1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay

71 525 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 7,39 MB

Nội dung

chuyên đề xúc tiến thương mại, hoàn thiện chính sách quản lý, hoạch định chiến lược marketing, phân tích chi phí kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí, phân tích thống kê doanh thu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CHÈ CỦA HUYỆN BA GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. Phát triển nông nghiệp nông thôn luôn luôn là vấn đề cần thiết đối với mỗi quốc gia, đặc biệt đối với Việt Nam nơi có phần đông dân số sống tại khu vực nông thôn. Cùng với sự phát triển chung của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng đang có sự chuyển biến tích cực từ việc chuyên canh cây lúa chuyển sang hướng trồng các loại cây công nghiệp và làm tiểu thủ công nghiệp nhằm cải thiện đời sống. Huyện Ba nằm trong khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng trung du miền núi với diện tích đất đai rộng lớn đầy tiềm năng. Cũng như các vùng nông thôn khác của Việt Nam, kinh tế nông thôn của Ba vẫn còn rất hạn chế, đời sống của con nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây cùng với quá trình phát triển chung của đất nước mà kinh tế Ba cũng đã có những đổi thay đáng kể. Cơ cấu nông nghiệp dịch chuyển từ chuyên canh cây lúa đã có một bộ phận khá lớn chuyển sang trồng các cây công nghiệp, chăn nuôi dê, bò sữa và phát triển thương mại dịch vụ, du lịch. Trong đó việc phát triển thương mại mặt hàng chè đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nâng cao đời sống người dân. Cây chè là cây chủ lực phát triển kinh tế vườn, đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân trong vùng. Năm 2010 giá trị sản xuất chè toàn huyện Ba ước đạt 175 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu đạt khoảng 5,8 triệu USD. Cây chè đã mang lại thu nhập ổn định cho hơn 10.000 người làm việc trong các nông trường, công ty chè và các hộ dân, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và đóng góp vào ngân sách Nhà nước Bên cạnh đó nhu cầu về sản phẩm chè của thị trường ngày càng tăng. Từ xa xưa, chè đã được biết đến không chỉ như một thứ nước giải khát thông dụng, bồi bổ sức khỏe mà còn có tác dụng chữa và ngăn ngừa một số lọai bệnh. Do đó định hướng phát triển sản phẩm chè của huyện Ba là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn ngành chè. Tuy nhiên, cơ cấu nông nghiệp có thay đổi hay không, sản phẩm chèphát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào chính sách quản của Nhà nước nói chung và của huyện Ba nói riêng. Cụ thể hơn, việc phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách quản của Nhà nước. Các chính sách QLNN vừa đóng vai trò định hướng cho việc xây dựng quy hoạch phát triển sản phẩm chè, vừa 1 kích thích người dân tham gia sản xuất, chế biến sản phẩm chè. Do đó Đảng và Nhà nước hiện nay đang nỗ lực để hoàn thiện hệ thống chính sách QLNN nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm chè nói chung và chè của huyện Ba nói riêng. Sự phát triển của sản phẩm chè phụ thuộc rất lớn vào các chính sách QLNN, thế việc khắc phục những yếu kém và thiếu sót trong hệ thống các chính sách là hết sức cần thiết và cấp bách, đặc biệt kể từ khi chè Ba được cấp chứng nhận thương hiệu quốc gia vào năm 2010. vậy việc nghiên cứu đề tài “hoàn thiện chính sách quản nhà nước về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba trong giai đoạn hiện nay” nhằm tìm ra những giải pháp khắc phục và hạn chế những yếu kém hệ thống chính sách QLNN đối với phát triển sản phẩm chè là cần thiết và phù hợp với yêu cầu đặt ra của thực tiễn. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Đề tài “hoàn thiện chính sách quản nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba giai đoạn hiện nay” đề cập đến những vấn đề nghiên cứu như sau: Về mặt thuyết: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu một số kiến thức cơ bản về: Chính sách, quản nhà nước, sản phẩm chèphát triển thương mại sản phẩm. Ngoài ra còn có các chính sách quản nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng chè, các quan niệm về quản nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng chè, các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách quản nhà nước đối phát triển thương mại sản phẩm chè. Đó chính là cơ sở để đánh giá thực trạng các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì, từ đó đưa ra các giải pháp hợp nhất để hoàn thiện các chính sách quản đó. Về mặt thực tiễn: Đề tài đề cập tới các vấn đề sau: - Thực trạng hoạt động SXKD mặt hàng chè nói chung và chè của huyện Ba nói riêng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt kể từ khi chè Ba đã chính thức có thương hiệu quốc gia. - Thực trạng của các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè, đặc biệt là chè của huyện Ba Vì. - Đánh giá hiệu quả của các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè, công tác thanh tra, kiểm tra hiệu lực của các công cụ pháp lý. - Đánh giá về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi các chính sách quản của Nhà nước. - Những thành tựu, phát hiện qua nghiên cứu, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. 2 Về giải pháp: Từ những phát hiện qua nghiên cứu ở trên mà đề tài đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện các chính sách QLNN nhằm phát triển thương mại sản phẩm chè trong thời gian tới, từ đó có những kiến nghị đối với Nhà nước và các bộ ban ngành hữu quan. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. Vận dụng các phương pháp nghiên cứu và cơ sở thuyết đã được học để phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống chính sách QLNN đang được áp dụng trong thực tế đối với phát triển thương mại sản phẩm chè nói chung và chè của huyện Ba nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó phát hiện những vấn đề tồn tại trong hệ thống các chính sách QLNN để đưa ra một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Đó là những giải pháp đối với Nhà nước, các bộ ban ngành, UBND thành phố Hà Nội và UBND huyện Ba Vì, đối với người thực thi, tiếp nhận các chính sách của Nhà nước. Các giải pháp này nhằm giải quyết các vấn đề như: hoàn thiện các cơ chế, chính sách, các văn bản pháp luật đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính sách của Nhà nước, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi các chính sách. Tất cả các giải pháp đó đều nhằm mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên những yêu cầu của luận văn tốt nghiệp đại học, những giới hạn về thời gian, kinh phí mà đề tài xin đuợc giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: Giới hạn về nội dung: Luận văn đi sâu nghiên cứu về các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại mặt hàng chè của huyện Ba Vì, đặc biệt kể từ khi chè Ba chính thức có thương hiệu. Đó là những chính sách QLNN từ Trung ương đến địa phương đặc biệt là những chính sách của huyện Ba Vì, một số chính sách tiêu biểu như: Chính sách đối với việc quy hoạch phát triển sản phẩm chè, chính sách đối với việc huy động vốn, tín dụng cho phát triển sản phẩm chè, chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các chủ thể trồng, sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè, chính sách giá cả, chính sách kiểm tra, kiểm soát họat động sản xuất, kinh doanh sản phẩm, chính sách quảng cáo, khuyến mại, xúc tiến thương mại. Qua đó phát hiện những tồn tại, yếu kém trong hệ thống các chính sách và đề ra các giải pháp khắc phục. Giới hạn về không gian: Luận văn đi sâu nghiên cứu về chính sách QLNN nhằm phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba trong giai đoạn hiện nay. Do giới hạn về không gian nghiên cứu sản phẩm chè của huyện Ba nên bài làm sẽ tập trung điều tra 3 chủ yếu sản phẩm chè được trồng và chế biến tại huyện Ba mà không nghiên cứu ở các địa phương khác. Mặt khác chè Ba sản phẩm đặc thù tiêu biểu của huyện Ba về chất lượng và cả thương hiệu. Giới hạn về thời gian: Đề tài tập trung phân tích các chính sách QLNN giai đoạn từ năm 2006-đến nay, đặc biệt năm 2010 chè Ba chính thức có thương hiệu quốc gia và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè từ nay cho đến năm 2015. Ngoài ra trong bài còn sử dụng các số liệu trích dẫn, phân tích từ các báo cáo của các chuyên gia, đài, báo, Internet, cán bộ quản thị trường trong những năm gần đây. 1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp Bài luận văn được trình bày theo 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài hoàn thiện chính sách quản nhà nước về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba giai đoạn hiện nay. Chương 2: Một số vấn đề luận cơ bản về chính sách quản nhà nước nhằm phát triển thương mại sản. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng chính sách quản nhà nước đối với việc phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba giai đoạn hiện nay. Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp về chính sách quản nhà nước đối với việc phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba giai đoạn hiện nay. 4 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CHÈ. 2.1. Một số khái niệm cơ bản và có liên quan đến chính sách quản nhà nước nhằm phát triển thương mại sản phẩm chè. 2.1.1. Khái niệm về sản phẩm chè.  Khái niệm. Cây chè hay cây trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa thấp hơn 2 mét khi được trồng để lấy lá. Chè có rễ cái dài, hoa màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7-8 cánh hoa, hạt có thể ép để lấy dầu.  Phân loại chè Cây chè hay cây trà có lá dài từ 4–15 cm và rộng từ 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% cafein. Lá non và các lá có xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè khi mặt bên dưới của chúng còn các sợi lông tơ ngắn màu trắng. Các độ tuổi khác nhau củachè tạo ra các sản phẩm chè khác nhau về chất lượng, do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc được thu hoạch để chế biến. Các loại chè khác nhau được chế biến với các mức độ ôxi hóa khác nhau. Chúng ta có thể phân loại dựa tên mức độ oxi hóa. - Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi→ làm héo→ vò →lên men →sấy khô→ sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. - Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò →sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm. Nước xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. - Chè Ôlong: Được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam và một số nước châu Á khác, còn gọi là thanh trà. Công nghệ: chè nguyên liệu → làm héo và lên men kết hợp→ sao và vò kết hợp sấy khô→ bán thành phẩm. Nước chè màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt. 5 - Chè hương: dùng các hương liệu khô như hoa ngâu khô, hoa cúc khô, hạt mùi, tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế… pha trộn với các tỷ lệ khác nhau. Công nghệ: chuẩn bị hương liệu→ sao chè → cho hương liệu và sao → ướp hương trong thùng. - Chè hoa tươi: Được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Việt Nam; hoa tươi gồm có: sen, nhài, ngọc lan, sói, ngâu, bưởi quế, ngọc lan… Mỗi nhà sản xuất có bí quyết công nghệ gia truyền riêng. Công nghệ chung như sau: chuẩn bị chè và hoa tươi→ ướp hương→ thông hoa→ sàng hoa→ sấy khô→ để nguội→ để hoa → sàng hoa→ chè hoa tươi thành phẩm. - Chè hoà tan: sản xuất tại các nước công nghệ phát triển theo quy trình: chè nguyên liệu đã chế biến → chiết suất→ cô đặc → sấy phun sương. Chè hoà tan có dạng bột tơi xốp, rất mịn, gồm những hạt nhỏ, màu vàng nhạt, nâu nhạt. Hàm lượng tanin, catesin, axit amin, cafeine rất cao. Màu nước, vị chè đạt yêu cầu, nhưng hương nhạt, bay hết trong quá trình chiết xuất, cô đặc và sấy. - Chè túi: Tỷ lệ chè mảnh, chè vụn có nhiều trong công nghệ chè CTC và OTD, để tiết kiệm và thu hồi chè tốt, đã có công nghệ làm túi giấy đặc biệt để đựng các loại chè đó. Túi chè có sợi dây buộc nhãn hiệu của hãng sản xuất, khi pha chỉ cần nhúng túi vào cốc hoặc chén nước sôi, túi chè vớt lên dễ dàng, không cần ấm pha trà mà lại sạch. - Chè dược thảo: gồm chè đen trộn với một dược liệu vừa có vị chè lại có giá trị chữa bệnh. 2.1.2. Khái niệm về phát triển thương mại [15] Phát triển thương mại sản phẩm là tất cả các hoạt động của con người tác động theo hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại làm cho lĩnh vực này ngày càng được mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Dựa trên quan niệm trên “phát triển thương mại sản phẩm chè” phản ánh việc đẩy mạnh các hoạt động gắn liền trao đổi, mua bán sản phẩm chè làm cho các hoạt động này ngày càng được mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao về hiệu quả và phát triển một cách bền vững. Về bản chất, việc phát triển thương mại sản phẩm chè phải đảm bảo giải quyết được bốn vấn đề sau: - Sự mở rộng về quy mô thương mại: Có sự gia tăng sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ qua đó gia tăng giá trị thương mại, và có sự mở rộng về thị trường tiêu thụ sản phẩm . 6 - Có sự thay đổi về chất lượng: Không chỉ tăng về mặt số lượng mà các hoạt động phát triển thương mại cũng phải quan tâm về mặt chất lượng nghĩa là phải làm thế nào để có sự chuyển dịch về cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng những sản phẩm chè có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sang trọng… - Nâng cao hiệu quả kinh tế của thương mại: Nâng cao hiệu quả kinh tế thương mại nói chung và và hiệu quả kinh tế của lĩnh vực thương mại sản phẩm chè nói riêng là việc sử dụng tất cả các biện pháp tác động tới kết quả hoặc chi phí hoặc cả hai đại lượng trên làm cho hoạt động thương mại có kết quả tăng mà chi phí giảm. - Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững: Phát triển thương mại sản phầm chè hướng tới mục tiêu tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tăng đóng góp vào Ngân sách Nhà nước, đồng thời tăng cường những tác động tích cực của sản phẩm chè đến sức khỏe con người… 2.1.3. Khái niệm về quản nhà nước [14] Quản nhà nước chính là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực của nhà nước đối với các quá trình và hành vi xã hội - nghĩa là quản toàn bộ xã hội. Quản nhà nước về thương mại là quá trình thực hiện phối hợp các chức năng hoạch định tổ chức lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại trên thị trường dưới sự tác động của hệ thống quản đến hệ thống bị quản nhằm đạt được mục tiêu, thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý. Vậy quản nhà nước đối với phát triển thương mại chính là việc nhà nước dùng các công cụ, chính sách, luật pháp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra đối với việc phát triển thương mại sản phẩm. 2.1.4. Khái niệm quản nhà nước địa phương về kinh tế [14] Đó là quá trình tác động có ý thức và liên tục, phù hợp với quy luật của các cơ quan quản nhà nước ở cấp độ địa phương đến các hoạt động kinh tế, các quá trình kinh tế ở địa phương nhằm tạo ra kết quả theo mục tiêu xác định trong điều kiện môi trường của địa phương luôn biến động. 2.1.5. Khái niệm chính sách quản nhà nước về phát triển thương mại sản phẩm chè [14] Trước tiên ta tìm hiểu khái niệm về công cụ quản nhà nước về kinh tế: Công cụ quản nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện hữu hình và vô hình mà Nhà nước sử dụng để tác động đến mọi chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu quản kinh tế quốc dân. 7 Chính sách là một trong các công cụ chủ yếu của nhà nước sử dụng để quản nền kinh tế quốc dân. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách cụ thể là một tập các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt tới các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế xã hội. Một chính sách bất kỳ gồm hai bộ phận: các mục tiêu cần đạt và các giải pháp áp dụng để đạt mục tiêu. Như vậy chính sách quản của Nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm là công cụ của nhà nước sử dụng để quản phát triển sản phẩm, nó là một tập các giải pháp nhất định để nhà nước thực hiện mục tiêu đặt ra đối với phát triển một sản phẩm nhất định. 2.2. Một số thuyết liên quan đến chính sách quản nhà nước về phát triển thương mại Cho đến nay chưa có thuyết nào liên quan trực tiếp đến các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm, nhưng bên cạnh đó cũng có một số thuyết liên quan đến các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm. vậy, đề tài xin được đưa ra một số thuyết cơ bản sau: 2.2.1. thuyết về phát triển thương mại Thương mại ra đời từ rất lâu trong lịch sử. Đó chính là các hoạt động trao đổi thông qua mua bán gắn liền với sự xuất hiện của tiền tệ. Và trong lịch sử cũng có rât nhiều các thuyết liên quan đến phát triển thương mại giữa các vùng, các quốc gia và khu vực. Mỗi thuyết đều tiếp cận dưới một góc độ khác nhau, đều có những ưu điểm, nhược điểm nhất định nhưng đều cố gắng giải về hoạt động thương mại giữa các khu vực. Có những thuyết giải thương mại dựa trên lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia, có thuyết giải dựa vào các nhân tố đầu vào, hay khoảng cách giữa các nước và còn rất nhiều các thuyết khác nữa. Mỗi thuyết không chỉ giải thương mại giữa các quốc gia mà nó còn được áp dụng cho thương mại giữa các vùng, khu vực. Ta có thể kể đến các thuyết cơ bản, điển hình như 2.2.1.1.Học thuyết của Adam Smith- thương mại dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối [5, Trang 13-16] Theo Adam Smith, thương mại giữa hai quốc gia được dựa trên cơ sở tuyệt đối. Khi một quốc gia sản xuất một hàng hóa có hiệu quả hơn so với quốc gia khác nhưng lại kém hiệu quả hơn trong sản xuất hàng hóa thứ hai thì hai quốc gia có thể thu được lợi ích bằng cách mỗi quốc gia chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa mà họ có lợi thế tuyệt đối, nhập khẩu hàng hóa không có lợi thế. Thông qua quá trình này các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất và sản lượng của cả hai hàng hóa đều tăng. 8 Lợi thế tuyệt đối đề cập tới số lượng của một loại sản phẩm có thể được sản xuất khi sử dụng cùng một nguồn lực ở hai quốc gia khác nhau. 2.2.1.2 Học thuyết của David Ricardo- thương mại dựa trên cơ sở lợi thế so sánh [5, Trang 13-16] thuyết về lợi thế tương đối hay lợi thế so sánh được David Ricardo trình bày trong tác phẩm những nguyên của kinh tế chính trị học 1817. Theo quy luật về lợi thế so sánh, thậm chí một quốc gia sản xuất cả hai hàng hóa đều kém hiệu quả hơn quốc gia kia thì vẫn có thể thu được lợi ích từ thương mại. Quốc gia đó sẽ tập trung sản xuất và xuất khẩu hàng hóa kém lợi thế ít hơn, nhập khẩu hàng hóa kém lợi thế nhiều hơn. Lợi thế tương đối hay còn gọi là lợi thế so sánh đề cập tới việc các quốc gia có thể sản xuất ra khối lượng các mặt hàng giống nhau khi sử dụng các nguồn lực như nhau nhưng với chi phí khác nhau. 2.2.1.3. thuyết của Heckscher- Ohlin [15] Hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher và Recto Ohlin đã đưa ra một cách giải thích về lợi thế so sánh. Đó là lợi thế so sánh của một quốc gia xuất phát tử sự khác biệt về mức độ sẵncủa các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động và tư bản. Hai ông đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tiềm tàng đến thương mạigiải thích các động thái thương mại xuất phát từ sự khác nhau về mức độ sẵncủa các yếu tố sản xuất. Một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất chúng sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối dư thừa và rẻ, đồng thời sẽ nhập khẩu những mặt hàng khi sản xuất chúng đòi hỏi sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà nước đó tương đối khan hiếm. 2.2.2. thuyết về quản nhà nước 2.2.2.1. Tư tưởng về bàn tay vô hình - nền kinh tế thị trường thuần túy [14] Mô hình nền kinh tế thị trường thuần túy được xây dựng xuất phát tử quan điểm bản tay vô hình của Adam Smith. Trong tác phẩm của cải của các dân tộc, Smith đã ủng hộ một vai trò hết sức hạn chế của Chính phủ. Cơ chế bàn tay vô hình của thị trường sẽ dẫn dắt việc sản xuất ra những hàng hóa mà mọi người mong muốn theo cách tốt nhất. “Bàn tay vô hình” chính là các quy luật kinh tế khách quan chi phối hoạt động của con người hay còn gọi hệ thống các quy luật kinh tế đó là “trật tự tự nhiên”. Quan điểm này đã đưa đến sự ra đời của một mô hình kinh tế nền kinh tế thị trường thuần túy. Đó là một nền kinh tế mà mọi hàng hóa và dịch vụ đều do khu vực tư nhân sản xuất và mọi hoạt động mua bán giao dịch đều diễn ra trên thị trường với giá cả là sản phẩm của sự tương tác cung và cầu. Trong một nền kinh tế như thế thì vai trò của Chính phủ là tối thiểu. 2.2.2.2. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung [14] 9 Quan điểm về bàn tay vô hình - nền kinh tế thị trường thuần túy không giải thích được rất nhiều trường hợp mà thị trường thất bại, không thể khắc phục được. Do đó có một bộ phận người cho rằng nguyên nhân sâu xa của những khủng hoảng kinh niên trong nền kinh tế đó chính là do thị trường hoạt động hoàn toàn tự phát theo các quy luật thị trường thay có sự chỉ đạo tự giác và có ý thức của Chính phủ thông qua một cơ quan kế hoạch tập trung. vậy nếu có một cơ quan như vậy và cơ quan này có khả năng tính toán điều phối có kế hoạch mọi cân đối trong nền kinh tế quốc dân thì nền kinh tế sẽ vận hành một cách nhịp nhàng, ăn khớp và đảm bảo sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực. Đó là nền tảng của tư tưởng mô hình nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Theo mô hình này thì mọi quyết định về sản xuất và phân phối sản phẩm đều do một cơ quan Trung ương của Chính phủ quyết định thay các lực lượng thị trường. Theo Keynes thì nhà nước thông qua các chính sách và công cụ kinh tế mô như đầu tư, tài chính, tín dụng…nhằm tập trung giải quyết các mâu thuẫn trong nền kinh tế. 2.2.2.3.Nền kinh tế hỗn hợp [14] Mô hình nền kinh tế hỗn hợp được Samuelson chủ trương phát triển với cả hai bàn tay là cơ chế thị trường và Nhà nước. Samuelson cho rằng”điều hành một nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị trường thì cũng như vỗ tay bằng một bàn tay”. Nền kinh tế hỗn hợp có sự vận hành song song tương tác và hỗ trợ lẫn nhau của cả thị trường và Chính phủ. Trong nền kinh tế đó vai trò của Chính phủ không phải là cạnh tranh hoặc thay thế cho khu vực tư nhân mà là thúc đẩy hỗ trợ và điều tiết hoạt động của khu vực này. Tóm lại, tất cả các thuyết liên quan đến CSQLNN đối với phát triển sản phẩm sẽ là cơ sở luận cho đề tài đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thực trạng các CSQLNN đối với phát triển sản phẩm chè Ba được đề cập ở chương 3, từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện các chính sách này. 2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước 2.3.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản nhà nước  Trong luận văn tốt nghiệp đại học - khoa Kinh tế - Đại học Thương Mại với đề tài: “Những giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại trong công tác quản nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” của sinh viên Nguyễn Tiến Dũng K39 [6] đã nghiên cứu về những chính sách của nhà nước, công tác quản nhà nước về thương mại trên tỉnh Hưng Yên. Bài làm đã đầu tư khá kỹ vào phần luận và thực trạng, hiệu quả của các chính sách thương mại của nhà nước được nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ. 10 . quản lý nhà nước về phát triển thương mại sản phẩm chè. Đề tài Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện. HÒAN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM CHÈ CỦA HUYỆN BA VÌ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Hoàng Kình (1998), giáo trình kinh tế quốc tế, nhà xuất bản giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kinh tế quốc tế
Tác giả: Hoàng Kình
Nhà XB: nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1998
6. Nguyễn Tiến Dũng K39F3- khoa Kinh tế - đại học Thương Mại với luận văn tốt nghiệp “những giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại trong công tác quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: những giải pháp hoàn thiện chính sách thương mại trong công tác quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
7. Nguyễn Đình Sơn K40F2- khoa Kinh tế - đại học Thương Mại với luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
8. Phạm Thị Thanh Vân K42F3 - khoa Kinh tế - đại học Thương Mại với luận văn tốt nghiệp “Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh mặt hàng thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội
9. PGS.TS Phạm Văn Vận, Th.S Vũ Cương (2006), giáo trình kinh tế công cộng, nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: giáo trình kinh tế công cộng
Tác giả: PGS.TS Phạm Văn Vận, Th.S Vũ Cương
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
Năm: 2006
14. TS. Hà Văn Sự, TS. Thân Danh Phúc, tập bài giảng quản lý nhà nước về thương mại, trường đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập bài giảng quản lý nhà nước về thương mại
15. T.S Ngô Xuân Bình, tập bài giảng kinh tế thương mại Việt Nam, trường đại học Thương Mại.16. Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: tập bài giảng kinh tế thương mại Việt Nam
1. Báo cáo định hướng phát triển ngành sản xuất chè huyện Ba Vì đến năm 2015 2. Đề án phát triển thương mại huyện Ba Vì đến năm 2015 Khác
3. Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 Khác
4. Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 định hướng 2020 Khác
10. Quy chuẩn về kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm chè: QCVN 01-28: 2010 BNN&PTNT Khác
11. Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của BNN&PTNT 12. Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của BNN&PTNT Khác
13. Quyết định sô 17407/QĐ-SHTT ngày 1/10/2010 của cục sở hữu trí tuệ - bộ khoa học công nghệ Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất, thương mại sản phẩm chè và các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm   - 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay
3.2 Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất, thương mại sản phẩm chè và các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm (Trang 21)
Bảng 3.1: Quy mô và sản lượng chè của huyện Ba Vì giai đoạn 2006-2010 - 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay
Bảng 3.1 Quy mô và sản lượng chè của huyện Ba Vì giai đoạn 2006-2010 (Trang 21)
Hình ảnh lễ công bố thương hiệu chè Ba Vì - 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay
nh ảnh lễ công bố thương hiệu chè Ba Vì (Trang 65)
Hình ảnh lễ công bố thương hiệu chè Ba Vì - 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay
nh ảnh lễ công bố thương hiệu chè Ba Vì (Trang 65)
DANH MỤC BẢNG BIỂU - 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay
DANH MỤC BẢNG BIỂU (Trang 69)
Bảng 3.1 Quy mô và sản lượng chè của huyện Ba Vì giai đoạn 2006- 2006-2010 - 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay
Bảng 3.1 Quy mô và sản lượng chè của huyện Ba Vì giai đoạn 2006- 2006-2010 (Trang 69)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w