Định hướng phát triển hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại chợ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 44)

Căn cứ Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2003; Nghị định 114/2009/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 12 năm 2009 và Quyết định số 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020”, của Thủ tướng Chính phủ ban hành. UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020.

- Xây dựng và cải tạo các chợ trên địa bàn tỉnh:

+ Tiếp tục nâng cấp chợ Hải Dương (Thành phố Hải Dương) với số vốn 12,18 tỷ đồng; nâng cấp và cải tạo 3 chợ đầu mối với kinh phí mỗi chợ 30 tỷ đồng theo

Quyết định số 19/2007/QĐ-BTC về Phê duyệt quy hoạch phát triển một số kết cấu hạ tầng thương mại chủ yếu vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2007.

+ Sở Công thương đề nghị UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ năm 2014 cho tổng số 19 chợ, trong đó chợ hạng 2 là 02 chợ; chợ hạng 3 là 17 chợ với kinh phí hỗ trợ là 10,5 tỷ đồng.

+ Theo định hướng từ nay đến năm 2015 Hải Dương sẽ có 46 chợ đạt tiêu chí theo quy định. Từng bước giảm bán kính phục vụ trung bình giữa các chợ, duy trì số lượng dân cư phục vụ trung bình mỗi chợ, tăng tỷ lệ lưu thông hàng hóa qua hệ thống các chợ. Riêng với khu vực nông thôn sẽ từng bước xóa bỏ các chợ tạm, nền đất, mái tranh; tập trung nâng cấp cải tạo theo hướng kiên cố và bán kiên cố; các chợ khu vực thị trấn, thị tứ sẽ cải tạo hoặc xây mới thành chợ hạng 1 và hạng 2. Đây là một định hướng phù hợp với xu hướng phát triển.

- Về hàng hóa kinh doanh trong chợ: Hàng hóa kinh doanh tại chợ ngày càng phong phú và đa dạng và đảm bảo chất lượng để phù hợp với mức sống ngày càng được nâng cao của con người, tỉ trọng các mặt hàng có giá trị cao dần tăng lên. Tạo điều kiện cho hàng hóa, nông sản sản xuất tại địa phương vào chợ buôn bán nhằm kích thích sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Về hoạt động của thương nhân: Thương nhân tham gia kinh doanh tại các chợ mở rộng về đối tượng là người dân của địa phương, thương nhân của các tỉnh

khác, các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thương nhân muốn tham gia kinh doanh tại các chợ phải được sự cấp phép của cơ quan quản lý địa phương và BQL chợ hoặc doanh nghiệp quản lý chợ thông qua thủ tục đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng về thuê mua ki-ốt, hợp đồng dịch vụ chợ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 44)