6 Thức ăn gia súc và nguyên liệu
4.4.1. Một số giải pháp vĩ mô
4.4.1.1. Quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý
Hiện tại Lào đã quy hoạch các vùng nguyên liệu và xây dựng một số nông trường. Tuy nhiên, tính bất hợp lý và không đồng bộ đang biểu hiện ngày càng rõ rệt. Việc sản xuất hàng nông sản đang đi theo tính tự phát của người sản xuất và theo đặc điểm tự nhiên của địa lý, đất đai, khí hậu, thiếu một chương trình quy hoạch tổng thể của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
Vấn đề sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu đang có nhiều vướng mắc: hàng hóa nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, thu gom gặp vấn đề trong giao thông, thời vụ, vùng nguyên liệu cách xa nhà máy chế biến, các công tác hỗ trợ khác trong sản xuất không có…Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần sớm ban hành và đưa vào thực hiện các dự án quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Quy hoạch này cần dựa trên việc xác định cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu, đặc điểm tự nhiên, xã hội và các nguồn lực phụ trợ để đảm bảo tính hợp lý, đồng bộ. Đây là điều kiện để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch hàng nông sản xuất khẩu, đưa các mặt hàng này ngày càng có vị thế trên thị trường quốc tế.
Đối với thị trường Việt Nam, cần bám sát vào thỏa thuận thương mại hai bên đã ký kết, về hàng hóa và các ưu đãi giảm thuế, về kế hoạch nhập khẩu và tình hình thị trường của Việt Nam, để xác định cơ cấu vùng nguyên liệu, tránh tình trạng sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường và thị trường không tiêu thụ sản phẩm của sản xuất.
Xu hướng phát triển của thương mại thế giới là tăng nhanh tỷ trọng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô và nguyên liệu. Vì vậy, vai trò của các khâu sản xuất, chế biến nói chung, sản xuất – chế biến nông sản nói riêng ngày càng trở nên quan trọng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường thế giới. Như đã phân tích, một nguyên nhân cơ bản làm giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản Lào là vấn đề chất lượng. Mặc dù đã có nhiều nâng cao chất lượng nông sản song hiện nay, đa phần các sản phẩm xuất khẩu đểu còn bị đánh giá là chất lượng thấp. Công nghệ là một yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, bởi vì nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, giá thành và khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Vì vậy, cũng như bất kỳ một nước nào khác, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, chính phủ phải có các chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ một cách thoả đáng. Vì vậy, đổi mới công nghệ là một đòi hỏi cấp bách đối với sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Sự yếu kém về công nghệ đã gây nên bất lợi trong cạnh tranh của hàng nông sản Lào trên thị trường thế giới. Do vậy, chính sách này cần chú trọng tới các điểm sau:
• Cho phép các thành phần kinh tế được tham gia trực tiếp và bình đẳng vào hoạt
động xuất nhập khẩu sẽ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ.
• Chú trọng nhập khẩu công nghệ đỏi hỏi suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh, có khả
năng tạo thêm nhiều chỗ làm việc trực tiếp và gián tiếp. Việc hiện đại hóa công nghệ là cần thiết nhưng phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn.
• Nhà nước đầu tư thành lập Ngân hàng dữ liệu công nghệ để cung cấp thông tin cho
các doanh nghiệp.
• Tạo lập thị trường công nghệ để các sản phẩm khoa học công nghệ được trả giá đúng mức và lưu thông bình thường như một dạng hàng hóa đặc biệt.
• Thi hành nghiêm túc các quy định của luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu công nghệ cũng là biện pháp quan trọng khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ công cuộc đổi mới và cải tiến công nghệ.
Riêng với việc áp dụng công nghệ trong sản xuất và chế biến nông sản, cần lưu ý một số vấn đề cụ thể sau:
• Công nghệ trước khi thu hoạch: công nghệ trong trồng trọt (làm đất, chọn giống,
khoa học kỹ thuật xử lý, chăm bón...), công nghệ trong chăn nuôi (chọn giống, xây dựng chuồng, trang trại, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh...) cần được chọn lọc, đảm bảo sự phù hợp không những với đối tượng được trồng trọt, chăn nuôi mà còn đối với khu vực địa lý và mức độ ứng dụng của các hộ gia đình, trang trại...
• Công nghệ sau thu hoạch (công nghệ chế biến): Hiện nay, việc thu hoạch nông sản
của nông dân chủ yếu thực hiện bằng phương pháp thủ công, tỷ lệ dùng máy móc trong khâu thu hoạch không nhiều nên tốc độ thu hoạch chậm, tỷ lệ hao hụt cao. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản và chế biến nông sản nhìn chung vừa thiếu, vừa lạc hậu do đó đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng nông sản xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công nghệ sau thu hoạch như
oKhuyến khích người dân và các doanh nghiệp sử dụng máy móc trong khâu
thu hoạch nông sản nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình thu hoạch.
oPhát triển hình thức sơ chế, bảo quản tại chỗ nhằm khác phục trình trạng
không bảo đảm chất lượng do phải vận chuyển đi xa, khó bảo quản, ảnh hưởng tới lượng sản phẩm chế biến sau này.
oNâng cấp các nhà máy chế biến nông sản hiện có, đổi mới trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để tạo ra nông sản chế biến phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới.
oNâng cấp và xây dựng mới các cơ sở sản xuất phụ trợ như các nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy cơ khí nông nghiệp...Sự phát triển của các ngành sản xuất phụ trợ này sẽ góp phần phục vụ đắc lực cho quá trình sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự hấp dẫn cho sản phẩm xuất khẩu.
oTăng cường công tác giám định chất lượng hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn
quốc tế để nâng cao uy tín của hàng hóa Lào trên thị trường thế giới. Đây là vấn đề bức xúc của hàng xuất khẩu Lào nói chung và nông sản nói riêng.
4.4.1.3. Giải pháp trong thu mua và khuyến khích xuất khẩu nông sản
Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa tổ chức được mạng lưới thu mua, tiêu thụ, phần lớn đều mua qua trung gian, chưa chú ý tới gắn kết sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất đến người tiêu dùng. Tình trạng có quá nhiều nấc trung gian trong quá trình thu mua nông sản gây nên hiện tượng tranh mua, tranh bán lẫn nhau đồng thời tạo ra khoảng cách khá lớn giữa giá thu mua nông sản và giá xuất khẩu. Trong số các lực lượng tham gia thu mua nông sản, tư thương hầu như nắm giữ đại bộ phận khâu thu mua trực tiếp từ người sản xuất. Các doanh nghiệp nhà nước, có nhiều lý do như thiếu vốn, kỹ thuật, cơ sở vậy chất nghèo nàn và đặc biệt còn kém nhạy bén với tình hình thực tế nên tỷ lệ thu mua còn nhỏ bé, thường mua lại của trung gian. Doanh nghiệp nhà nước chỉ đảm đương phần ký kết hợp đồng và thực hiện xuất khẩu. Do đó, tình trạng ép giá xảy ra thường xuyên. Để tạo lập mạng lưới thu mua nông sản ổn định, hợp lý, cần chú trọng:
• Doanh nghiệp nhà nước phải trở thành lực lượng nòng cốt, trong quá trình thu mua
nông sản hàng hóa cho nông dân, hạn chế tối đa các nấc thu mua trung gian, từ đó có điều kiện giảm giá hàng nông sản xuất khẩu, tăng hiệu quả xuất khẩu.
• Lực lượng tư nhân tham gia thu mua là lực lượng rất lớn, do vậy, có thể điều chỉnh
để khi các doanh nghiệp nhà nước phát triển mạnh, lực lượng này trở thành cơ sở đại lý thu mua cho các doanh nghiệp lớn (doanh nghiệp nhà nước và ngoài quốc
doanh)
• Hệ thống hợp tác xã thương mại – dịch vụ cần nhanh chóng được tổ chức, trở thành
đơn vị cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là các cơ sở vệ tinh để thu mua nông sản, tránh tình trạng đầu cơ, ép giá, đảm bảo lợi ích cho người nông dân.
Bên cạnh việc tổ chức lại mạng lưới thu mua nông sản, việc tổ chức xuất khẩu nông sản của Lào cũng cần nhanh chóng đổi mới cho phù hơp với tình hình thực tế. Cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu phải luôn đổi mới theo yêu cầu của thực tế để đáp ứng được nhu cầu phát triển. Nhà nước cần chú trọng đến hàng rào thuế quan và phi thuế quan để thúc đẩy sản xuất xuất khẩu. cần giảm thiểu tối đa các quy định về thủ tục hành chính, hướng tới chính sách một cửa, đặc biệt là thủ tục hải quan, đảm bảo chính sách thông thoáng cho các doanh nghiệp.
Áp dụng chế độ thưởng xuất khẩu bằng các hình thức phù hợp đối với các doanh nghiệp thâm nhập được thị trường mới, xuất khẩu được mặt hàng mới, nhất là đối với thị trường nhập siêu lớn. Vận động các nhà đầu tư trong khu vực đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, đa dạng hoá các phương thức mua bán.
Bằng kinh doanh bình đẳng chính là cơ sở để hình thành các đối trọng trong cạnh tranh, đánh thức tiềm năng dồi dào của các doanh nghiệp, để doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc nghiên cứu, đầu tư để xuất các giải pháp phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; để doanh nghiệp chủ động hơn trong tiếp cận, tìm kiếm, mở rộng thị trường, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, thương mại quốc tế, tự tin hơn trong hoạt động xuất khẩu.
Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, lãi suất tín dụng để khuyến khích liên kết, liên doanh, góp vốn.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Tuy nhiên, cần nhanh chóng hình thành các tập đoàn xuất khẩu mạnh
trong nước, vừa làm chủ được thị trường trong nước và đứng vững trên thị trường nước ngoài.
Ưu tiên những doanh nghiệp sản xuất, tạo điều kiện để tiếp cận thị trường nước ngoài, nhập thiết bị hiện đại, nguyên liệu cần thiết để sản xuất và xuất khẩu được hàng hóa của mình.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại – dịch vụ tham gia xuất khẩu cần sắp xếp lại một cách hợp lý, tránh tình trạng chồng chéo như hiện này.
4.4.1.4. Giải pháp về thị trường xuất khẩu
Thị trường Việt Nam là thị trường truyền thống của Lào. Việc tiếp tục củng cố quan hệ với thị trường và xây dựng quan hệ gắn kết, vừa là đối tác, vừa cùng nhau sản xuất, đầu tư một số mặt hàng thế mạnh xuất khẩu là vấn đề cần thiết.
Về mặt vĩ mô, chính phủ hai nước tăng cường hợp tác toàn diện. Hợp tác kinh tế, thương mại được mở rộng, Việt Nam tạo điều kiện, ưu đãi thuế để Lào xuất khẩu sang Việt Nam. Tham tán thương mại của Lào tại Việt Nam kết hợp với Cục xúc tiến thương mại Việt Nam và các cơ quan khác để tổ chức các chương trình giới thiệu, thu hút đầu tư tại Lào, tạo các diễn đàn trao đổi thương mại giữa doanh nghiệp hai nước, mở rộng quy mô thị trường.
Về mặt vi mô, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nâng cao tính chủ động và ý thức được việc xuất khẩu bền vững sang thị trường Việt Nam. Tích cực học tập, cùng với hỗ trợ của chính phủ để tạo lập những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, chủ động về nguồn hàng, phẩm chất hàng hóa và uy tín làm việc, từ đó kết nối với các nhà nhập khẩu lớn, các nhà máy chế biến, các trung tâm phân phối lớn, tạo thành mạng lưới đối tác lâu dài, tránh tình trạng thiếu ổn định, hớt váng như hiện nay.
4.4.1.5. Giải pháp về tài chính – tín dụng thúc đẩy xuất khẩu nông sản
Để đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như một số quốc gia khác, Lào cần quan tâm đến các biện pháp về tài chính, tín dụng như trợ cấp xuất khẩu trực tiếp, gián tiếp. Tuy nhiên, với việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và việc xúc tiến gia nhập WTO, Lào sẽ phải hạn chế
các biện pháp trợ cấp trực tiếp, mà thay vào đó là các biện pháp mang tính hỗ trợ gián tiếp như:
oThông qua tín dụng, Nhà nước hỗ trợ một phần vốn để các hộ nông dân có
điều kiện thuận lợi mở rộng sản xuất và thâm canh. Phần lớn các khoản tín dụng này được thực hiện với lãi suất vay ưu đãi. Thực hiện giải pháp này cần chú trọng đến hiệu quả và quy mô vốn, đem đến lượng vốn đủ, đúng đối tượng, tránh thất thoát.
oNhà nước trợ giá thuốc trừ sâu, phân bón, giống...để kích thích nông dân sản xuất.
oChú trọng cơ sở hạ tầng tại các vùng chuyên canh sản xuất gồm: thủy lợi,
giao thông, điện...
oTrợ giá cho các doanh nghiệp thu mua nông sản để khắc phục tình trạng thiếu vốn thu mua và ổn định giá cho nông dân.
oDùng ngân sách nhà nước để đầu tư các hoạt động quảng bá, xây dựng cơ sở
hạ tầng phục vụ nông nghiệp...
Cùng với các biện pháp về trợ cấp như trên, nhà nước có thể đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nong sản để gia tăng lượng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, giải quyết bài toán về cơ cấu xuất khẩu và góp phần bình ổn giá thị trường nông sản.
Trong nhóm biện pháp về tài chính và tín dụng, nhà nước nên xây dựng quỹ bảo hiểm nông sản.
Để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhiều doanh nghiệp thực hiện việc bán chịu và trả chậm, hoặc dưới hình thức tín dụng hàng hoá với lãi suất ưu đãi đối với người mua hàng nước ngoài. Việc bán hàng như vậy thường có những rủi ro (do nguyên nhân kinh tế hoặc chính trị dẫn đến sự mất vốn. Trong trường hợp đó, để khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn xuất khẩu hàng bằng cách bán chịu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu của Nhà nước đứng ra bảo hiểm, đền bù nếu bị mất vốn. Tỷ lệ đền bù có thể lên đến 100% vốn bị mất, nhưng
thường tỷ lệ đền bù có thể lớn đến 60-70% khoản tín dụng để các nhà xuất khẩu phải quan tâm đến việc kiểm tra khả năng thanh toán của các nhà nhập khẩu và quan tâm đến việc thu tiền bán hàng sau khi hết thời hạn tín dụng.
Nhà nước đứng ra đảm bảo tín dụng xuất khẩu, ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu, còn nâng được giá bán hàng vì giá bán chịu bao gồm cả giá bán trả tiền ngay và phí tổn đảm bảo lợi tức. Đây là một hình thức khá phổ biến trong chính sách Ngoài thương của nhiều nước để mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài bảo hiểm rủi ro, quỹ còn được sử dụng vào một số trường hợp khác như:
o Hỗ trợ một phần lãi suất cho thu mua nông sản chờ xuất khẩu
o Cho vay tín dụng ưu đãi để doanh nghiệp mua nông sản khi giá nội địa quá
hạ, kích cầu, đẩy giá tránh thua thiệt cho người sản xuất.
o Hỗ trợ trực tiếp cho nông dân dưới dạng lãi suất vay để có điều kiện dữ trữ
nông sản.
o Trợ cấp khi giá thế giới thấp hơn giá thu mua trong nước.
4.4.1.6. Giải pháp về đổi mới, hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu
• Hệ thống luật pháp
Hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở cho hệ thông chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước. Chính phủ cần nhanh chóng hoàn thiện Bộ luật thương mại và tiếp tục bổ sung sửa đổi một số điều luật như: Luật doanh nghiệp nông nghiệp, luật thuế giá trị gia