Thị trường về hàng nông sản

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, vì vậy thị trường về hàng nông sản là thị trường có sự tham gia đông đảo chủ thể và quy mô rộng lớn. Thị trường hàng nông sản Việt Nam được phản ánh thông qua 4 lĩnh vực: sản xuất nông sản, xuất khẩu nông sản, nhập khẩu nông sản và thị trường tiêu thụ nông sản trong nước.

Hiện tại Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 sau Thái Lan về xuất khẩu gạo, thứ 2 sau Bra-xin về cà phê và sau Ấn Độ về hạt điều, đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su và thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè. Chính phủ đang tập trung mạnh vào các cây hoa màu với tiềm năng xuất khẩu cũng như tập trung vào xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản. Với mục đích khuyến khích nông dân đầu tư lâu dài và tăng năng suất, Luật Đất đai mới đã được kì họp Quốc hội vào tháng 7 năm 1993 thông qua, trong đó công nhận những quyền của nông dân trong việc trao đổi, chuyển giao, cho thuê và thừa kế phần đất đã được phân phối. Cơ cấu thuế cũng đã có thêm một số thay đổi liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng đất để đảm bảo sự cân bằng trong mức thu thuế của chính quyền trung ương và địa phương. Mặc dù vậy, đất đai vẫn thuộc sở hữu của Nhà nước, phù hợp với Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về sản xuất nông sản 2010

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2010, theo giá so sánh 1994, ước đạt trên 232,65 nghìn tỷ đồng, tăng tới 4,7 % so với năm trước, cao hơn năm 2009 (3%), nhưng thấp hơn năm 2008 (5,6%), và tương đương năm 2007 (4,6%).

Trong con số kể trên, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt gần 168,39 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; thuỷ sản ước đạt 56,9 nghìn tỷ đồng tăng 6,1%; và lâm nghiệp đạt 7,37 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%. Lượng lương thực có hạt bội thu, sản lượng ước đạt 44,6 triệu tấn, tăng 2,9% so với năm 2009, tương đương tăng 1,27 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt xấp xỉ 40,0 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn; sản lượng ngô đạt 4,6 triệu tấn, tăng 235,1 nghìn tấn so với năm 2009. Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất qui mô lớn. Tại thời điểm điều tra ngày 1/10,

đàn gia cầm phát triển nhanh với số lượng tổng đàn đạt 300,5 triệu con, tăng 7,25% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Bộ cũng lưu ý, tổng đàn lợn và đàn bò có giảm, bò có gần 5,92 triệu con, bằng 96,9 % so với cùng kỳ; lợn có 27,35 triệu con, bằng 99% so với cùng kỳ. Dẫn đầu về mức tăng trưởng trong ngành nông nghiệp, sản lượng thủy sản năm 2010 ước đạt 5,16 triệu tấn, tăng 6,4% so với năm 2009, trong đó sản lượng khai thác đạt 2,45 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ; nuôi trồng đạt trên 2,7 triệu tấn, tăng tương ứng 5,4%.

Về xuất khẩu nông sản 2010

Xuất khẩu tăng mạnh cũng là động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đi lên trong năm vừa qua. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2010 ước đạt 19,15 tỷ USD, tăng 22,6% so cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ước đạt 9,95 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ; thuỷ sản ước đạt 4,94 tỷ USD, tăng 16,3%; lâm sản đạt 3,63 tỷ USD, tăng 29,8%.

Bảng số 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2010

Đơn vị tính: Số lượng: 1.000 tấn, trị giá: triệu USD

TT Chỉ tiêu TH 2009 TH 2010 KH 2011

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

Nhóm nông sản, thủy sản 12.261 15.068 15.250 1 Thuỷ sản 4.251 4.952 5.200 2 Rau quả 439 451 470 3 Nhân điều 177 847 194 1.136 195 1.150 4 Cà phê 1.184 1.731 1.173 1.763 1.150 1.860 5 Chè các loại 134 180 135 197 140 210 6 Hạt tiêu 134 348 117 425 120 470 7 Gạo 5.958 2.664 6.828 3.212 6.100 3.000

8

Sắn và các sản phẩm từ

sắn 3.302 574 1.677 556 1.700 590

9 Cao su 731 1.227 783 2.376 770 2.300

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam Về nhập khẩu nông sản 2010

Mặc dù Việt Nam là nước xuất khẩu sản phẩm nông sản, nhưng lượng nông sản nhập khẩu vào thị trường trong nước thời gian qua rất nhiều, đặc biệt là các mặt hàng rau quả từ Trung Quốc. Các thủ tục về vệ sinh an toàn thực phẩm còn rất hạn chế, đặc biệt là thuế suất thấp hoặc bằng 0 và nhu cầu trong nước gia tăng đã kéo theo việc nhập khẩu ồ ạt.

Hiện tại, rau quả và các sản phẩm từ ngũ cốc đang được Việt Nam đưa vào danh mục hàng hóa nhập khẩu cần kiểm soát.

Bảng số 4: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU NÔNG SẢN NĂM 2010

Đơn vị tính: Số lượng: 1.000 tấn, trị giá: triệu USD

TT Chỉ tiêu TH 2009 TH 2010 KH 2011

Lượng Trị giá Lượng Trị giá Lượng Trị giá

1 Thủy sản 283 334 360 2 Lúa mỳ 1.384 345 2.248 589 2.650 690 3 Sữa và sản phẩm từ sữa 516 716 800 4 Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1.766 2.160 2.350 5 Nguyên, phụ liệu thuốc lá 322 297 300 6 Cao su các loại 313 410 299 642 310 710 7 Rau quả 279 294 310 8 Bánh kẹo và các SP từ ngũ cốc 116 177 190

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam Về thị trường tiêu thụ

Với đặc điểm là một quốc gia đông dân, xuất khẩu nông nghiệp, thị trường tiêu thụ nông sản ở Việt Nam là cơ hội cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu. Có 2 đối tượng khách hàng chính như sau:

•Khách hàng doanh nghiệp: Các doanh nghiệp chế biến nông sản là khách hàng tiêu

thụ nông sản trong nước và nhập khẩu lớn nhất. Sự phát triển về công nghiệp chế biến đã tạo điều kiện để giải quyết đầu ra cho sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà máy phải nhập khẩu nguyên liệu do thiếu hụt, điều kiện cách trở với vùng nguyên liệu, chênh lệch giá…

•Khách hàng cá nhân (người tiêu dùng trực tiếp): Với quy mô dân số gần 90 triệu

người, Việt Nam là thị trường bán lẻ nông sản tiềm năng. Người tiêu dùng trong nước ngày càng có nhiều sự đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Thị trường nông sản Việt Nam cũng đa dạng về sản phẩm trong nước và nhập khẩu với sức mua rất cao. Đây là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong nước khẳng định uy tín, đáp ứng nhu cầu và là điều kiện cho các sản phẩm nước ngoài vào Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)