Thị trường chung

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 38 - 43)

Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á, là quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa và một Đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ

Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định là hơn 1 triệu km vuông. Việt Nam có địa hình đa dạng, 75% diện tích là rừng núi, diện tích đất canh tác chiếm khoảng 17% diện tích đất. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa ở miền Nam (mùa mưa, mùa khô) và bốn mùa ở miền Bắc (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Việt Nam có các tài nguyên về đất, rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,...tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía Tây, Việt Nam có tiềm năng để phát triển thủy điện.

Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển.

Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng Tây ra biển. Việt Nam có hệ thống đường bộ có tổng chiều dài khoảng 222.000 km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa còn là đường đất. Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển, 2652 km đường sắt. Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 3 sân bay quốc tế hiện đang khai thác là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), và các sân bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong thời gian tới là Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế).

Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995 và trở thành

thành viên WTO vào năm 2007.

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hàng UNDP, UNFPA và UPU.

Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế tập trung tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách đổi mới năm 1986 đã đưa nền kinh tế Việt Nam thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thu được nhiều thành tựu đáng kể.

Hình số 2: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 1998 – 2010

Đơn vị tính:%

GDP của Việt Nam tăng ổn định hằng năm. Năm 2010, GDP của Việt Nam đạt mức 102,2 tỷ USD. Cơ cấu kinh tế đã chuyển hướng sang công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể năm 2010, tỷ trọng trong GDP của nông lâm ngư nghiệp là 20,6%, công nghiệp là 41,1%, dịch vụ là 38,3%.

Hình số 3: GDP của Việt Nam 2006 – 2010

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam

Hình số 4: Cơ cấu kinh tế Việt Nam 2010

Đơn vị tính: %

Việc cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thu hút đầu tư đã đem lại cho Việt Nam những kết quả khả quan. Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt mức xung quanh 20 tỷ USD vào các năm 2007, 2009, 2010. Trong năm 2008, vốn đăng ký cao kỷ lục, đạt hơn 70 tỷ USD. Vốn đầu tư nước ngoài giải ngân hằng năm xung quanh mức 10-11 tỷ USD.

Hình số 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2007 – 2010

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam

Việt Nam nhập siêu các năm qua, đó là tất yếu để phát triển kinh tế. Về cả xuất khẩu, nhập khẩu đều tăng hằng năm, trừ năm 2009 do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới.

Hình số 6: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2007 – 2010

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 38 - 43)