Tình hình kinh tế CHDCND Lào

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

Sau khi giải phóng được hoàn toàn đất nước Đảng và Chính phủ của Lào chú ý tập trung tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn 25 năm qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm là thứ V (1996 - 2000) và kế hoạch năm lần thứ VI (2006 - 2010), dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn, điều đó được thể hiện như sau:

Nền kinh tế quốc dân tiếp tục được mở rộng và phát triển lên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên và được thể hiện thông qua các giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm (từ 1981 đến 2010).

Hình số 1 : Tốc độ tăng trưởng GDP CHDCND Lào qua các giai đoạn kế hoạch

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Lào chưa đều, giai đoạn II (năm 1986 - 1990) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (4,5%) là do tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài tác động vào nền kinh tế của Lào. Trong nước: năm 1986 Chính phủ Lào thực hiện chương trình cải cách toàn diện được gọi là cơ chế kinh tế mới nhằm chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường, đến năm 1988 Nhà nước Lào đã ban hành luật đầu tư nước ngoài mới nhằm thu hút vốn từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó, trên thế giới cũng diễn ra nhiều sự kiện chẳng hạn như chế độ chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ vào năm 1990 – 1991 làm cho nền kinh tế của một số nước trên thế giới nói chung và nền kinh tế của Lào nói riêng bị chậm lại. Giai đoạn IV (năm 1996 - 2000) tốc độ tăng trưởng của Lào là 6,2% là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở trong khu vực làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Lào. Tuy nhiên, giai đoạn V (năm 2001 - 2005) và giai đoạn VI (năm 2006 - 2010), tăng trưởng GDP đều, mặc dù có ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008.

Tháng 10/1999, Chính phủ tiến hành hàng loạt những biện pháp, chính sách quan trọng bao gồm tăng lợi nhuận từ thuế và phi thuế, sửa đổi ngân sách và quản lý chi tiêu chặt chẽ thông qua việc giảm các khoản chi hành chính không thực sự cần thiết và bãi bỏ một số dự án. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là giảm dần, tiếp theo là ngừng hẳn việc chi từ ngân sách thông qua khu vực ngân hàng. Thay bằng phát hành trái phiếu kho bạc và trái phiếu ngân hàng Trung ương nhằm thu hút phần tiền mặt nhàn rỗi. Bên cạnh các chính sách về tiền tệ và tài chính, những chính sách tập trung vào thương mại cũng góp phần quan trọng trong quá trình tái ổn định kinh tế vĩ mô, thông qua quản lý nhập khẩu, ưu tiên những hàng hoá góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo những nhu cầu cơ bản liên quan đến sản xuất và dịch vụ, khuyến khích thay thế nhập khẩu. Cùng lúc đó Chính phủ Lào cũng nỗ lực tìm kiếm những thị trường xuất khẩu hàng hóa và tăng cường các biện pháp khuyến khích xuất khẩu.

Những biện pháp này rõ ràng đã duy trì được trạng thái ổn định của kinh tế vĩ mô từ năm 2000 với mức độ lạm phát một con số. Các tài khoản tiền gửi và dự trữ ngoại tệ chính

thức đã tăng lên nhờ vốn ODA và các dòng FDI vào Lào ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thâm hụt tài chính và thương mại còn cao, Chính sách kinh tế vĩ mô và khung khổ cải cách phần lớn được rút ra từ những bài học của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á nhằm tránh những khủng hoảng tương tự trong tương lai.

Những nỗ lực cải cách nhằm mục đích chuyển đổi, thực hiện nhất quán đồng thời các mục tiêu: thứ nhất chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường và thứ hai, từ nền kinh tế dựa trên tự cấp tự túc và nông nghiệp đơn sang nền kinh tế dựa trên dịch vụ và sản xuất do Nhà nước quản lý bằng các nguồn lực thị trường và sáng kiến tư nhân.

Vì vậy, trong những năm qua cơ cấu nền kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá gắn liền với dịch vụ từng bước được hiện đại và được biểu hiện thông qua bảng sau đây.

Bảng số 1: Cơ cấu nền kinh tế theo ngành của CHDCND Lào

Ngành Tỷ lệ % cơ cấu kinh tế

1985 1990 1995 2000 2005 2010

Nông – Lâm nghiệp 70,7 60,7 54,3 51,3 47,2 29,8

Công nghiệp-Thủ công 10,9 14,4 18,8 22,6 26,6 31,7

Dịch vụ 18,4 24,9 26,9 26,1 26,2 38,5

Tổng cộng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lào, Uỷ ban KH-ĐT.

Rõ ràng rằng sau khi Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng nhiều hơn, nông nghiệp và lâm nghiệp ngày càng giảm, từ 47,2% năm 2005 xuống còn 29,8% năm 2010. Song các ngành công nghiệp và dịch vụ lại có xu hướng tăng. Ngành công nghiệp và thủ công tăng đều, từ 10,9% năm 1985 lên 31,7% năm 2010. Ngành dịch vụ

mạnh mẽ, từ 26,2% lên 38,5%. Nhìn vào bảng, có thể thấy giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn Lào có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất về cơ cấu kinh tế.

Một phần của tài liệu 361 phát triển xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp thương mại nước CHDCND lào sang thị trường việt nam hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w