Định hướng hoàn thiện QLNN đối với HĐKD tại chợ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 45)

- Ban hành, phổ biến các chính sách, quyết định trong quản lý đối với HĐKD tại các chợ một cách sâu rộng tới các cá nhân, tổ chức liên quan gồm ban thanh tra, giám sát, BQL chợ, doanh nghiệp đầu tư, hộ kinh doanh, thương nhân, người tiêu dùng, nhằm thúc đẩy HĐKD chợ diễn ra thống nhất và hiệu quả.

- Thực thi các chính sách quản lý cần có văn bản hướng dẫn kèm theo cụ thể, rõ ràng. Tránh sự hiểu sai, lệch lạc, thiếu sót trong quá trình thực hiện của các địa

phương, cơ quan chức năng, chủ thể kinh doanh trực tiếp tiếp nhận các quyết định quản lý.

- Tiến hành triển khai kế hoạch thống kê, điều tra các tổ chức, cá nhân HĐKD ở các chợ trên địa bàn toàn tỉnh để nắm bắt được nhu cầu của người dân, phục vụ cho công tác dự báo thị trường, ban hành chính sách quản lý phù hợp.

- Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: Giao trách nhiệm chính đối với HĐKD tại các chợ cho UBND thành phố, huyện, xã. Sở Công Thương và UBND tỉnh có vai trò hướng dẫn và chỉ đạo chung.

- Phòng quản lý thương mại của Sở Công Thương kết hợp với các Sở ngành liên quan là Sở Y tế, Sở tài nguyên môi trường, và phòng Kinh tế- Hạ tầng tại các huyện trong việc siết chặt kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn nhằm hạn chế các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Tăng cường kiểm tra HĐKD của các hộ kinh doanh tại chợ nhất là những thời điểm như trước, trong và sau các dịp lễ, Tết; và tập trung vào các mặt hàng thiết yếu: lương thực, thực phẩm, mỳ chính, rượu, bia, bánh mứt kẹo, đường, sữa, thuốc tân dược, phân bón, thuốc trừ sâu…

- Kiểm tra và hoàn thiện hệ thống PCCC tại các điểm kinh doanh, tại khu vực chợ theo quy định về an toàn phòng chống cháy nổ. Quy định rõ trách nhiệm quản lý đối với vấn đề PCCC cho các BQL, doanh nghiệp quản lý chợ.

3.2 Đề xuất giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

3.2.1 Về tổ chức quản lý và ban hành, phổ biến chính sách, pháp luật

a, Đối với các Sở ngành chức năng

- Sở Công Thương Hải Dương cần hoàn thiện việc trình duyệt các quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý HĐKD tại chợ. Tích cực tuyên truyền và triển khai thực hiện Quy định về hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng hạ tầng chợ trên địa bàn giai đoạn 2013-2020. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án phát triển về hệ thống chợ và HĐKD tại chợ đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở. Ngoài ra, phải theo dõi, tổng hợp, báo cáo thường xuyên UBND tỉnh và Bộ Công Thương tình hình thực hiện QLNN đối với HĐKD tại các chợ .

- Sở Công Thương cụ thể hóa các nội dung liên quan tới quản lý sao cho phù hợp với thực trạng HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh. Cân nhắc đến tính linh động, dễ thay đổi khi ban hành các nội dung quản lý giúp phù hợp với thực tiễn khi đưa vào thực hiện, và nhanh chóng khi có sự điều chỉnh của Bộ ngành, trung ương.

- Cần có sự tham gia phối hợp và thống nhất của các Sở ngành liên quan để hoàn thiện trật tự thị trường, tăng cường quản lý về chất lượng hàng hóa, bảo vệ tài nguyên môi trường; bao gồm:

+ Sở Y tế có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

+ Sở Tài nguyên môi trường có nhiệm vụ kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường tại các khu vực chợ. Sở Khoa học và công nghệ có nhiệm vụ đo lường, giám sát các gian lận thương mại bằng các máy móc, thiết bị công nghệ.

+ Sở Nội vụ có hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL chợ. + Sở Tài chính bố trí kinh phí cho việc triển khai các hoạt động quản lý

+ Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu UBND tỉnh trong quy hoạch và xây dựng chợ.

b, Đối với UBND các cấp

- UBND tỉnh Hải Dương:

+ Cần rà soát để sửa đổi, bổ sung kịp thời và tổ chức thực hiện tốt các Văn bản

quy phạm pháp luật liên quan đến công tác qui hoạch, phát triển và quản lý chợ.

+ Quy định chặt chẽ Nội quy chợ đối với chợ hạng 1, đặc biệt phải chỉ đạo việc bố trí mặt bằng, ki-ốt trong chợ đảm bảo hợp lý, khoa học, không có sự chênh lệch nhiều về lợi thế thương mại, tạo sự hấp dẫn cao cho các đối tượng thuê mặt bằng.

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra định kỳ theo tháng, quý và kiểm tra đột xuất đối với các thương nhân, hộ kinh doanh về việc nộp thuế, phí chợ, thực hiện nội quy chợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.

- UBND các huyện:

+ Phòng Kinh tế- Hạ tầng huyện bám sát tình hình HĐKD tại các chợ hạng 2, 3 trên địa bàn, báo cáo định kì với UBND tỉnh và Sở Công Thương về hiện trạng chợ: cơ sở vật chất, mặt bằng, thiết bị phòng chống cháy nổ, hệ thống điện nước, dịch vụ khác tại chợ, số hộ kinh doanh, các mặt hàng kinh doanh…. Để có sự xem xét, hỗ trợ công tác quản lý của địa phương tốt nhất.

+ Thực hiện đúng với chỉ thị và quyết định của cơ quan cấp tỉnh trong quản lý HĐKD tại các chợ trên địa bàn. Ban hành các văn bản quản lý theo hướng dẫn của UBND tỉnh và Sở Công Thương Hải Dương về Nội quy chợ, quy định về hàng hóa kinh doanh, quy định phòng chống cháy nổ, dịch vụ chợ.

+ UBND huyện, nhất là các huyện Gia Lộc, Nam Sách, Kim Thành cần phối hợp và hỗ trợ các ban ngành cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt động tại chợ hạng 1 nằm trên địa bàn huyện.

- UBND các xã:

+ Cần tích cực tìm hiểu và cập nhật kịp thời các chính sách quản lý HĐKD tại chợ do cấp trên ban hành.

+ Có chính sách quản lý cụ thể đối với các chợ tạm mà hạ tầng chợ và các dịch vụ chợ chưa hoàn thiện, ban hành các quyết định về vấn đề chợ cóc trên địa bàn.

- Sở Công thương, sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu với UBND tỉnh tổ chức đấu thầu hoặc giao quyền quản lý cho các doanh nghiệp. Đảm bảo các doanh nghiệp tự chủ trong việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ, cũng như tự chủ trong việc quản lý các hoạt động chợ, thu thuế, phí điểm kinh doanh và các dịch vụ chợ.

- Sở Tài chính hỗ trợ ngân sách tập trung vào đầu tư những chợ có tầm quan trọng là 3 chợ đầu mối hiện có và những chợ tại các huyện mà lợi thế về thương mại kém hơn. UBND tỉnh dành một tỷ lệ thích đáng từ ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng đối với các chợ dân sinh, làm tăng lợi thế thương mại của các chợ, từ đó tăng khả năng chuyển đổi chợ sang hợp tác xã quản lý kinh doanh khai thác.

- UBND tỉnh Hải Dương:

+ Tìm hiểu và hoạch định các chính sách hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư mới, đặc biệt là vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh để phát triển và quản lý chợ hiệu quả hơn. Bao gồm các chính sách ưu đãi cụ thể và ban hành rộng rãi tới các cơ quan có liên quan: tác động tới ngân hàng cho vay vốn lớn và dài hạn, giảm bớt các thủ tục hành chính không quan trọng, chính sách thuế, ưu đãi về lãi suất vay...Mặc dù doanh nghiệp quản lý nhưng cơ quan nhà nước vẫn phải thường xuyên giám sát, kiểm tra để đảm bảo HĐKD chợ đi đúng định hướng của tỉnh, trung ương.

+ Cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ thương nhân đầu tư trong HĐKD chợ thông qua việc ban hành các chính sách ưu đãi liên quan tới vay vốn ngân hàng, thuê mua mặt bằng với giá ưu đãi, thời gian thuê mua linh động…nhằm thu hút các hộ kinh doanh vào chợ buôn bán, tránh tình trạng họp chợ bừa bãi, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh chợ văn minh.

- UBND các cấp huyện, xã:

+ Chủ động trong chuyển đổi các BQL chợ hạng 2, 3 sang doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh thông qua việc điều chỉnh phương thức quản lý hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào đầu tư xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn. Tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ kinh doanh, thương nhân có nhu cầu đăng ký kinh doanh và tham gia đầu tư xây dựng chợ bằng việc phê chuẩn nhanh gọn các thủ tục pháp lý liên quan và hướng dẫn cụ thể quy định về HĐKD để họ tránh vi phạm.

+ Trong giai đoạn chuẩn bị lập phương án, kế hoạch chuyển sang mô hình quản lý mới trình cấp thẩm quyền quyết định, cần phải tiếp tục củng cố hoạt động của các BQL, TQL nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức này thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn, đảm bảo văn minh thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán trong chợ theo quy định của pháp luật.

- Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh và quản lý chợ:

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh, huyện, xã tham gia đầu tư kinh doanh chợ theo nhiều phương thức giao quyền kinh doanh chợ hoặc đấu thầu, thuê quyền khai thác, kinh doanh chợ... Không chỉ tham gia đầu tư vốn để xây dựng, nâng

cấp, cải tạo chợ mà trực tiếp quản lý chợ để đảm bảo hệ thống chợ được hoạt động với phương pháp mới có hiệu quả cao.

+ Kết hợp với cơ quan Nhà nước xây dựng nội quy chợ và xử lý các vi phạm chợ dựa trên các luật hiện hành. Chú trọng tăng cường cung cấp các dịch vụ phục vụ HĐKD chợ chất lượng cao, giá cả hợp lý.

+ Thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các đối tượng kinh doanh trên chợ, như cung cấp thông tin thị trường, giải quyết các thủ tục có liên quan như xin cấp, đổi giấy phép kinh doanh cho các hộ kinh doanh...

+ Tổng hợp và báo cáo tình hình HĐKD tại các chợ thuộc quyền hạn quản lý của các doanh nghiệp với các cơ quan chức năng địa phương để có hướng dẫn, điều chỉnh và xử lý thống nhất đối với các vấn đề xảy ra.

3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

- Sở Công Thương Hải Dương cần tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các cán bộ Sở, ngành, cán bộ quản lý của các huyện, xã; mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ quản lý chợ với nội dung và hình thức phù hợp. Đào tạo cơ bản kết hợp với bồi dưỡng ngắn hạn tại địa phương đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý bằng cách điều chỉnh đội ngũ cán bộ hiện có, bổ sung những cán bộ có phẩm chất đạo đức, có năng lực công tác; nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý và nghiệp vụ trong các chợ đáp ứng yêu cầu của công tác phát triển và quản lý chợ trong thời kỳ mới. Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài, đặc biệt thu hút các nhà quản lý giỏi. Tiêu chuẩn hoá cán bộ, nhân viên tổ chức và quản lý chợ. Đặc biệt chú ý tiêu chuẩn chọn cán bộ, nhân viên vào làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước.

- UBND các cấp cần quy định rõ trách nhiệm của các cán bộ quản lý thuộc BQL, TQL được giao quyền tại các chợ trên địa bàn. BQL, TQL có trách nhiệm giám sát, chỉ đạo chung các hoạt động chợ, không kiêm nhiệm các công việc khác nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý. Yêu cầu các cán bộ quản lý tại các chợ có mặt hàng ngày, đúng giờ, thường xuyên báo cáo với cơ quan chức năng diễn biến hoạt động chợ. Đồng thời các cán bộ của phòng Kinh tế -Hạ tầng huyện cần tham gia các lớp bổ trợ kiến thức về quản lý hoạt động trợ của Sở Công Thương tổ chức, đăng ký học các khóa học dài hạn để nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn.

- UBND các huyện, xã có thể chủ động mở các lớp tập huấn, đào tạo có sự cố vấn của các cán bộ cấp trên ngay tại địa phương với các hình thức phù hợp.

3.2.3 Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

UBND tỉnh Hải Dương lập kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra định kỳ theo tháng, quý và kiểm tra đột xuất đối với các thương nhân, hộ kinh doanh về việc nộp thuế, phí chợ, thực hiện nội quy chợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh.

Tập trung vào việc tăng cường công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng…cụ thể:

+ Cần có quy định về việc quy hoạch đồng bộ thu gom và sử lý (tái chế, tiêu huỷ, trôn lấp) rác thải ở chợ, bao gồm việc điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn rác thải và tổng lượng rác thải phát sinh hàng ngày; đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế rác thải; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, khu chôn lấp chất thải; lựa chọn công nghệ thích hợp để xử lý rác thải; xác định tiến độ và nguồn lực việc thu gom và xử lý rác thải.

+ Công tác Phòng cháy chữa cháy phải được chú trọng ngay từ khâu bố trí địa điểm thuận lợi cho công tác PCCC, xa nguồn lửa và những nơi dễ gây cháy nổ, đồng thời phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy phạm, quy chuẩn về PCCC trong thiết kế, xây dựng, trang thiết bị và bố trí lực lượng PCCC tại chỗ. Trong đó ưu tiên áp dụng các giải pháp tự động báo cháy, tự động dập cháy. Tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng chống cháy nổ, cứu nạn; xử lý nặng các vi phạm về phòng chống cháy nổ để ngăn ngừa cháy nổ gây thiệt hại về người và tài sản chợ.

Các cuộc thanh tra, kiểm tra phải diễn ra công khai, minh bạch, phải có dự tham gia đầy đủ của đại diện các Sở ban ngành, cơ quan các cấp; đặc biệt tăng cường các thiết bị kĩ thuật tiên tiến trong quá trình kiểm tra, xét nghiệm để có kết quả chính xác. Việc xử lý vi phạm về HĐKD tại chợ nên làm theo nhiều phương pháp; nhắc nhở đối với các trường hợp vi phạm lần đầu và không nghiêm trọng, răn đe, xử phạt hành chính đối với các trường hợp tái phạm, có thể dùng hình thức cưỡng chế, xử lý theo pháp luật đối với các trường hợp cố tình vi phạm và có hành vi chống đối quy đinh, chống đối pháp luật.

3.3 Các kiến nghị để hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Để việc quản lý đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hiệu quả, cần phải có sự phối hợp tổng thể của nhiều yếu tố và sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng. Vì vậy, đề tài đưa ra một số kiến nghị sau:

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Hoàn thiện hệ thống pháp luật hơn nữa đặc biệt là luật bảo vệ người tiêu dùng,

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w