1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay

59 378 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 485,5 KB

Nội dung

xác định kế toán bán hàng, bồi dưỡng nhân lực khách sạn, xây dựng sổ tay chất lượng, yếu tố môi trường kinh doanh, giải pháp kế toán hoàn thiện, phân tích thống kê doanh thu

Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1.Tính cấp thiết của đề tài. Với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, định hướng phát triển xuất khẩu, tận dụng mọi nguồn lực có sẵn đồng thời từng bước tham gia hội nhập kinh tế khu vực, kinh tế thế giới thì việc phát triển xuất khẩu những mặt hàng tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động phổ thông dồi dào trong nước là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, thủ công mỹ nghệmặt hàng truyền thống đặc biệt đang được ưa chuộng tại các nước phát triển, là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có khả năng tăng trưởng cao và đang là một trong 10 ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần ổn định kinh tế và giảm tệ nạn xã hội, mà phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn mở ra một hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp nước ta, giới thiệu với bạn bè thế giới biết thêm về nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Với chính sách mở cửa nền kinh tế và tích cực tham gia vào tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, đã mở ra nhiều cơ hội cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của nước ta. Thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới, và xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Canada, EU, . Trong đó, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu thủ công mỹ nghệ lớn của Việt Nam, luôn chiếm 10-29% tổng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam từ năm 1997 đến nay. Thị trường Nhật Bản được đánh giá là thị trường tiêu thụ thủ công mỹ nghệ lớn trên thế giới trong một vài năm trở lại đây, người Nhật rất ưa chuộng các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo như: Gốm sứ, thảm dệt, rèm, đồ gỗ mỹ nghệ…Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu lượng hàng thủ công mỹ nghệ lên tới hàng tỷ đô la từ các nước khác. Hơn thế nữa Nhật Bản là nước có nền kinh tế lớn mạnh và có SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 1 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương sức ảnh hưởng lớn tới các nên kinh tế khác trên thế giới. Một khi đã chinh phục được thị trường khó tính và đầy tiềm năng này thì việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới là điều hoàn toàn có thể thực hiện được đối với ngành thủ công mỹ nghệ nước ta. Đây là lý do mà em lựa chọn Nhật Bảnthị trường chính cho đề tài nghiên cứu của mình. Bên cạnh đó, trong một vài năm trở lại đây thương mại xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản của nước ta biến động thất thường, gặp phải nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Với lợi thế riêng của ngành lẽ ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ phải phát triển nhanh hơn và thu được nhiều thành công hơn, song ngành này lại chưa phát triển như mong muốn và hơn nữa trong những năm gần đây lại có xu hướng chững lại. Do đó việc đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản lúc này là rất cấp bách và mang tính thiết thực. Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên và phù hợp với chuyên ngành đào tạo em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp. Với mong muốn đề tài sẽ góp phần tìm ra hướng đi mới, phù hợp và hiệu quả cho ngành thủ công mỹ nghệ nước ta trong thời gian tới. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ nước ta đã có mặt trên hơn 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn của nước ta. Tuy nhiên trong những năm gần đây xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này phải đối mặt với những khó khăn như thiếu nguồn hàng đạt tiêu chuẩn của các nhà nhập khẩu, không nắm bắt được thị hiếu của khách hàng…dẫn đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng như toàn ngành sang thị trường Nhật đang có xu hướng chững lại. Đồng thời tại công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội có một số vấn đề đặt ra cần giải quyết như áp dụng các phần mềm kinh tế, công nghệ thông tin trong công tác kinh doanh co ̀ n chưa hiê ̣ u qua ̉ , tiết kiệm chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh co ̀ n chưa đươ ̣ c thư ̣ c hiê ̣ n tô ́ t, hoạt động thương mại xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 2 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương công ty chưa mang lại hiệu quả cao, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Trong đó hoạt động thương mại xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty chưa mang lại hiệu quả cao là một vấn đề hết sức bức thiết đòi hỏi phải có giải pháp kịp thời. Hơn nữa xuất khẩu thủ công mỹ nghệ là hoạt động chính mang lại nguồn thu cho công ty, và Nhật Bản là một thị trường quan trọng luôn chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Việc tìm ra phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật là vấn đề ý nghĩa và thiết thực đối với công ty. Luận văn: “Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay” sẽ góp phần tìm ra hướng đi mới cho vấn đề bức thiết này của công ty cũng như toàn ngành thủ công mỹ nghệ nước ta. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu lý thuyết: hệ thống và làm rõ những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Đồng thời xây dựng các chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng cũng như năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp cận vấn đề đang nghiên cứu. Mục tiêu thực tiễn: qua khảo sát thực tế tại công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội đề tài tiến hành làm rõ thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, đánh giá hiệu quả phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn hiện nay. Xem xét, đánh giá tồn tại, xác định nguyên nhân và đưa ra giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2011-2015. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung của phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản,tìm ra những khó khăn mà DN gặp phải trong quá trình xuất khẩu mặt hàng này hiện nay. Từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng này trong thời gian tới. SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 3 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương Về không gian: Địa bàn nghiên cứu là thị trường Nhật Bản. Đơn vị nghiên cứu là tại công ty TNHH thương mại và mỹ nghệ Phố Hội. Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động thương mại xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2006-2010, và đưa ra giải pháp, kiến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển hoạt động này cho giai đoạn 2011-2015. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp. Kết cấu luận văn bao gồm 4 chương với nội dung từng chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (giai đoạn 2006-2010). Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2011-2015. SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 4 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TCMN 2.1 Một số định nghĩa khái niệm cơ bản 2.1.1 Quan niệm về xuất khẩuphát triển xuất khẩu 2.1.1.1 Quan niệm xuất khẩu  Quan niệm xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa theo khoản 1 điều 28 mục 1 chương II luật thương mại của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc hàng hóa đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi như là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Theo quan điểm mới hoạt động xuất khẩu không chỉ diễn ra khi các chủ thể mua bán ở trên các quốc gia khác nhau và đối tượng mua bán phải dịch chuyển qua biên giới của ít nhất một quốc gia mà hoạt động xuất khẩu còn bao gồm cả hoạt động trao đổi buôn bán với khách hàng nước ngoài hiện diện tại nước xuất khẩu tức là xuất khẩu tại chỗ. Và đồng tiền thanh toán là ngoại tệ ít nhất đối với một quốc gia. (1)  Các phương thức xuất khẩu chủ yếu Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào số lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương thức có đặc điểm riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng. Thông thường có các loại hình xuất khẩu chủ yếu sau : - Xuất khẩu tại chỗ: Đây là hình thức hàng hóa sản xuất trong nước bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho doanh nghiệp khác tại nước mình theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Trong trường hợp này hàng hóa không có sự di chuyển qua biên giới của nước có quan hệ trao đổi thương mại. - Xuất khẩu gia công: Đây là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm làm ra người nhận gia công giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công 1() Bùi Xuân Lưu- Giáo trình Thương mại quốc tế/ ĐH Ngoại thương SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 5 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương - Tạm nhập tái xuất: Là phương thức xuất khẩu trở lại nước ngoài đối với những sản phẩm trước đây đã nhập khẩu nhưng chưa qua chế biến.Phương thức này phản ánh giao dịch thương mại của 3 bên: nước xuất khẩu, nhập khẩu và nước tái xuất. Hàng hóa đi từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất rồi đến nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩuthu tiền nước nhập khẩu. - Chuyển khẩu: Đây là việc thương nhân nước này mua hàng của một nước rồi bán cho nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào nước mình và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước mình - Xuất khẩu tự doanh: Xuất khẩu tự doanh là hoạt động xuất khẩu độc lập của một doanh nghiệp, kinh doanh xuất khẩu trực tiếp trên cơ sở nghiên cứu thi trường trong và ngoài nước, tính toán đầy đủ chi phí, bảo đảm kinh doanh xuất khẩu có lãi, đúng trong phương hướng, chính sách pháp luật quốc gia cũng nhu quốc tế - Xuất khẩu uỷ thác: xuất khẩu uỷ thác là hoạt động hình thành giữa một DN trong nước có hàng hoá và có nhu cầu xuất khẩu nhưng không có quyền tham gia và không có quyền quan hệ trực tiếp, trên thực tế phải uỷ thác cho một DN có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành xuất nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình để làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá thêo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một khoản thù lao gọi là phí uỷ thác. - Xuất khẩu liên doanh: Là hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên cơ sở liên doanh kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp khả năng để cùng giao dịch đề ra các chủ trương, biện pháp liên quan hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho tất cả các bên., cùng chia lãi và cùng chịu lỗ. - Xuất khẩu đổi hàng(buôn bán đối lưu): Nhập đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức xuất khẩu gắn liền với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương.  Đặc điểm XK SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 6 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương - Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nó cũng có những đặc trưng của hoạt động thương maị quốc tế và nó liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế .Hoạt động xuất khẩu không giống như hoạt động buôn bán trong nước ở đặc điểm là nó có sự tham gia buôn bán của đối tác nước ngoài, hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nước ngoài. - Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng - Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau - Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất trong nước nhờ tích luỹ từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu còn là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực và các nguồn lực khác.  Vai trò của hoạt động XK đối với nền kinh tế quốc dân - Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ, tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu: Xuất khẩu chính là việc hàng hóa trong nước được mang ra nước ngoài bán do vậy nguồn tiền thu được từ hoạt động này chính là ngoại tệ. Đồng thời để phục vụ cho CNH- HĐH đất nước cần phải có một nguồn vốn lớn để NK thiết bị, công nghệ. Nguồn vốn nhập khẩu chính một nước có thể sử dụng là ngoại tệ thu từ xuất khẩu; đầu tư nước ngoài; vay các nguồn viện trợ, ngoại hối kiều bào gửi về; thu từ hoạt động du lịch dịch vụ trong nước…trong các nguồn thu ngoại tệ trên chỉ có thu từ hoạt động xuất khẩu là tích cực nhất, không gây nợ nước ngoài hay bị ràng buộc vào các yêu sách của nước khác. Bởi vậy xuất khẩu là hoạt động tạo nguồn vốn quan trọng nhất cho nhập khẩu. - Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 7 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. - Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội,cải thiện đời sống nhân dân Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân. - Xuất khẩu giúp tận dụng nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh của các quốc gia Mỗi nước có thể tận dụng những nguồn lực dư thừa, sẵn có trong nước để sản xuất và XK những mặt hàng mà mình có lợi thế. Nó vừa giúp ta phát huy những nguồn lực sẵn có,tránh lãng phí tài nguyên đồng thời mang lại hiệu quả thương mại cao. - Xuất khẩu góp phần cải tiến sản phẩm nội địa, thúc đẩy sản xuất trong nước. XK tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đồng thời thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu buộc các DN phải không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ quốc tế Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. 2.1.1.2 Quan niệm về phát triển xuất khẩu Phát triển xuất khẩu được hiểu là sự tăng lên của xuất khẩu trong nước ra thị trường quốc tế trên tất cả các phương diện: quy mô xuất khẩu, tính tối ưu hiệu quả của xuất khẩu, và chất lượng của xuất khẩu nhằm tối đa hóa tiêu thụ và lợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. Trong đó nội hàm của phát triển xuất khẩu được hiểu cụ thể như sau: SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 8 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương - Gia tăng quy mô xuất khẩu: quy mô xuất khẩu thể hiện mức độ phát triển xuất khẩu theo chiều rộng và sự đa dạng hóa xuất khẩu gồm đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩuthị trường xuất khẩu. Để đánh giá sự đa dạng hóa thị trường có thể thông qua quy mô địa lý như thị trường chủ lực, thị trường truyền thống, thị trường mới…Còn đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu thể hiện qua số lượng mặt hàng doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu như số lượng sản phẩm chủ lực, sản phẩm truyền thống, sản phẩm mới… - Chất lượng của phát triển xuất khẩu: thể hiện ở sự phát triển về sản phẩm như chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng đạt hiệu quả tối ưu, thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và khai thác tốt nhất các tiềm năng thị trường về thị phần và giá cả sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, các nguồn lực thương mại phục vụ cho xuất khẩu cũng được khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. - Tính tối ưu và hiệu quả của xuất khẩu: Hiệu quả của xuất khẩu thể hiện sự gia tăng giá trị của sản phẩm, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trong GDP, được phản ánh thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu. Còn tính tối ưu của xuất khẩu là sự phát triển xuất khẩu một cách bền vững theo hướng hài hòa các mục tiêu: kinh tế- xã hội và môi trường. Thể hiện ở việc tốc độ kim ngạch tăng cao và ổn định ở hiện tại và trong tương lai, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. 2.1.2 Khái quát về hàng thủ công mỹ nghệ 2.1.2.1 Quan niệm về hàng thủ công mỹ nghệ Hàng thủ công mỹ nghệ là những mặt hàng thuộc các ngành nghề truyền thống được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng được tạo ra nhờ sự khéo léo của các thợ thủ công, sản xuất bằng tay là chủ yếu nên các sản phẩm có chất lượng không đồng đều, khó tiêu chuẩn hoá. Tuy nhiên các sản phẩm này thường rất tinh xảo và độc đáo, vừa có giá trị thẩm mỹ vừa có giá trị sử dụng và thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của mỗi dân tộc và được phát triển theo nhu cầu của cuộc sống (2) . Nghề TCMN Việt Nam vốn có truyền thống quý báu từ lâu đời. Nó gắn liền với điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người Việt Nam. Mặt hàng này được sản xuất một cách thủ công thông qua các bàn tay nghệ nhân. Cơ sở sản xuất nằm rải rác trên mọi miền đất 2() vi.wikipedia.org/wiki/Quan-niệm-về-hàng-thủ-công-mỹ-nghệ. SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: CN. Thái Thu Hương nước, nó thuộc các làng nghề truyền thống Việt Nam. Ở đó không chỉ tập trung một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá lớn mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài giỏi, khéo léo tạo ra những sản phẩm có bản sắc tinh hoa văn hóa riêng, nơi khác khó bề bắt chước được. 2.1.2.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệHàng thủ công mỹ nghệ có tính văn hóa Hàng TCMN thường chứa đựng các yếu tố văn hoá một cách đậm nét, là những sản phẩm truyền thống của dân tộc. Chúng được tạo ra chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo và đầu óc sáng tạo của người nghệ nhân. Sản phẩm làm ra mang dấu ấn bàn tay tài hoa của người thợ và phong vị độc đáo của một miền quê nào đó. Mỗi dân tộc đều có một văn hoá riêng và cách thể hiện riêng qua hình thái sắc thái sản phẩm. Chính điều này đã tạo nên sự độc đáo, khác biệt giữa các sản phẩm có cùng chất liệu ở các quốc gia khác nhau.  Tính mỹ thuật Mỗi sản phẩm TCMN là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Ngày nay mặc dù khoa học công nghệ cho phép sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và đẹp nhưng các sản phẩm này thường được sản xuất hàng loạt, mang tính đồng nhất, chính xác đến từng chi tiết nên biểu cảm tính nghệ thuật không nhiều. Bởi vậy, các sản phẩm TCMN dù tinh xảo hay mộc mạc đều khẳng định được chổ đứng trong đời sống con người.  Tính đơn chiếc Khác với những sản phẩm được tạo ra từ dây chuyền công nghiệp hàng TCMN được sản xuất thủ công chủ yếu bằng tay, mỗi sản phẩm tạo ra sẽ khác nhau chứ không đồng đều như các sản phẩm công nghiệp nên ta nói hàng TCMN có tính đơn chiếc.  Tính đa dạng Tính đa dạng của sản phẩm TCMN thể hiện ở phương thức sản xuất, nguyên liệu làm nên sản phẩm và cả những nét văn hóa trên sản phẩm. Nguyên liệu làm nên sản phẩm có thể từ gạch, đất cho đến cói, dây chuối.xơ dừa . Mỗi sản phẩm TCMN đều thể hiện SV: Mai Thị Huệ Lớp K43F6 10

Ngày đăng: 12/12/2013, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 kết quả tổng hợp phiếu điều tra - 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.1 kết quả tổng hợp phiếu điều tra (Trang 33)
Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng TCMN XK sang Nhật Bản giai đoạn 2006-2010 - 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.2 Cơ cấu mặt hàng TCMN XK sang Nhật Bản giai đoạn 2006-2010 (Trang 35)
Bảng 3.3 Tốc độ tăng KNXK các mặt hàng TCMN XK sang Nhật - 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.3 Tốc độ tăng KNXK các mặt hàng TCMN XK sang Nhật (Trang 37)
Bảng 3.4 KNXK TCMN sang thị trường Nhật Bản của cả nước giai đoạn 2006- 2006-2010 - 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.4 KNXK TCMN sang thị trường Nhật Bản của cả nước giai đoạn 2006- 2006-2010 (Trang 39)
Bảng 3.5 Tỷ trọng KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản so với cả nước - 233 giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường nhật bản trong giai đoạn hiện nay
Bảng 3.5 Tỷ trọng KNXK hàng TCMN sang thị trường Nhật Bản so với cả nước (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w