1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

242 giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO sông đà

45 520 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 396 KB

Nội dung

xác định kế toán bán hàng, bồi dưỡng nhân lực khách sạn, xây dựng sổ tay chất lượng, yếu tố môi trường kinh doanh, giải pháp kế toán hoàn thiện, phân tích thống kê doanh thu

Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CẦU TRỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SOMECO SÔNG ĐÀ. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang trở thành xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế. Xu thế này đã tạo ra nhiều hội cũng như thách thức cho các nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Đó là hội được tiếp cận, học hỏi những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, những kỹ năng quản lý mới, hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, thu hút các nguồn đầu tư. Tuy nhiên việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra không ít những thách thức. Đó là sự cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn trên nhiều phương diện hơn, đòi hỏi cả về chiều rộng và chiều sâu. Đặc biệt là sự cạnh tranh về năng suất và chất lượng sản phẩm đang ngày càng được chú trọng và được nhiều doanh nghiệp, tổ chức xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Làm sao để nâng cao được chất lượng sản phẩm mà không tốn quá nhiều chi phí đang là bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, khi mà đời sống của con người được cải thiện thì những yêu cầu đối với các hàng hóa, sản phẩm ngày càng cao hơn. Do vậy chất lượng sản phẩm đang là một nhân tố bản quan trọng quyết đinh sự thành công của doanh nghiệp. Thị trường ngày càng đòi hỏi những sản phẩm phải chất lượng cao, hoàn hảo nếu giá đắt hơn một chút thì vẫn chấp nhận được. Còn nếu giá rẻ hơn một chút nhưng chất lượng sản phẩm không hoàn hảo thì sản phẩm đó khó tránh khỏi sự đào thải từ phía thị trường. Thực tế đã cho thấy, trên thị trường quốc tế cũng như trong nước những sản phẩm đạt chất lượng quốc tế thì mới chỗ đứng vững chắc được. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 1 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Các công ty ngày này đang cố gắng duy trì và cải tiến để hệ thống quản lý chất lượng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó cho thấy sự cần thiết và cấp bách của nâng cao chất lượng sản phẩm hiện nay. Nhìn chung vấn đề chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã được chú trọng và nâng cao đáng kể. Sản phẩm sản xuất ra ngày càng cao về chất lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về kiểu dáng, mẫu mã. Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì chất lượng sản phẩm cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta còn yếu. Đối với công ty cổ phần SOMECO Sông Đà cũng vậy, để tồn tại và phát triển thì việc nâng cao hình ảnh cũng như uy tín của công ty thông qua sản phẩm cầu trục là rất cần thiết và quan trọng. Chính vì vậy, nghiên cứu đưa ra giải pháp quản trị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục là thực sự cần thiết và ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà do đặc thù của một công ty sản xuất nên việc nâng cao chất lượng của sản phẩm luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Mặc dù công ty đã nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tuy nhiên qua quá trình thực tập tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà em nhận thấy chất lượng sản phẩm cầu trục của công ty còn những yếu kém và một số những tồn tại. Do vậy em đã chọn cho mình đề tài:“ Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà” làm luận văn tốt nghiệp cho mình. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu bản của đề tài này là nghiên cứu về chất lượng sản phẩm cầu trục của công ty cổ phẩn SOMECO Sông Đà để những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng kém chất lượng trong công ty cũng như nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cầu trục của công ty. Đề tài nghiên cứu này nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận bản về chất lượng và quản trị chất lượng hiện nay. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 2 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại  Phân tích thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà.  Trên sở phân tích thực trạng đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian và kiến thức hạn nên đề tài nghiên cứu của em chỉ tập trung vào nội dung sau: Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu về công ty cổ phẩn SOMECO Sông Đà . Nghiên cứu về thực trạng các hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm cầu trục của công ty thông qua các phương pháp nghiên cứu. Từ đó đưa ra các kết luận và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty. Không gian nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu tại công ty thông qua phỏng vấn những người liên quan đến chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty. Thời gian nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà trong các năm 2009, 2010. 1.5. Kết cấu luận văn Ngoài mục lục, phần tóm lược, phụ lục thì luận văn được chia làm 4 chương: Chương I: Tổng quan nghiên cứu về nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. Chương II: Cở sở lý luận để nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. Chương III: Thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. Chương IV: Một số giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 3 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG II. SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CẦU TRỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SOMECO SÔNG ĐÀ 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm bản 2.1.1. Khái niệm chất lượng Chất lượng là một phạm trù tương đối rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung của kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Do vậy rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Đứng trên các góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường. Quan niệm xuất phát từ sản phẩmcho rằng: chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Theo quan niệm của các nhà sản xuất: chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước. Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hơp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Còn nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm xét theo các quan điểm tiếp cận khác nhau. Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đã đưa ra định nghĩa: "Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn đáp ứng GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 5 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại các yêu cầu". Trong đó yêu cầu là nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. 2.1.2. Khái niệm quản trị chất lượng Chất lượng sản phẩm là kết quả của sự tác động hàng loạt các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý đúng đắn các yếu tố này. Trong đó quản trị chất lượng được xem là một khía cạnh quan trọng trong chức năng quản lý để xác định và thực hiện chính sách chất lượng. Hiện nay cũng rất nhiều các quan điểm khác nhau về quản trị chất lượng. Theo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản cho rằng : “Quản trị chất lượng là một hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hóa chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ chất lượng thõa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”. Theo ISO 9001:2000 : “Quản trị chất lượng là các hoạt động phối hợp để định hướng và kiểm soát tổ chức về chất lượng”. Quản trị chất lượng không thể tách rời khỏi chức năng quản trị nói chung. Do đó quản trị chất lượng là hoạt động tổ chức, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực để đạt những mục tiêu chất lượng. 2.1.3. Vai trò của nâng cao chất lượng trong giai đoạn hiện nay. Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược bản là chất lượng sản phẩm và chi phí thấp. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh. Sản phẩm, dịch vụ muốn tính cạnh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất. Do vậy chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 6 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại tranh gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quản trị chất lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp. Quản trị chất lượng là một quá trình liên tục và mang tính hệ thống, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài. Nó ý nghĩa chiến lược và mang tính chuyên nghiệp. Nếu quản trị chất lượng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, giảm đến mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong quy trình sản xuất, từ đó giảm được giá thành sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Công tác cải tiến và nâng cao chất lượng tốt sẽ nâng cao được tính năng tiêu dùng, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tăng giá trị sản phẩm trên một đơn vị đầu vào. Nhờ đó tăng tích lũy cho tái sản xuất mở rộng, tăng năng suất lao động và thu nhập cho người lao động. Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua, nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời chất lượng là một trong những nhân tố vai trò quyết định đến thương hiệu của doanh nghiệp. Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường trong nước, chiếm lĩnh thị trường thế giới, tăng doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.2. Một số lý thuyết về quản trị chất lượng 2.2.1. Các giai đoạn phát triển quản trị chất lượng. Quản trị chất lượng chia làm 4 giai đoạn phát triển như sau:  Giai đoạn thứ nhất: “Kiểm tra chất lượng”: Kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, trong một thời gian dài, đánh giá chất lượng chủ yếu dự trên việc kiểm tra sản xuất. Để phát hiện ra khuyết tật, người ta kiểm tra sản phẩm cuối cùng, sau đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Nhưng biện pháp này không giải quyết được tận gốc vấn đề, nghĩa là không tìm đúng nguyên nhân đích thực gây ra khuyết tật của sản phẩm. Đồng thời việc kiểm tra như vậy cần chi phí lớn về thời gian, nhân lực và độ tin cậy không cao.  Giai đoạn thứ hai: “Kiểm soát chất lượng”: GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 7 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Vào những năm 20, khi sản xuất công nghiệp phát triển cả về độ phức tạp và qui mô thì việc kiểm tra chất lượng đòi hỏi số lượng cán bộ kiểm tra càng đông, chi phí cho chất lượng sẽ càng lớn. Từ đó người ta nghĩ tới biện pháp “ phòng ngừa” thay thế cho biện pháp “phát hiện”. Mỗi doanh nghiệp muốn sản sản phẩm và dịch vụ của mình chất lượng cần kiểm soát 5 điều kiện bản sau: - Kiểm soát con người. - Kiểm soát phương pháp và quá trình. - Kiểm soát nhà cung ứng. - Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm. - Kiểm soát thông tin.  Giai đoạn thứ ba: “Đảm bảo chất lượng” Khái niệm đảm bảo chất lượng đã được phát triển lần đầu ở Mỹ từ những năm 50. Khi đề cập đến chất lượng, hàm ý sâu xa của nó là hướng tới sự thỏa mãn khách hàng. Khách hàng luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất ổn định về mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội và đủ độ tin cậy không. Khách hàng thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất một khi biết rằng họ sẽ “đảm bảo chất lượng”. Niềm tin đó dựa trên sở khách hàng biết rõ về cấu tổ chức, con người, phương tiện, cách quản lý của nhà sản xuất. Mặt khác, nhà sản xuất cũng phải đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo đảm chất lượng của mình. Các bằng chứng đó dựa trên: Sổ tay chất lượng, qui trình, qui định kỹ thuật, đánh giá của khách hàng về tổ chức kỹ thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm, báo cáo kiểm tra, kiểm thử, qui định trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm….  Giai đoạn thứ tư: “Quản lý chất lượng toàn diện” Quản lý chất lượng toàn diện được hình thành tại Nhật Bản khi tiến sĩ Deming truyền bá chất lượng cho người Nhật vào những năm 50. Hiện nay, khái niệm quản lý chất lượng toàn diện đã được phát triển rộng rãi ở Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Ngoài các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo, quản lý chất lượng, quản lý chất lượng toàn diện còn bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm thỏa mãn những nhu cầu chất lượng trong thông tin, chất lượng GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 8 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, chất lượng trong đào tạo, cách cư xử trong nội bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài. 2.2.2. Chức năng quản trị chất lượng. Quản trị chất lượng 4 chức năng bản sau:  Chức năng hoạch định: Hoạch định là chức năng quan trọng hàng đầu và đi trước các chức năng khác của quản trị chất lượng. Hoạch định chất lượng là một hoạt động xác định mục tiêu và các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng sản phẩm. Trong đó nhiệm vụ chính của hoạch định chất lượng là: nghiên cứu thị trường để xác định yêu cầu của khách hàng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; xác định mục tiêu chất lượng sản phẩm cần đạt được và chính sách chất lượng của doanh nghiệp cần đạt được; Chuyển giao các kết quả hoạch định cho các bộ phận tác nghiệp. Hoạch định chất lượng tốt sẽ giúp định hướng phát triển cho toàn công ty, tạo điều kiện đề nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp chủ động trong thâm nhập và mở rông thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Đồng thời hoạch định chất lượng giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực và tiềm năng trong dài hạn, góp phần làm giảm các chi phí cho chất lượng.  Chức năng tổ chức: Tùy thuộc vào đặc điểm cũng như điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà sự khác nhau về công tác tổ chức chất lượng. Tuy nhiên điều đầu tiên mà hầu như công ty nào muốn thực hiện chức năng tổ chức của quản trị chất lượng cũng phải làm là tổ chức hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức. Hiện nay rất nhiều hệ thống quản lý chất lượng như: TQM, ISO 9000, HACCP, GMP ………. Sau đó các doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp kinh tế, tổ chức, kỹ thuật, tư tưởng, hành chính nhằm thực hiện kế hoạch đã xác định.  Chức năng kiểm tra, kiểm soát: GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 9 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Kiểm tra, kiểm soát chất lượng là quá trình điều khiển đánh giá các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương pháp và hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đã đặt ra. Nhiệm vụ của kiểm tra, kiểm soát chất lượng là tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng như yêu cầu; đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế của doanh nghiệp; so sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát triển những sai lệch; đồng thời tiến hành các hoạt động cần thiết để khắc phục sai lệch, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu.  Chức năng điều chỉnh: Điều chỉnh là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự phối hợp đồng bộ, khắc phục những tồn tại và đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao hơn nhằm giảm dần khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng và thực tế chất lượng đạt được thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất. Chức năng điều chỉnh được thực hiện ở nhiệm vụ cải tiến và hoàn thiện chất lượng; phát triển sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm; bên cạnh đó là đổi mới công nghệ; thay đổi và hoàn thiện các quy trình sản xuất nhằm giảm các khuyết tật của sản phẩm, sửa lại những phế phẩm và phát hiện những nhầm lẫn xảy ra trong quá trình sản xuất để công ty những biện pháp khắc phục ngay. 2.2.3. Đặc trưng quản trị chất lượng Quản trị chất lượng 5 đặc trưng bản sau:  Chất lượng là hàng đầu : Định hướng chất lượng để phát triển bền vững, doanh nghiệp giảm được chi phí, lợi nhuận tăng. Chất lượng là thứ cho không, là thứ không mất tiền mua mang lại giá trị bền vững DN, giảm được các chi phí không cần thiết, lợi nhuận tăng, uy tín tăng. Do đó DN cần chú ý đầu tư và đầu tư hiệu quả để phát triển chất lượng, cần cải tiến liên tục để nâng cao sức cạnh tranh và đạt mức chất lượng cao nhất.  Định hướng khách hàng: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại, tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Quản trị chất lượng cần định hướng vào khách hàng, bởi chính khách hàng là người sẽ tiêu thụ sản phẩm cho DN, mang GVHD: ThS. Trần Thị Thanh Mai SVTH: Nguyễn Thị Hợp _ 43C1 10 . về nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. Chương II: Cở sở lý luận để nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty. đến sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. 3.2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần SOMECO Sông Đà. Tên đơn vị: Công ty cổ phần SOMECO Sông Đà.

Ngày đăng: 12/12/2013, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm cầu trục. - 242 giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO sông đà
Sơ đồ 3.1. Quy trình sản xuất sản phẩm cầu trục (Trang 21)
đèn, đá mài, chổi đánh gỉ theo tiêu chuẩn chất lượng ( Bảng 3.5.Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm cầu trục) - 242 giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO sông đà
n đá mài, chổi đánh gỉ theo tiêu chuẩn chất lượng ( Bảng 3.5.Nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm cầu trục) (Trang 25)
Bảng 3. 4: Tỷ lệ % sản phẩm khuyết tật - 242 giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO sông đà
Bảng 3. 4: Tỷ lệ % sản phẩm khuyết tật (Trang 27)
Từ bảng BH 3.3 cho thấy đa số các ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn tới các lỗi trong quá trình hàn là do tay nghề của công nhân còn kém và việc kiểm  tra, giám sát chất lượng các mối hàn còn lỏng lẻo dẫn tới các mối hàn không đạt  yêu cầu - 242 giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cầu trục tại công ty cổ phần SOMECO sông đà
b ảng BH 3.3 cho thấy đa số các ý kiến cho rằng nguyên nhân dẫn tới các lỗi trong quá trình hàn là do tay nghề của công nhân còn kém và việc kiểm tra, giám sát chất lượng các mối hàn còn lỏng lẻo dẫn tới các mối hàn không đạt yêu cầu (Trang 29)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w