Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân của những tồn tại đó.

Một phần của tài liệu 056 tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)

tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân của những tồn tại đó.

a. Những tồn tại.

- Các văn bản, quy định phục vụ cho công tác quản lý nhà nước ban hành chậm, thiếu đồng bộ, nhiều quy định đã lạc hậu.

Các văn bản về vấn đề VSATTP tuy nhiều nhưng thiếu tính thiết thực, thiếu đồng bộ, nhiều văn bản lạc hậu không còn phù hợp với tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay. Nhiều văn bản ban hành thì khó hiểu đối với các cán bộ thực thi và người tiêu dùng nên hiệu quả trong công tác phòng, chống VSATTP chưa cao. Nhiệm vụ giữa các ngành, bộ trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP trồng chéo, ví dụ giữa Bộ Y tế với Bộ NN&PTNT. Cụ thể: điểm a Khoản 3 Điều 43 Pháp lệnh VSATTP quy định “Việc quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất do các bộ, ngành quản lý chuyên ngành chủ trì phối hợp với Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan thực hiện”. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 16 Nghị định 163/2004/NĐ-CP lại quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, chứng nhận điều kiện đảm bảo VSATTP đối với thực phẩm có nguy cơ cao như thịt và các sản phẩm từ thịt, các loại rau, củ, quả tươi sống ăn ngay là các cơ quan y tế nhà nước được Bộ Y tế phân cấp.

Việc ban hành các văn bản còn nhiều vấn đề tồn tại trong đó gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về VSATTP trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa thường xuyên và hiệu quả còn thấp.

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã tăng lên trong những năm gần đây nhưng số lần thanh tra như vậy chưa đủ trong điều kiện diễn biến vấn đề VSATTP hiện nay trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh.

Hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP chưa hình thành đồng bộ từ trung ương đến địa phương, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa được tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, chưa đảm bảo thực thi năng lực nhiệm vụ do đó chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động kiểm tra, thanh tra trong công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh.

Việc xử lý vi phạm còn nhiều bất cập như mức xử phạt thấp, thiếu tính răn đe, cùng 1 hành vi vi phạm nhưng mức xử lý không thống nhất giữa các văn bản. Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mất an toàn, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức

khoẻ người tiêu dùng, cơ quan quản lý về VSATTP không đủ thẩm quyền yêu cầu ngừng sản xuất, kinh doanh.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế.

Việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức, làm qua loa để đấy. Do một số văn bản ban hành về VSATTP khó hiểu đối với cả những người làm công tác tuyên truyền và những người tiêu dùng, người bán hàng trong việc nhận thức. Điều này dẫn đến việc tuyên truyền giáo dục gặp nhiều khó khăn, hậu quả là những vụ vi phạm về VSATTP vẫn nhiều, người bán hàng vẫn tiếp diễn vi phạm VSATTP do sự nhận thức về các điều kiện để đảm bảo VSATTP yếu.

- Hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP còn yếu, phân tán và thiếu sự đồng bộ.

Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh còn lỏng lẻo, các cơ sở chưa có sự phối hợp quản lý nên gây chồng chéo trong việc quản lý, mệnh ai người ấy làm. Công tác đảm bảo VSATTP chưa được Uỷ ban Nhân dân các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành còn chưa đồng bộ, cùng một cơ quan tại địa phương nhưng có thể chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều cơ quan cấp trung ương dẫn đến khó khăn trong việc bố trí nguồn lực, kinh phí triển khai công tác đảm bảo VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh.

Việc phối hợp giữa các ban ngành có liên quan đến vấn đề VSATTP còn nhiều bất cập trong cả nước.Trong phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT, các Cục/Vụ có liên quan đến VSATTP đều được giao nhiệm vụ giám sát VSATTP, truyền thông và hoạch định chính sách. Tuy nhiên, do cơ chế quản lý liên ngành, việc điều phối hoạt động giữa các Cục/Vụ trong Bộ NN&PTNT và giữa Bộ NN&PTNT với Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Khoa Học Công Nghệ có vai trò rất quan trọng. Theo Nghị định 79/2008/NĐ-CP, Cục QLCLNLS&TS được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra về VSATTP trong phạm vi quản lý của Bộ. Tuy nhiên, chưa có một cơ chế phối hợp cụ thể giữa các đơn vị, trách nhiệm điều phối và vai trò tham gia của các Cục/Vụ cũng chưa được xác định rõ.

Như vậy, công tác quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh nói riêng và trong cả nước nói chung còn nhiều hạn chế và bất cập. Do vậy, nó đòi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa của đảng và nhà nước trong việc nghiên cứu và hoàn thiện công tác QLNN về VSATTP.

b. Những nguyên nhân tồn tại. - Nguyên nhân khách quan.

+ Do dân số tăng nhanh làm cho nhu cầu về các loại thực phẩm tăng, trong khi đó việc cung cấp các loại thực phẩm đảm bảo VSATTP còn hạn chế, dẫn đến nhiều người bán hàng vì lợi ích trước mắt nên họ bất chấp những thủ đoạn về VSATTP gây nguy hại đến sức khoẻ con người. Hơn nữa cũng do tâm lý người tiêu dùng Việt Nam là thích rẻ, nên họ vẫn thường xuyên mua các loại thực phẩm giá rẻ, không đảm bảo chất lượng an toàn. Điều này cũng gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP.

+ Cơ sở hạ tầng các chợ chủ yếu vẫn còn thô sơ, lạc hậu theo mô hình chợ truyền

thống chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định chợ hiện đại, hơn nữa quy mô các chợ còn nhỏ lẻ hoạt động rời rạc điều này gây khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra giám sát và tuyên truyền giáo dục về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh.

+ Nhận thức của người dân về VSATTP còn nhiều hạn chế, đa số người dân

không biết về các văn bản, các kiến thức liên quan đến vấn đề VSATTP, do đó gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền giáo dục về VSATTP.

- Nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, do nguồn lực cho công tác thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế.

Đội ngũ giành cho công tác chuyên môn về VSATTP còn thiếu về số lượng và chưa được đào tạo nâng cao chuyên môn. Việc thanh tra, kiểm tra về thực hiện VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh Bắc Ninh chủ yếu do Sở Y Tế Bắc Ninh tiến hành trong khi đơn vị này thiếu trầm trọng những người có đủ trình độ để đảm nhận.

Hệ thống phòng kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP tại tỉnh Bắc Ninh đã được đầu tư ban đầu, tuy nhiên hoạt động còn phân tán, rời rạc, một số phòng kiểm nghiệm chuyên ngành chưa đủ năng lực phục vụ công tác quản lý chất lượng. Công tác kiểm nghiệm VSATTP gặp khó khăn do các phòng kiểm nghiệm chưa cập nhật thường xuyên

các chỉ tiêu, phương pháp kiểm nghiệm mới do đó chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhất là khi sự cố phát sinh.

Các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra về VSATTP còn lạc hậu, thiếu thốn nhất là tại các huyện, xã, thôn trong tỉnh gây khó khăn cho việc kiểm nghiệm VSATTP trên địa bàn chợ nhất là đối với các sản phẩm tinh vi đòi hỏi cácc loại máy móc hiện đại để phát hiện các độc tố trong thực phẩm.

Thứ hai, do chưa kiểm soát chặt chẽ từ gốc (sản xuất, chế biến và bảo quản), ở nước ta nói chung và trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng chưa có những vùng cung cấp thực phẩm sạch nhiều, công tác quản lý nhà nước về VSATTP mới chỉ quản lý ở phần ngọn tức là ở các khâu phân phối, mua bán và tiêu dùng. Do vậy, công tác quản lý nhà nước về VSATTP tại tỉnh Bắc Ninh cũng như trong cả nước gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, Thời gian triển khai chương trình VSATTP trên địa bàn tỉnh cũng như trong cả nước là quá ngắn, mới chỉ có 10 năm để quản lý một vấn đề quá lớn. Do vậy, kinh nghiệm của các nhà quản lý về VSATTP chưa sâu, khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu 056 tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP trên địa bàn chợ tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 29)