1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

383 chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ở các trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh bắc giang

50 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 600 KB

Nội dung

cơ cấu tổ chức, kế toán nguyên vật liệu, kế toán bán hàng, chính sách quản lý nhà nước, giải pháp nâng cao chất lượng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong những năm gần đây, kinh tế xã hội của tỉnh, của đất nước của khu vực thế giới liên tục tăng cao, thu nhập đời sống của dân cư ngày càng được cải thiện rõ rệt, thúc đẩy nhu cầu trao đổi tiêu dùng hàng hóa theo hướng phục vụ ngày càng văn minh hiện đại hơn. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhiều khu dân cư, khu, cụm công nghiệp được hình thành phát triển, tạo sự thay đổi về phân bố dân cư, đòi hỏi phải có mạng lưới thương mại phục vụ kịp thời. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh ( HĐKD) thương mại đòi hỏi phát triển nhanh hơn nhằm đáp ứng kịp thời tình hình mới, nhất là sau thời điểm ngày 1/1/2009 – khi Việt Nam thực hiện mở cửa thị trường. Đây là loại hình thương mại mới nó đòi hỏi việc tổ chức HĐKD của các doanh nghiệp cũng như các tác động chính sách quản nhà nước (QLNN), chính sách của địa phương phải phù hợp với thực tiễn. Công tác phát triển quản HĐKD các Trung tâm thương mại ( TTTM) , siêu thị còn bộc lộ một số yếu kém, tồn tại, đó là : + Phần lớn các TTTM siêu thị hình thành chưa theo quy hoạch bài bản, rõ ràng, tập trung chủ yếu địa bàn thành phố một số thị trấn, quy mô nhỏ, tính hệ thống còn yếu. Đa số các TTTM, siêu thị chưa đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định tại quy chế về TTTM, siêu thị (ban hành theo QĐ 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Thương mại, nay là Bộ Công Thương). + Nguồn lực (vốn, con người, công nghệ quản lý) để phát triển siêu thị, TTTM còn nhiều hạn chế. Trình độ của đa số cán bộ quản nhân viên nhiều TTTM, siêu thị còn mức thấp, chưa được đào tạo bài bản thiếu tính chuyên nghiệp. + Một số siêu thị, TTTM còn chưa kiểm soát tốt nguồn hàng cung ứng nên vẫn để lọt hàng hàng nhái, hàng buôn lậu, hàng kém chất lượng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm… gây tác động xấu tới uy tín của doanh nghiệp sâm hại tới quyền lợi người tiêu dùng. Mặt khác hiện nay tại Bắc Giang HĐKD các TTTM, siêu thị chủ yếu do các doanh nghiệp nhỏ trong tỉnh thực hiện mà chưa có mặt của các tập đoàn phân phối lớn, do vậy chưa tạo được sức ép cho các doanh nghiệp trong đổi mới Luận văn tốt nghiệp 1 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế liên kết với nhau nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Quá trình liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm phát triển siêu thị, TTTM hầu như chưa có, chưa kết hợp được với nhau để tạo sức mạnh về vốn, về đất đai, kinh nghiệm quản lý, thương hiệu…. + Công tác phát triển quản TTTM, siêu thị liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp nhưng chưa có hành lang pháp đầy đủ để triển khai một cách đồng bộ từ công tác quản HĐKD, thiết kế xây dựng, đầu tư phát triển đến tổ chức bộ máy cán bộ quản v.v… do vậy các TTTM, siêu thị hình thành tự phát còn khá phổ biến, việc các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ tự ý trưng biển hiệu siêu thị còn tùy tiện. Bộ máy quản nhà nước về thương mại cấp huyện chưa được kiện toàn, nhiệm vụ quản nhà nước về thương mại chưa được bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi (01 cán bộ vừa đảm nhiệm công tác xây dựng cơ bản, vừa đảm nhiệm công tác thương mại…). Giữa cácquan QLNN chưa có quy chế phối hợp phân công quản lý, kiểm tra HĐKD của TTTM, siêu thị. Từ vấn đề cơ bản trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Chính sách quản nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các Trung tâm thương mại siêu thị trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang”. Qua đề tài tôi mong rằng sẽ đem lại cái nhìn tổng thể về chính sách QLNN trong công tác quản HĐKD của các TTTM, siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 1.2. Xác lập tuyên bố vấn đề trong đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia, thì nền kinh tế của tỉnh cũng đang có xu hướng phát triểng mạnh mẽ, đặc biệt là các phương thức kinh doanh hiện đại đang dần dần được hình thành. Các TTTM, siêu thị trên địa bàn Tỉnh BG ngày càng được người dân tham gia nhiều, các cơ sở kinh doanh, các hộ tư thương cũng đã sử dụng nhiều hình thức hiện đại hơn trong giao dịch trao đổi mua bán hàng hóa. Tại các TTTM, siêu thị cũng đang manh nha hình thành các loại phân phối hiện đại với các phương thức kinh doanh hiện đại hơn. thành phố BG, trị trấn chũ, thị trấn vôi, thị trấn kép… đã xuất hiện nhiều hình thức kinh doanh qua internet, qua điện thoại… Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng, đối với các sản phẩm kinh doanh tại siêu thị, chúng phải được gắn mã số, mã vạch để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thanh toán. Nó khác hoàn toàn đối với hình thức kinh doanh tại các chợ Luận văn tốt nghiệp 2 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế trên địa bàn tỉnh. Đề tài giúp giải quyết câu hỏi HĐKD các TTTM, siêu thị có đặc điểm giống khác nhau như thế nào đối với các hoạt động diễn ra chợ. Tuy nhiên, trong quá trình HĐKD các TTTM, siêu thị trên địa bàn Tỉnh BG vẫn còn xuất hiện nhiều vấn đề bất cập sảy ra như các siêu thị không đạt tiêu chuẩn theo quy định, các thương nhân hoạt động trong ngành nghề này vẫn chưa được quản một cách chặt chẽ, HĐKD của họ chưa được kiểm soát nên sảy ra nhiều trường hợp vi phạm: hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường… Như vậy, vấn đề cần giải quyết đây là phải có chính sách quản cụ thể đối với HĐKD TTTM, siêu thị các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Từ vấn đề trên, đề tài tài “ Chính sách quản nhà nước đối với hoạt động kinh doanh các Trung tâm thương mại siêu thị trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang” đi sâu nghiên cứu về các quy định chính sách QLNN đối với HĐKD các TTTM, siêu thị của trung ương địa phương như thế nào? Nhà nước địa phương đã có các văn bản chính sách quy định quản có liên quan tới HĐKD TTTM, siêu thị ra sao? Các nội dung cơ bản của chính sách QLNN đối với HĐKD các TTTM, siêu thị như thế nào? 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước cũng như xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Điều quan trọng đối với một quốc gia hay từng địa phương là phải phát triển kinh tế, trong đó loại hình thương mại hiện đại phải được quan tâm nhiều hơn. Trên địa bàn Tỉnh BG, thì loại hình kinh doanh chủ yếu vẫn là các chợ truyền thống vì nó thuận tiện đáp ứng được nhu cầu của dân cư, tuy nhiên để bắt kịp với nền kinh tế của các thành phố lớn như Hà Nội thì trên địa bàn tỉnh cũng dần hình thành hệ thống phân phối hiện đại như các TTTM, siêu thị bán hàng qua mạng, điện thoại… ngày càng thâm nhập vào đời sống của người dân. Hiện nay, công tác QLNN mới chỉ tập trung vào vấn đề quản hoạt động các chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, còn các TTTM, siêu thị do mới được hình thành phát triển với số lượng ít nên chưa được quan tâm chú trọng trong công tác quản lý.Sở Công Thương BG đã đưa ra vấn đề quy hoạch đối với hệ thống TTTM, siêu thị nhưng các chính sách cụ thể về QLNN đối với các HĐKD loại hình này thì vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được thay đổi, bổ xung hoàn thiện chúng. Luận văn tốt nghiệp 3 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ thực trạng hoạt động của các TTTM, siêu thị thực trạng quy định các chính sách QLNN về HĐKD này để tìm ra các giải pháp tối ưu để quản hiệu quả HĐKD TTTM, siêu thị trên địa bàn Tỉnh. Cũng trên cơ sở đưa ra những giải pháp để từ đó tạo ra hành lang pháp môi trường hoạt động chung cho các thương nhân đã, đang sẽ kinh doanh theo hình thức hiện đại này. Đồng thời khi đã có quy định rõ ràng phải bắt buộc các chủ hộ muốn kinh doanh theo hình thức này trước khi mở ra thì phải tìm hiểu rõ ràng các quy định pháp luật về hình thức này… để tạo ra điều kiện thuận lợi cho HĐKD sau này đạt hiệu quả cao hơn. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung: Các TTTM, siêu thị trên địa bàn Tỉnh chỉ mới tập trung tại thành phố Bắc Giang là chủ yếu, còn đối với các huyện trong Tỉnh hầu như là không có TTTM, siêu thị nào, bởi vậy đề tài tập trung vào nghiên cứu tình hình HĐKD đang diễn ra trong các TTTM, siêu thị; quá trình thi hành các chính sách áp dụng chúng trong hoạt động của mình chủ yếu là đối với các TTTM, siêu thị tại thành phố Bắc Giang. Các quy định chính sách của nhà nước địa phương đang được áp dụng như: Đăng ký kinh doanh, chính sách về đảm bảo vệ sinh môi trường an toàn thực phẩm; khuyến khích - hỗ trợ thương nhân; kiểm tra, kiểm soát, xiết chặt sử phạt vi phạm; chính sách giá cả, thuế … đối với HĐKD của mạng lưới này. - Không gian:Chính sách QLNN đối với HĐKD của các TTTM siêu thị trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang. - Thời gian: Thực trạng HĐKD của các TTTM siêu thị trong giai đoạn 2006 – 2010 đề xuất cho năm 2011 các năm tiếp theo. 1.5. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần: tóm lược, lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo phụ lục thì kết cấu luận văn còn bao gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu chính sách quản nhà nước đối với HĐKD các TTTM siêu thị trên địa bàn Tỉnh BG. - Chương 2: Một số vấn đề luận cơ bản về chính sách QLNN đối với HĐKD các TTTM siêu thị. Luận văn tốt nghiệp 4 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu thực trạng chính sách QLNN đối với HĐKD của các TTTM Siêu thị trên địa bàn Tỉnh BG. - Chương 4: Một số quan điểm, định hướng giải pháp hoàn thiện chính sách QLNN đối với HĐKD các TTTM siêu thị trên địa bàn Tỉnh BG. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÁC TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm về siêu thị, TTTM HĐKD các TTTM, siêu thị a. Khái niệm về siêu thị * Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương Mại Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004: Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng. * Trên thế giới hiện có một số khái niệm về siêu thị như sau : (1) Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao khối luợng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa những mặt hàng chăm sóc nhà cửa" (2) Theo nhà kinh tế Marc Benoun của Pháp: Siêu thị là "cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m 2 đến 2500m 2 chủ yếu bán hàng thực phẩm" * Theo Từ điển kinh tế thị trường từ A đến Z: "Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình các loại vật dụng cần thiết khác" b. Khái niệm về TTTM Luận văn tốt nghiệp 5 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế Theo Quy chế Siêu thị, TTTM của Bộ Thương Mại Việt Nam ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004: TTTM là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố chí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến thức liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân vầ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng. TTTM thường được xây dựng trên diện tích lớn, tại vị trí trung tâm đô thị để tiện lợi cho khách hàng đảm bảo doanh thu. c. Khái niệm về hoạt động kinh doanh TTTM, siêu thị Trước hết phải hiểu: Hoạt động kinh doanh ( kinh doanh) là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất , vận tải ,thương mại, dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Như vậy, HĐKD các TTTM, siêu thị là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức phương tiện mà chủ thể hoạt động TTTM, siêu thị sử dụng để thực hiện các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ của mình tại các TTTM, siêu thị trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Tại các TTTM, siêu thị ngoài diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa thì tại các TTTM, siêu thị còn có các quy định khác như: Dịch vụ trông giữ xe miễn phí cho khách, dịch vụ giữ đồ, dịch vụ giao hàng tới tận nhà cho khách, dịch vụ bán hàng qua điện thoại, dịch vụ gói đồ quà tặng, dịch vụ thanh toán bằng thẻ, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, vui chơi giải trí… 2.1.2. Khái niệm về QLNN chính sách QLNN đối với HĐKD TTTM, siêu thị a. Khái niệm QLNN về với HĐKD TTTM, siêu thị Luận văn tốt nghiệp 6 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế Trước hết ta cần tìm hiểu khái niệm về QLNN: QLNN chính là sự tác động điều chỉnh mang tính quyền lực của nhà nước đối với các quá trình hành vi xã hội, tức là quản tất cả các mặt của đời sống xã hội. QLNN về kinh tế: Là quá trình tác động có ý thức liên tục, phù hợp với quy luật của cácquan QLNN trên tầm vĩ mô đến các hoạt động kinh tế, các quá trình kinh tế nhằm tạo ra kết quả theo mục tiêu xác định trong điều kiện môi trường luôn biến động. QLNN về thương mại là một bộ phận hợp thành của QLNN về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách quản nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định. Vậy, QNNN đối với HĐKD TTTM, siêu thị là một bộ phận của quản nhà nước về thương mại nhằm mục đích phát triển HĐKD các TTTM, siêu thị theo đúng luật pháp, chính sách của Nhà nước đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi, khuyến kích phát triển các thương nhân hoạt động tại các TTTM, siêu thị nhằm đáp ứng các yêu cầu, mục đích phát triển kinh tế-xã hội. b. Khái niệm chính sách QLNN đối với HĐKD TTTM, siêu thị Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu của nhà nước sử dụng để quản nền kinh tế quốc dân. Chính sách thương mại là hệ thống các quy định các công cụ biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để quản điều kiển hoạt động thương mại trong ngoài nước những giai đoạn nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thương mại. Như vậy, chính sách QLNN đối với HĐKD TTTM, siêu thị là hệ thống các quy định các công cụ, biện pháp thích hợp… mà Nhà nước sử dụng để hướng dẫn, điều tiết, kiểm soát hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ diễn ra các loại hình thương mại tiến bộ là siêu thị, TTTM. - Chính sách quản là hệ thống bao gồm nhiều bộ phận chính sách hợp thành. Chính sách QLNN được biểu hiện là các cơ chế, chính sách. Luận văn tốt nghiệp 7 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế - Quy định chính sách QLNN đối với HĐKD TTTM, siêu thị bao gồm nhiều cơ chế, chính sách: + Hướng dẫn, dẫn dắt các chủ thể tiến hành các hoạt động mua bán lành mạnh, theo đúng pháp luật. + Điều tiết, điều chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh các chủ thể vừa theo đúng pháp luật vừa khai thác hết lợi thế để kinh doanh có hiệu quả đáp ứng tốt được nhu cầu của khách hàng, người mua. + Cơ chế kiểm soát, xử vi phạm, kiểm soát việc chấp hành quy định, kiểm tra kết quả hoạt động ( đóng thuế cho nhà nước, nợ vay ngân hàng…) - Quy định chính sách QLNN tạo ra môi trường thông thoáng cho HĐKD các TTTM, siêu thị. 2.2. Một số thuyết liên quan tới chính sách QLNN đối với HĐKD các loại hình TTTM, siêu thị 2.2.1. thuyết về thương mại quốc tế Hiện nay, đối với các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà nó còn phát triển trên phạm vi toàn cầu. Các thuyết về thương mại quốc tế được áp dụng đối với nhiều loại hình thương mại trong đó có HĐKD các TTTM, siêu thị. Qua thuyế để tìm hiểu được quá trình hoạt động mua bán TTTM, siêu thị có phát huy được lợi thế so sánh khu vực của mình hay không? Khái niệm thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa dịch vụ qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Các thuyết thương mại quốc tế * Mô hình Ricardo Mô hình Ricardo tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh, một khái niệm được coi là quan trọng nhất trong thuyết thương mại quốc tế. Trong mô hình Ricardo, các nước tập trung chuyên môn hóa sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất. Không giống như các thuyết khác, mô hình của Ricardo dự đoán rằng các Luận văn tốt nghiệp 8 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế nước sẽ chuyên môn hóa hoàn toàn vào một loại hàng hóa thay vì sản xuất nhiều loại hàng hóa khác nhau. Thêm vào đó, mô hình Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ tương đối giữa lao động vốn trong phạm vi một nước. * Mô hình Heckscher-Ohlin Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc dù nó phức tạp hơn có khả năng dự đoán chính xác hơn, nó vẫn có sự tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua thuyết giá trị lao động việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào thuyết thương mại quốc tế. Mô hình Hechscher- Ohlin lập luận rằng cơ cấu thương mại quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có thế mạnh, nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó khan hiếm. * Mô hình lực hấp dẫn So với các mô hình thuyết trên, mô hình lực hấp dẫn nghiêng về phân tích định lượng hơn. dạng đơn giản, mô hình lực hấp dẫn dự đoán rằng trao đổi thương mại phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai nước quy mô của hai nền kinh tế. Mô hình phỏng theo định luật vạn vật hấp dẫn của Newton trong đó nói rằng lực hút của hai vật thể phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng khối lượng của mỗi vật. Mô hình đã được chứng minh rằng nó có tính định lượng tương đối mạnh thông qua các phân tích kinh tế lượng. Các dạng mở rộng của mô hình này xem xét đến nhiều yếu tố khác như mức thu nhập, quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chính sách thương mại của mỗi nước. 2.2.2. thuyết về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Đối với bất kỳ một nền kinh tế nào của bất kỳ một quốc gia nào thì đều không thể thiếu được sự quản của nhà nước đối với thị trường. Vấn đề là mỗi một quốc gia khác nhau, mỗi một nền kinh tế khác nhau, thì Nhà nước sẽ có quyết định là nên can thiệp vào thị trường nhiều hay ít. Nhà nước can thiệp vào thị trường chính là phải thông qua các công cụ, chính sách, biện pháp… khác nhau. Đối với các quan điểm của các trường phái tuy có khác nhau nhưng nhìn chung lại thì mọi hoạt động trong nền kinh tế trong đó có thương mại các HĐKD tại các TTTM, siêu thị đều phải đặt dưới sự quản của Nhà nước. Luận văn tốt nghiệp 9 Hà Thị Mây – 43F4 Trường đại học Thương Mại Khoa: Kinh tế a. Trường phái Tân cổ điển Trường phái Tân cổ điển không xem xét vai trò của nhà nước một cách biệt lập mà đặt nó trong một hệ thống thuyết chung. Họ đưa ra một quan niệm tổng quát về nền kinh tế thị trường để từ đó đánh giá vai trò của nhà nước, phân biệt rõ chỗ nào để thị trường hoạt động, chỗ nào cần nhà nước can thiệp. Theo phái Tân cổ điển, nền kinh tế thị trường là một hệ thống mang tính ổn định. Khả năng đó được quyết định bởi một cơ chế đặc biệt “ cơ chế cạnh tranh tự do”. Cạnh tranh tự do thường xuyên bảo đảm sự cân bằng chung của nền kinh tế. Nếu như trên thực tế xảy ra những hiện tượng không bình thường thì phải tìm nguyên nhân của những hiện tượng đó từ các chính sách can thiệp của nhà nước. Theo trường phái này để lựa chọn được cách can thiệp hợp lý, nhà nước phải hiểu được cấu trúc của nền kinh tế thị trường, cơ chế vận hành của nó tôn trọng những quy luật khách quan đến cung – cầu. Các nhà kinh tế Tân cổ điển cho rằng cạnh tranh tự do không bao giờ nảy sinh một cách tự nhiên, nó chỉ xuất hiện phát huy tác dụng khi được đảm bảo bởi nguyên tác số 1: sở hữu cá nhân. Đây là cơ sở để nền kinh tế thị trường thích ứng với mội sự thay đổi của giá cả. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, quyền tự do kinh doanh của các nhà sản xuất quyền tự do của người tiêu dùng là lực lượng chế ngự, chi phối, chế độ tư hữu là cơ sở bảo đảm cho sự hòa hợp tự nhiên, do vậy không cần sự điều chỉnh nào của chính phủ hay cơ quan điều tiết khác. Trường phái này kiến nghị với nhà nước nên dừng những chức năng chính là: (1) duy trì ổn định chính trị, (2) tạo môi trường ổn định chính sách thuế khóa hợp lý, khuyến kích người tiêu dùng, (3) sử dụng hợp ngân sách quốc gia, hướng chi tiêu ngân sách cho mục tiêu phát triển kinh tế như đào tạo nhân lực, nghiên cứu cơ bản để đổi mới công nghệ … b. Quan niệm của Keynes trường phái Keynes Nếu như trường phái Tân cổ điển cho rằng nhà nước không nên điều tiết trực tiếp mà chỉ dừng lại chức năng môi trường thì Keynes cho rằng, muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp suy thoái, nhà nước phải trực tiếp điều tiết kinh tế. Cách thức điều tiết là thông qua những chương trình công cộng dùng những chương trình này để can thiệp tích cực với hướng kích thích duy trì tốc độ gia tăng ổn định của tổng cầu. Luận văn tốt nghiệp 10 Hà Thị Mây – 43F4

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Giải pháp chính sách quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Ba Vì – Nguyễn Thị Yến - luận văn tốt nghiệp khoa Kinh Tế (2010) – Trường đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp chính sách quản lý nhà nước nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Ba Vì
1. Bài giảng Quản lý nhà nước về thương mại – TS Thân Danh Phúc, PGS.TS Hà Văn Sự - trường đại học Thương Mại Khác
2.Bài giảng kinh tế thương mại Việt Nam – trường đại học Thương Mại Khác
4. Giải pháp va chính sách QLNN đối với HĐKD tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc- Bùi Thị Thùy- K42F4-luận văn tốt nghiệp- ĐHTM Khác
5. Văn bản pháp luật, Quyết định của bộ trưởng Bộ TM , Số: 1371/2004/QĐ-BTM. Về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại Khác
6. Nghị định số 86/2006/NĐ-CP của chính phủ ngày 30/8/2006 quy định về nhãn hàng hóa Khác
7. Quyết định số 86/2006/QĐ-UB ngày 26/12/2006 của UBND Tỉnh Bắc Giang phê duyệt phát triển tổng thể thương mại Tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.8. Các trang web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng: Hệ thống các TTTM,siêu thị trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang - 383 chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ở các trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh bắc giang
ng Hệ thống các TTTM,siêu thị trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang (Trang 23)
Bảng : Hệ thống các TTTM, siêu thị trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang - 383 chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ở các trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh bắc giang
ng Hệ thống các TTTM, siêu thị trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang (Trang 23)
Bảng: Tình hình các vụ vi phạm của TTTM,siêu thị trên địa bàn Tỉnh - 383 chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ở các trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh bắc giang
ng Tình hình các vụ vi phạm của TTTM,siêu thị trên địa bàn Tỉnh (Trang 34)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w