Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với phát triển thương mại sản

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)

4. 3.2 Giải pháp về chính sách huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển thương mạ

4.3.6.Giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác QLNN đối với phát triển thương mại sản

chè của huyện Ba Vì

Rà soát để sửa đổi, bổ sung kịp thời và tổ chức thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quy hoạch, phát triển và quản lý sản phẩm chè của huyện Ba Vì.

Đổi mới phương thức và nội dung QLNN đối với sản phẩm chè như xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển sản phẩm chè một cách cụ thể, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý đối với hoạt động thương mại, buôn bán sản phẩm chè về việc kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng không đảm bảo an toàn vệ sinh...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, đổi mới nội dung và phương pháp quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm chè của huyện Ba Vì.

Ngoài ra UBND huyên Ba Vì cũng cần có những chính sách quản lý nhằm phát triển thương hiệu “chè Ba Vì” ngày một phát triển bền vững, hiệu quả, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị, UBND huyện Ba Vì phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời quản lý chặt chẽ nhãn hiệu và logo chè Ba Vì. Ngoài ra cần có biện pháp tiến hành xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tổng hợp theo tiêu chuẩn ISO 9000/2000 và hệ thống phân tích, xác định, kiểm soát nguy cơ có khả năng nhiễm bẩn chè theo tiêu chuẩn HACCP cho việc sản xuất sản phẩm chè của huyện Ba Vì.

4.3.7 Giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi cho ngành chè nói chung và sản phẩm chè của huyện Ba Vì nói riêng.

Cần có các biện pháp nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời cho sản phẩm chè của huyện Ba Vì từ đó đem lại hiệu quả không chỉ cho người trồng chè mà cả người kinh doanh thương mại sản phẩm chè. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm từ chè: mỹ phẩm, màu thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp dược và các loại chè ướp hương tự nhiên…để tạo ra các sản phẩm chế biến từ chè phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng nhằm nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm.

UBND huyên cũng cần nghiên cứu lựa chọn ra giống chè phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện nhằm đạt được những giống chè có năng suất chất lượng tốt nhất thu dược lợi nhuận cao nhất có thể. Có các biện pháp nghiên cứu thâm canh chè nhằm tăng năng suất và chất lượng chè.

Nghiên cứu thị trường, mở các kênh phân phối để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thông qua việc quảng cáo, tiếp thị bằng sản phẩm, quảng bá thương hiệu chè Ba Vì nhằm mục đích mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng nội sinh (từ chế biến) và giá trị gia tăng ngoại sinh (từ thương mại, dịch vụ) để có tích luỹ tái đầu tư cho lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.

Nghiên cứu cơ giới hoá tự động hoá, cải tiến thiết bị, dây chuyền chế biến, giảm ảnh hưởng tác động của con người, giảm lao động nặng nhọc, tạo chất lượng đồng đều, ổn định cho các sản phẩm chè của huyện Ba Vì.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet, biên tập các tập gấp, tờ rơi về các sản phẩm chè của huyện Ba Vì. Tích cực khai thác và mở rộng các thị trường tiêu thụ sản phẩm chè trong nước và xuất khẩu nước ngoài.

4.3.8 Giải pháp nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm chè Ba Vì.

Xây dựng thương hiệu chè Ba vì là hoạt động thiết thực nhằm đẩy mạnh sản xuất, chế biến và kinh doanh chè trên địa bàn huyện, đặc biệt nâng cao giá trị sản phẩm và thúc đẩy xuất khẩu chè ra nước ngoài. Tăng thu nhập cho các địa phương vùng chè và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thương hiệu chè Ba vì được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học và công nghệ cấp quyết định chứng nhận nhãn hiệu chè Ba Vì tại quyết định số 17407/QĐ-SHTT, ngày 01/10/2010. Để thương hiệu chè Ba Vì ngày càng phát triển. Các tổ chức và cá nhân, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh chè trên địa bàn huyện phải thực hiện nghiêm quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “chè Ba Vì”.

Phó chủ tịch UBND huyện cũng đề nghị Bộ NN&PTNT, các bộ ngành trung ương cũng như UBND thành phố Hà Nội và các sở ngành cùng chung tay, hỗ trợ để ngành sản xuất chè ở Ba Vì ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả. Hi vọng rằng, cùng với chè Thái Nguyên, chè đắng Cao Bằng..., thương hiệu “chè Ba Vì” sẽ ngày càng vững mạnh, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người nông dân, công ty chè và các hộ gia đình trong huyện, góp phần tạo sự phát triển vững mạnh của kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu 288 hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với phát triển thương mại sản phẩm chè của huyện ba vì giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 52)