Đặc điểm tự nhiên, xã hội CHDCND Lào

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

CHDCND Lào được thành lập ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa Bán Đảo Đông Dương với diện tích 236.800 Km2, được chia thành 16 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Có biên giới chung với 05 nước láng giềng, phía Bắc có biên giới với CHND Trung Hoa với chiều dài 505 Km, phía Nam giáp với Vương Quốc Cămphuchia với chiều dài 535 Km, phía Đông giáp với CHXHCN Việt Nam với chiều dài 2069 Km, phía Tây Bắc giáp với Myanma với chiều dài 236 Km và phía Tây Nam giáp với Vương Quốc Thái Lan với chiều dài 1835 Km. 3/4 là diện tích đồi núi và cao nguyên trải dài ở phía Đông Bắc, Đông và Nam Lào, đồng bằng chỉ chiếm 1/5 lãnh thổ nằm hoàn toàn ở phía Tây là nơi tập trung đông dân sinh sống của Lào. Diện tích đất rừng là 230.800 Km2 (chiếm 97,47% diện tích của cả nước) và mặt nước là 6.000 Km2, có rất nhiều sông suối to

nhỏ trong đó sông lớn nhất là sông Mêkông chảy dài từ Bắc tới Nam Lào. Chiều dài từ Bắc vào Nam Lào là 1.799 Km và chiều rộng từ 100 – 400 Km. Lào là một nước rất giàu về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản nằm ở dưới đất chưa được khai thác và là một nước có nhiều tiềm năng về phát triển các ngành nông nghiệp.

Lào có tiềm lực lớn về tài nguyên thiên nhiên: 2 triệu ha đất trồng trọt (mới được khai thác khoảng 80 vạn ha, bình quân mỗi lao động khoảng 6.000 m2). Nếu tận dụng tối đa thì mỗi lao động bình quân có khoảng 1,5 ha (tức là sẽ thuộc loại đứng đầu các nước Đông Nam Á). Núi cao trên 1000m ở Lào chiếm gần 30 % diện tích, chủ yếu tập trung ở miền Bắc ngọn cao nhất là Phu Bía (2.820 m) nằm ở giữa Nam cao nguyên cánh đông chum Xiêng khoảng. Những núi cao trên 2000m khác được cấu tạo trong hệ thống núi vùng Đông Bắc từ Phông Sa Ly tới Hủa Phăn, trong đó cao hơn cả là ngọn Phu Hoạt (2.452 m). Xen kẽ với núi là những cao nguyên rải rác từ Bắc xuống Nam (cao nguyên Tây Bắc, cao nguyên Hoả Phăn, cao nguyên Xiêng khoảng, cao nguyên Khăm Muôn, cao nguyên Bô lô Vên). Diện tích vùng núi của Lào 15 triệu ha, chiếm 60% lãnh thổ tự nhiên, được sếp vào hàng đầu các nước Châu Á về độ che phủ cũng như mật độ diện tích rừng (3,2 ha rừng/ một đầu người và bình quân 270 m3 gỗ/một đầu người) giá trị kinh tế rừng khá cao.

Ngoài các loại gỗ quý, rừng Lào còn cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như: sa nhân, cánh kiến, quế, sơn, nhựa thông, tre, nứa, mây, song…Riêng cánh kiến của Lào đứng đầu các nước Đông Nam Á về sản lượng. Quần thể động vật của rừng Lào cũng rất phong phú về chủng loại. Trên đồng cỏ hoặc rừng thường phổ biến có lợn rừng, thỏ, ngựa, voi, tê giác… và cả thú ăn thịt như hổ, báo, chồn, cáo…khỉ sống thành từng bày ở rừng cây có quả hoặc những nơi có nương rẫy. Đặc biệt vơi rừng đi hàng đàn trong các rừng rậm, việc săn voi và thuần dưỡng voi đã trở thành nghề truyền thống của nhân dân Lào ở tỉnh Say Nha Bu ly, Trung và Nam Lào. Rừng Lào còn có nhiều loại chim Muông và các loại bò sát như trăn, rắn…Mật ong và sáp ong là đặc sản của rừng Lào. Ngoài ra mỗi miền của nước Lào còn có những vựa thóc đáng kể, Miền Bắc có đồng bằng

đồng bằng Chăm Pha Sắc rộng 5.000 Km2 nằm ở phía Nam của Lào.

Khoáng sản ở Lào khá phong phú với nhiều loại quý: vàng với 50 địa điểm, nhôm ở 13 địa điểm, sắt tập trung lớn nhất ở Phu Nhuôn Xiêng Khoảng, ở tỉnh Khăm Muồn….

Khí hậu của Lào thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa với sự luân chuyển của hai luồng gió ngược chiều nhau trong một năm: gió mùa Đông Bắc lạnh và khô, gió mùa Tây Nam nóng ẩm, dãy núi Phu Luông chắn dọc biên giới phía Đông của nước Lào có tác dụng ngăn cản và điều hoà ảnh hưởng của những đợt gió lớn từ Thái Bình Dương đổ vào. Ở Lào tính chất tương phản giữa mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt. Mùa mưa nóng và ẩm diễn ra từ tháng 5 đến tháng 10 Dương lịch, với lượng mưa tối đa vào tháng 7 và tháng 8, cường độ mưa tháng lớn nhất có khi đạt tới 50% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình hàng năm ở sông Mêkông từ 1500 – 2000 mm, ở miền núi từ 2000 – 2500 mm. Mùa khô hầu như rất ít mưa, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 Dương lịch, với hai mùa rõ rệt: nửa đầu của mùa khô thì khô rét, độ ẩm thấp, nữa sau thì khô nóng oi ả. Ở Nam Lào những tháng 11 ,tháng 12 và tháng giêng thiệt độ tương đối dễ chịu có ngày nhiệt độ xuống 17 – 18 độ C, nhưng cũng có ngày nóng tới 40 độ C. Ở Bắc Lào về mùa khô, nhiệt độ xuống thấp hơn so với Nam Lào, từ tháng 11 đến tháng 12 nhiệt độ trung bình khoảng 11 – 12 độ C, biên độ giao động của thời tiết trong những tháng này có khi tới 20 độ C trong một ngày, mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 25 – 30 độ C.

CHDCND Lào là một nước ít dân tính đến năm 2010 có khoảng 6.477.211 người, trong đó nữ là 3.263.580 người và nam là 3.213.631 người, phần lớn theo đạo Phật, có 3 khối dân tộc lớn là Lào Lùm chiếm 2/3 dân số, Lào Thơng chiếm 23% và Lào Sủng chiếm 10% và có 49 bộ tộc trong đó có 85% dân số Lào sống ở vùng nông thôn và 80% của dân số Lào là lao động ở ngành nông – lâm nghiệp.

Tóm lại, về đặc điểm tự nhiên – xã hội của Lào, bên cạnh tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu nhiệt đới, dân cư thưa thớt gây nên những hạn chế cho sự phát triển kinh tế như địa hình đồi núi, các đồng bằng và khu dân cư tập trung bị chia cắt nên giao lưu khó khăn. Việc thông thương quốc tế cũng khó khăn, phía Tây thông thương với Thái Lan

qua sông Mêkông, các phía khác đều gặp núi cao, thác sâu ngăn cách. Việc mở cửa buôn bán với thế giới gặp nhiều trở ngại.

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w