Dự báo xu hướng phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì trong thời gian

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

4.2.1. Dự báo xu hướng phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì trong thời gian tới. gian tới.

Trong những năm tới huyện Ba Vì có chiến lược củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chè của huyện Ba Vì cả về chiều rộng và chiều sâu. Dựa theo báo cáo định hướng phát triển ngành sản xuất chè huyện Ba Vì đến năm 2015 ta có thể đưa ra xu hướng phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì như sau:

a. Về sản xuất chè

Toàn huyện Ba Vì cần nhanh chóng mở rộng diện tích thay thế các giống chè cũ bằng giống chè có năng suất, chất lượng tốt như chè Ô Long, Kim tuyên...nhằm tạo cơ hội nâng cao chất lượng cây chè từ cây xoá đói giảm nghèo lên thành cây làm giàu cho các hộ gia đình. Toàn huyện dự kiến trồng mới khoảng 590 ha trên diện tích nông dân đang trồng sắn, rong giềng và cây ngắn ngày khác tại các xã Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hoà, Yên Bài, Tản Lĩnh. Trồng các giống có năng suất chất lượng cao như: Ô Long, Kim Tuyên, hai giống này chế biến chè Ô Long, phương pháp trồng cành, chi phí về giống hết khoảng 6,2 tỷ đồng. Trồng thay thế dần diện tích chè trung du lá nhỏ có tuổi thọ trên 30 năm, sinh trưởng kém khoảng 204 ha, bằng các giống chè: LĐP1,Ô long, Kim tuyên, Bát Tiên..trồng bằng cành, chi phí về giống hết khoảng 2,2 tỷ đồng.

Bên cạnh đó huyện Ba Vì cần tổ chức tốt việc thực hiện liên kết và thực hiện quyết định 80/TTg trong tiêu thụ hàng hoá cho nông dân theo hợp đồng. Tổ chức tốt công tác khuyến nông hướng dẫn bà con nông dân trồng chè mới, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè theo đúng quy trình, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất chè đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú trọng nâng cao năng suất lao động trong công tác trồng và sản xuất chè bằng các biện pháp cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hợp tác hoá khâu canh tác để cải thiện điều kiện làm việc, hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường. Chỉ đạo tổ chức chăm sóc theo quy trình tiên tiến ở các vườn chè do các doanh

nghiệp trực tiếp đảm nhiệm, làm mô hình mẫu cho các hộ nông dân trong vùng, kết hợp với mạng lưới khuyến nông ở các địa phương hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật chăm bón, thu hái cho nông dân trong vùng chè để có nguồn cung cấp dồi dào chè búp tươi với chất lượng tốt cho các cơ sở chế biến, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nông dân địa phương.

Mục tiêu đến năm 2015 diện tích đạt khoảng 2500 ha với sản lượng khoảng 5500 tấn chè khô thu hút khoảng 2100 lao động và đến năm 2020 toàn bộ diện tích 3000 ha đất thích hợp trồng chè sẽ được phủ kín với sản lượng khoảng 7500 tấn thu hút tới 30000 lao động .

b. Về công nghiệp chế biến chè

Từng bước nâng cấp và hiện đại hóa các dây chuyền chế biến chè hiện đại, đa dạng hoá công nghệ, sản phẩm, xây dựng mới và mở rộng công suất nhà máy chế biến ở các vùng nguyên liệu lớn có khả năng thu mua. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất để tạo ra các sản phẩm chè mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước. Thực hiện cơ khí hoá, tiến tới tự động hoá quá trình sản xuất.

Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm, tổ chức kiểm tra từng khâu trong dây chuyền sản xuất nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các khuyết tật của sản phẩm. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000, HACCP ở tất cả các nhà máy. Và đặc biệt là tất cả các sản phẩm sản xuất ra đều phải tuân theo quy định tiêu chuẩn của UBND huyện thì mới được mang nhãn hiệu chè Ba Vì.

Tăng cường thu hút các nguồn vốn khác nhau ngoài Ngân sách nhà nước đầu tư vào xây dựng và lắp đặt công trình cho ngành chè theo hướng CNH - HĐH. Trong những năm tới cần định hướng sản xuất đa dạng nhiều loại chè có chất lượng cao như các loại chè đóng lon, chai, chè ướp hoa quả, các loại chè đóng hộp, các loại chè dược liệu… nâng tổng sản lượng chè thành phẩm trong cơ cấu tiêu thụ.

Căn cứ vào khả năng sản xuất, dự kiến bố trí cơ sở chế biến thành các vùng như sau: - Vùng Ba Trại cần có 02 cơ sở: nhà máy chè Đại Hưng, Công ty Chính Nhân thu mua chè búp tươi để chế biến chè khô 30 tấn/ngày.

- Vùng Vân Hoà cần có hai cơ sở: công ty cổ phầnViệt Mông, công ty chè Thái Hà thu mua để chế biến chè khô 15 tấn/ngày đến 20 tấn/ngày.

- Vùng Minh Quang có thể bố trí 1- 2 cơ sở thu mua để chế biến chè khô 5- 10 tấn / ngày.

c. Về thị trường

Chè Ba Vì xuất khẩu chiếm 50-60% còn tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 40-50% do đó trong những năm tới cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để mở rộng xuất khẩu sang các nước, nhằm thu được nhiều ngoại tệ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện. Nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm chè mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người dân. Mặt khác cần phải xây dựng các trung tâm đấu giá, quảng cáo chè của huyện Ba Vì. Tích cực nghiên cứu các khu vực thị trường, nghiên cứu các tập khách hàng để thu hút được nhiều khách hàng mới, mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w