1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone

108 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 761,5 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế, cơ chế quản lý vĩ mô cũng như cơ chế quản trị doanh nghiệp đã có sự thay đổi rất quan trọng. Đó là một nhân tố rất cơ bản góp phần tạo nên những thành tựu phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao mức sống nhân dân đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mà lịch sử mấy trăm năm qua chưa hề đạt được. Song, việc chuyển đổi từ cơ chế cũ qua cơ chế mới tức là từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung qua cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một quá trình. Trong những năm qua quản lý theo kế hoạch và theo chiến lược kinh doanh còn là những trạng thái đan xen phổ biến ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước loại vừa và loại lớn. Đưa chiến lược kinh doanh trở thành công cụ và phương pháp chủ đạo quản trị các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta ở giai đoạn chuyển tiếp này có một tầm quan trọng đặc biệt. Điều này đòi hỏi phải xử lý cả những vần đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản trị doanh nghiệp. Trong đó làm rõ sự đồng nhất và phân biệt giữa hai phạm trù, hai khái niệm là nội hàm của hai loại công cụ và phương pháp chủ đạo quản trị doanh nghiệp thuộc hai cơ chế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường. Với mục đích tập dượt nghiên cứu khoa học quản trị kinh doanh, các doanh nghiệp trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tôi mạnh dạn chọn đề tài ”Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty Mobifone” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh của công ty, khảo sát giải pháp chiến lược và công tác đẩy mạnh kinh doanh của Mobifone, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là Công ty Mobifone và một số vấn đề hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty Mobifone.

Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo MỤC LỤC 1.1. Tiếp cận thuật ngữ chiến lược và chiến lược kinh doanh của công ty 1 1.1.1. Xuất xứ thuật ngữ chiến lược và ứng dụng khái niệm chiến lược 1 1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh của công ty 10 1.2.1. Các loại mục tiêu kinh doanh của công ty 10 1.2.2. Các loại chiến lược 11 1.4. Nội hàm và ý nghĩa của hai phạm trù Kế hoạch và chiến lược, sự tương đồng và phân biệt. Một số nhận xét qua thực tiễn quản lý kinh tế ở Việt Nam 24 1.2.1. Thử phân biệt hai khái niệm kế hoạch và chiến lược 25 1.2.2. Vài nhận xét về ứng dụng hai khái niệm-hai công cụ quản lý kinh tế tầm vĩ mô và tầm vi mô ở Việt Nam qua các thời kì 29 1.3. Tổng quan về công ty Mobifone 33 1.3.1. Những đặc điểm chủ yếu của công ty Mobifone 33 1.3.2. Quá trình phát triển và thành quả kinh doanh của công ty Mobifone 38 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mobifone 41 1.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của công ty Mobifone 41 1.4.2. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của công ty Mobifone 47 Chính vì những lợi thế kể trên do cổ phần hóa có thể mang lại cho công ty Mobifone mà người ta có thể kì vọng một bước ngoặt phát triển của công ty này khi nó trở thành công ty cổ phần 56 1.5. Các chiến lược chức năng của Công ty Mobifone 57 2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông tin di động 61 2.4.1. Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp thông tin di động 63 2.4.2. Môi trường vi mô của doanh nghiệp thông tin di động 65 1.6. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành Bưu chính viễn thông và phương hướng đẩy mạnh doanh thu của công ty Mobifone 71 1.6.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành Bưu chính, viễn thông Việt nam. 71 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo 1.6.2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Mobifone 73 1.7. Bối cảnh hoạt động kinh doanh của công ty Mobifone trước mắt và tương lai gần 76 1.7.1. Những điểm mạnh và cơ hội cho công ty Mobifone 76 1.7.2. Những điểm yếu và thách thức 79 1.8. Các giải pháp chiến lược đẩy mạnh kinh doanh của công ty Mobifone. 80 1.8.1. Giải pháp về Đầu tư phát triển mạng lưới và mở rộng vùng phủ sóng 80 1.8.2. Giải pháp về Nâng cao năng lực, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật 81 1.8.3. Giải pháp về Chiến lược tăng cường sức cạnh tranh của công ty 82 1.8.4. Giải pháp về Chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán hàng và phát triển hệ thống kênh phân phối 86 1.8.5. Giải pháp về Các chiến lược xúc tiến bán hàng, phát triển thương hiệu Mobifone 88 1.8.6. Giải pháp về Chiến lược đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực 90 1.8.7. Giải pháp về Chiến lược huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn: 91 1.8.8. Giải pháp về Chiến lược marketing và phát triển thị trường 92 1.9. Các kiến nghị 93 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài viết độc lập của bản thân tôi và với sự giúp đỡ của người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Phan Văn Tiệm. Những số liệu, dữ liệu và các thông tin được đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Học viên Trần Anh Thảo Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Từ chính Viết tắt 1 Điểm mạnh(Strengths) S 2 Điểm yếu(Weaknesses) W 3 Cơ hội(Opportunities) O 4 Nguy cơ(Threats) T 5 Cộng hòa liên bang CHLB 6 WTO Tổ chức thương mại quốc tế WTO 7 GPP Giao thức đối tác thế hệ thứ 3 GPP 8 Mạng lưới chuẩn phổ biến cho mạng di động trên thế giới GSM 9 3rd Generation partnership Proiect: Chuẩn hóa mạng thông tin di động thế hệ thứ 3 3GPP Second generation: Hệ thống điện thoại thế hệ thứ 2 2G Code Division Multiple Access: Mạng lưới đa truy nhập (đa người dùng) CDMA Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Sự phát triển thuê bao của công ty Mobifone những năm gần đây 40 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thuê bao thực phát triển 5 năm gần đây của Mobifone 41 Bảng 2.3: Thị phần của Mobifone trên thị trường di động 5 năm gần đây 42 Biểu đồ 2.4: Thị phần của Mobifone năm 2008 43 Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2004-2008 44 Biểu đồ 2.6: Doanh thu phát sinh 5 năm gần đây của Mobifone 44 Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trưởng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam 46 Hình 2.8: Mô hình các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 59 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng thuê bao di động của Việt Nam trong những năm tới 68 Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng thuê bao của Việt Nam 68 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 20 năm đổi mới kinh tế, cơ chế quản lý vĩ mô cũng như cơ chế quản trị doanh nghiệp đã có sự thay đổi rất quan trọng. Đó là một nhân tố rất cơ bản góp phần tạo nên những thành tựu phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao mức sống nhân dân đưa vị thế đất nước lên một tầm cao mà lịch sử mấy trăm năm qua chưa hề đạt được. Song, việc chuyển đổi từ cơ chế cũ qua cơ chế mới tức là từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung qua cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước là một quá trình. Trong những năm qua quản lý theo kế hoạch và theo chiến lược kinh doanh còn là những trạng thái đan xen phổ biến ở các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước loại vừa và loại lớn. Đưa chiến lược kinh doanh trở thành công cụ và phương pháp chủ đạo quản trị các doanh nghiệp trong nền kinh tế nước ta ở giai đoạn chuyển tiếp này có một tầm quan trọng đặc biệt. Điều này đòi hỏi phải xử lý cả những vần đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản trị doanh nghiệp. Trong đó làm rõ sự đồng nhất và phân biệt giữa hai phạm trù, hai khái niệm là nội hàm của hai loại công cụ và phương pháp chủ đạo quản trị doanh nghiệp thuộc hai cơ chế kế hoạch hóa tập trung và cơ chế thị trường. Với mục đích tập dượt nghiên cứu khoa học quản trị kinh doanh, các doanh nghiệp trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tôi mạnh dạn chọn đề tài ”Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty Mobifone” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh của công ty, khảo sát giải pháp chiến lược và công tác đẩy mạnh kinh doanh của Mobifone, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong giai đoạn hiện nay. Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là Công ty Mobifone và một số vấn đề hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo doanh của công ty Mobifone. Về phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng thông qua phương pháp tổng hợp-phân tích, nghiên cứu, lý luận về chiến lược kinh doanh với thực tiễn quản lý điều hành trong thời gian chuyển đổi cơ chế quản trị kinh doanh công ty Mobifone. Về ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm, nghiên cứu lý luận quản trị doanh nghiệp và có thể là những gợi ý bổ ích cho các nhà quản trị kinh doanh trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nói chung và chuyển đổi cơ chế quản trị doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp trong ngành viễn thông hiện nay. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương I: Tổng luận về chiến lược kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Chương II: Thực trạng hoạch định các kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty Mobifone. Chương III: Các giải pháp chiến lược đẩy mạnh kinh doanh của công ty Mobifone. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo CHƯƠNG I TỔNG LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.1. Tiếp cận thuật ngữ chiến lược và chiến lược kinh doanh của công ty 1.1.1. Xuất xứ thuật ngữ chiến lược và ứng dụng khái niệm chiến lược 1.1.1.1. Xuất xứ từ thuật ngữ quân sự và ứng dụng khái niệm chiến lược của công ty Từ rất lâu, thuật ngữ “chiến lược” được dùng trước tiên trong lĩnh vực quân sự. Một xuất bản trước đây của từ điển Larouse cho rằng: Chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng, đó là nghệ thuật chiến đấu ở vị trí ưu thế. Một cách nói khác: Chiến lược trong quân sự là nghệ thuật sử dụng binh lực của các nhà chỉ huy cao cấp nhằm xoay chuyển tình thế, biến đổi tình trạng so sánh lực lượng quân sự trên chiến trường từ yếu thành mạnh, từ bị động sang chủ động để giành chiến thắng chung cuộc. Khi dùng thuật ngữ “chiến lược” với chức năng là một tính từ để minh hoạ tính chất của những quyết định, kế hoạch, phương tiện là người ta muốn nói đến tầm quan trọng đặc biệt, tác dụng lớn lao, tính lợi hại, tinh nhuệ của những thứ đó, và đương nhiên nó sẽ đem lại lợi thế cho một bên tham chiến, làm cho cán cân so sánh lực lượng tổng hợp nghiêng hẳn về phía mình, đảm bảo thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh. Như vậy, trong lĩnh vực quân sự, thuật ngữ “chiến lược” nói chung được quan niệm như một nghệ thuật chỉ huy của bộ phận tham mưu cao nhất nhằm giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, mang tính nghệ thuật đậm nét hơn tính khoa học. 1.1.1.2. Khái niệm về chiến lược kinh doanh Từ giữa thế kỷ 20, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế cả ở bình diện vĩ mô cũng như vi mô. Ở bình diện quản lý vĩ mô, “chiến lược” được dùng để chỉ những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản về những định hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 1 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhằm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh. Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường nói đến các “chiến lược kinh doanh” của doanh nghiệp, của công ty. Trong kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp bao giờ cũng hữu hạn, môi trường kinh doanh lại luôn biến động, trong lúc đó một doanh nghiệp lại phải đối mặt với nhiều nhà cạnh tranh. Kinh doanh trên thương trường cũng chẳng khác gì chiến đấu trên chiến trường. Từ đó nghệ thuật điều hành kinh doanh ở nhiều khía cạnh tương tự như trong quân sự. Từ đó khái niệm về “chiến lược kinh doanh” ra đời với những quan niệm như sau: * Tiếp cận về phía “cạnh tranh”, một nhóm tác giả có quan điểm coi chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh: - Theo Micheal.E.Porter, Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh để phòng thủ - Theo K.Ohmae, Mục đích của chiến lược là mang lại những điều thuận lợi nhất cho mọi phía, đánh giá thời điểm tấn công hay rút lui, xác định đúng ranh giới của sự thỏa hiệp và ông nhấn mạnh: Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược, mục đích duy nhất của chiến lược là đảm bảo giành thắng lợi bền vững đối với đối thủ cạnh tranh. * Theo hướng tiếp cận khác, có một nhóm tác giả cho rằng chiến lược là tập hợp các kế hoạch làm cơ sở hướng dẫn các hoạt động: - Theo James.B.Quinn, Chiến lược là một dạng thức hoặc một kế hoạch phối hợp các mục tiêu chính, các chính sách và các trình tự hành động thành một tổng thể kết dính với nhau. - William J.Guech nhận định, Chiến lược là một kế hoạch mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ bản của một ngành sẽ được thực hiện. - Alfred Chandler lại nhận xét, Chiến lược bao hàm việc ấn định các mục tiêu cơ bản dài hạn của ngành, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình hành động và phân bổ các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Anh Thảo Qua một số ý tưởng và quan niệm đã được trình bày, ta thấy “chiến lược” là một khái niệm khá trừu tượng, các quan niệm nêu trên không hoàn toàn giống nhau, không đồng nhất. Thực ra trên một bình diện nào đó có thể nói khái niệm “chiến lược” chỉ tồn tại trong đầu óc, trong suy nghĩ của ai đó có quan tâm đến chiến lược, đó là những phát minh, sáng tạo của những Nhà chiến lược về cách thức hành động của doanh nghiệp trong tương lai sao cho có thể giành được lợi thế trên thị trường, đạt được những mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất tạo đà cho sự phát triển vững chắc, không ngừng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ những phân tích trên, có thể diễn đạt khái niệm về chiến lược hay chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp như sau: Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh, các nguồn lực hiện có và tiềm năng của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức), với không gian (lĩnh vực và địa bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Để dễ hình dung cụ thể hơn định nghĩa và các quan niệm trên, có thể khái quát nêu lên như sau: Chiến lược là một kế hoạch, trong đó bao gồm: a. Những mục tiêu cơ bản, trung và dài hạn (3 năm, 5 năm, 10 năm, ), chỉ rõ những định hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai ngắn, trung và dài hạn. b. Các quyết định về những biện pháp chủ yếu để đạt được những mục tiêu đó. c. Những chính sách lớn, quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực, phân bổ và sử dụng tối ưu các nguồn lực đó. Tất cả những nội dung trên phải được xây dựng trong khuôn khổ môi trường cạnh tranh sôi động và những biến cố bên ngoài đã được dự đoán trước. Tính định hướng của chiến lược đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục, vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động. Các quyết định chiến lược nhất thiết phải được đưa ra từ cấp lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp mới có thể đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn (về sản phẩm, thị trường, đầu tư, đào tạo, ), sự bí mật về thông tin và cạnh tranh trên Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 3 [...]... giải pháp thường được công bố cho mọi người biết để cùng có trách nhiệm thực hiện Chiến lược kinh doanh, cũng có tính công khai, song một trong không ít trường hợp có tính quyết định sống còn của Công ty, hay các giải phápvề chiến lược cạnh tranh, về bí kíp công nghệ, thì không công khai Qua việc phân tích một số đặc trưng giống và khác nhau giữa kế hoạch và chiến lược ta khẳng định chiến lược kinh doanh. .. Muốn vậy các Công ty cần phải có những chiến lược thích nghi với nhưng điều kiện hoàn cảnh cụ thể ở bên trong cũng như bên ngoài Công ty Chiến lược kinh doanh giúp Công ty nhận rõ mục đích, hướng đi của mình, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty, đạt được các mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận Chiến lược kinh doanh giúp cho Công ty nắm bắt và tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh, ... hướng Trường hợp công ty Mobifone hiện nay, việc hoạch định chiến lược kinh doanh được hướng vào thiết kế và thực thi các giải pháp chiến lược như vậy Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế 14 Trần Anh Thảo Các giải pháp chiến lược chức năng Dựa vào việc phát triển thích hợp các chiến lược chức năng, doanh nghiệp có thể giành lại thị phần từ các đối thủ cạnh tranh... tiêu, con số cụ thể • Các chính sách và các giải pháp lớn: Các chính sách và các giải pháp lớn đề cập tới phương hướng và cách thức tổng quát giúp doanh nghiệp biết cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đã định Các chính sách và giải pháp này bao gồm những vấn đề chủ yếu như: - Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp - Cấu trúc và trình độ kĩ thuật cần đạt được của doanh nghiệp - Các phương án chiến lược kinh doanh. .. của Công ty, đồng thời tìm ra các biện pháp khắc phục nguy cơ đe doạ đối với Công ty Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế 6 Trần Anh Thảo Chiến lược kinh doanh giúp cho Công ty nắm bắt và tận dụng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đảm bảo tăng cường vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục bền vững Chiến lược kinh doanh. .. Chiến lược về tài chính Trên cơ sở hiện trạng năng lực tài chính của doanh nghiệp và dự báo những thay đổi có thể, mục tiêu và chiến lược kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp và từng đơn vị kinh doanh chiến lược, các kết quả phân tích và dự báo về môi trường kinh doanh, các dự báo về thị trường tài chính trong tương lai cũng như các nhiệm vụ cần huy động và sử dụng vốn trong chiến lược kinh doanh Nhiệm... chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh của mình Song không ít trường hợp trong thời kỳ cơ chế chuyển đổi, quản lý các doanh nghiệp, nhất là loại vừa chưa đủ sức hoạch định một chiến lược hoàn chỉnh Do đó ngoài một số mục tiêu cơ bản có tính chất định hướng cho chiến lược kinh doanh, các doanh nghiệp này hướng vào cụ thể hóa các mục tiêu đó trong một hệ thống các giải pháp chiến lược để thực hiện mục tiêu... hữu như: doanh nhân, đại hội cổ đông)và những người hoặc tổ chức được ủy quyền thay mặt chủ sở hữu mới có quyền quyết định các vấn đề chiến lược trọng yếu nhất của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh phải mang tư tưởng tiến công giành thắng lợi trên thương trường kinh doanh Chiến lược được hoạch định và thực thi dựa trên sự phát hiện và sử dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp... thông của doanh nghiệp viễn thông 1.3.1 Tính tất yếu phải hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông là vô cùng cần thiết vì những nhân tố của môi trường bên trong Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế 17 Trần Anh Thảo và bên ngoài luôn biến động nên mọi chiến lược. .. Chiến lược tổng thể Mỗi chiến lược đều hoạch định tương lai phát triển của tổ chức Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp vạch ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp trong khoảng thời gian dài, đó chính là chiến lược tổng thể Chiến lược tổng thể bao gồm các nội dung sau: (còn gọi là các mục tiêu chiến lược) Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Khóa 2 Luận văn thạc sỹ kinh tế 12 Trần Anh Thảo . hóa một số vấn đề lý luận về chiến lược kinh doanh của công ty, khảo sát giải pháp chiến lược và công tác đẩy mạnh kinh doanh của Mobifone, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược. sĩ kinh tế tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty Mobifone làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình. Mục đích nghiên cứu của đề. kinh doanh của công ty. Chương II: Thực trạng hoạch định các kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty Mobifone. Chương III: Các giải pháp chiến lược đẩy mạnh kinh doanh của công ty Mobifone. Trường

Ngày đăng: 22/07/2014, 19:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ chuỗi giá trị - Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone
Sơ đồ chu ỗi giá trị (Trang 21)
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2004 – 2008 - Một số vấn đề về hoàn thiện các giải pháp chiến lược kinh doanh của công ty mobifone
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu tài chính giai đoạn 2004 – 2008 (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w