Các kết luận về chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 44)

4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu các CSQLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì

4.1.1 Các kết luận về chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Ba Vì.

a. Những thành công và bài học kinh nghiệm.

Thành công

Dưới sự quan tâm của Nhà nước và UBND huyện chè của huyện Ba Vì đang có nhiều cơ hội lớn trong việc mở rộng diện tích quy mô cũng như hoạt động thương mại. Những chính sách QLNN đối với sản phẩm chè của huyện Ba Vì là vô cùng quan trọng. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và chè Ba Vì chính thức có thương hiệu vào năm 2010 thì những chính sách QLNN lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Các chính sách đã đạt được một số thành công sau:

Đầu tiên phải nói đến đó là công tác hoạch định các chính sách, các văn bản pháp luật, những quy định liên quan đến sản phẩm chè nói chung và chè Ba Vì nói riêng đã được xây dựng bước đầu. Tuy rằng những chính sách này là chưa rõ ràng, đầy đủ và đồng bộ nhưng điều đó cũng đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, của địa phương đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Cụ thể có thể nói đến các chính sách như: Chính sách đối với việc huy động vốn, tín dụng cho phát triển sản phẩm chè, chính sách ưu tiên ưu đãi đối với người sản xuất, thương mại sản phẩm chè, chính sách kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè…

Thứ hai các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè nói chung và chè của huyện Ba Vì nói riêng hiện nay là khá đúng đắn và phù hợp với mục tiêu cũng như chiến luợc phát triển KTXH của Chính phủ và sự phát triển chung của ngành chè. Chè là sản phẩm đồ uống có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và đang đuợc sử dụng rộng rãi không chỉ ở các nước ở châu Á mà cả các nước khác trên thế giới. Do đó chắc chắn trong những năm tới sản phẩm chè của huyện Ba Vì sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa. Vì vậy công tác QLNN đối với việc phát triển thương mại mặt hàng này là vô cùng cần thiết và kịp thời. Các chính sách này cũng đang được điều chỉnh sao cho phù hợp với môi trường quốc tế và

các cam kết trong quá trình hội nhập đặc biệt là các cam kết khi Việt Nam ra nhập WTO, cùng với đó là phù hợp với các quy định về thương hiệu quốc gia.

Thứ ba các chính sách QLNN đối sản phẩm chè đã tạo điều kiện thuận lợi cho nguời sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm chè. Cụ thể như kích thích sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình trồng, sản xuất, chế biến, thương mại và tiêu thụ sản phẩm chè như người nông dân, các hộ sản xuất chè, các thương nhân, các nhà đầu tư... Bước đầu cũng đã huy động được nguồn lực về vốn, công nghệ và nhân lực cho phát triển thương mại sản phẩm chè. Như việc các doanh nghiệp sản xuất, các hộ gia đình trồng chế biến chè đã bắt đầu đầu tư dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại hơn. Hay việc thu hút hàng nghìn lao động tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm chè Ba Vì. Huyện Ba Vì cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi về vốn tín dụng, lãi suất cho người trồng chè, chế biến và thương mại sản phẩm chè.

Thứ tư nhờ có sự định hướng hướng dẫn của Nhà nuớc thông qua các văn bản pháp luật mà huyện Ba Vì cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển sản phẩm chè như: công tác quy hoạch vùng trồng sản xuất chè, các chính sách ưu đãi cho người sản xuất chè, chính sách ưu đãi lãi suất vốn cho thương nhân buôn bán sản phẩm chè, chính sách thuế đối với hoạt động buôn bán sản phẩm chè…Điều đó được thể hiện qua các văn kiện của Đảng bộ huyện Ba Vì, đặc biệt là văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI nhiệm kỳ 2010- 2015, báo cáo định hướng phát triển sản phẩm chè huyện Ba Vì đến năm 2015 ...Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đã và đang xây dựng quy hoạch phát triển chi tiết cho sản phẩm chè nhằm đẩy mạnh thương mại sản phẩm chè Ba Vì giúp cải thiện đời sống nhân dân và góp phần vào ngân sách Nhà nước.

Thứ năm các chính sách QLNN cũng tạo điều kiện để đội ngũ nhân lực làm công tác quản lý nhà nước có cơ hội được tham gia đào tạo và học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có thể thực thi các chính sách của Nhà nước một cách hiệu quả hiệu lực nhất.

Tóm lại các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Đây là động lực để các các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tiếp tục phát huy và làm tốt công việc của mình hơn.

Từ những thành công đã đạt được thì có một số bài học kinh nghiệm về chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì cần được rút ra:

Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác hoạch định, nghiên cứu đưa ra các chính sách cũng như các văn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì một cách đầy đủ và đồng bộ nhất. Các chính sách này nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực của công tác quản lý và phải phù hợp với thực tế, phù hợp với đinh hướng phát triển của Chính phủ, thành phố Hà Nội, sở công thương, ngành chè đặt ra…Ngoài ra Nhà nước cũng cần có những chỉ đạo và những quy định cụ thể đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng chè của huyện Ba Vì. Công tác hoạch định các văn bản pháp luật nên dựa trên tình hình thực tế để nghiên cứu, tránh tình trạng các văn bản có đưa ra nhưng không thực hiện được hoặc hiệu lực là thấp. Bên cạnh đó cũng cần đẩy mạnh công tác hướng dẫn thực hiện các văn bản của Nhà nước, thanh tra kiểm tra, xử phạt tại các cơ sở sản xuất kinh doanh vi phạm về VSATTP về vi phạm về nhãn mác, bản quyền và thương hiệu.

Thứ hai cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra hơn nữa về tình hình thực hiện các chính sách cũng như quy định của Nhà nước về phát triển thương mại mặt hàng chè của huyện Ba Vì. Ngoài ra cũng cần nâng cao hiệu lực hiệu quả của các chính sách QLNN đối với sản phẩm chè. Bên cạnh đó cũng cần phải có các biện pháp cụ thể, cứng rắn xử phạt các trường hợp vi phạm về kinh doanh sản phẩm chè như vi phạm về thương hiệu chè Ba Vì, vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng nhái…

Thứ ba trong những năm tới cần nghiên cứu và đưa ra các chính sách QLNN phù hợp với sự phát triển của sản phẩm chè Ba Vì, phù hợp với quá trình hộp nhập kinh tế quốc tế và phải phù hợp với các cam kết quốc tế. Các chính sách đối với phát triển sản phẩm chè cần phải xây dựng đầy đủ rõ ràng và đồng bộ hơn nhằm quản lý việc phát triển sản phẩm tốt hơn.

b. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế

Thứ nhất về công tác xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển thương mại sản phẩm chè còn nhiều hạn chế, yếu kém. Các văn bản pháp luật là chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa thay đổi kịp so với sự thay đổi về điều kiện KTXH, sự biến động ngành chè.

Thứ hai về các chính sách huy động vốn đầu tư phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì còn nhiều hạn chế. Các chính sách để khuyến khích các chủ thể kinh tế, các thương nhân tham gia đầu tư kinh doanh sản phẩm chè còn thiếu và chưa rõ ràng cụ thể. Đặc biệt việc trồng sản xuất chế biến sản phẩm chè còn chịu tác động rất lớn của thời tiết nên việc đầu tư là khá rủi ro, vì vậy cần phải có các chính sách hỗ trợ ưu đãi nhiều hơn.

Thứ ba về chính sách tài chính thì các văn bản pháp quy liên quan đến việc thu các loại thuế và phí của các chủ thể sản xuất, thương nhân kinh doanh sản phẩm chè, người nông dân trồng chè... còn thiếu sót và lỏng lẻo. Cần có sự ưu đãi về mức thuế liên quan đến sản phẩm chè nhiều hơn.

Thứ tư về chính sách phát triển nhân lực thì trình độ cán bộ quản lý Nhà nước về phát triển thương mại còn nhiều yếu kém và bất cập, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành còn hạn chế. Nhân lực làm công tác quản lý hầu hết đều chưa qua đào tạo bài bản nên trình độ năng lực và chuyên môn còn kém, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý.

Thứ năm các chính sách khuyến khích thương nhân tham gia kinh doanh chưa được Nhà nước, UBND huyện quan tâm thích đáng, việc phổ biến chính sách và pháp luật của nhà nước và thông tin thị trường đến các thương nhân cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế.

Thứ sáu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cơ chế, chính sách và các giải pháp phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì thực hiện chưa đồng bộ.

Thứ bảy công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè của huyện Ba Vì cũng còn những tồn tại như việc kiểm tra hoạt động buôn bán kinh doanh hàng nhái, hàng giả, hàng vi phạm thương hiệu chè Ba Vì... còn chưa được quan tâm đúng mức.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế và yếu kém kể trên được hình thành và tồn tại là do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất là hệ thống các chính sách liên quan đến việc quy hoạch phát triển thương mại sản phẩm chè chưa đầy đủ, đồng bộ và chưa cụ thể rõ ràng đối với sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Vì vậy các chính sách này chưa đưa ra các định hướng rõ ràng cho các chủ thể thực hiện như các hộ sản xuất, các cơ sở chế biến và kinh doanh sản phẩm chè.

Thứ hai là do trình độ năng lực của đội ngũ nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác hoạch định chính sách, quản lý nhà nước nhằm phát triển thương mại sản phẩm chè còn yếu đó cũng là một trong các nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sản phẩm chè của huyện Ba Vì.

Thứ ba chính sách khuyến khích thương nhân tham gia kinh doanh chưa được nhà nước quan tâm thích đáng, việc phổ biến chính sách và pháp luật của nhà nước và thông tin thị trường đến các thương nhân cũng còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng hoạt động thương mại sản phẩm chè chưa được phát triển mạnh mẽ.

Thứ tư là các văn bản pháp quy liên quan đến việc thu các loại thuế và phí của các chủ thể sản xuất thương nhân kinh doanh sản phẩm chè còn thiếu sót và lỏng lẻo. Nhà nước chưa có các chính sách ưu đãi kịp thời đối với người nông dân trồng chè, đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm chè. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm công tác quy hoạch phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì còn nhiều hạn chế, yếu kém do sự hạn chế của các văn bản pháp luật và đội ngũ nhân lực hoạch định, thực thi chính sách của Nhà nước. Các văn bản pháp luật là chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa thay đổi kịp so với sự thay đổi về điều kiện KTXH, sự biến động của sản phẩm chè.

Cuối cùng là nguồn vốn đầu tư phát triển cho sản phẩm chè là chưa nhiều. Việc tiếp cận đến nguồn vốn của người dân còn gặp khó khăn. Các chính sách ưu đãi tín dụng cho các hộ sản xuất kinh doanh là chưa kịp thời. Nguồn kinh phí của huyện cung cấp cũng còn hạn chế.

4.1.2. Một số phát hiện qua nghiên cứu về các chính sách quản lý nhà nứớc đối với phát triển thương mại sản phẩm chè Ba Vì trong giai đoạn hiện nay

Trước tiên đó là công tác đưa các văn bản pháp quy thể hiện các chính sách của Chính phủ vào thực tiễn.. Từ đó có thể thấy rằng, từ các văn bản, chiến lược, chính sách, các kế hoạch đến thực tế việc thực hiện vẫn còn có khoảng cách. Có những chính sách thể chế bằng quy định pháp luật là khá đầy đủ nhưng trên thực tế thực hiện lại không hiệu quả, còn nhiều vấn đề bất cập, cũng có những chính sách thể hiện chưa đầy đủ rõ ràng và đồng bộ.

Thứ hai các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè là chưa đầy đủ và chưa thay đổi kịp được với sự thay đổi của KTXH và của chính sản phẩm chè. Các chính sách của Nhà nước là chưa cụ thể đối với sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Quá trình thực thi các chính sách cũng còn nhiều điều bất cập, yếu kém.

Thứ ba công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường còn chưa hiệu quả. Tình trạng buôn bán hàng giả hàng nhái hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu gian lận thương mại vẫn còn diễn ra. Trong khi đó quá trình xử lý vi phạm cũng chưa thật sự được quan tâm.

Thứ tư chính sách thuế và giá cả là công cụ tác động mạnh mẽ nhất tới việc phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì nhưng nó vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả và các chính sách này cũng chưa đầy đủ đồng bộ.

Thứ năm việc phối hợp giữa các bộ ngành với nhau trong việc quản lý kinh doanh sản phẩm chè tuy đã có tăng cường nhưng còn chưa có sự kết hợp chặt chẽ, các văn bản pháp

luật cũng còn chưa hoàn chỉnh và chồng chéo. Đơn vị quản lý trực tiếp sản phẩm chè Ba Vì là UBND huyện Ba Vì cũng chưa có các chính sách quản lý phù hợp.

Thứ sáu chính sách xúc tiến thương mại sản phẩm chè nói chung và chè Ba Vì nói riêng vẫn chưa đươc đầu tư, quan tâm đúng mức. Nhất là khi chè Ba Vì có tới 50-60% dành cho xuất khẩu thì chính sách này lại càng trở nên cần thiết.

4. 2. Dự báo những xu hướng phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì và quan điểm hoàn thiện chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 44)