Mô tả phiếu điều tra
Phiếu điều tra được chia làm hai phần, phần một là thông tin của cá nhân người được điều tra. Phần 2 gồm 13 câu hỏi được chia làm 5 nhóm vấn đề chính về: nhận thức và tình hình thực hiện các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì, hiệu quả của các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè, đánh giá về các công cụ pháp luật, đánh giá về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi các chính sách, đánh giá về công tác tổ chức triển khai các công cụ pháp luật. Tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp cho 30 người thuộc các đối tượng lãnh đạo các phòng kinh tế, quản lý đô thị, phòng kế hoạch, phòng nông nghiệp, chủ các doanh nghiệp, các nhà máy SXKD sản phẩm chè, các hộ sản xuất chè, trong đó vẫn tập trung phần lớn số phiếu tại phòng Kinh tế.
Kết quả điều tra
Chính sách quản lý của Nhà nước đối với sản phẩm chè có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất và kinh doanh sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Do vậy tác giả đã tiến hành điều tra để đánh giá mức độ quan trọng, mức độ hiệu quả của các chính sách đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì, cũng như những vấn đề còn tồn tại trong việc thực thi các chính sách đó.
* Về nhận thức và tình hình thực hiện các chính sách QLNN về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì trong giai đoạn hiện nay
Đánh giá tầm quan trọng của các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè có 25 phiếu điều tra chiếm 83% cho rằng các chính sách này là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của sản phẩm chè, 4 phiếu cho rằng các chính sách này có mức độ quan trọng bình thường và duy nhất 1 phiếu chiếm 3,3% đánh giá các chính sách là không quan trọng.
Biểu đồ 3.3: Đồ thị thể hiện kết quả điều tra mức độ quan trọng của các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì
Nguồn: Kết quả điều tra
Khi được hỏi về các chính sách QLNN đang được sử dụng thì 100% ý kiến cho rằng các chính sách cơ bản đang được sử dụng như: chính sách quy hoạch, kiểm tra kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm, chính sách vốn, tín dụng, chính sách quảng cáo, xúc tiến thương mại sản phẩm chè và 40% cho rằng Nhà nước còn sử dụng các chính sách khác như chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách thương nhân…Những chính sách QLNN đối với sản phẩm chè được đánh giá là đầy đủ, thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm chè phát triển chiếm 12 phiếu (40%), còn 18 phiếu chiếm 60% cho rằng các chính sách này là chưa đầy đủ, rõ ràng cần phải hoàn thiện thêm.
Ngoài ra cũng có 18 phiếu chiếm 60% ý kiến cho rằng các chính sách này là chưa nhanh nhạy, thay đổi chưa kịp với sự phát triển, biến đổi của sản phẩm chè nói chung và chè của huyện Ba Vì nói riêng. Bên cạnh đó 100% số người được hỏi cũng cho là các nhân tố môi trường kinh tế xã hội, luật pháp, sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, các chương trình quảng cáo, xúc tiến thương mại, sự phát triển của hệ thống phân phối, sự tác động của hiệp hội chè… là có ảnh hưởng đến các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì.
* Về hiệu quả của các chính sách quản lý nhà nước về phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì.
Hiệu quả của các chính sách QLNN đối phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì được thể hiện qua phiếu điều tra trắc nghiệm như sau: Đánh giá về mức độ
hiệu quả thì chỉ có 30% số phiếu cho biết các chính sách QLNN là rất hiệu quả, 40% cho là chính sách QLNN là hiệu quả, có tới 30% số người cho rằng chưa hiệu quả.
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ đánh giá mức độ hiệu quả của các chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì
Nguồn: Kết quả điều tra
Khi được hỏi về chính sách QLNN đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự phát triển của ngành chè không? Kết quả cho thấy có 25 người trả lời là rất phù hợp và phù hợp với những điều kiện KTXH của địa phương và các chính sách này cũng đã định hướng phát triển cho sản phẩm chè của huyện Ba Vì nhưng cũng có tới 5 phiếu tương đương với 16,6% cho rằng chính sách là chưa phù hợp với điều kiện hiện nay.
* Đánh giá các công cụ pháp luật
Các chính sách của Nhà nước được thể hiện thông qua các công cụ pháp luật. Do vậy mức độ hoàn chỉnh, chặt chẽ của các văn bản pháp luật sẽ thể hiện được hiệu quả cũng như tính đúng đắn của các chính sách quản lý của Nhà nước. Các chính sách đó được thể hiện qua các nghị định, nghị quyết và các văn bản của Chính phủ, các bộ ban ngành và UBND thành phố Hà Nội cũng như UBND huyện Ba Vì.
Kết quả đánh giá mức độ hoàn chỉnh của các văn bản pháp luật về việc phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện Ba Vì cho thấy 33% tương ứng 10 phiếu cho rằng rất hoàn chỉnh, 16% (5 phiếu) cho biết các văn bản pháp luật hiện nay là khá hoàn chỉnh và có
tới 51% (15 phiếu) cho là các văn bản hiện nay chưa hoàn chỉnh, đầy đủ cần phải bổ sung thêm.
Biểu đồ 3.5 : Đánh giá mức độ hoàn chỉnh của các văn bản pháp luật
Nguồn: Kết quả điều tra
* Đánh giá về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ thực thi các chính sách quản lý của Nhà nước.
Khi đánh giá về đội ngũ cán bộ thực thi các chính sách quản lý của nhà nước thì có 50% số phiếu cho rằng bộ máy quản lý, năng lực của đội ngũ cán bộ là đáp ứng được nhu cầu công việc, làm việc hiệu quả. Còn 50% số phiếu còn lại cho rằng bộ máy quản lý, đội ngũ nhân lực cần phải học hỏi, bồi dưỡng đào tạo thêm về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
* Đánh giá về công tác tổ chức triển khai các công cụ pháp luật
Khi được hỏi về công tác tổ chức triển khai các công cụ pháp luật là đã kịp thời và hiệu quả chưa thì có 50% số phiếu đánh giá là công tác triển khai thực hiện các công cụ pháp luật là khá hiệu quả và kịp thời. Nhưng cũng có tới 50% cho rằng là chưa hiệu quả cần phải điều chỉnh thêm cho kịp thời và hợp lý hơn.