sản phẩm chè của huyện Ba Vì qua dữ liệu thứ cấp.
3.4.1. Các văn bản pháp lý về quản lý nhà nước về kinh doanh sản phẩm chè nói chung và chè Ba Vì nói riêng.
Các văn bản pháp lý mà đề tài thu thập được bao gồm các văn bản của Nhà nước, của các bộ ban ngành hữu quan và UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Ba Vì.
- Thông tư số 19/2005/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo trong đó bao hàm chung cả việc quảng cáo sản phẩm chè Ba Vì.
- QCVN 07-07: 2009/ BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chế biến chè- điều kiện đảm bảo VSATTP.
- Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của BNNPTNT quy định về sản xuất kinh doanh rau quả và chè an toàn.
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật Đầu tư trong đó bao hàm cả việc đầu tư mở rộng diện tích vùng chè Ba Vì .
- Nghị định 02/2003 NĐ/CP và nghị định 114/2009 NĐ/CP về việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau nhằm phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh trong đó có huy động vốn cho phát triển sản phẩm chè Ba Vì.
- Quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 08/07/2009 về ưu đãi tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn và danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
- Ngày 30/07/2008, thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 107/QĐ - TTG phê duyệt chính sách hỗ trợ trong đó có hỗ trợ về tín dụng, nguồn vốn cho việc phát triển sản xuất, chế biến , tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến năm 2015.
- Định hướng phát triển ngành sản xuất chè huyện Ba Vì đến năm 2015 nằm trong quyết định của UBND huyện Ba Vì ngày 8 tháng 10 năm 2010
- Văn kiện đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010 – 2015
- Quyết định số 17407/QĐ-SHTT ngày 01/10/2010 của cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu chè Ba Vì.
3.4.2. Thực trạng và tình hình thực hiện các chính sách QLNN đối với phát triển kinh doanh mặt hàng chè Ba Vì trong giai đoạn hiện nay.
Chính sách đối với việc quy hoạch phát triển sản phẩm chè Ba Vì.
Chính sách đối với việc quy hoạch phát triển sản phẩm chè là của huyện Ba Vì là kim chỉ nam giữ vai trò định hướng, chỉ đạo công tác quy hoạch phát triển sản phẩm chè cho phù hợp với điều kiện KTXH, nguồn lực của địa phương, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế, thương mại vĩ mô của Nhà nước. Huyện Ba Vì không thể tùy tiện xây dựng quy hoạch phát triển sản phẩm chè mà phải căn cứ vào các chính sách của Nhà nước làm cơ sở để xây dựng kế hoạch cho phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm chè ra thị trường nội địa và thế giới.
Chính sách này được thể hiện ở định hướng phát triển ngành sản xuất chè huyện Ba Vì đến năm 2015 trong quyết định của UBND huyện Ba Vì ngày 8 tháng 10 năm 2010. Hay các quy định khác về việc đầu tư cho sản xuất mở rộng sản phẩm chè như: nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật đầu tư trong đó bao trùm cả việc đầu tư mở rộng diện tích vùng chè Ba Vì.
Huyện Ba Vì căn cứ vào điều kiện thực tế mà đã có kế hoạch về việc quy hoạch phát triển sản phẩm chè của địa phương đến năm 2015 như sau :
- Vùng chè Ba Trại bao gồm các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh, nông trường Sông Đà có khoảng 800 ha với sản lượng chè búp tươi là 12.000 tấn, sản lượng chè khô đạt 2.700 tấn/ năm. - Vùng chè Vân Hoà: gồm các xã Vân Hoà, Yên Bài, nông trường Việt Mông khoảng 630 ha, sản lượng chè búp tươi là 9.000 tấn, sản lượng chè khô là 2.000 tấn/ năm.
- Vùng Minh Quang- Khánh Thượng: khoảng 340 ha, sản lượng búp tươi là 5.000 tấn, chè khô là 1.200 tấn/ năm.
- Ngoài ra còn có 250 ha của các xã vùng đồi gò như Thuỵ An, Cẩm Lĩnh, Cam Thượng, nông trường Suối Hai có thể sản xuất 2.000- 3.000 tấn chè búp tươi và chế biến 500 tấn chè búp khô.
Nhờ có chính sách này mà sản phẩm chè của huyện Ba Vì được xây dựng phát triển theo quy hoạch chung về phát triển sản phẩm chè của quốc gia và quy hoạch phát triển KTXH của địa phương, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cho địa phương.
Chính sách đối với việc huy động vốn, tín dụng cho phát triển sản phẩm chè Ba Vì.
Đó là các chính sách nhằm chỉ đạo, hướng dẫn việc phân bổ Ngân sách cho quy hoạch xây dựng phát triển sản phẩm chè Ba Vì, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình bỏ vốn, tiền của, đầu tư công sức vào phát triển sản phẩm chè.
Các chính sách được thể hiện cụ thể trong: Nghị định 02/2003 NĐ/CP và nghị định 114/2009 NĐ/CP về việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhằm phát triển sản xuất kinh doanh trong đó có sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Bao gồm nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp, nguồn vốn vay tín dụng và có cả nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước. Hay theo quyết định số 92/2009/QĐ-TTg ban hành ngày 08/07/2009 về ưu đãi tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn thì các thương nhân hoạt động buôn bán thương mại sản phẩm chè tại huyện Ba Vì sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định về tín dụng. Ngày 30/07/2008, thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 107/QĐ - TTg phê duyệt chính sách hỗ trợ trong đó có hỗ trợ về tín dụng, nguồn vốn cho việc phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến năm 2015.
Ngoài ra, huyện Ba Vì cũng đã có những hành động kịp thời nhằm giúp đỡ người nông dân trồng chè, các cơ sở sản xuất chế biến chè và người thương mại buôn bán sản phẩm chè về việc ưu đãi trong việc vay vốn như ưu đãi về lãi suất, về thời gian trả tiền, ưu đãi về nguồn vốn... Chính sách này đã tạo ra đòn bẩy kích thích các đối tượng tham gia phát triển thương mại sản phẩm chè.
Chính sách giá cả:
Để ổn định tình hình kinh doanh sản phẩm và đảm bảo lợi ích cho người trồng, sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm chè nói chung và sản phẩm chè của huyện Ba Vì nói riêng trên thị trường, Nhà nước cũng có những quy định đối với giá cả sản phẩm chè. Chính sách này nhằm ổn định giá sản phẩm chè tạo điều kiện cho người trồng chè thu được lợi nhuận, tránh những bất ổn do thị trường gây ra, tránh được sự ép giá của các thương nhân. Ngoài ra chính sách này còn là một khung pháp lý cho những người kinh doanh sản
phẩm chè tuân theo các quy định của pháp luật, không ép giá đối với người trồng chè, bán chè với mức giá không hợp lý ra thị trường nhằm cạnh tranh không công bằng. Ta có thể
thấy mức giá chè tươi trong những năm qua là khá ổn định thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.6 : Mức giá thu mua 1kg chè búp tươi từ năm 2006-2010
Nguồn: Phòng kinh tế huyện Ba Vì
Ta thấy mức giá bán 1kg chè búp tươi không có sự biến động nhiều qua các năm, có được điều đó một phần là do các chính sách quản lý của Nhà nước đã làm cho giá cả sản phẩm chè đuợc ổn định. Các chính sách này đã đem lại sự ổn định trong thu nhập cho người trồng chè trong những năm qua.
Nhà nước và UBND huyện cần phải có các văn bản cụ thể hơn về chính sách giá cả đối với sản phẩm chè nhất là trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều biến động về giá cả, lạm phát, sản xuất chè gặp nhiều thiên tai, dịch bệnh. Chính sách liên quan đến giá cả nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm chè.
Chính sách quảng cáo, khuyến mại, xúc tiến thương mại
Các chính sách về quảng cáo, khuyến mại, xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm chè của huyện Ba Vì một cách rộng rãi nhất. Từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chè của huyện Ba Vì được tiêu thụ nhiều hơn. Nhưng các chương trình quảng cáo, khuyến mại xúc tiến thương mại đều phải tuân theo các quy định của pháp luật và cần phải phù hợp với phong tục tập quán từng vùng miền, đặc biệt là những hoạt động diễn ra ở nước ngoài. Các chương trình, hoạt động quảng cáo phải tuân thủ theo các quy định trong thông tư số 19/2005/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện pháp lệnh quảng cáo.
Mặt khác chè không chỉ đơn thuần là một loại đồ uống thông thường mà còn có rất nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Do đó các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cần phải chú ý đến đặc điểm này để thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng.
Hiện nay việc quảng bá thương hiệu và phát triển thị trường chè nội địa trong đó có sản phẩm chè của huyện Ba Vì đã được đề cập đến rất nhiều. Nhưng theo bà Nguyễn Ánh Hồng- Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội chè Việt Nam(Vitas) thì các doanh nghiệp vẫn tự thân phát triển hoạt động xúc tiến thương mại là chính do Nhà nước vẫn chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể liên quan đến xúc tiến thương mại nên chưa có nguồn lực mạnh đưa vào chiến dịch cho cả ngành. Cũng như vậy chè của huyện Ba Vì cũng chưa có được những chương trình quảng cáo, giới thiệu hình ảnh một cách cụ thể, rõ ràng.
Chính sách về kiểm tra, kiểm soát hoạt động SXKD sản phẩm chè Ba Vì.
Đó là các chính sách của Nhà nước, các cơ quan ban ngành liên quan trực tiếp là đội quản lý thị trường ở địa phương tiến hành các hoạt động kiểm tra về việc kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái nhãn mác và kiểm tra về an toàn chất lượng sản phẩm chè. Đặc biệt từ khi chè Ba Vì có thương hiệu thì hoạt động kiểm tra hàng giả, hàng nhái nhãn mác, … càng cần phải quyết liệt hơn.
Ngoài ra còn phải kiểm các quy định về VSATTP, về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, về việc sản xuất sản phẩm nông sản an toàn được thể hiện qua: QCVN 07-07: 2009/ BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở chế biến chè - điều kiện đảm bảo VSATTP. Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của BNNPTNT quy định về sản xuất kinh doanh rau quả và chè an toàn, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, việc sản xuất chế biến chè theo tiêu chuẩn VIETGAP.…Thông tư số 37/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 06 năm 2010 ban hành quy chuẩn quốc gia về chỉ tiêu an toàn thực phẩm nông sản trong đó có sản phẩm chè. Hay quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: chè - quy trình lấy mẫu phân tích chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm: QCQG 01- 28: 2010/ BNNPTNT. Hay quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, coi đó là động lực căn bản để chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, gắn kết công - nông nghiệp và liên minh chặt chẽ giữa nông dân - nhà máy - nhà khoa học - nhà quản lý các cấp.
Người sản xuất chè của huyện Ba Vì ngày càng ý thức rõ ràng hơn trong việc tuân theo các quy định về sản phẩm chè an toàn nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Hơn nữa UBND huyện Ba Vì chỉ công nhận những sản phẩm mang thương hiệu chè Ba Vì khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình trồng và chế biến như nguồn nước, phân bón sử dụng, dây chuyền công nghệ chế biến…Ngoài ra sản phẩm chè của huyện Ba Vì cũng ngày càng được kiểm tra, kiểm soát kỹ càng về bao bì, mẫu mã, quy
cách đóng gói…trước khi đến tay người tiêu dùng. Trong quá trình buôn bán thương mại sản phẩm chè Ba Vì việc kiểm tra, kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm nhãn mác, chất lượng… cũng ngày càng được quan tâm đúng mức hơn với các hình thức xử phạt người vi phạm nghiêm minh hơn.
Với các chính sách này thì bắt buộc cả người trồng chè, sản xuất, chế biến và thương mại đều phải tuân theo các quy định của nhà nước. Các chính sách này đã tạo điều kiện cho sản phẩm chè của huyện Ba Vì phát triển.
Tóm lại, các chính sách quản lý nhà nước đối với sản phẩm chè nói chung và chè Ba Vì nói riêng đã tạo điều kiện cho việc sản xuất và thương mại sản phẩm chè ngày càng phát triển bền vững hơn nữa. Hệ thống chính sách QLNN đối với sản phẩm chè bao gồm tổng hợp rất nhiều loại chính sách khác nhau, mỗi chính sách có vai trò tạo thuận lợi về một mặt nào đó cho sản phẩm chè phát triển. Tuy nhiên nhìn chung hiện nay hệ thống chính sách QLNN đối với sản phẩm chè Ba Vì vẫn chưa được xây dựng một cách đồng bộ, còn nhiều thiếu sót chưa hoàn thiện cần phải thay đổi và hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÁC CHÍNH SÁCH QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN