361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

110 320 0
361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

mô hình kinh doanh trực tuyến, nâng cấp thông tin di động, kế toán tiền lương, nâng cao chất lượng tiệc cưới, quản trị nghiệp vụ lễ tân, kế toán tập hợp chi phí

Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NƯỚC CHDCND LÀO SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay, thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chú trọng đến xuất khẩu là quan điểm của CHDCND Lào trong phát triển đất nước. Xuất khẩu năm 2010 đạt 1,95 tỷ USD, chiếm 30,8% GDP của cả nước. Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ để chi trả nhập khẩu, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện để Lào phát huy các lợi thế tiềm năng, học hỏi khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nâng cao trình độ của nguồn lao động. CHDCND Lào là một nước nông nghiệp đang phát triển. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng 32% giá trị GDP nhưng cung cấp việc làm cho hơn 80% dân số. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng nông sản nói riêng là vấn đề quan trọng của chính phủ và toàn dân nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống xã hội. Hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Lào đang ngày một gia tăng, giá trị xuất khẩu hàng nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu. CHDCND Lào vốn một nước có cơ sở vật chất còn yếu kém, công nghệ, trình độ quản lý và chất lượng nguồn lao động chưa cao, và đặc biệt là kinh nghiệm về thương mại quốc tế còn non trẻ. Chính vì vậy, không tránh khỏi các bất cập trong chính sách quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Lào còn gặp nhiều vấn đề như: tự phát, thiếu liên kết, nhỏ lẻ, trình độ quản lý, chuyên môn còn yếu, thông tin, công nghệ còn hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp này còn gặp nhiều vấn đề khi tham gia xuất khẩu nông sản. Việt Nam là một thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của Lào. Việt NamLào có quan hệ chặt chẽ về thương mại, chính trị, xã hội. Các sản phẩm Lào xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là hàng nông sản. Trong đại hội lần thứ VIII của Đảng Nhân dân Cách mạng Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 1 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại Lào và trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ VII (2011 – 2015) của Lào đã nhấn mạnh đến vấn đề thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang Việt Nam. Để có thể thực hiện được quan điểm chỉ đạo của Đảng và kế hoạch đã đề ra của chính phủ, việc đánh giá về thực hiện chính sách phát triển xuất khẩu nông sản của chính phủ và năng lực của các doanh nghiệp thương mại Lào trong giai đoạn 2005 -2010 là rất cấp thiết. Đây là cơ sở để định hướng, xây dựng kế hoạch, chiến lược cho giai đoạn 2011- 2015. 1.2.Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Nhận thức được vấn đề cấp thiết đang đặt ra cho xuất khẩu nông sản của CHDCND Lào và dựa trên những kiến thức đã được nghiên cứu tại trường, tôi chọn đề tài “Phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 1.3.Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau: • Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu nông sản. • Phân tích thực trạng phát triển xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp thương mại Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2005-2010 • Đưa ra một số giải pháp đối với Nhà nước Làocác doanh nghiệp nhằm phát triển xuất khẩu hàng nông sản Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2011-2015 1.4.Các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau: • Hàng nông sản là gì? Có những cách hiểu nào về khái niệm hàng nông sản? • Có những hình thức xuất khẩu chủ yếu nào? • Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân? • Các nhân tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu và nội dung phát triển xuất khẩu nông sản? Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 2 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại • Thực trạng về sản xuất hàng nông sản của Lào và tình hình xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp Lào trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng? • Quy mô, các nguồn lực của các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu nông sản của Lào? • Thực trạng việc thực hiện các chính sách thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng nông sản tại Lào? • Những cơ hội, thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu hàng nông sản của Lào trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng? • Định hướng xuất khẩu nông sản của Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 là gì? • Các giải pháp vĩ mô và vi mô để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Lào sang thị trường Việt Nam? 1.5.Phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Xuất khẩu hàng nông sản 1.5.2. Phạm vi nội dung Xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào 1.5.3. Phạm vi không gian Đơn vị xuất khẩu: Các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào Thị trường xuất khẩu: Thị trường Việt Nam 1.5.4. Phạm vi thời gian • Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 • Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp thương mại CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 3 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại 1.6.Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài • Đối với nhà nước nước CHDCND Lào: Nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại trong nước, từ đó có chính sách để thúc đẩy phát triển. • Đối với các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu hàng nông sản của Lào: Thông qua nghiên cứu của đề tài, để nhìn nhận tổng quan các cơ hội, thách thức hiện nay đối với xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Việt Nam và giải quyết các khó khăn chủ yếu • Đối với trường đại học Thương mại và nghiên cứu sinh: Đề tài là tài liệu nghiên cứu nhằm ứng dụng các vấn đề lý thuyết vào thực tế và là tài liệu cho những nghiên cứu tiếp theo. 1.7.Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam hiện nay Chương 2: Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng nông sản Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 CHƯƠNG II: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 4 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm nông sảnhàng hóa nông sản Hiện nay, có nhiều cách hiểu về nông sản: Theo từ điển Tiếng Việt của trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân Văn quốc gia (NXB Văn hóa Sài Gòn): nông sảnsản phẩm do ngành nông nghiệp sản xuất ra như: gạo, rau, cà phê, cao su… Theo wikipedia tiếng Việt: Nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành sản xuất hàng hóa thông qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nông nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu, dược phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa), các sản phẩm độc đáo đặc thù. Ngày nay, nông sản còn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vườn và thực tế nông sản thường được hiểu là những sản phẩm hàng hóa được làm ra từ tư liệu sản xuất là đất. Theo khái niệm của WTO trong Hiệp định Nông nghiệp: Trong WTO, hàng hóa được chia thành 2 nhóm là nông sản và phi nông sản. Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là những sản phẩm được kiệt kê từ chương I đến chương XXIV (trừ cá và các sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác thuộc hệ thống thuế HS (hệ thống hài hòa hóa mã số thuế). Với cách hiểu này, nông sản bao gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ nông nghiệp như: • Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản như: lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, hoa quả tươi… • Các sản phẩm phái sinh như: bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt… • Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô… Theo cách hiểu trong kinh tế Việt Nam (theo văn bản hướng dẫn về Hiệp định Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 5 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại Nông nghiệp của Phòng Công nghiệpThương Mại Việt Nam): Theo sự phân chia có tính chất tương đối của Việt Nam, nông sản thường được hiểu theo nghĩa rộng, là bao gồm các sản phẩm từ nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), ngư nghiệp, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành chế biến nông lâm thủy sản lại được gộp vào lĩnh vực công nghiệp. Theo cách hiểu trong kinh tế Lào (theo Bộ Nông nghiệpPhát triển Nông thôn của Lào): Theo phân loại của Bộ Nông nghiệpphát triển nông thôn của Lào, hàng hoá nông sản được hiểu theo nghĩa bao trùm cả ngành sản xuất của khu vực I (sản xuất nông lâm thủy sản) bao gồm 19 chủng loại. Đối với cách hiểu này, nông sản bao gồm: • Các sản phẩm từ trồng trọt như: ngô, khoai, lúa, gạo, cà phê… • Các sản phẩm từ chăn nuôi như: trâu, bò, lợn, gà… • Gỗ và sản phẩm từ gỗ, các lâm sản ngoài gỗ Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và sản phẩm chế biến từ nông sản được xem là sản phẩm công nghiệp. Như vậy, cách hiểu về nông sản của LàoViệt Nam có sự tương đồng với nhau. Trong nội dung nghiên cứu đề tài này, nông sản được hiểu theo cách hiểu trong kinh tế của LàoViệt Nam. Theo từ điển của Viện ngôn ngữ học Việt Nam, hàng hóa là sản phẩm do lao động làm ra, dùng để trao đổi trên thị trường. Như vậy, hàng hóa nông sảnnông sản được đưa ra trao đổi trên thị trường. 2.1.2. Khái niệm xuất khẩu nông sản Xuất khẩu hàng hóa nông sản là một hoạt động kinh doanh hàng hoá ở phạm vi kinh doanh quốc tế, là lĩnh vực sôi động nhất trong nền kinh tế hiện nay. Kinh doanh xuất khẩu là mối quan hệ trao đổi hàng hoá giữa một quốc gia này với một quốc gia khác. Như vậy, xuất khẩu nông sản là hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá nông sản với Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 6 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại nước ngoài dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ hàng hoá - tiền tệ (quan hệ thị trường) nhằm mục đích lợi nhuận. 2.2. Một số lý thuyết 2.2.1. Một số hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồn hàng xuất khẩu…Hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương (theo nghiên cứu này, là các doanh nghiệp có nhiệm vụ xuất khẩu) thường tiến hàng một số hình thức xuất khẩu và được coi là xuất khẩu như sau: 2.2.1.1. Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hóa mà trong đó các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến) Theo hình thức xuất khấu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng hóa để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản xuất trong nước, Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp thông thường có hiệu quả kinh doanh cao hơn các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì doanh nghiệp có thể mua được những hàng hóa có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng như của khách hàng với giá cả mua vào thấp hơn. Tuy nhiên, đây là hình thức có độ rủi ro lớn, hàng hóa có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường, dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hóa. 2.2.1.2. Xuất khẩu ủy thác Hoạt động xuất khẩu ủy thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 7 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại cho các đơn vị có hàng hóa ủy thác. Trong hình thức này, hàng hóa trước khi kết thúc quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị ủy thác. Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩu hàng hóa, kể cả việc vận chuyển hàng hóa và được hưởng một khoản tiền gọi là phí ủy thác mà đơn vị ủy thác trả. Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, doanh nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hóa và cũng không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng. Tuy nhiên, phí ủy thác mà doanh nghiệp ngoại thương nhận được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh. 2.2.1.3. Buôn bán đối lưu Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hóa khác tương đương với trị giá củahàng xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu này để nhập khẩu những loại hàng hóa mà thị trường trong nước đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang nước thứ ba. 2.2.1.4. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa thườnghàng hóa trả nợ được thực hiện theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ của hai nước. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu điểm như: Khả năng thanh toán chắc chắn vì Nhà nước đứng ra thanh toán cho doanh nghiệp, giá cả hàng hóa dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. 2.2.1.5. Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế Gia công quốc tế đó là hoạt động mà một bên – gọi là bên đặt hàng – giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia, gọi là bên nhận gia công để xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa sau khi sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công được trả tiền công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia công quốc tế. Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 8 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại Theo hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp ngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu, bán thành phẩm về cho các đơn vị gia công từ các khách hàng nước ngoài đặt gia công, Sau đó, đơn vị ngoại thương sẽ nhận thành phẩm từ các đơn vị gia công và xuất sản phẩm này cho khách hàng nước ngoài đã đặt gia công. Đơn vị ngoại thương sẽ nhận được một khoản tiền thù lao gia công. Hoạt động gia công xuất khẩu có đặc điểm là doanh nghiệp ngoại thương không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được hiệu quả khá cao, ít rủi ro và khả năng thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp phải có quan hệ với các khách hàng đặt gia công có uy tín. Đây là một hình thức phức tạp, nhất là trong quá trình thỏa thuận với bên khách hàng gia công về số lượng, chất lượng, nguyên vật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm, giám sát quá trình gia công. Do đó, các cán bộ kinh doanh của doanh nghiệp phải hiểu biết tường tận về các nghiệp vụ và quá trình gia công sản phẩm. 2.2.1.6. Một số loại hình xuất khẩu khác Theo nghị định số 33/CP của Chính phủ ngày 14/04/1994 về Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu có quy định các hình thức dưới đây cũng được coi là xuất khẩu hàng hóa: Tạm nhập tái xuất: Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác (nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm các thủ tục nhập khẩu rồi lại làm các thủ tục xuất khẩu không qua gia công chế biến. Đối với những hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước nhưng một thời gian sau, vì một lý do nào đó mà nó không được sử dụng nữa mà được xuất ra nước ngoài thì không được coi là hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất. Thời gian hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được lưu chuyển ở VN là 120 ngày. Chuyển khẩu hàng hóa: Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 9 Luận văn thạc sỹ Thương Mại Trường Đại học Thương Mại Chuyển khẩu là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam cũng như thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam Quá cảnh hàng hóa: Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ Việt Nam, có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được xem xét cho thực hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập. 2.2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế quốc dân Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Song hoạt động này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian nhiều, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hóa phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ theo các tập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau. 2.2.2.1. Xuất khẩu nông sản tạo nguồn vốn ngoại tệ cho nhập khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đối với các nước nông nghiệp đang phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu tất yếu để phát triển đất nước. Công nghiệp hoá tạo ra lợi ích giúp các ngành công nghiệp phát triển, sản xuất phát triển, khắc phục tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệpcác địa phương hiện nay, khắc phục tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển. Nhưng công nghiệp hoá nhanh trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có lượng vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài như vay, viện trợ . tuy quan trọng nhưng cuối cùng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác, trong khi đó ngân sách của Nhà nước trung ương cấp ngày càng hạn hẹp. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá địa phương là tích cực đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu hàng hoá dịch vụ để có ngoại tệ nhập Sengnakhone SAYALATH - CH14 – TM 10 . dung Xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào 1.5.3. Phạm vi không gian Đơn vị xuất khẩu: Các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND. quan nghiên cứu đề tài phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam hiện nay Chương 2: Một số

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:35

Hình ảnh liên quan

Bảng số 1: Cơ cấu nền kinh tế theo ngành của CHDCND Lào - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 1: Cơ cấu nền kinh tế theo ngành của CHDCND Lào Xem tại trang 36 của tài liệu.
mạnh mẽ, từ 26,2% lên 38,5%. Nhìn vào bảng, có thể thấy giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn Lào có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về cơ cấu kinh tế. - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

m.

ạnh mẽ, từ 26,2% lên 38,5%. Nhìn vào bảng, có thể thấy giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn Lào có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về cơ cấu kinh tế Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng số 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2010 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2010 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng số 4: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2010 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 4: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2010 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng số 5: Tổng số các doanh nghiệp của CHDCND Lào từ 08/8/2008 đến 31/12/2010 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 5: Tổng số các doanh nghiệp của CHDCND Lào từ 08/8/2008 đến 31/12/2010 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng số 6: Kết quả sản xuất trồng trọt năm 2005-2010 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 6: Kết quả sản xuất trồng trọt năm 2005-2010 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng số 7: Kết quả sản xuất chăn nuôi năm 2005-2010 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 7: Kết quả sản xuất chăn nuôi năm 2005-2010 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng số 9: Xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam 2006 – 2009 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 9: Xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam 2006 – 2009 Xem tại trang 64 của tài liệu.
Hình số 15: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Việt Nam của CHDCND Lào 2006-2009 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Hình s.

ố 15: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Việt Nam của CHDCND Lào 2006-2009 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng số 11: Xuất khẩu gỗ và Sản phẩm ngoài gỗ của CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam 2006 – 2009 - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 11: Xuất khẩu gỗ và Sản phẩm ngoài gỗ của CHDCND Lào sang thị trường Việt Nam 2006 – 2009 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng số 12: Danh mục hàng hóa được giảm 50% thuế suất nhập khẩu của Việt Nam - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

Bảng s.

ố 12: Danh mục hàng hóa được giảm 50% thuế suất nhập khẩu của Việt Nam Xem tại trang 75 của tài liệu.
01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh - 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay

01.05.

tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan