Môi trường ngành

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

a. Sự phát triển của ngành chè

Diện tích chè trên cả nước trong những năm qua đã có sự gia tăng khá đều đặn cùng với đó là sự gia tăng trong tổng sản lượng. Trong vòng 11 năm từ năm 1999 đến năm 2010 diện tích tăng từ 70000 ha lên thành 103000 ha còn sản lượng tăng gần gấp 3 lần từ 60000 tấn chè khô lên gần 180000 tấn. Điều đó cũng cho ta thấy được sự phát triển khá nhanh của ngành chè cả về quy mô cũng như sản lượng. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau:

Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas)

Có được điều đó là do Nhà nước đã có những chính sách trong việc quy hoach tổng thể diện tích chè ở các vùng và những chính sách ưu đãi cho việc trồng chè như ưu đãi về vốn, tín dụng, khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng, sản xuất chế biến chè. Tất cả các chính sách của Nhà nước đều có tác động tích cực kích thích sự phát triển của ngành chè, và đương nhiên là với cả chè Ba Vì. Ngành chè phát triển kéo theo sự phát triển của chè Ba Vì. Vì vậy ta có thể khẳng định chè Ba Vì đang hòa mình vào sự phát triển chung của toàn ngành.

b. Các chương trình quảng cáo, xúc tiến thương mại

Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực của các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Các hoạt động đó nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm chè đến đông đảo công chúng, từ đó làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Các hoạt động này ngày càng phát triển với những hình thức đa dạng, phong phú trên các phương tiện truyền thông, các phương tiện đại chúng và được thực hiện cả trong, ngoài nước. Do đó Nhà nước cần phải có những chính sách quản lý đối với hoạt động này, những chính sách cần phải thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, sự phát triển của sản phẩm chè.

Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas) có tác động rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của các

chính sách QLNN đối với phát triển thương mại mặt hàng chè của huyện Ba Vì. Bởi vì hiệp hội chè Việt Nam là cơ quan quản lý trực tiếp các doanh nghiệp kinh doanh chè, quản lý các hoạt động thương mại sản phẩm chè. Vitas đóng vai trò như một “nhạc trưởng” hướng dẫn các hội viên thực hiện cam kết của mình về sản xuất chè, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp. Vitas cũng tham gia vào hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, cam kết thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Do đó thông qua Vitas mà Nhà nước có thể biết được tình hình sản xuất, kinh doanh chung về sản phẩm chè, biết được hiệu quả của các chính sách, những vấn đề còn tồn tại trong các chính sách. Từ đó Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh trong các chính sách, hòan thiện bổ sung cho các chính sách đầy đủ hơn. Hiệp hội chè Vitas chịu sự quản lý tác động của Nhà nước, nhưng Vitas cũng lại điều hành hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, đưa ra các định hướng quy hoạch phát triển cho các địa phương và các doanh nghiệp.

3.2.2.3. Môi trường doanh nghiệp.

Môi trường của chính các doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lớn đến các chính sách quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp có quan tâm, thực hiện theo các quy định của Nhà nước, có hưởng ứng nhiệt tình các quy định thì việc thực thi các chính sách mới đem lại hiệu quả cao. Chính sự nhận thức, ý thức chấp hành của các doanh nghiệp theo các quy định của Nhà nước sẽ giúp cho việc thực thi các chính sách đạt hiệu quả. Sự hiểu biết về luật pháp, về môi trường kinh tế quốc tế và sự tuân thủ theo các chính sách luật pháp của Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách.

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)