ty Du lịch Việt nam, Công ty Du lịchViệt nam - Hà nội có nhiều thuận lợi nhưng cũng tồn tại những bất cập.Song cùng với thời gian và để phù hợp với hoạt động kinh doanh, lãnh đạoCông ty đã tiến hành kiện toàn lại, và hiện nay Công ty đã có một bộ máyhoạt động gọn nhẹ hơn, năng động hơn, phát huy tốt nhất khả năng và thếmạnh của từng cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Trang 23

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng Tài chính kế toánPhòng Hành chính tổ chứcPhòng Thị trường Quốc tế IPhòng Thị trường Quốc tế IIPhòng Thị trường trong nướcTổ

Thông tin quảng cáoPhòng Điều hànhPhòng Hướng dẫnTổ xe

Công ty thực hện mô hình quản lý trực tuyến chức năng, Đứng đầuCông ty là Giám đốc, là người lãnh đạo cao nhất và quản lý Công ty về mọimặt, Giám đốc là người trực tiếp ra các quyết định và chịu trách nhiệm giaophó, đốc thúc các phòng ban chức năng thực hiện các quyết định đó Đảmbảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của Công ty Đồng thời chịu tráchnhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và trước pháp luật hiệnhành của Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty Các Phó giám đốc làngười giúp việc cho Giám đốc và được Giám đốc phân công phụ trách mộthoặc một số lĩnh vực công tác của đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm trướcgiám đốc và pháp luật Nhà nước về lĩnh vực mà Giám đốc đã uỷ nhiệm.

Ngày đăng: 12/11/2012, 16:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Cơ cấu khách du lịch của Công ty du lịch Việt nam - Hà nội từ năm 1998 - 2000. - Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội
Bảng 3 Cơ cấu khách du lịch của Công ty du lịch Việt nam - Hà nội từ năm 1998 - 2000 (Trang 33)
Bảng trên cho ta thấy doanh thu về du lịch của Công ty chủ yếu là từ kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế - Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội
Bảng tr ên cho ta thấy doanh thu về du lịch của Công ty chủ yếu là từ kinh doanh lữ hành du lịch quốc tế (Trang 33)
Bảng trên cho ta thấy các chỉ tiêu (về lãi, số lượt khách và số ngày khách) của năm sau cao hơn năm trước - Một số vấn đề về lữ hành du lịch và tình hình kinh doanh lữ hành quốc tế ở Công ty Du lịch Việt nam - Hà nội
Bảng tr ên cho ta thấy các chỉ tiêu (về lãi, số lượt khách và số ngày khách) của năm sau cao hơn năm trước (Trang 38)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w