Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
536 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ THƯƠNG MẠI Giáo viên hướng dẫn: - Họ và tên: TS. Thân Danh Phúc - Bộ môn: Kinh tế thương mại Sinh viên thực tập - Họ và tên: An Thị Thanh Thanh - Lớp: 46F2 HÀ NỘI, 2014 TÓM LƯỢC Việc nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ là rất cần thiết đối với sự phát triển thương mại cả nước nói chung và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng. Chợ là một loại hình thương mại truyền thống, lâu đời không thể không đề cập đến khi nghiên cứu về hạ tầng thương mại. Thông qua hoạt động kinh doanh chợ góp phần thúc đẩy tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và gắn kết thị trường, cuối cùng thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển; do đó làm tăng thu nhập, mức sống người dân nâng cao đảm bảo ổn định và tiến bộ kinh tế xã hội. Để hoạt động kinh doanh tại các chợ diễn ra hiệu quả thì vai trò của cơ quan chức năng trong việc ban hành và thực thi chính sách quản lý; định hướng, dẫn dắt các hộ kinh doanh, thương nhân trong quá trình hoạt động thực hiện theo đường lối đúng đắn là rất quan trọng. Bằng phương pháp thu thập thông tin nguồn thứ cấp, phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin thu thập được; đề tài đã chỉ ra nội dung quản lý nhà nước với phạm vi trung ương và tỉnh Hải Dương về hoạt động kinh doanh tại các chợ; trình bày hệ thống chợ của tỉnh Hải Dương và kết quả kinh doanh tại các chợ, thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây. Từ đó, thấy được những mặt tích cực, những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước, sự cần thiết của việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương để có những giải pháp, kiến nghị hợp lý phát triển hệ thống chợ nhằm phát triển hạ tầng thương mại tạo nền tảng cho hoạt động thương mại hiệu quả. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu đề tài tốt nghiệp, ngoài nỗ lực của bản thân về việc tìm hiểu, thu thập thông tin em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo Trường Đại Học Thương Mại, các thầy cô giáo Khoa Kinh tế _ Luật đã có những định hướng đúng đắn cho em trong học tập và rèn luyện đạo đức trong suốt 4 năm học. Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Thân Danh Phúc – Trưởng bộ môn Kinh tế thương mại đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Và cuối cùng, em xin cảm ơn phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi, chỉ bảo, giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại đơn vị. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014 Sinh viên An Thị Thanh Thanh MỤC LỤC TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 6 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHỢ 6 1.1 Một số khái niệm cơ bản 6 2.1 Khái quát hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 18 CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 37 3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 37 3.1.1 Định hướng phát triển hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ 37 3.1.2 Quan điểm hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại các chợ 38 3.1.3 Định hướng hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại chợ 38 3.3.4 Kiến nghị với Sở Kế hoạch và đầu tư 44 3.3.5 Kiến nghị với Công an tỉnh Hải Dương 44 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Số lượng chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2013 Bảng 2.2 Hiện trạng một số chợ loại 1 và loại 2 trên địa bàn tỉnh Hải Dương Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng, cải tạo chợ giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.4 Doanh thu và tỷ trọng LCHH qua các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương Bảng 2.5 Tỷ trọng doanh thu tại các chợ phân hạng tỉnh Hải Dương Bảng 2.6 Mức thu phí chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương Bảng 2.7 Số vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong những năm 2011-2013 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 2.1 Cơ cấu hàng hóa tại chợ Hải Dương 14% DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BQL Ban quản lý HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐND Hội đồng nhân dân LCHH Lưu chuyển hàng hóa PCCC Phòng cháy chữa cháy QLNN Quản lý nhà nước TQL Tổ quản lý UBND Ủy ban nhân dân LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế song với xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế xã hội thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn có những bước chuyển tích cực, thu nhập và chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu trao đổi cũng thay đổi theo chiều hướng hiện đại hóa. Vì vậy có nhiều phương thức lưu thông hàng hóa ra đời như: siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tự chọn…đang dần chiếm được sự hài lòng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo Cục dân số và kế hoạch hóa gia đình có hơn 70% số dân Việt Nam sống tại khu vực nông thôn nơi mà điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, thói quen tiêu dùng của hầu hết người dân còn mang tính chất truyền thồng là mua sắm tại chợ. Vì vậy có thể nói chợ đã trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong mạng lưới thương mại không chỉ ở nông thôn mà cả khu vực thành thị. Sự phát triển của hoạt động kinh doanh tại chợ góp phần vào sự phát triển thương mại. Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, cũng là một tỉnh có hệ thống chợ được hình thành và duy trì từ lâu. Hệ thống chợ của Hải Dương là nơi các hộ kinh doanh, các thương nhân thực hiện các giao dịch hàng ngày, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại một số huyện, thị xã thuộc tỉnh Hải Dương, HĐKD ở các chợ còn kém hiệu quả bởi một số nguyên nhân sau: - Nhiều chợ được hình thành tự phát, phân bố không đồng đều nên công tác quản lý không được kiểm soát chặt chẽ, cũng như HĐKD tại các chợ này không được quy định, điều chỉnh theo chính sách, pháp luật. - Cơ sở vật chất kĩ thuật tại hầu hết các chợ chưa được đầu tư hợp lý, nguồn vốn huy động cho đầu tư xây dựng chợ còn hết sức khó khăn, nên công tác xử lý rác thải trong hoạt động trao đổi tại các chợ chưa được quan tâm, gây ô nhiễm môi trường và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng tươi sống. Bên cạnh đó, hệ thống an ninh, phòng, chống cháy nổ không đầy đủ gây nguy cơ cháy nổ cao. - Các chính sách về quản lý chợ hiện nay chưa phù hợp với quy hoạch toàn ngành thương mại, quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn, công tác quản lý chợ của các bộ phận chịu trách nhiệm còn nới lỏng tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh không hiệu quả, không khoa học, phi pháp diễn ra. Bên cạnh đó là ý thức chấp hành quy định, chính sách của các hộ kinh doanh và người tiêu dùng còn yếu. Với các hạn chế này, cần thiết có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để hoàn thiện nội dung, chính sách quản lý đối với các HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương để hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại của toàn tỉnh. 1 Qua các vấn đề cơ bản trên, em xin đề xuất đề tài “ Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương” 2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan Về vấn đề QLNN đối với HĐKD tại các chợ có nhiều công trình nghiên cứu. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan: • Nguyễn Thu Quỳnh (2012), Hoàn thiện quản lý nhà nước của Sở Công thương Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố, Luận văn tốt nghiệp khoa Thương mại và kinh doanh quốc tế - Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã làm rõ thực trạng đầu tư, phân bố, quy hoạch, kinh doanh tại các chợ trên địa bàn, cũng như hoạt động QLNN của Sở Công thương Hà Nội nhằm phát triển hệ thống chợ. Và công trình nghiên cứu này cũng đã phát hiện được các vấn đề còn hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế về công tác QLNN đối với hệ thống chợ. Luận văn đã đưa ra định hướng và giải pháp khá chi tiết để giải quyết vấn đề tồn tại nhằm phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các giải pháp liên quan tới cơ chế, chính sách quản lý. • Vũ Thị Lý (2011), Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại ở các chợ trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại. Luận văn này chủ yếu nghiên cứu đối tượng là các chính sách QLNN đối với HĐKD ở các chợ, đi sâu nội dung và thực trạng thực hiện các chính sách đó trên địa bàn nghiên cứu. Trình bày chi tiết về các thủ tục, quy định về đăng ký kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, thu phí tại các chợ Vì vậy đề tài cũng đã phát hiện ra các nguyên nhân từ phía nhà nước đối với các hạn chế trong chính sách quản lý HĐKD chợ, từ đó đưa ra các giải pháp cũng hướng về phía các cơ quan chức năng nhằm ban hành và thực thi hiệu quả các chính sách quản lý HĐKD tại các chợ trên địa bàn thành phố Ninh Bình. • Hà Thị May (2011), Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh ở các trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại Luận văn nghiên cứu hoạt động thương mại tại các trung tâm thương mại và siêu thị, là loại hình thương mại hiện đại hiện nay. Bài nghiên cứu đã sử dụng các mô hình nghiên cứu về thương mại quốc tế, các lý thuyết kinh tế của các trường phái cổ điển và cả các lý thuyết kinh tế hiện đại để làm cơ sở nghiên cứu đề tài. Luận văn đã nêu rõ thực trạng HĐKD và thực trạng QLNN đối với các HĐKD tại các trung tâm thương mại và siêu thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tập trung vào nghiên cứu nội dung các chính sách QLNN của trung ương và địa phương; đưa ra các giải pháp mang tính 2 chiến lược đối với tỉnh Bắc Giang để hoàn thiện chính sách QLNN về HĐKD tại các loại hình kinh doanh thương mại này. Những kế thừa và rút kinh nghiệm từ các công trình nghiên cứu trên: - Đề tài đã đưa ra hệ thống lý luận chặt chẽ, phù hợp với phạm vi nghiên cứu, đi sâu vào nội dung thực trạng QLNN đối với HĐKD tại chợ trên địa bàn nghiên cứu. - Kế thừa những nghiên cứu về nội dung các quy định, chính sách QLNN đối với HĐKD ở các chợ thuộc phạm vi cả nước về đăng ký kinh doanh, mặt hàng kinh doanh đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm để có sự đối sánh khi phân tích thực trạng nội dung và việc thực hiện các hoạt động quản lý tại các cấp địa phương Hải Dương. Sự khác biệt của luận văn với ba công trình nghiên cứu trên: - Đề tài nghiên cứu công tác QLNN đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương là đề tài có sự khác biệt về đối tượng và phạm vi nghiên cứu so với ba công trình trên. - Đề tài không đi sâu nghiên cứu nội dung các chính sách mà chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong QLNN để có những giải pháp phù hợp hoàn thiện hơn QLNN đối với HĐKD trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Vì vậy có thể khẳng định đề tài “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương” có tính mới về nội dung và không trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào khác. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Cùng với sợ phát triển của kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng nhanh và đa dạng các loại hình thương mại bên cạnh các hình thức thương mại truyền thống. Để hệ thống chợ Việt Nam nói chung và chợ trên địa bàn Hải Dương nói riêng không bị lạc hậu trong sức ép của quá trình hội nhập và có đủ sức cạnh tranh với các nhà phân phối trong nước và nước ngoài, Nhà nước cần quan tâm đầu tư xứng đáng trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ban hành các chính sách quản lý thiết thực và có tính lâu dài. Nhận định rõ tính cấp thiết trong việc hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại chợ hiện nay, đề tài đã tập trung nghiên cứu và trả lời các câu hỏi liên quan đến: Chợ là gì? Hoạt động kinh doanh là gì? Thế nào là hoạt động kinh doanh tại chợ? QLNN về HĐKD tại chợ là như thế nào? Có những nội dung gì trong QLNN đối với HĐKD tại chợ? Tỉnh Hải Dương đã ban hành các nội dung quản lý nào? Việc thực hiện các chính sách quản lý của tỉnh đã phù hợp hay chưa, có sự phối hợp với các Bộ, Sở, ban ngành như thế nào? Tỉnh Hải Dương đã đạt được kết quả gì trong QLNN đối với HĐKD tại chợ trong thời gian qua? Những giải pháp nào là cần thiết để khắc phục các hạn chế nhằm hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại chợ trên địa bàn tỉnh? 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu 3 [...]... của quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương Chương III: Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CHỢ 1.1 Một số... TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1 Khái quát hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2.1.1 Hệ thống chợ a, Về mạng lưới và quy mô chợ Theo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của Sở Công Thương Hải Dương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tất cả 176 chợ với gần 11 nghìn hộ kinh doanh, trong... cấp tỉnh, cấp huyện quản lý các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn 1.2.2 Một số quy định của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại chợ a, Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh và khai thác chợ • Ban quản lý chợ: BQL chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước BQL chợ có trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước và các hoạt. .. Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại chợ QLNN đối với HĐKD tại chợ là sự tác động của cơ quan quản lý Nhà nước đến hoạt động trao đổi mua bán của các chủ thể kinh tế hoạt động tại chợ bằng các công cụ, chính sách, biện pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu - Cơ quan quản lý: là ngành công thương và các sở ngành liên quan như tài chính, môi trường, y tế, an ninh… - Đối tượng quản lý: là hoạt. .. dung quản lý của nhà nước và tỉnh Hải Dương đang áp dụng về quy định kinh doanh khai thác và quản lý chợ, các mô hình kinh doanh khai thác và quản lý chợ, quản lý điểm kinh doanh chợ, nội quy liên quan tới HĐKD của các thương nhân, mặt hàng kinh doanh, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm - Phạm vi thời gian: Thực trạng HĐKD và thực thi các nội QLNN về HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương. .. mại trong mối quan hệ với đầu tư phát triển chợ để đảm bảo điều kiện kinh doanh cho các hộ buôn bán trong chợ và thúc đẩy thương mại trên địa bàn tỉnh Hải Dương Các công cụ, chính sách của nhà nước và của tỉnh Hải Dương đối với quản lý các HĐKD tại các chợ; tác động của các chính sách đó đối với các hộ kinh doanh, thương nhân và người tiêu dùng trong quá trình tham gia mua bán tại chợ 4.2 Phạm vi nghiên... kinh doanh ngành nghề phù hợp với phạm vi ngành nghề của từng loại chợ đều được quyền vào chợ kinh doanh sau khi có hợp đồng sử dụng điểm kinh doanh hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ với BQL chợ hoặc với doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ - Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh của chợ - Thương nhân kinh doanh tại chợ. .. thể hoạt động ở chợ sử dụng để thực hiện các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ của mình tại các chợ trên cơ sở vận dụng các quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm mục tiêu vốn sinh lời cao nhất 1.1.3 Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại chợ 7 a, Quản lý nhà nước về thương mại Trước tiên ta tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến QLNN: Quản lý nhà nước: là sự tác động. .. quản lý chợ; điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ; tổng hợp tình hình HĐKD của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Công Thương • Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ: 10 Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp... pháp hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại các chợ cho năm 2014 và các năm tiếp theo - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về các HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương và hoạt động của các cơ quan quản lý HĐKD tại chợ liên quan gồm Sở Công Thương, UBND huyện, xã 4.3 Mục tiêu nghiên cứu - Về lý luận: Đề tài khái quát các lý luận, cung cấp cái nhìn tổng quát về các chính sách QLNN đối với . I: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương Chương. III: Các đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG. III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 37 3.1 Quan điểm, định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt