Khái quát hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25)

2.1 Khái quát hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương bàn tỉnh Hải Dương

2.1.1 Hệ thống chợ

a, Về mạng lưới và quy mô chợ

Theo Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 của Sở Công Thương Hải Dương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có tất cả 176 chợ với gần 11 nghìn hộ kinh doanh, trong đó có 18 chợ có phạm vi ảnh hưởng tới các vùng ngoài tỉnh và có khả năng phân luồng bán buôn ra các tỉnh lân cận, chi tiết được nêu ở bảng 2.1.

Bảng 2.1 Số lượng chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2013

(Đơn vị: cái)

STT Loại hình chợ Số lượng

1 Chợ hạng 1 và chợ đầu mối tương đương 4

2 Chợ hạng 2 9

3 Chợ hạng 3 139

4 Chợ tạm 25

Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Hải Dương

Về phân bố mạng lưới chợ, Hải Dương gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 10 huyện có 127 chợ thuộc địa bàn nông thôn (chiếm 72,16%) và 49 chợ thuộc địa bàn thành thị (chiếm 27,84%).

Về quy mô các chợ, nhìn chung quy mô các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhỏ hẹp. Theo tiêu thức diện tích: tổng diện tích đất chợ khoảng gần 400000 m2, trong đó chợ có diện tích lớn nhất, nhì là 60000m2 và 30000m2 và chợ có diện tích nhỏ nhất chưa đến 300m2. Tổng diện tích chợ hạng 1 và hạng 2 thấp vì trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3.

Bảng 2.2 Hiện trạng một số chợ loại 1 và loại 2 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

STT Tên Chợ Hạng chợ Diện tích (m2) Số hộ kinh doanh

2 Chợ đầu mối Gia Xuyên 1 30000 125

3 Chợ đầu mối Đồng Gia 1 30000 259

4 Chợ Hải Dương 1 10150 240 5 Chợ Kẻ Sặt 2 14000 317 6 Chợ Sao Đỏ 2 10150 202 7 Chợ Thanh Bình 2 9484 316 8 Chợ Hội Đô 2 17000 336 9 Chợ Chi Lăng 2 6142 140 10 Chợ Hồ Máy Sứ 2 4930 146 11 Chợ Bắc Kinh 2 5275 134 12 Chợ Phú Yên 2 8496 251 13 Chợ Quang Trung 2 7025 200

Nguồn: Phòng Quản lý thương mại- Sở Công Thương Hải Dương

Hải Dương có 3 chợ đầu là chợ đầu mối nông sản Nam Đồng (huyện Nam Sách) với hơn 60000m2 và vốn đầu tư ngân sách lên tới 60 tỷ đồng, là 1 trong 4 chợ đầu mối cấp vùng được Chính phủ cho xây dựng trong cả nước; chợ đầu mối rau quả Gia Xuyên (huyện Gia Lộc) với diện tích 30000m2, vốn đầu tư là gần 50 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu trao đổi, tiêu thụ nông sản trong vùng, vươn tới thị trường miền Trung, miền Nam;chợ đầu mối rau quả Đồng Gia (huyện Kim Thành) diện tích 30000m2, vốn đầu tư ban đầu là hơn 40 tỷ.

Về quy mô số người bán hàng trên chợ, ở khu vực thành phố, số người bán hàng thường xuyên chiếm tỷ lệ khoảng hơn 60%). Nhưng ở khu vực chợ nông thôn, tỷ lệ này thấp hơn khoảng 40% .

b, Về cơ sở vật chất và đầu tư xây dựng chợ

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự quan tâm của các cấp các ngành, đã có 22/176 chợ (chiếm 12,5%) được xây dựng có cơ sở hạ tầng kiên cố tương đối đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam 9211: 2012 Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế và chủ yếu tập trung ở trung tâm các huyện, thị xã, thành phố ; 142 chợ xây dựng bán kiên cố và còn lại là số chợ đang ở trong tình trạng dựng lều tạm, nền đất thậm chí không có mái che phải họp ngoài trời.

Phần lớn chợ được hình thành cách đây 30-40 năm, cơ sở vật chất, không gian kiến trúc và yêu cầu diện tích mặt bằng không đáp ứng được nhu cầu giao lưu, buôn bán. Mạng lưới chợ phần lớn có quy mô loại 3, mô hình tổ chức còn yếu. Một số chợ đầu mối cấp vùng chưa phát huy được vai trò. Thiết kế kỹ thuật của chợ còn chưa phù hợp, đường đi lối lại trong các chợ đa phần là hẹp không đủ cho đi lại của người tiêu

dùng, các cửa hàng kinh doanh bầy hàng hóa chất đống, cản trở lối đi vào chợ, không những không đảm bảo về an toàn phòng chống cháy nổ mà còn tạo tâm lý ngại vào chợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho các chợ cóc, chợ tạm, gánh hàng rong hình thành ngoài khu vực chợ.

Cùng với việc thực hiện đa dạng hóa, xã hội hoá nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay tín dụng, vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ các thành phần kinh tế, các hộ kinh doanh và các nguồn vốn xã hội khác. Hàng năm, Hải Dương đề ra các chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chợ. Các hạng mục hỗ trợ gồm: Bồi thường, giải phóng mặt bằng; xây dựng hạ tầng kỹ thuật chợ gồm: San nền, đường nội bộ chợ, hệ thống điện bảo vệ chiếu sáng trong chợ, hệ thống xử lý nước thải, thoát nước trong chợ, khu thu gom rác thải, khu vệ sinh công cộng…Trong giai đoạn 2010-2013, trên địa bàn tỉnh không có kế hoạc xây dựng chợ mới mà chỉ tiến hành đi vào hoạt động một số chợ mới như chợ Quang Trung với tổng số vốn đầu tư 16,35 tỷ đồng, chợ Hội Đô với 12,86 tỷ đồng; nâng cấp, sửa chữa hơn 15 chợ: chợ đầu mối Gia Lộc, chợ thuỷ sản Ô Mễ (huyện Tứ Kỳ), chợ Đọ (Ứng Hoè, Ninh Giang), chợ Đồng Gia, chợ Tam Kỳ (huyện Kim Thành), chợ Thanh Xá (huyện Thanh Hà), chợ Thông (huyện Thanh Miện), chợ Hiệp (huyện Kinh Môn)…với số vốn hơn 7,48 tỷ đồng.

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng, cải tạo chợ giai đoạn 2011-2013

STT Nguồn vốn đầu tư Số tiền (tỷ đồng)

1 Ngân sách trung ương 0,8

2 Ngân sách địa phương 2,33

3 Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đóng góp 4,35

Tổng 7,48

Nguồn:Phòng Quản lý thương mại_ Sở Công Thương Hải Dương c, Về cơ cấu hàng hóa kinh doanh tại chợ

Hàng hóa được đưa vào kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngày càng đa dạng về chủng loại, song chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: nông sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, dệt may, điện tử.

Hình 2.1 Cơ cấu hàng hóa tại chợ Hải Dương

30% 14%

Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Hải Dương

3 chợ đầu mối của tỉnh là tụ điểm buôn bán các mặt hàng nông sản được sản xuất trong địa bàn tỉnh và các vùng lân cận như: rau xanh, củ quả, gạo, hoa quả, hàng khô (đỗ tương, lạc). Một số chợ chuyên doanh: Chợ Bắc Kinh, chợ Con kinh doanh thực phẩm sống-chín, chợ Ngã Sáu kinh doanh đồ tươi sống…còn hầu hết là các chợ tổng hợp.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại các chợ

a, Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh

Bảng 2.4 Doanh thu và tỷ trọng LCHH qua các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Khu vực Doanh thu (tỷ đồng)

Tỷ trọng LCHH qua các chợ khu vực so với tổng LCHH qua các chợ trên toàn tỉnh (%)

2011 2012 2013 2011 2012 2013

Chợ trên toàn tỉnh 7480,12 8307,48 8856,16 100 100 100 Chợ khu vực thành phố 2288,92 2675 2922,53 30,6 32,2 33 Chợ khu vực huyện 5191,2 5362,48 5933,63 69,4 67,8 67

Theo niên giám thống kê 2013– Cục thống kê Hải Dương

Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống chợ toàn tỉnh tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Tổng mức LCHH trung bình 3 năm qua hệ thống chợ khu vực thành phố với 12 chợ chiếm khoảng 31,9%, qua chợ nằm ở khu vực huyện là 68,1%. Sự chênh lệch này do khu vực thành phố tập trung nhiều loại hình phân phối hàng hóa như: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tạp hóa. Khu vực huyện các loại hình phân phối khác phát triển chưa mạnh, các cửa hàng chỉ hình thành với quy mô nhỏ lẻ, số lượng chợ nhiều hơn thành phố, người dân vẫn giữ thói quen tập trung mua sắm tại các chợ.

Bảng 2.5 Tỷ trọng doanh thu tại các chợ phân hạng tỉnh Hải Dương

Chợ Tỷ trọng doanh thu (%) 20% 30% 9% 14% 27%

Chợ hạng 1 và chợ đầu mối 32%

Chợ hạng 2 21%

Chợ hạng 3 40%

Chợ tạm 7%

Nguồn: Phòng Quản lý thương mại – Sở Công Thương Hải Dương

Trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3 nên đóng góp của HĐKD các chợ hạng 3 vào tổng doanh thu tại chợ chiếm một phần lớn. Với 25 chợ tạm chưa được xây dựng kiên cố cũng có mức doanh thu bình quân thời gian qua là 7%.

Các chợ đầu mối của tỉnh mặc dù được đầu tư với lượng vốn rất lớn và đều là chợ đầu mối quan trọng của tỉnh, của vùng nhưng tốc độ thi công chậm, cũng như khả năng thu hút các hộ vào kinh doanh trong chợ là không hiệu quả. Chợ đầu mối Gia Xuyên được sử dụng vào năm 2010. Những ngày đầu, chợ đầu mối hoạt động nhộn nhịp, thu hút được khoảng 100 tiểu thương vào thuê ki-ốt kinh doanh. Lượng hàng hoá trung chuyển tại chợ đạt 200 tấn/ngày. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, hiệu quả mà chợ đầu mối này mang lại không như doanh nghiệp kỳ vọng, người bán kẻ mua thưa vắng dần. Năm 2011, lượng hàng hóa trung chuyển tại chợ đầu mối Gia Xuyên chỉ đạt 100 tấn/ngày, giảm 50% so với năm 2010. Hàng hóa thu mua, lưu chuyển tại chợ chủ yếu là dưa hấu, ngoài ra hầu như không có các sản phẩm nào khác. Năm 2013, số hộ đến chợ thuê ki-ốt bán hàng ổn định chỉ khoảng hơn 100 hộ. Các chợ khác cũng không hoạt động với công suất tối đa.

b, Đóng góp của HĐKD chợ đối với kinh tế- xã hội tỉnh

Công tác quản lý và phát triển chợ cũng như HĐKD tại chợ trên địa bàn tỉnh hải Dương của các cơ quan quản lý luôn nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong những năm qua HĐKD tại chợ trên toàn địa bàn tỉnh vẫn được duy trì và mang lại những hiệu quả nhất định đối với vấn đề giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập và đóng góp ngân sách của tỉnh.

Với tổng mức LCHH qua hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh mỗi năm ước khoảng 40%, HĐKD thương mại tại chợ là một bộ phận không thể tách rời trong mạng lưới thương mại tỉnh. Trong 3 năm qua, hoạt động mua bán diễn ra tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn là sôi nổi nhất so với các loại hình thương mại khác là trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Bởi vì hệ thống chợ nằm gần các khu dân cư vẫn là nơi đáp ứng ngay nhu cầu của người mua về hàng tiêu dùng, và thực phẩm tươi sống. Doanh thu trung bình 3 năm 2011-2013 từ HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 8214,59 tỷ đồng, đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng thương mại hơn 14 % của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.

Tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt công tác quản lý thuế, phí từ HĐKD tại các chợ trên địa bàn. Các khoản thu từ hoạt động chợ được tiến hành nghiêm chỉnh và đầy đủ theo mức thu quy định của Bộ Tài chính, các khoản thu đó bao gồm thuế sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, thu từ cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hóa, kho bãi, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh...Từ các khoản thu đó, mỗi năm, hệ thống chợ nộp ngân sách tỉnh khoảng hơn 3 tỷ đồng. Đặc biệt, từ khi có sự tham gia quản lý chợ của các doanh nghiệp, việc thu và nộp thuế của các chợ do các doanh nghiệp này kinh doanh khai thác diễn ra nhanh, hiệu quả hơn so với trước đó.

Hoạt động chợ không chỉ có ý nghĩa cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương, mà chợ là nơi giải quyết vấn đề việc làm đối với người lao động địa phương. Việc làm tại các chợ cũng hết sức đa dạng, ngoài các hộ trực tiếp kinh doanh thì người lao động có thể có việc làm tại các bộ phận bốc xếp hàng hóa, bảo vệ, dịch vụ vệ sinh... Trước kia, do không có việc làm, một bộ phận không nhỏ người dân có thời gian nhàn rỗi nhiều, nảy sinh nhiều hiện tượng xã hội như cờ bạc, trộm cắp, thì đến nay HĐKD tại chợ ngày càng được quan tâm, mở rộng không những giải quyết được vấn đề việc làm mà còn góp phần giảm thiểu các tệ nạn đó. Càng ngày, hoạt động chợ càng thu hút được sự tham gia đông đảo của các hộ kinh doanh là người dân của tỉnh, mà còn có sự gia nhập của các thương nhân các tỉnh khác. Đặc biệt là các tỉnh miền Trung với các mặt hàng nông sản, hoa quả đang đẩy mạnh hoạt động buôn bán tại các chợ đầu mối nông sản của tỉnh Hải Dương. Đối với những người lao động trực tiếp kinh doanh tại chợ, hiện nay hệ thống chợ Hải Dương đang duy trì hoạt động của khoảng 11 nghìn hộ kinh doanh, trong 3 năm qua thu hút được hơn 800 lao động tham gia HĐKD chợ và mang lại nguồn thu nhập trực tiếp cho các hộ kinh doanh từ 40-80 triệu mỗi năm.

Hải Dương là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong những năm gần đây, không những hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ hơn mà hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ của tỉnh cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Một phần do tác động của HĐKD chợ đã thúc đẩy sản xuất trong tỉnh và làm chuyển biến đời sống của người dân. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh càng tăng cao, thúc đẩy sản xuất nhiều hơn các loại cây lương thực, nông sản tại các huyện Thanh Miện, Ninh Giang, Thanh Hà để đáp ứng tiêu thụ tại các chợ. Bà con nông dân càng ngày càng biết cách làm nông nghiệp khoa học và năng suất cao, các nông sản sản xuất ra tại tỉnh có sức cạnh tranh tốt hơn, uy tín hơn với các nông sản của tỉnh khác được bán tại các chợ. Các mặt hàng công nghiệp, nhất là các hàng dệt may, điện tử cũng được tiêu thụ nhiều tại các chợ tổng hợp nên góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh.

Hoạt động chợ ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống xã hội. Trong những năm qua, bộ mặt nông thôn của Hải Dương đang dần thay đổi, đời sống người dân sung túc, đầy đủ hơn. Người dân không chỉ quan tâm tới vật chất mà đã có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Mặt khác, hoạt động trao đổi, mua bán tại chợ còn làm nảy sinh các mối làm ăn, đối tác kinh doanh, giúp gắn kết những người thương nhân và người dân với nhau cùng hợp tác làm ăn, giúp đỡ nhau và tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tại các chợ

2.2.1 Công tác ban hành, phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật.

Sở Công thương Hải Dương là cơ quan có thẩm quyền xây dựng, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh. Khi dự án được trình lên, phòng quản lý thương mại có trách nhiệm phối hợp cùng UBND địa phương đặt chợ rà soát cung, cầu hàng hóa để xem xét xây dựng chợ ở vị trí và quy mô phù hợp. Khi địa phương đề xuất kiến nghị xây dựng thêm chợ mới, Sở sẽ phối hợp trong công tác huy động vốn, đấu thầu cũng như nghiệm thu, hướng dẫn UBND quản lý trực tiếp chợ trong công tác tổ chức thực hiện các điều kiện để đưa chợ vào hoạt động (nội quy hoạt động, phương án bố trí sắp xếp ngành hàng, mặt hàng kinh doanh, xây dựng phương án chuyển đổi doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác chợ…).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w