Thách thức trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của nước CHDCND Lào

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 88 - 89)

ngoài nước. Với chủ trương của Đảng và chính phủ Lào về việc đầu tư vào công nghiệp chế biến, xây dựng các nông trường, vùng nguyên liệu bằng vốn chính phủ và vốn thu hút trong và ngoài nước. Thời gian tới, sản lượng nông sản của Lào có thể tăng lên về chất lượng và số lượng, tỷ lệ sản phẩm chế biến cao hơn.

4.2.2. Thách thức trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của nước CHDCND Lào Lào

Một là: Sự bất ổn chính trị thế giới và giá xăng dầu tăng nhanh. Bắt đầu từ cuối năm 2010, tình hình chính trị thế giới lâm vào bất ổn về chính trị đẩy giá xăng dầu tăng cao. Đây là bất lợi cho Lào và bất kỳ nước xuất khẩu nào vì chi phí cho sản phẩm xuất khẩu tăng lên, mất đi lợi thế về giá do nguyên liệu và nhân công rẻ. Hơn nữa, Lào vốn là quốc gia phải nhập khẩu xăng dầu, điều này không những ảnh hưởng giá mà còn ảnh hưởng về tính ổn định trong sản xuất, tác động xấu đến xuất khẩu. Với thị trường Việt Nam, vốn chêch lệch giá không nhiều, khi chịu tác động này, hàng nông sản của Lào đứng trước nguy cơ mất hấp dẫn về giá, cộng với sự khó khăn trong thu mua, có thể giảm sút sự thu hút với nhà nhập khẩu.

Hai là: Thâm hụt ngân sách và thiên tai nặng nề ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến tại Lào. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, thế giới tiếp tục chứng kiến các vấn đề về thâm hụt ngân sách, nợ công của các quốc gia. Vấn đề nợ của các tiểu vương quốc Ả rập, Hy Lạp, Ireland và thâm hụt ngân sách của cường quốc như Mỹ là hạn chế trong đầu tư. Hầu hết các quốc gia đều có biện pháp hạn chế để phục hồi nền kinh tế trong nước. Một trong những quốc gia cấp vốn viện trợ và có nhiều chương trình hỗ trợ cho nông nghiệp và chế biến tại Lào nhất là Nhật Bản vừa hứng chịu thiên tai nặng nề. Động đất và sóng thần đã tàn phá nặng nề đất nước này. Mặc dù chưa có công bố chính thức về cắt giảm ODA hoặc các hoạt động hỗ trợ khác nhưng đây là một bất lợi cho Lào. Hầu hết các quốc gia phát triển hỗ trợ Lào các vấn đề trong nông

nghiệp, nâng cao năng lực doanh nghiệp…Khi chịu ảnh hưởng này, Lào gặp khó khăn về vốn để triển khai các chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản. Điều này ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w