Một số giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 107 - 110)

6 Thức ăn gia súc và nguyên liệu

4.4.2.Một số giải pháp cho doanh nghiệp xuất khẩu

4.4.2.1. Liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu – thành lập các hiệp hội

Với thực trạng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hiện nay còn nhỏ lẻ, tự phát, các doanh nghiệp nên liên kết với nhau, thành lập các hiệp hội. Giải pháp này đem lại một số lợi ích như:

•Tạo dựng một cộng đồng chia sẻ về cơ hội, chuyên môn, kinh nghiệm về xuất khẩu

nông sản. Nhờ có sự liên kết này, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể nhận các đơn hàng lớn hơn, chia sẻ các đơn hàng với nhau, tạo nên mạng lưới trao đổi.

•Tạo dựng vị thế về ngành nghề. Việc có một cộng đồng chung giúp các doanh

nghiệp dễ dàng trong việc tiếp xúc, đề đạt, góp ý với chính sách của nhà nước. Đó cũng là điều kiện tốt trong đàm phán quốc tế.

•Được bảo vệ lợi ích trong hoạt động xuất khẩu nông sản. Vai trò của các hiệp hội là rất lớn trong việc cung cấp thông tin, bảo vệ lợi ích cho hội viên. Các thành viên của hiệp hội đều được bảo vệ bằng nhiều biện pháp. Các khó khăn được giải quyết thông qua hiệp hội, các tổ chức tập thể sẽ chia sẻ với doanh nghiệp và thường đem lại hiệu quả tốt hơn.

Hiện tại, vấn đề này ở Lào còn rất nhiều hạn chế. Tuy nhiên, cần phải học tập kinh nghiệm của các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc về thành lập và điều hành hoạt động các hiệp hội. Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra phổ biến, ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Vai trò của hiệp hội là phải có các biện pháp, cơ chế cụ thể nâng cao nhận thức và hiểu rõ lợi ích từ sự liên kết này để cùng nhau hợp tác phát triển.

•Tình trạng thiếu ổn định và làm ăn chộp giật của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

hiện nay dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cũng không quá cần thiết về thị trường, mà bị động chờ thị trường bên ngoài. Vấn đề đầu tiên mà hiệp hội cần làm là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, hướng đến xuất khẩu bền vững.

•Hiệp hội cần tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, nhất là các thông tin có tính cảnh báo, các thông tin về thị trường, về cung cầu, về giá cả, về công nghệ cho hàng nông sản, về các hàng rào kỹ thuật, về cạnh tranh…nhằm giúp doanh nghiệp có nhận định để thay đổi chiến lược, phù hợp với nhu cầu thị trường.

•Hiệp hội cần tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vượt qua rào cản kỹ thuật của

các thị trường nói chung, và những yêu cầu của thị trường Việt Nam nói riêng

•Hiệp hội hỗ trợ cho các thành viên trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ tiếp cận thị trường, phát triển thương hiệu chung

•Hiệp hội nắm bắt tình hình, những đề xuất của doanh nghiệp, những bất cấp trong

cơ chế, chính sách để kiến nghị kịp thời với cơ quan quản lý.

•Bản thân hiệp hội cũng phải không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động

và sự kết nối với các thành viên, cơ quan quốc tế, tổ chức khác và thị trường

4.4.2.2. Chủ động trong việc tìm kiếm thông tin thị trường xuất khẩu, đa dạng hóa hình thức xuất khẩu.

Mặc dù Bộ Công thương xúc tiến triển khai nhiều chương trình để cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu, nhưng các doanh nghiệp vẫn nên chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, nắm bắt cơ hội, tránh phụ thuộc vào một nguồn duy nhất. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, hệ thống viễn thông, việc liên hệ, tìm kiếm thông tin thị trường nước ngoài trở nên đơn giản hơn. Ngoài việc tìm kiếm qua nguồn thông tin phổ biến, các doanh nghiệp có thể thuê các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thông tin từ các công ty, tổ chức. Doanh nghiệp có thể đa dạng hình thức xuất khẩu (trực tiếp, gián tiếp…) để tận dụng các cơ hội thương mại quốc tế và đa dạng hóa nguồn thu mà vẫn không tách rời năng lực cốt lõi.

Việc chủ động tìm kiếm thông tin của doanh nghiệp còn có thể thể hiện trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư nước ngoài. Thị trường Lào hiện nay còn chưa được khai thác, vì vậy cơ hội đầu tư còn nhiều, kết hợp với các chính sách thu hút của chính phủ. Nếu doanh nghiệp chủ động, có thể tìm kiếm được các đối tác chiến lược, thu hút được vốn, công nghệ và nguồn lực khác.

Nhằm hướng đến tính ổn định, bền vững của xuất khẩu, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp để đảm bảo liên kết với khu vực sản xuất và khách hàng.

• Tăng cường liên kết với khu vực sản xuất: Đây là định hướng của chính phủ,

nhằm gắn kết sản xuất và thị trường. Các doanh nghiệp có thể cùng với nhà nước thực hiện các chương trình hỗ trợ, liên kết cùng nông dân như: Chính phủ quy hoạch vùng nguyên liệu, doanh nghiệp hỗ trợ vốn, chuyên gia, giống, kỹ thuật, máy móc…cùng nông dân để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. Công tác đầu tư sau khi thu hoạch cũng cần được nâng cao. Đây là khâu quan trọng để đảm bảo giá sản phẩm cho nông dân, đồng thời cũng tránh được tình trạng thu mua qua tay nhiều lần, đẩy giá lên cao khi sản phẩm đến được với doanh nghiệp xuất khẩu. Muốn như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp logistic trong công tác thu hoạch, vận chuyển, lưu trữ.

• Tạo lập các bạn hàng thân thiết: Để ổn định trong xuất khẩu hàng hóa, các doanh

nghiệp xuất khẩu cũng cần có biện pháp tạo lập bạn hàng thân thiết như: chính sách tín dụng, chính sách thanh toán, chính sách hàng hóa, các chính sách khuyến mại và hỗ trợ sau bán.

4.4.2.4. Áp dụng công nghệ vào công tác quản lý, nghiệp vụ

Các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng tại Lào hiện nay còn yếu kém trong ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý và nghiệp vụ chuyên môn. Một phần khách quan là do cơ sở hạ tầng công nghệ và thông tin chưa cho phép, nhưng một phần không nhỏ là các doanh nghiệp chưa có tư duy phát triển bền vững, hội nhập sâu sắc, đang chú trọng làm ăn nhỏ lẻ, chộp giật. Do vậy sự lạc hậu và lệch nhịp phát triển với kinh tế toàn cầu còn cao.

Việc đầu tư công nghệ vào quản lý và công nghệ cho phép nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và rút ngắn khoảng cách với nền kinh tế thế giới cũng như với các đối tác trong nước. Hơn nữa, đây là điều kiện để doanh nghiệp học tập, ứng dụng các tiến bộ thế giới và là động lực để phát triển năng lực cạnh tranh.

Chất lượng nguồn nhân lực hiện đang là vấn đề đang được quan tâm tại Lào. Ngoài sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức quốc tế về phát triển trình độ quản lý và kỹ năng chuyên môn, doanh nghiệp cần có sự tự đào tạo chủ động trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là đối với doanh nghiệp xuất khẩu.

Nâng cao trình độ nhân lực là một yếu tố cạnh tranh to lớn trong nước cũng như quốc tế. Với chính sách thương nhân ngày càng mở rộng, doanh nghiệp đang phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh quốc tế và đối thủ cạnh tranh trong nước. Để củng cố vị trí, phát triển kinh doanh ổn định, doanh nghiệp cần có kế hoạch tự đào tạo liên tục và có thể thuê ngoài để phát triển trình độ tổ chức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.2.6. Linh hoạt trong việc tận dụng các nguồn lực bên ngoài

Việc vận dụng các nguồn lực bên ngoài đến từ hai nguồn mà doanh nghiệp cần phải quan tâm:

• Các nguồn hỗ trợ: Đây là các dự án hỗ trợ, các khoản vay của WB…Ngoài việc thu

hút từ phía chính phủ, doanh nghiệp cũng có thể chủ động để được hỗ trợ về nhiều mặt.

• Thuê ngoài: Doanh nghiệp có thể thuê các đơn vị tư vấn nước ngoài để phát triển

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 107 - 110)