luận văn quản trị rủi ro, luận văn khách sạn, luận văn du lịch vip, chuyên đề khách sạn du lịch, luận văn quản trị trực tuyến, chuyên đề dịch vụ bổ sung
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN CHỢ TỈNH BẮC NINH 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Những năm gần đây, sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của thế giới đã đem lại những thành tựu đáng kể cho con người. Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực đó thì chính sự phát triển này cũng gây ra những hậu quả hết sức nặng nề: Ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng, thiên tai, hạn hán, lũ lụt …liên tiếp xảy ra, đặc biệt con người đang phải đối mặt với những nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ tính mạng con người. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 2,2 triệu người chết do tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm, trong đó có 1,9 triệu trẻ em. Số người mắc bệnh do ăn phải thức ăn độc hại trên thế giới hàng năm ước tính khoảng vài triệu người và tỷ lệ này nhiều nước đang tăng lên chóng mặt. Đặc biệt ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì vấn đề VSATTP còn nghiêm trọng hơn rất nhiều khi các điều kiện cơ sở vật chất còn lạc hậu, trình độ nhận thức của người dân còn kém. Hậu quả là hàng nghìn người bị tử vong, gây tổn thất hàng nghìn tỷ USD và ảnh hưởng đến uy tín của một quốc gia. Tại Việt Nam, theo thống kê cục VSATTP (14/12/2010), trong năm 2010 Việt Nam xảy ra 173 vụ ngộ độc thực phẩm, tăng 26 vụ so với năm 2009, phần lớn do thực phẩm nhiễm chất hoá học. Nguyên nhân chủ yếu là từ vấn đề VSATTP. Thói quen của người Việt Nam vẫn là tiện đâu mua đấy và chủ yếu mua tại các chợ truyền thống. Mà thực tế cho thấy, vấn đề VSATTP tại các chợ này vẫn chưa có sự chuyển biến nhiều, các vụ vi phạm VSATTP vẫn thường xuyên xảy ra: Sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn được bầy bán công khai tại các chợ, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng nhiều, các thức ăn chín, thức ăn sống không được để riêng biệt, các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiều. Do vậy, quản lý VSATTP đang là bài toán khó cho các cơ quan quản lý các cấp. Bắc Ninh hiện nay cũng đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, và trong quá trình phát triển cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Vấn đề VSATTP trên địa bàn chợ của tỉnh Bắc Ninh cũng đặt ra cho các cơ quan quản lý tỉnh Bắc Ninh nhiều thách thức: Những yếu kém trong công tác quản lý, thực thi và thi hành; sự bất cập trong các văn bản quản lý nhà nước; sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà 1 nước; tồn tại nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền, giáo dục về VSATTP. Vì vậy, quản lý nhà nước về VSATTP cũng được xem là vấn đề nổi cộm cần giải quyết hiện nay. Với những lý do nêu trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh”. Làm chuyên đề tốt nghiệp. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề. Từ thực tiễn vấn đề VSATTP đang diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt tại các chợ vẫn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể. Nó cũng thể hiện những mặt hạn chế trong công tác QLNN về VSATTP. Chính vì vậy, em đi nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh”. Để làm rõ QLNN về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh, đề tài xin đi tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước về vấn đề này. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng giới hạn trong hoạt động sản xuất, mua bán tại chợ với các mặt hàng thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Nội dung cần làm rõ của đề tài: - Cơ sở lý luận về VSATTP, chợ và QLNN về VSATTP đối với các mặt hàng tại các chợ. - Thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh trên các mặt: Ban hành các văn bản pháp luật; công tác thanh tra kiểm soát và xử lý vi phạm; công tác tuyên truyền giáo dục; sự phối hợp quản lý của các cơ quan ban ngành có liên quan đến vấn đề VSATTP. - Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên các mặt: Ban hành các văn bản pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra giám sát; công tác tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh; từ đó tìm ra những nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp và đề xuất, kiến nghị với công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu. - Làm rõ một số các cơ sở lý luận về VSATTP, chợ, quản lý nhà nước về VSATTP. - Từ việc điều tra, khảo sát thực tế về VSATTP và công tác quản lý nhà nước về VSATTP thông qua điều tra, phỏng vấn biết rõ được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, 2 những tồn tại yếu kém và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. 1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Về Nội dung. Để làm rõ thực trạng về VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh em xin giới hạn nghiên cứu một số loại thực phẩm như: rau, củ, quả, đồ ăn chín, kẹo, bánh… Về nội dung quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh, em đi tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích và đánh giá một số nội dung chủ yếu của công tác QLNN về VSATTP: Công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, việc ban hành các văn bản luật pháp có liên quan, công tác tuyên truyền giáo dục và sự phối hợp giữa các ngành về vấn đề VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng như trong cả nước. Về không gian. Để làm rõ quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh, em xin giới hạn tìm hiểu nghiên cứu vấn đề VSATTP tại một số chợ thuộc thành phố Bắc Ninh: Chợ Nhớn, Chợ Đọ, Chợ Đại Phúc, Chợ Suối Hoa … Về thời gian. Để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu, đề tài đi khảo sát, tìm hiểu các thông tin về VSATTP tại một số chợ thuộc thành phố Bắc Ninh từ năm 2009 đến nay, các văn bản pháp quy của chính phủ về VSATTP từ 2003 đến 2011. Các kiến nghị, giải pháp áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước địa phương giai đoạn 2015. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu của đề tài. 1.5.1 Một số các khái niệm cơ bản. a. Thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Thực phẩm. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thực phẩm: Theo tiêu chuẩn thực phẩm Quốc tế (Codex) thì "thực phẩm là tất cả các chất đã hoặc chưa chế biến nhằm sử dụng cho con người bao gồm đồ ăn, uống, nhai, ngậm, hút 3 và các chất được sử dụng để sản xuất, chế biến hoặc xử lý thực phẩm, nhưng không bao gồm mỹ phẩm và những chất chỉ được dùng như dược phẩm” Theo Quyết định số 4196/1999/QĐ - BYT trong đó định nghĩa “thực phẩm là những đồ ăn, uống của con người ở dạng tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm". Phạm vi thực phẩm ở đây lại hẹp hơn vì khái niệm này phục vụ cho việc quản lý nhà nước của Bộ Y tế, thuốc lá được quản lý riêng. Hai khái niệm trên có ý nghĩa trong từng thời kỳ khác nhau và ngày càng đầy đủ hơn về chuyên môn. Nhưng nếu trong văn bản quản lý nhà nước để nguyên như vậy thì chưa phù hợp vì phải dễ hiểu, đại chúng mới có thể tuyên truyền pháp luật đến với người dân. Hiện nay, một khái niệm được nhiều người công nhận hơn cả là: "thực phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm". - Chất lượng thực phẩm. Chất lượng nói chung theo Từ điển tiếng Việt 1998 là "cái tạo nên giá trị của vật hoặc sự vật". Theo Tài liệu tập huấn năm 2001 của Cục An toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, "chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã công bố hay còn tiềm ẩn. Chất lượng thực phẩm chính là chất lượng hàng hoá cộng với an toàn thực phẩm. Chất lượng hàng hoá lại bao gồm: chất lượng bao bì, giá trị đích thực của thực phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, nhãn sản phẩm ., được bảo đảm cho đến khi tới người tiêu dùng". Theo"An toàn thực phẩm sức khoẻ và đời sống xã hội" của Bộ Y tế năm 2002, ngoài chất lượng hàng hoá ra chất lượng thực phẩm còn bao gồm cả bao bì, đóng gói và cả chất lượng dịch vụ, phương tiện đưa sản phẩm thực phẩm đó đến tay người tiêu dùng. Khái niệm chất lượng thực phẩm được thể hiện trọn vẹn và đầy đủ nhất trong Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003: "Chất lượng sản phẩm là những sản phẩm dùng cho việc ăn, uống của con người ở dạng nguyên liệu tươi, sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến và các chất được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm". - Vệ sinh an toàn thực phẩm. 4 Theo các chuyên gia của Tổ chức Lương Nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì: "Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng". Quan niệm này rất đầy đủ, lột tả được bản chất của vấn đề nhưng để ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn bao hàm được ý nghĩa trong quản lý nhà nước, khái niệm được chấp nhận hơn cả là: "Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của con người, không chứa các tác nhân sinh học, hóa học, lý học quá giới hạn cho phép". b. Khái quát về chợ - Khái niệm về chợ. Trong lịch sử phát triển xã hội, con người luôn luôn cần có sự giao lưu về kinh tế, văn hoá, xã hội, và nơi hình thành diễn ra sự giao lưu đầu tiên đó là chợ. Chợ ra đời gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất xã hội hoá của nền sản xuất ngày càng cao thì nhu cầu trao đổi hàng hoá ngày càng lớn và chợ với tư cách là nơi trao đổi hàng hoá, dịch vụ sẽ ngày càng phát triển. Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và tuỳ từng góc độ nhìn khác nhau mà có nhiều khái niệm khác nhau về chợ. Tuy vậy vẫn có thể khẳng định rằng chợ là một loại hình thương mại truyền thống. Dưới góc độ QLNN chúng ta có thể đưa ra khái niệm một cách đầy đủ về chợ: “Chợ là một loại hình thương nghiệp có tính truyền thống, là nơi diễn ra tập trung các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ phân phối của các thành phần kinh tế, mà đa phần là kinh tế cá thể, với những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu và đối tượng phục vụ là tất cả các đối tượng dân cư sống trên địa bàn đó. Địa điểm xây dựng được chính quyền lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo mức độ khác nhau, tuỳ theo các hoạt động kinh tế xã hội trong từng thời kỳ”. - Phân loại chợ. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và theo cách thức lựa chọn các tiêu thức mà chợ được phân loại thành nhiều loại khác nhau: Cách 1: Theo mức độ quy hoạch 5 + Chợ đã quy hoạch: Là các chợ đã chính thức được các cấp chính quyền địa phương và ngành quản lý kinh tế đưa vào hệ thống quy hoạch quản lý đầu tư xây dựng. + Chợ chưa quy hoạch: Là những chợ được hình thành một cách tự phát do nhu cầu sản xuất và trao đổi hàng hoá của người dân nhưng chưa được các cấp chính quyền và các ngành quản lý kinh tế đưa vào hệ thống quy hoạch quản lý đầu tư xây dựng. Cách 2: Phân loại theo quy mô + Chợ loại I: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch, được đặt ở các vị trí trung tâm thương mại quan trọng của tỉnh hay thành phố, là chợ đầu mối của ngành hàng của khu kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên, có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, VSATTP và các dịch vụ khác. + Chợ loại II: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch, được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên, có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: Trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá… + Chợ loại III: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. Ngoài các cách phân loại trên, chợ còn được phân loại theo thực trạng quản lý; cơ sở vật chất; địa giới hành chính, và theo tính chất cung ứng . c. Quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn chợ. - Quản lý Quản lý là hoạt động nhằm tác động một cách có tổ chức của chủ thể vào một đối tượng nhất định để điều chỉnh các quá trình xã hội và các hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và sự phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định. - Quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức chính 6 trị xã hội (chính trị - khoa học – xã hội…), giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định. - Quản lý nhà nước về VSATTP Quản lý nhà nước về VSATTP là hoạt động có tổ chức của nhà nước thông qua các văn bản pháp quy, các công cụ, chính sách của nhà nước sẽ tác động đến tình hình thực hiện VSATTP của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên cả nước nhằm định hướng, dẫn dắt các chủ thể này thực hiện tốt các vấn đề về VSATTP. QLNN về VSATTP bao gồm một số các hoạt động chủ yếu: Công tác hoạch định và ban hành các văn bản, chính sách, các chiến lược, kế hoạch có liên quan đến vấn đề VSATTP và công tác tổ chức thực thi các văn bản gồm một số công việc cụ thể: Tổ chức giáo dục tuyên truyền, công tác thanh tra và xử lý vi phạm, công tác phối hợp liên ngành trong quản lý… - Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các chợ. Tại điều 42, chương IV pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm: Quản lý nhà nước về VSATTP đã ghi rõ nội dung QLNN về VSATTP đối với các chợ: + Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch về VSATTP. + Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, các quy định và tiêu chuẩn về VSATTP. + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm. + Quản lý hệ thống kiểm nghiệm, thử nghiệm về VSATTP + Quản lý việc công bố tiêu chuẩn về VSATTP, chứng nhận đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. + Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về VSATTP. + Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về VSATTP. + Hợp tác quốc tế về VSATTP. + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về VSATTP. 7 Ngoài ra, chính phủ ban hành rất nhiều các văn bản quy định, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về VSATTP: Quyết định 41/2005/ QĐ – BYT về việc ban hành quyết định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, phục vụ ăn uống, theo đó tất cả các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về VSATTP. Nghị định số 79/2008/NĐ – CP quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm VSATTP. Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của từng bộ, ban ngành trong việc quản lý nhà nước về VSATTP, bên cạnh đó còn quy định rõ nhiệm vụ và chức năng của bộ phận thanh tra về việc đảm bảo VSATTP. Thông tư 68/2010/ TT – BNNPTNT về việc ban hành mức chỉ tiêu, giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp. - Vai trò quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn chợ. Trong những năm gần đây vấn đề VSATTP đang diễn ra ngày càng trầm trọng, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại đến tính mạng con người và tiền của. Trước những diễn biến đó thì vai trò của nhà nước đặc biệt quan trọng. Trước hết, nhà nước thông qua việc hoạch định và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến VSATTP để hướng dẫn người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có định hướng để sản xuất thực phẩm sạch. Ngoài ra, thông qua các văn bản, chính sách nhà nước cũng quy định rõ nhiệm vụ quản lý của từng bộ, ngành và các cấp để thay mặt nhà nước quản lý chặt chẽ vấn đề VSATTP. Thứ hai, thông qua việc tổ chức thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, các chương trình kế hoạch có liên quan đến VSATTP nhà nước sẽ trực tiếp quản lý vấn đề VSATTP. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra cũng như công tác quản lý tại các địa điểm, các trung tâm diễn ra các hoạt động buôn bán, tiêu dùng thực phẩm. Kiểm soát về sản xuất, chế biến cũng như tiêu dùng của tất cả các mặt hàng thực phẩm. Thứ ba, nhà nước sử dụng công cụ pháp luật cũng như đội ngũ thanh tra, UBND các cấp để quản lý vấn đề VSATTP. Các bộ phận này có trách nhiệm riêng biệt để thanh tra, kiểm tra lập lại trật tự sản xuất, kinh doanh theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn 8 VSATTP của nhà nước. Đồng thời các bộ, ban, ngành có liên quan phối hợp với Bộ Y Tế để cùng quản lý các vấn đề liên quan đến thực phẩm và VSATTP. Thứ tư, nhà nước tổ chức, tuyên truyền giáo dục về VSATTP cho nhân dân để nâng cao ý thức và hiểu biết về vấn đề này. Tổ chức các tháng hành động về VSATTP để đẩy mạnh công tác phòng chống, công tác tuyên truyền giáo dục đạt hiệu quả. Như vậy, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong vấn đề VSATTP. Nhà nước đóng vai trò quyết định trong mọi lĩnh vực có liên quan đến thực phẩm, từ khâu sản xuất, chế biến, đến tiêu dùng. 1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài. Đề tài: “ Tăng cường quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh”. Tập trung nghiên cứu và làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước về VSATTP và các đề xuất kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. Đề tài được kết cấu 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. Chương 3 : Các kết luận và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. Về mặt lý thuyết: Tập trung làm rõ một số cơ sở lý luận về VSATTP, quản lý nhà nước về VSATTP và nội dung của QLNN về VSATTP trên địa bàn chợ, với đề tài này em tập trung đi nghiên cứu sâu vào các văn bản pháp luật của chính phủ, các cơ quan có liên quan đến vấn đề VSATTP; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; công tác tuyên truyền, giáo dục và sự phối hợp giữa các ngành về VSATTP tại các chợ. Về mặt thực tiễn: Qua việc điều tra, khảo sát thực tế bằng phương pháp tổng quan tài liệu, phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê phân tích dữ liệu thứ cấp đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng vấn đề VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh và công tác quản lý nhà nước về vấn đề này. Qua nghiên cứu, những thành công, những hạn chế còn tồn tại trong công tác ban hành các văn bản pháp luật, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát, sự phối hợp giữa các ngành trong quản lý nhà nước về VSATTP, 9 tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan của những tồn tại đó và đưa ra đề xuất, kiến nghị cho công tác quản lý nhà nước về VSATTP, tập trung vào một số hướng chủ yếu: Nâng cao hiệu lực các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến vấn đề VSATTP; nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra và cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác thanh tra, kiển tra; xử phạt nghiêm minh đối với việc vi phạm VSATTP; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về VSATTP. 10 . tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn. VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. Chương 3 : Các kết luận và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh. Về mặt