dựng văn hóa ứng xử trong trường học chưa đồng bộ, thống nhất đã làm giảm hiệuquả giáo dục của mỗi bên; Bên cạnh đó, sự thiếu gương mẫu, ít quan tâm đến giáodục đạo đức lối sống, trong đ
Trang 3xử cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” là sản phẩm
khoa học của riêng tôi, đảm bảo tính trung thực, khách quan và chưa từng đượccông bố trong một công trình khoa học nào khác
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020
TÁC GIẢ
TRẦN TUẤN CẢNH
Trang 4động giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh”, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học và tập thể giảng viên Khoa Khoa học Giáodục - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, giúp
đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập tại trường và thực hiện đềtài này;
Đặc biệt hơn hết, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến với
PGS.TS TRẦN THỊ HƯƠNG – người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho
tôi từ những ngày mới bắt đầu đến khi hoàn thành luận văn này;
Tập thể Ban chủ nhiệm, giảng viên và sinh viên các Khoa đã hỗ trợ và giúp đỡnhiệt tình cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho đề tài;
Cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã động viên khích lệ, tạo điều kiện giúp
đỡ trong suốt quá trình hoàn thành đề tài này;
Mặc dù bản thân đã cố gắng hoàn thiện luận văn trong phạm vi khả năng chophép nhưng chắc chắn sẽ không khỏi sự thiếu sót Kính mong nhận được sự chỉ bảo,góp ý của Quí Thầy cô
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2020
TÁC GIẢ
TRẦN TUẤN CẢNH
Trang 5Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
C hương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN 7 1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài 10
1.2.1 Văn hóa ứng xử 10
1.2.2 Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử 12
1.2.3 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử 13
1.3 Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên 16
1.3.1 Đặc điểm sinh viên 17
1.3.2 Vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên 19
1.3.3 Mục tiêu hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên 23
1.3.4 Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên 24
1.3.5 Phương thức tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên 25
1.4 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học 28 1.4.1 Phân cấp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học 28 1.4.2 Lập kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học 28 1.4.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học 30 1.4.4 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học 32 1.4.5 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học 33 1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên trường đại học 34
1.5.1 Yếu tố bên ngoài nhà trường 34
Trang 6Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VĂN
HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 40
2.1 Tổng quan về Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 40
2.2 Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng 41
2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 43
2.3.1 Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM 43 2.3.2 Thực trạng nhận thức về hoạt động giáo dục VHUX cho SV Trường Đại học Sư phạm TPHCM 51 2.3.3 Thực trạng nội dung giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM 55 2.3.4 Thực trạng phương thức giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM 62 2.4 Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 64
2.4.1 Lập kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 64 2.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 66 2.4.3 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 68 2.4.4 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 71 2.5 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên Trường ĐHSP TP HCM 73
2.6 Đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 78
2.5.1 Ưu điểm 78
2.5.2 Hạn chế 78
2.5.3 Nguyên nhân hạn chế 79
Trang 7ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH 83
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 83
3.2 Hệ thống biện pháp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM 84
3.2.1 Bồi dưỡng nhận thức về hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên trường đại học 84 3.2.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế nhà trường 87 3.2.3 Tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên vào thực tiễn nhà trường 90 3.2.4 Tổ chức xây dựng và thực hiện Bộ qui tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường Đại học Sư phạm 93 3.2.5 Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên 96 3.2.6 Đảm bảo điều kiện thực hiện việc giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường98 3.2.7 Mối quan hệ giữa các biện pháp 100
3.3 Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của biện pháp đề xuất 102
Kết luận chương 3 114
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC
Trang 85 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 13 ĐTB Điểm trung bình
8 CTCT Công tác chính trị 16 HSSV Học sinh sinh viên
Trang 9Bảng 2.2 Bảng qui ước xử lý số liệu 43
Bảng 2.3 Đánh giá biểu hiện VHUX của SV đối với bản thân SV 43
Bảng 2.4 Đánh giá biểu hiện VHUX của SV trong học tập, lao động 45
Bảng 2.5 Đánh giá biểu hiện VHUX của SV với các mối quan hệ xã hội 47
Bảng 2.6 Đánh giá biểu hiện VHUX của SV với môi trường sống 48
Bảng 2.7 Nhận thức về vai trò hoạt động giáo dục VHUX cho SV 51
Bảng 2.8 Nhận thức về mục tiêu giáo dục VHUX cho SV 53
Bảng 2.9 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục VHUX đối với bản thân SV 55
Bảng 2.10 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục VHUX trong học tập, lao động 56 Bảng 2.11 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục VHUX cho SV đối với các mối quan hệ xã hội 58 Bảng 2.12 Mức độ thực hiện nội dung giáo dục VHUX cho SV đối với môi trường sống 59 Bảng 2.13 Mức độ thực hiện về hình thức giáo dục VHUX cho SV 62
Bảng 2.14 Đánh giá về lập kế hoạch hoạt động giáo dục VHUX cho SV 64
Bảng 2.15 Đánh giá về tổ chức thực hiện kế hoạch HĐGD VHUX cho SV 66
Bảng 2.16 Đánh giá về chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục
VHUX cho SV 68
Bảng 2.17 Đánh giá về kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục
VHUX cho SV 71
Bảng 2.18 Đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐGD VHUX cho SV
Trường ĐHSP TPHCM 73
Bảng 3.1 Đánh giá CBQL – giảng viên về mức độ cần thiết và mức độ khả
thi của biện pháp “Bồi dưỡng nhận thức về hoạt động giáo dục
VHUX cho SV” 102
Trang 10phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện thực tế nhà trường” 104
Bảng 3.3 Đánh giá giảng viên-CBQL về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của nhóm biện pháp “Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch HĐGD
VHƯX cho SV vào thực tiễn nhà trường” 106
Bảng 3.4 Đánh giá của CBQL-giảng viên về mức độ cần thiết và mức độ
khả thi của nhóm biện pháp “Tổ chức xây dựng và thực hiện Bộ
qui tắc văn hóa ứng xử trong nhà trường ĐHSP” 108
Bảng 3.5 Đánh giá của CBQL-GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của nhóm biện pháp “Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho SV” 110
Bảng 3.6 Đánh giá của CBQL-GV về mức độ cần thiết và mức độ khả thi
của nhóm biện pháp “Đảm bảo điều kiện thực hiện VHUX trong
nhà trường” 112
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Albert Einstein đã từng nói rằng: “Nhà trường phải luôn luôn tạo cho học tròmột cá tính cân đối chứ không nên biến chúng thành một nhà chuyên môn” Giáodục và đào tạo trong nhà trường không nên chỉ chú trọng về việc đào tạo ra mộtngười giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn phải giáo dục phẩm chất nhân cáchngười học Để làm được điều này, hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử trong nhàtrường giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống và ýthức công dân cho người học Bởi lẽ văn hóa ứng xử trong nhà trường chính là “bàntay vô hình” của hoạt động giáo dục, có khả năng điều khiển quá trình hình thành vàphát triển văn hóa ứng xử cho người học nói riêng, nhân cách người học nói chung.Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga – Usinxki đã nói: “Nhân cách mẫu mực củangười Thầy giáo có tác dụng thuyết phục, giáo dục mạnh mẽ tới học sinh hơn mọilời giáo huấn hoa mỹ, hơn mọi hình thức trừng phạt nghiêm khắc” Nhân cách mẫumực này được biểu hiện rõ nét thông qua hành vi ứng xử của người thầy đối với tất
cả các thành viên trong nhà trường, với các sự vật, hiện tượng xung quanh và vớichính bản thân người thầy Do đó, có thể khẳng định rằng hành vi ứng xử của ngườigiáo viên nói riêng, văn hóa ứng xử trong nhà trường nói chung có vai trò quyếtđịnh đến sự thành công hay thất bại trong sự nghiệp giáo dục nhân cách thế hệ trẻ.Trong bối cảnh toàn cầu hóa, học sinh, sinh viên Việt Nam luôn đề cao lòng tựhào, tự tôn dân tộc, tự tin hội nhập với văn hóa văn minh của thế giới; luôn có ýthức vươn tới những giá trị tốt đẹp Học sinh, sinh viên ngày càng năng động, thực
tế hơn, có tinh thần tự chủ, bộc lộ cá tính ngày càng đậm nét Tuy nhiên, một số giátrị tốt đẹp về phẩm chất, đạo đức, ứng xử văn hóa của một bộ phận học sinh, sinhviên bị xuống cấp, có biểu hiện suy thoái, lệch lạc Điều này ảnh hưởng bởi cácnguyên nhân khách quan như tác động của quá trình hội nhập quốc tế, mặt trái củakinh tế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ thông tin Bên cạnh đó, còn có cácnguyên nhân chủ quan xuất phát về phía nhà trường như việc xây dựng văn hóa ứng
xử trong các nhà trường chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầucủa thực tiễn; Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc xây
Trang 12dựng văn hóa ứng xử trong trường học chưa đồng bộ, thống nhất đã làm giảm hiệuquả giáo dục của mỗi bên; Bên cạnh đó, sự thiếu gương mẫu, ít quan tâm đến giáodục đạo đức lối sống, trong đó có văn hóa ứng xử của một số cán bộ quản lí, nhàgiáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, của các bậc cha mẹ học sinh, sinh viên đãảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục văn hóa ứng xử của học sinh, sinh viên.
Để giải quyết thực trạng này, cũng như là tạo hành lang pháp lý cho việc giáodục văn hóa ứng xử trong nhà trường, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhquyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trongtrường học giai đoạn 2018-2025” với mục tiêu “Tăng cường xây dựng văn hóa ứng
xử trong trường học” nhằm xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; tạochuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên,học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa;nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêunước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo”
Thực hiện theo đề án, các cơ sở giáo dục trên cả nước đã bắt đầu triển khai xâydựng văn hóa ứng xử, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giáo dục thẩm mỹcho nhà giáo, người học nhằm xây dựng môi trường sư phạm, môi trường giáo dục
an toàn, thân thiện, lành mạnh trong các cơ sở giáo dục Với sứ mạng là trường đạihọc trọng điểm quốc gia, giữ nhiệm vụ đào tạo ra đội ngũ giáo viên chất lượng caophục vụ cho sự nghiệp giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành phíaNam thì vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử trong môi trường học đường và giáo dụcvăn hóa ứng xử cho sinh viên tại Trường ĐHSP TPHCM trở nên cần thiết và cấpbách nhằm đào tạo ra đội ngũ giáo viên có tâm và có tài, phục vụ cho sự nghiệpgiáo dục nước nhà
Xuất phát từ thực tế trên, việc quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử chosinh viên tại các cơ sở đào tạo sư phạm là thực sự cần thiết và cấp bách để tạo ramột môi trường giáo dục thực sự lý tưởng Tuy nhiên trên thực tế hiện nay cho thấycông tác quản lí hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên vẫn còn nhiều bấtcập và chưa thực sự hiệu quả, giáo dục văn hoá ứng xử cho sinh viên vẫn còn chungchung, chưa có qui trình quản lí khoa học, chặt chẽ
Trang 13Từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM” để nghiên cứu.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận, xác định thực trạng quản lí hoạt động giáo dụcvăn hóa ứng xử cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM, đề xuất biện pháp quản líhoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên Trường ĐHSP TPHCM nhằm gópphần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho SV Trường ĐHSPTPHCM
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử trong nhà trường.Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinhviên Trường ĐHSP TPHCM
4 Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động giáo dục VHUX cho SV Trường ĐHSP TPHCM luôn được quantâm, thực hiện Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viênvẫn còn bất cập và hạn chế trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra,đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho SV
Nếu xác định thực trạng quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinhviên Trường ĐHSP TPHCM thì có thể đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dụcvăn hóa ứng xử cho sinh viên có tính cần thiết và khả thi
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinhviên;
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinhviên Trường ĐHSP TPHCM;
5.3 Đề xuất biện pháp quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viênTrường ĐHSP TPHCM
Trang 147 Phương pháp luận nghiên cứu
7.1 Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc
Theo quan điểm hệ thống – cấu trúc, khi nghiên cứu một vấn đề hay một hiệntượng giáo dục, ta phải nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện, trên nhiều mặt
và đặt chúng trong mối quan hệ tương tác với những sự vật, hiện tượng khác (NgôĐình Qua, 2013)
Vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc, luận văn nghiên cứu nội dung quản
lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viên một cách toàn diện, trên nhiều mặt
Nghiên cứu vấn đề “Quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viên” trong mối
quan hệ tương tác, hữu cơ với các hoạt động khác trong nhà trường, bao gồm: hoạtđộng dạy học; hoạt động đoàn thể; hoạt động trải nghiệm, vui chơi; hoạt động phốihợp giữa nhà trường và gia đình; hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
7.1.2 Quan điểm lịch sử
Quan điểm lịch sử chính là việc thực hiện quá trình nghiên cứu đối tượng bằngphương pháp lịch sử, tức là tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển của giáo dụctrong những khoảng thời gian và không gian cụ thể, với những điều kiện và hoàncảnh cụ thể (Ngô Đình Qua, 2013)
Vận dụng quan điểm này vào luận văn, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử nghiêncứu tổng quan về những công trình nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dụcVHUX cho sinh viên ở trong và ngoài nước, để tìm hiểu về những sự thay đổi trong
Trang 15VHUX của sinh viên và cũng nhưng là sự thay đổi trong quản lí hoạt động giáo dụcVHUX cho sinh viên từ xưa đến nay.
7.1.3 Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu phải bám sát thực tiễn, phục vụ cho sựnghiệp giáo dục của nhà trường Vận dụng quan điểm này, nghiên cứu xuất phát từthực tiễn hiện nay, văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt,ngày càng tiên tiến, văn minh, hiện đại trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc nền văn hóanước ngoài Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên hiện nay có những hành viứng xử chưa chuẩn mực, nông nổi Từ đó, vấn đề này có tính cấp thiết và có ý nghĩathực tiễn đối với nhà trường đại học nói chung và Trường ĐHSP TPHCM nói riêng
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài liệu lí thuyết từ cácnguồn như sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học hay các công trình nghiên cứutrong và ngoài nước có liên quan đến quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinhviên nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp này nhằm khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng quản lí hoạt
động giáo dục VHUX cho sinh viên ở Trường ĐHSP TPHCM.
Đối tượng khảo sát: sinh viên, giảng viên, lãnh đạo một số Khoa đào tạo của Trường ĐHSP TPHCM
2) Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, xin ý kiến trực tiếp một số giảng viên, sinh viên, ban chủ nhiệm khoacủa trường nhằm thu thập thông tin để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến việcquản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viên ở Trường ĐHSP TPHCM
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phép toán thống kê để xử lý số liệu thu thập được từ các cuộcđiều tra xã hội học
Trang 168 Cấu trúc luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viênChương 2: Thực trạng quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viên tại Trường ĐHSP TPHCM
Chương 3: Biện pháp quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viên tại Trường ĐHSP TPHCM
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 17Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO SINH VIÊN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên
Xây dựng cho mình một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là mộtnhiệm vụ mang tính tất yếu, cấp bách trong quá trình hội nhập của các quốc gia trênthế giới, trong đó có văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử (VHƯX) của người học thểhiện trình độ giáo dục của một gia đình, một nhà trường và một nền giáo dục mộtquốc gia Do đó, từ rất lâu ở các quốc gia phát triển đã đặc biệt quan tâm đến việcgiáo dục VHUX cho công dân của họ, trong đó có đối tượng là sinh viên
Trong các thập niên 60 - 80 của thế kỷ XX, tại Liên Xô và các nước xã hội chủnghĩa Đông Âu vấn đề VHƯX bắt đầu được các tác giả quan tâm nghiên cứu, nhưnghướng nghiên cứu của các tác giả đều mang nét tương đồng với lối sống (KhamhackKithongxay, 2019)
Trong những năm 1977 - 1978, Trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên
ở Bungari đã nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh niên trong đó đề cậpđến vấn đề quản lí hoạt động giáo dục VHƯX, định hướng lối sống của thanh niên.Năm 1985, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chú trọng nghiên cứuthanh niên của 11 quốc gia với lứa tuổi từ 18 -24 tuổi Tiếp theo đó, Viện Khảo sát
Xã hội Châu Âu đã nghiên cứu trên thanh niên 10 nước Châu Âu Cả hai cuộc điềutra này điều đề cập đến vấn đề định hướng lối sống và quản lí giáo dục VHƯX chothanh niên nhằm giúp họ chuẩn bị bước vào cuộc sống (Trần Thanh Ngà, 2011).Trong những đầu của thế kỉ XXI các nhà khoa học giáo dục đã bắt đầu đẩymạnh nghiên cứu về vấn đề này một cách chuyên nghiệp, khoa học nhằm tìm ra cácgiải pháp hữu hiệu và thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục VHUX cho sinhviên Năm 2004, tác giả Richard J Bonnie, Marry Ellen O’ Connell đã nổ lựcnghiên cứu và xây dựng một chương trình can thiệp nhằm ngăn ngừa hoặc giảmthiểu các hành vi có vấn đề như sử dụng các chất gây nghiện và trốn học Chươngtrình can thiệp tập trung vào thay đổi nhận thức, thái độ, kĩ năng và hành vi với các
Trang 18hoạt động giáo dục đa dạng như dạy kĩ năng xã hội, hoà giải trực tuyến, học cáchvượt qua áp lực của bạn bè (Khamhack Kithongxay, 2019).
Năm 2006, Sandra Nadelson nghiên cứu về vai trò của môi trường trong việchình thành hành vi thẩm mỹ của SV Năm 2010, Story, Linda Cox đã nghiên cứu vềtác động của văn hóa trường học đến SV Năm 2014, tác giả Daniel K Korir, FelixKipkemboi cũng đã nghiên cứu những tác động của môi trường học đường đếnthành tích của người học ở quận Vihiga Kenya Năm 2015, tác giả Doug Maraffa
với đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng môi trường học đường và ứng xử cho học sinh, sinh viên qua những hỗ trợ ứng xử tích cực” Trong nghiên cứu này, tác
giả Doug Maraffa cho rằng: Học sinh, sinh viên được đặt trong vòng “nguy hiểm”khi đối mặt với tình trạng bất cập giữa hoàn cảnh và nhu cầu Trong tình trạng đó,khả năng hoặc sự sẵn sàng của nhà trường thể hiện qua việc chấp nhận những sailầm và tha thứ, hỗ trợ các em hướng thiện và ý thức về truyền thống tốt đẹp của nhàtrường Điều này sẽ giúp cho các em hình thành tốt về mặt xã hội, tình cảm và trítuệ (Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2019)
Về phương pháp giáo dục VHUX cũng là một vấn đề mà các nhà khoa họcgiáo dục nghiên cứu, tiêu biểu có tác giả Doug Maraffa (2015), Brian C Mc Kevitt,Angelisa D Braaksma (2008), các tác giả này cho rằng nhà trường áp dụng các biệnpháp xử lý vi phạm của người học như đình chỉ hoặc đuổi học sẽ làm tăng nguy cơngười học sẽ dấn sâu vào việc sử dụng các chất gây nghiện hoặc phạm tội (Brian C.McKevitt, Angelisa D Braaksma, 2008)
Khác với nước ngoài, vấn đề giáo dục VHUX cho sinh viên được các nhànghiên cứu trong nước nghiên cứu trong những năm gần đây và bắt đầu “nở rộ” saukhi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1299/QĐ-TTg phê duyệt Đề án
“Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025” Sau khi điểmqua các công trình nghiên cứu trong nước, tác giả nhận thấy hầu hết các công trìnhnghiên cứu, các ấn phẩm xuất bản đều tập trung vào các vấn đề như giáo dục vănhoá giao tiếp trong nhà trường, xây dựng văn hoá nhà trường, bạo lực học đường…chỉ có một vài nghiên cứu tập trung vào việc giáo dục VHUX cho người học Tuykhông nghiên cứu một cách bài bản, khoa học nhưng các công trình
Trang 19nghiên cứu điều nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dụcVHUX trong trường học Chẳng hạn như khi nghiên cứu về vấn đề bạo lực họcđường, hai tác giả Nguyễn Đạt Đạm và Nguyễn Minh Thức cho rằng việc giáo dụchành vi ứng xử văn hoá cho học sinh, sinh viên là nội dung quan trọng góp phầngiảm thiểu tình trạng bạo lực học đường (Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2019) Nghiên cứu
về vấn đề này, trong nước có một số tác giả như sau:
Năm 2011, luận văn thạc sĩ “Giáo dục VHUX cho SV Trường Cao đẳng văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc” của tác giả Trần Thanh Ngà, ĐHSP Thái nguyên đã
nghiên cứu về giáo dục VHUX cho SV (Trần Thanh Ngà, 2011);
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà với đề tài “Giáo dục năng lực VHUX học đường cho sinh viên ĐHSP vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay” Tác giả cho rằng năng lực VHUX học đường là yếu tố không thể
thiếu trong nhà trường, là thành tố trong cấu trúc văn hoá nhà trường Năng lực nàyđược thể hiện qua nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, tìnhhuống ứng xử trong nhà trường (Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2019);
Tác giả Trần Nguyên Hào với đề tài “Một số giải pháp giáo dục VHUX cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh” Đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần giáo
dục đạo đức, lối sống, VHUX cho sinh viên (Trần Nguyên Hào, 2016)
Mặc dù, phạm trù giáo dục VHUX cho sinh viên chưa được nhiều tác giả chọnlàm đối tượng nghiên cứu nhưng nội hàm của phạm trù này được các công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến trong các vấn đề nghiên cứu khác nhưgiáo dục đạo đức lối sống, văn hoá nhà trường, văn hoá giao tiếp trong học đường
1.1.2 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
Quản lí hoạt động giáo dục VHUX là một trong những hướng nghiên cứu vềquản lí giáo dục Ở Việt Nam, nghiên cứu về quản lí hoạt động giáo dục VHUX họcđường tuy chưa được phong phú và đa dạng như ở nước ngoài nhưng cũng có sốlượng đáng kể các công trình nghiên cứu, cụ thể:
Tác giả Khamhack KiThongxay với đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha, Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào” (Khamhack KiThongxay, 2019);
Trang 20Tác giả Trần Văn Đạt với đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học Cơ sở Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Đề tài đã đóng góp hệ thống cơ sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục VHUX chohọc sinh nói chung, học sinh dân tộc nội trú nói riêng (Trần Văn Đạt, 2017)
Tác giả Nguyễn Thị Mai Chang với đề tài “Quản lí hoạt động giáo dục VHUX cho học sinh các trường trung học phổ thông TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” (Nguyễn Thị Mai Chang, 2014).
Nhìn chung, về vấn đề quản lí hoạt động giáo dục VHUX trong môi trườnghọc đường đã có một số tác giả quan tâm, nghiên cứu và đóng góp được hệ thống cơ
sở lí luận về quản lí hoạt động giáo dục VHUX Tuy rằng nội dung nghiên cứu củacác đề tài có phần giống nhau nhưng điểm khác nhau cơ bản của các đề tài đó là vềđối tượng nghiên cứu Đây chính là nền tảng quý báu để tác giả tiến hành nghiêncứu đề tài này
1.2 Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Văn hóa ứng xử
Văn hoá xuất hiện cùng với sự xuất hiện của loài người, hướng con ngườivươn tới chân - thiện - mỹ Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệmvăn hoá, tuỳ vào cách tiếp cận của từng tác giả
Là người đầu tiên nhắc đến khái niệm văn hóa, khoảng năm 76-77 trước Côngnguyên thời Tây Hán, trong sách “Thuyết uyển bài Chi Vũ” Lưu Hướng đã viết:Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức sau mới dùng vũ lực Phàm dùng vũlực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó
sẽ chinh phạt (Phạm Đức Dương, Nguyễn Tôn Nham, Ngô Đức Thịnh, 1993) Mặc
dù không định nghĩa một cách rõ ràng, nhưng ở đây, khái niệm văn hóa được hiểunhư cách thức điều hành xã hội bằng văn hoá, dùng văn hoá để giáo dục con người,đối lập với việc dùng vũ lực để đối phó
Theo UNESCO, văn hóa được hiểu là tất cả những gì làm cho dân tộc nàykhác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng,phong tục, tập quán, lối sống và lao động, nhờ đó con người từ định vị mình trongkhông gian, thời gian nhất định để có thể giải thích thế giới, phát triển các năng lực
Trang 21biểu hiện, giao lưu, sáng tạo (Lê Văn Quán, 2007).
Ở Việt Nam, từ điển Tiếng Việt thông dụng định nghĩa văn hoá là: “Những giátrị vật chất, tinh thần con người tạo ra trong lịch sử; Đời sống tinh thần của conngười; Tri thức khoa học, trình độ học vấn; Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao,biểu hiện văn minh ” (Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành,2009) Theo Đại từ điển tiếng Việt, văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần docon người sáng tạo ra trong lịch sử (Trần Thanh Ngà, 2011)
Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo vàphát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là
sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn Đây
là quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hoá (Hoàng Chí Bảo, 2020)
Cùng quan điểm với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quyển “Cơ sở văn hoá ViệtNam” tác giả Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giátrị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt độngthực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”(Trần Ngọc Thêm, 2000) Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng văn hóa là hệ thống giátrị vật chất và tinh thần, do con người, cộng đồng, dân tộc, loài người sáng tạo(Phạm Minh Hạc, 1996)
Từ những quan niệm của các tác giả trên, cho thấy văn hóa là tổng hoà các giátrị vật chất lẫn tinh thần, được con người sáng tạo ra, phục vụ cho lợi ích của conngười Về bản chất, văn hóa hướng con người tới cái hay, cái đẹp, được hình thànhqua chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của một dân tộc, một quốc gia
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm văn hóa được hiểu là “Vănhóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích luỹ quaquá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tựnhiên và xã hội, được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác chi phối đến suynghĩ, thái độ và hành động của cá nhân trong cộng đồng”
Trang 22Về khái niệm ứng xử, từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, khái niệmnày được hiểu là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc ứng xử” (TrầnThanh Ngà, 2011).
Trong quyển “Tâm lý học ứng xử”, tác giả Lê Thị Bừng đã đưa ra khái niệmứng xử là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mìnhtrong một tình huống cụ thể nhất định Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ độnggiao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái
độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng,tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cáchcủa mỗi người, nhằm đạt kết quả giao tiếp nhất định (Lê Thị Bừng, Hải Vang,1997)
Từ những khái niệm trên chúng tôi hiểu: Ứng xử là phản ứng của con ngườiđối với sự tác động của người khác trong một tình huống nhất định, được thể hiệnqua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người
Quy tắc ứng xử không phải là bất biến mà nó sẽ thay đổi theo dòng chảy củalịch sử, mỗi thời đại lịch sử sẽ có một hệ thống quy tắc ứng xử riêng trên cơ sở kếthừa những di sản ứng xử của thời đại trước đó, và bổ sung, hoàn thiện nhữngkhuôn mẫu ứng xử tương ứng với những phương thức sản xuất mới, quan điểm tưtưởng chính trị mới Ứng xử tốt sẽ thiếp lập và duy trì được các mối quan hệ, giúpcho tinh thần thoải mái, tạo được thiện cảm và sự tin cậy nơi mọi người Không chỉ
là ứng xử giữa người với người mà còn là ứng xử với môi trường, thiên nhiên.Trên cơ sở phân tích và tìm hiểu khái niệm văn hoá và khái niệm ứng xử, thì
chúng tôi cho rằng: “Văn hóa ứng xử là toàn bộ những giá trị tốt đẹp trong cách phản ứng của con người với môi trường tự nhiên, xã hội thể hiện qua thái độ, hành động và lời nói phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc,
có tác dụng điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi xử sự của con người”
1.2.2 Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
Hoạt động giáo dục ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp – là một bộ phận của hoạtđộng giáo dục theo nghĩa rộng Khi thực hiện hoạt động giáo dục, nhà giáo dục(giáo viên) phát huy vai trò chủ đạo, là người tổ chức, điều khiển quá trình hìnhthành và phát triển nhân cách cho người được giáo dục Người được giáo dục vừa là
Trang 23đối tượng tác động sư phạm của nhà giáo dục, vừa là chủ thể tự bồi dưỡng Thôngqua các hoạt động tiếp thu giáo dục và tự bồi dưỡng, trải qua sự thể nghiệm và rènluyện tích cực, mỗi đối tượng giáo dục sẽ tiếp thu được các giá trị xã hội, hình thànhcác phẩm chất của nhân cách, đáp ứng được các yêu cầu của xã hội về đạo đức, thểchất, thẩm mĩ, lao động… (Trần Thị Hương, Hồ Văn Liên, Võ Thị Hồng Trước,Nguyễn Đắc Thanh, 2014).
HĐGD là sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động chủ đạo của nhà giáo dục
và hoạt động tự giác, tích cực tự bồi dưỡng của người đuọc giáo dục Hoạt động chủđạo của nhà giáo dục thể hiện ở hoạt động tổ chức, hướng dẫn, điều khiển và điềuchỉnh quá trình tự bồi dưỡng, tự rèn luyện nhân cách của người được giáo dục, giúpcho quá trình đó có sự định hướng đúng đắn và đáp ứng được những yêu cầu của xãhội; hoạt động tự bồi dưỡng của người được giáo dục là đáp ứng tích cực sự hướngdẫn, lãnh đạo sư phạm của nhà giáo dục Hai hoạt động này không thể tách rời nhau
và hoạt động giáo dục sẽ không thể thiếu một trong hai hoạt động này (Trần ThịHương et al, 2014)
HĐGD được thực hiện thông qua tất cả các hoạt động trong nhà trường và cáchoạt động bên ngoài nhà trường với các môi trường thích hợp, bởi lẽ hoạt động nàymang tính toàn vẹn, vận động và phát triển liên tục HĐGD (theo nghĩa hẹp) là hoạtđộng trong đó dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác,tích cực, chủ động tự bồi dưỡng nhằm hình thành và phát triển những phẩm chấtnhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội
Tóm lại, “HĐGD VHUX là hoạt động trong đó dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác, tích cực, chủ động tiếp thu toàn bộ những giá trị tốt đẹp trong cách phản ứng của con người với môi trường tự nhiên,
xã hội thể hiện qua thái độ, hành động và lời nói phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, có tác dụng điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành
vi xử sự của con người.
1.2.3 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử
1) Quản lí nhà trường
a) Quản lí
Trang 24Trong quá trình phát triển của khoa học quản lí, khái niệm quản lí được hiểu,được định nghĩa bởi nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ khácnhau, chẳng hạn:
C Mác cho rằng: Quản lí là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động (Nguyễn Hữu Hải, 2014)
Theo Jame Stoner và Stephen Robbins, thì khái niệm quản lí được hiểu là tiếntrình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thànhviên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác nhau của tổ chức nhằm đạtđược mục tiêu đã đề ra (Nguyễn Chung Hải, 2015)
Theo Frederick Winslow Taylor (1856-1915) người được xem là “Cha đẻ” củaphương pháp quản lí khoa học, “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốnngười khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốtnhất và rẻ nhất” và đó cũng là tư tưởng của ông về quản lí (Nguyễn Đức Quang,2013)
Theo Henry Fayol (1841 - 1925), cha đẻ của lí thuyết quản lí hành chính chorằng: “Quản lí là một tiến trình gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo,kiểm tra các nổ lực của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu đã địnhtrước” (Nguyễn Hữu Hải, 2014) Theo Harold Koonntz, người được coi là cha đẻcủa lí luận quản lí hiện đại xác định “Quản lí là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảophối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêucủa mọi cá thể có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vậtchất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” (Nguyễn Thanh Hải, 2017) Ngoài ra, dù diễnđạt khác nhau nhưng các quan điểm của các tác giả Mary Parker (Nguyễn Hữu Hải,2014), Chester Irwing Barnard (Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, PhạmQuang Sáng, Bùi Đức Thiệp, 2010), Peter Drucker (Hồ Thị Nga, 2017) đều xemquản lí là tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng để đạt được mục tiêu đã đề ra
Ở Việt Nam, quan điểm về quản lí được các tác giả Đặng Quốc Bảo, NguyễnQuốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Minh, Trần Khánh Đức, Đặng Vũ Hoạt
và Hà Thế Ngữ; Bùi Minh Hiền, Đặng Thành Hưng, Trần Kiểm về cơ bản xem khái
Trang 25niệm quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy,kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quảcao nhất (Trần Tuấn Cảnh, 2018).
Theo Từ điển Giáo dục học: “Quản lí là hoạt động hay tác động có địnhhướng, có chủ đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người
bị quản lí) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đíchcủa tổ chức” (Trần Tuấn Cảnh, 2018)
Từ những phân tích trên, có thể hiểu quản lí là một hoạt động, trong đó chủ thểquản lí đề ra những mục tiêu cần phải đạt được và những chủ trương, biện pháp, kếhoạch phải thực hiện, lựa chọn nhân sự, huy động và sử dụng nhân lực, tài lực đang
có, tổ chức và điều hành bộ máy để thực hiện những chủ trương, biện pháp và kếhoạch một cách đúng đắn, đạt mục tiêu mà chủ thể đã đề ra với hiệu quả cao trongmôi trường biến động Nói cách khác, quản lí là sự tác động một cách có địnhhướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí nhằm làm cho tổ chứcvận hành đạt mục tiêu mong muốn thông qua các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉđạo và kiểm tra (Nguyễn Đức Quang, 2013)
b) Quản lí giáo dục
Ở bất kỳ một khái niệm nào, thì chắc chắn sẽ có rất nhiều hướng tiếp cận khácnhau, ở mỗi hướng tiếp cận sẽ có một định nghĩa khác nhau Tuỳ thuộc vào từng tácgiả, từng hướng tiếp cận Và khái niệm quản lí giáo dục cũng tương tự, khái niệmnày có rất nhiều khái niệm, nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu bởi nhiều tác giả khácnhau, cụ thể:
Tác giả Trần Kiểm đã định nghĩa khái niệm này ở hai cấp độ vi mô và vĩ mô.Đối với cấp độ vĩ mô, ông cho rằng quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đếntất cả các mắc xích của hệ thống giáo dục (từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất là cơ
sở giáo dục) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục,đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục Đối với cấp độ vi mô, quản
lí giáo dục là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch,
Trang 26có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên,tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trườngnhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường (TrầnKiểm, 2008).
Theo tác giả Bùi Minh Hiền, quản lí giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thểquản lí nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát một cách hiệu quảcác nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực, tài lực) để phục vụ cho mục tiêu pháttriển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (Bùi Minh Hiền, VũTrọng Hải, Đặng Quốc Bảo, 2006)
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau với nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưngcác khái niệm điều thể hiện được 4 thành phần của quá trình quản lí giáo dục là chủthể quản lí, đối tượng quản lí, khách thể quản lí và mục tiêu quản lí, được diễn đạttheo sơ đồ sau:
c) Quản lí nhà trường
Quản lí nhà trường có rất nhiều định nghĩa khác nhau với nhiều cách diễn đạtkhác nhau Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đồng quan điểmvới tác giả Trần Kiểm, quản lí trường học chính lá quản lí giáo dục ở cấp vi mô, lànhững tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quyluật) của chủ thể quản lí đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha
mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện cóchất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường (Trần Kiểm, 2008)
Tóm lại, quản lí nhà trường là sự tác động có định hướng của chủ thể quản línhà trường đến các hoạt động và các nguồn lực của nhà trường nhằm đạt được mụctiêu giáo dục
2) Quản lí hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử
Quản lí hoạt động giáo dục VHƯX cho sinh viên là tập hợp các tác động củachủ thể quản lí nhà trường (hiệu trưởng) đến hoạt động giáo dục VHƯX cho sinh
Trang 27viên thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việccủa các thành viên trong nhà trường, để đạt được mục tiêu giáo dục VHƯX cho sinhviên mà nhà trường đề ra.
1.3 Hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên
1.3.1 Đặc điểm sinh viên
1) Đặc điểm về thể chất
Độ tuổi của sinh viên Việt Nam nằm trong khoảng từ 18 tuổi đến 26 tuổi,trong giai đoạn này thể chất của sinh viên về cơ bản đã hoàn thành và ổn định saunhững biến động sâu sắc của tuổi dậy thì Đến tuổi 25 thì sự phát triển về thể chấtcủa sinh viên đã đạt đến mức hoàn thiện Như vậy, sự phát triển hoàn thiện về mặtthể chất của lứa tuổi thanh niên sinh viên tạo điều kiện cho các em có sự thành côngtrong học tập, hoạt động nghề nghiệp
2) Hoạt động chủ đạo của sinh viên
Có thể thấy rằng, trong lứa tuổi sinh viên hoạt động chủ đạo là hoạt động họctập, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội và giao lưu bè bạn
Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất và sắc thái khác với hoạt độnghọc tập ở trường phổ thông Hoạt động học tập ở trường đại học mang tính chấtchuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, sâu sắc hơn và gắn liền với một nghề nhất định.Bản chất hoạt động học tập của sinh viên là đi sâu tìm hiểu những môn học, nhữngchuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm
vụ, phương pháp, quy luật của các khoa học đó Hoạt động học tập của các em mộtmặt phải kế thừa có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác phải tiệm cận vớinhững thành tựu của khoa học đương đại và có tính cập nhật, thời sự
Về hoạt động nghiên cứu khoa học: Đây là hoạt động rất đặc trưng của lứatuổi sinh viên, bởi lẽ hoạt động này làm phát triển tối ưu tư duy sáng tạo và khảnăng làm việc nhóm, hình thành tính độc lập nghề nghiệp và khả năng giải quyếtmột cách sáng tạo những nhiệm vụ thực tiễn khi bắt đầu lao động
Về hoạt động chính trị - xã hội: Sinh viên là là những người có trí tuệ nhạybén, mẫn cảm với tình hình kinh tế chính trị của đất nước và quốc tế Họ có chínhkiến đối với chủ trương, đường lối, chính sách của đảng chính trị và tổ chức cầm
Trang 28quyền Do vậy, hoạt động chính trị - xã hội là nhu cầu và nguyện vọng của thanhniên sinh viên Việc tham gia vào các tổ chức chính trị và đoàn thể xã hội như Hộisinh viên, Đoàn thanh niên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhân cách lứatuổi này.
Về hoạt động xã hội và giao lưu bạn bè: Hoạt động xã hội và giao lưu bạn bè
là một phần không thể thiếu được trong đời sống của sinh viên Thông qua các hoạtđộng này, sinh viên học hỏi được từ bạn bè những kinh nghiệm trong học tập, giaotiếp và làm việc cùng nhau để thích ứng với cuộc sống mới đang mở rộng trước các
em Đồng thời các hoạt động trên còn làm thoả mãn nhu cầu giao tiếp bạn bè củalứa tuổi này
3) Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên
Những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chi phối bởi những đặcđiểm về thể chất, môi trường, vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạtđộng Lứa tuổi này có đặc điểm tâm lý rất phong phú và đa dạng Có sự phát triểntrong hoạt động nhận thức của sinh viên, một trong những quá trình tâm lý cao cấpdiễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên và nói lên đặc trưng căng thẳng, mạnh
mẽ của hoạt động trí óc là quá trình nhận thức Điều này thể hiện sự phát triển, tính
có chọn lọc cao và độc lập sáng tạo trong nhận thức của các em Hoạt động nhậnthức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, cường độ cao và cótính lựa chọn rõ rệt Bên cạnh đó, lứa tuổi này còn có sự phát triển trong việc hìnhthành động cơ học tập Cụ thể là: Động cơ xã hội thể hiện ở ý thức về nhu cầu, cáclợi ích xã hội, các chuẩn mực và mục đích xã hội; Động cơ nhận thức khoa học biểuhiện ở thái độ đối với chính quá trình nhận thức, với nội dung các vấn đề đượcnghiên cứu; Động cơ nghề nghiệp thể hiện ở trình độ học vấn cao là cơ sở chuẩn bịcho nghề nghiệp; Động cơ tự khẳng định mình là ý thức về những năng lực và mongmuốn được thể hiện các năng lực đó; Động cơ vụ lợi hay những động cơ trội về cáilợi cho cá nhân Các nhóm động cơ trên có tác dụng thúc đẩy hoạt động học tập củasinh viên nhưng không phải đồng đều mà sẽ gây nên tình trạng thứ bậc các động cơ
ưu thế Thứ bậc các động cơ này thường không phải cố định mà cũng biến đổi trongquá trình học tập ở đại học Thứ bậc này cũng không giống nhau ở những
Trang 29sinh viên có học lực và trình độ nghiên cứu khoa học khác nhau.
4) Đặc điểm nhân cách sinh viên
Nhân cách sinh viên là nhân cách của con người trẻ đang được chuẩn bị đểthực hiện chức năng người lao động có trình độ nghiệp vụ cao trong một lĩnh vựchoạt động nào đó của xã hội
Có sự phát triển tự đánh giá, tự ý thức và tự giáo dục của sinh viên Tự đánh
giá là một trong những phẩm chất quan trọng, một trình độ phát triển cao của nhâncách, có ý nghĩa định hướng, điều chỉnh hoạt động, hành vi của chủ thể nhằm đạtmục đích, lý tưởng sống một cách tự giác Tự ý thức là một trình độ phát triển caocủa ý thức, nó giúp sinh viên có hiểu biết về thái độ, hành vi, cử chỉ của mình đểchủ động hướng hoạt động của mình theo những yêu cầu đòi hỏi của tập thể, củacộng đồng xã hội Tóm lại, những phẩm chất nhân cách như tự đánh giá, sự tự ýthức có sự phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi sinh viên Những phẩm chất nhân cách này
có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tíchcực của sinh viên
Có sự phát triển về định hướng giá trị ở sinh viên: Định hướng giá trị là mộttrong những lĩnh vực rất cơ bản, quan trọng đối với đời sống tâm lý của sinh viên
Nó là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa địnhhướng, điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị
đó Định hướng giá trị của sinh viên liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và
kế hoạch đường đời của sinh viên
Đời sống xúc cảm tình cảm của sinh viên: Theo B.G.Ananhep và các nhà tâm
lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tìnhcảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ Những tìnhcảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống sinh viên, có hệthống và bền vững so với thời kỳ trước đó
1.3.2 Vai trò giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên
Xét về bản chất, hoạt động giáo dục văn hoá ứng xử là một bộ phận của hoạtđộng giáo dục nói chung, giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và pháttriển nhân cách của người học nói chung, sinh viên nói riêng và phát triển văn hoá
Trang 30hệ xã hội.
Như vậy, hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viên với tư cách là một bộ phậncủa hoạt động giáo dục nghĩa hẹp, nên hoạt động giáo dục VHUX cho sinh viêncũng mang trong mình vai trò vốn có của hoạt động giáo dục Dưới sự tác động có
tổ chức, có mục đích của nhà giáo dục và những ảnh hưởng của môi trường xã hội,đoàn thể và gia đình, tác động đến nhận thức sinh viên, giúp cho sinh viên ý thứcđúng đắn và sâu sắc những chuẩn mực xã hội, ý nghĩa của việc thực hiện nhữngchuẩn mực đó, từ đó sinh viên chủ động hưởng ứng, tự giác chuẩn hoá những yêucầu khách quan của xã hội, biến đổi những tác động của nhà giáo dục thành hiệnthực sinh động, thành những phẩm chất, những nét tính cách tốt đẹp cho bản thânsinh viên
2) Hình thành xúc cảm, tình cảm vào những chuẩn mực xã hội, tạo lập những thói quen hành vi đạo đức cho sinh viên
Vai trò này rất quan trọng nhưng đầy khó khăn trong việc giáo dục VHUX chosinh viên Quan trọng bởi vì khi sinh viên có được xúc cảm, tình cảm đúng đắn vàonhững chuẩn mực xã hội, sẽ giúp cho các em tự giác thay đổi hành vi theo chiềuhướng tích cực Nhưng cũng đầy khó khăn, bởi để làm được vai trò này, nhà giáodục phải tác động đến thế giới nội tâm và cảm xúc bên trong của SV
Trang 31Một hoạt động giáo dục được đánh giá là thành công, không chỉ thay đổi nhậnthức của người học mà còn phải khơi dậy những xúc cảm, tình cảm cho người học
về một nội dung nào đó Tương tự, việc giáo dục VHUX cho SV là khơi dậy ở SVnhững rung động, xúc cảm đối với những hành vi tốt, cách ứng xử phù hợp, nhữnglời nói hay, những việc làm tốt, những phong cách đẹp,…hình thành thái độ ứng xử
có văn hóa, biết lên án những hành vi xấu, hành vi đi ngược lại chuẩn mực đạo đức
xã hội, hạn chế, loại bỏ những lối ứng xử phi văn hóa, phản văn hóa, khắc phụcnhững yếu tố tiêu cực cản trở quá trình hình thành VHUX
3) Giáo dục sinh viên sống có trách nhiệm, ứng xử thanh lịch hơn trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, gia đình và công việc
Thực tế cho thấy, khi được giáo dục toàn diện về tri thức khoa học, tri thứcsống, cùng các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, sinh viên sẽ nâng cao đượckhả năng nhận thức về các chuẩn mực, có khả năng phân biệt được cái đúng, cái sai
để tự xây dựng và hoàn thiện lối sống của mình Bên cạnh đó, được giáo dục mộtcách kỹ lưỡng những chuẩn mực văn hóa ứng xử, sẽ giúp sinh viên biết chấp hànhnội quy, quy chế, kỷ luật của nhà trường, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh môitrường; sống có tự trọng hơn, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè, có ý thứctrong việc làm từ thiện, nhân đạo, biết đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội cũng như
sự cám dỗ của mặt trái kinh tế thị trường để có những ước mơ, hoài bão trong rènluyện lối sống tốt đẹp hơn Từ đó, sinh viên sẽ tích cực rèn luyện phẩm chất đạođức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn
Trong những năm gần đây, văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau mang nhiềumàu sắc biến tướng, xuất hiện những nhóm, bè phái gây nhức nhối xã hội Khi đượcgiáo dục các chuẩn mực văn hóa ứng xử học đường sẽ giúp cho sinh viên biết cáchgiao tiếp, ứng xử đúng mực với thầy cô giáo, bạn bè đúng mực; không có thái độthiếu tôn trọng, coi thường thầy cô, không gây sự, thách thức với bạn bè,…
4) Phát triển nhân cách con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo
Hội nghị Trung ương 9 khóa XI của Đảng đã ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW
về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu
Trang 32cầu phát triển bền vững đất nước” (Nghị quyết số 33), trong đó, đề cao việc phần
xây dựng con người phát triển toàn diện (Ban chấp hành Trung ương Đảng,2014).Cụ thể hơn, trong Quyết định 1299/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hoá ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”, có nêu rõ xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm góp phần xâydựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần
cù, sáng tạo (Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2018) Điềunày cho thấy để xây dựng hình ảnh con người Việt Nam phát triển toàn diện trongthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục giữ vai trò chủđạo, trong đó có hoạt động giáo dục VHUX
Giáo dục VHUX sẽ hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làmviệc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ môi trường Đây là lối sống thể hiện bảnchất chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thể hiện mối quan hệ “cái chung” và “cáiriêng”, đặt “cái ta” lên trên “cái tôi”, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân,gia đình và xã hội Thông qua hoạt động giáo dục VHUX sẽ giáo dục để mọi ngườidân nhận biết đúng đắn chuẩn mực, giá trị của cái đẹp, hình thành hành vi đấu tranhphê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành visai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người
Tóm lại, hoạt động giáo dục VHUX giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựngphẩm chất tốt đẹp, nhân cách nhân ái, cao thượng, bao dung, thân thiện của ngườiViệt Nam, khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhânrộng các giá trị cao đẹp, nhân văn trong xã hội, trong nhà trường
5) Xây dựng môi trường học tập tiến bộ, văn minh, góp phần xây dựng văn hoá nhà trường, tạo dựng thương hiệu cho nhà trường
Trong xã hội hiện đại, vấn đề giáo dục trí và đức là hai mặt có mối quan hệbiện chứng, không tách rời nhau trong quá trình giáo dục con người, xây dựng mộthình ảnh con người Việt Nam vừa hồng vừa chuyên Đặc biệt là sinh viên - mộttầng lớp xã hội có vai trò quan trọng đối với xã hội, là một đội ngũ tri thức có trình
độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội Nhận thức được điều này, trong
Trang 33nhiều năm qua, giáo dục đại học chú trọng và không ngừng đổi mới nội dung giáodục nhằm giáo dục người sinh viên vừa đức vừa tài, trong đó có giáo dục VHUX.Khi sinh viên được giáo dục và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, VHUX sẽ gópphần quan trọng vào xây dựng môi trường giáo dục học đường thân thiện, tích cựchơn; giúp cho việc rèn luyện và phát triển năng lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo,tạo được niềm tin của các bậc phụ huynh và xã hội đến chất lượng giáo dục của nhàtrường Chính vì vậy, việc giáo dục VHUX cho sinh viên sẽ góp phần quan trọngvào xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, nhân văn.
1.3.3 Mục tiêu hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên
1) Mục tiêu về nhận thức
Tạo sự chuyển biến trong nhận thức sinh viên về vai trò của hoạt động giáodục VHUX cho sinh viên, để có hành vi ứng xử có văn hóa đối với môi trường tựnhiên, môi trường xã hội và với chính bản thân sinh viên; Hình thành nhận thứcđúng đắn về ý nghĩa của việc ứng xử văn hoá với bản thân, với mọi người, với côngviệc, với cộng đồng, với đất nước, với môi trường tự nhiên
2) Mục tiêu về thái độ
Hình thành cho sinh viên có thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân;
có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người
3) Mục tiêu về hành vi
Người học nhận diện, đánh giá hành vi ứng xử của bản thân và những ngườixung quanh theo các chuẩn mực xã hội đã quy định; lựa chọn và thực hiện nghiêmtúc, gương mẫu các hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực trong các mối quan hệ
và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống
Tóm lại, mục tiêu của hoạt động giáo dục VHUX cho SV là tác động trực tiếpđến người học nhằm tạo sự chuyển biển căn bản trong nhận thức của SV về ý nghĩacủa việc giáo dục VHUX, hình thành thái độ đúng đắn, yêu cái thiện, cái tốt, lên ánnhững cách ứng xử vô văn hoá trong môi trường học đường, từ đó điều chỉnh hành
vi ứng xử của bản thân người học theo hệ thống chuẩn mực trong các mối quan hệ
và tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống, dần hoàn thiện nhân cách của ngườihọc, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam văn hoá, hiện đại và chuẩn mực
Trang 341.3.4 Nội dung hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên
Tuy nội dung giáo dục VHUX cho SV rất rộng, bao quát nhiều vấn đề nhưngnhững nội dung đó điều xoay quanh trục chân-thiện-mỹ và truyền thống văn hóadân tộc, địa phương, được đặt trong các mối quan hệ cơ bản giữa con người với môitrường tự nhiên, môi trường xã hội và chính bản thân họ Có thể xác định nội dunggiáo dục VHUX theo bốn nhóm, phản ánh mối quan hệ chính mà con người phảigiải quyết, bao gồm:
1) Nhóm nội dung giáo dục văn hoá ứng xử với bản thân sinh viên
Giáo dục sinh viên sống có trách nhiệm với bản thân, không huỷ hoại thân thể,danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân; Trang phục đúng mực, giản dị, phù hợpvới bản sắc dân tộc, đặc thù của ngành nghề; Có hành vi ứng xử trung thực, khiêmtốn, không nói tục, chửi thề, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể; Quí trọng bản thân,không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động, bạo lực, đồi truỵ, có hạicho sự phát triển lành mạnh của bản thân
2) Nhóm nội dung giáo dục văn hoá ứng xử trong học tập, công việc
Giáo dục cho sinh viên có quan niệm đúng đắn về lao động, siêng năng, tựgiác lao động; Có hành vi tôn trọng người lao động, đấu tranh chống lại những hành
vi khinh ghét người lao động; Tích cực, chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, trốn học, biết giúp đỡ bạn bè trong học tập
3) Nhóm nội dung giáo dục văn hoá ứng xử với các mối quan hệ xã hội
Giáo dục cho sinh viên có hành vi ứng xử kính trọng, lễ phép, trung thực, ứng
xử văn minh với CBQL, giảng viên, nhân viên trong nhà trường; Có hành vi ứng xửthân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt của bạn bè; Xâydựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh; Kính trọng, lễ phép, trung thực,yêu thương người thân trong gia đình; Tôn trọng, lễ phép, quan tâm giúp đỡ, có lốiứng xử khiêm tốn, cầu thị trong mối quan hệ với mọi người xung quanh
4) Nhóm nội dung giáo dục văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên
Giáo dục cho sinh viên biết bảo về, giữ gìn, làm đẹp
nhà trường; Có hành vi ứng xử trách nhiệm trong việc giữ
tiết kiệm trang thiết bị của nhà trường; Có hành vi yêu mến,
cảnh quan tự nhiên củagìn, bảo vệ và sử dụngbảo vệ, không mua bán,
Trang 35giết hại động vật hoang dã, quí hiếm.
1.3.5 Phương thức tổ chức giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên
1) Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục VHUX cho SV thông qua hoạt động dạy học các học phần
Hoạt động dạy học trên lớp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo ở các trường đạihọc, cao đẳng hiện nay Nên hoạt động giáo dục VHUX cho SV sẽ không thể nàotách rời hoạt động dạy học Thông qua các học phần cơ sở trong chương trình đàotạo như văn hoá giao tiếp, VHUX sư phạm, các môn chính trị, các môn Tâm lý học,Giáo dục học, các môn học khoa học xã hội, giảng viên sẽ tích hợp nội dung giáodục VHUX có liên quan đến môn học để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và giáodưỡng cho SV Về bản chất, hoạt động giáo dục VHUX thông qua hoạt động dạyhọc được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục Bằngnhững kiến thức khoa học, chính xác, giảng viên sẽ bồi dưỡng cho SV phẩm chấtđạo đức thích hợp, hình thành cho các bạn SV thái độ đúng đắn Thực tiễn chươngtrình dạy học ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay được xây dựng theo cách tiếpcận chương trình mở, nên rất thuận lợi trong việc thay đổi về cấu trúc và nội dungcác khối/đơn vị kiến thức Bản chất của hình thức giáo dục này là thông qua “dạychữ để dạy người”, giảng giải cho các em hiểu và nắm bắt những giá trị đạo đức,cách sống và lối sống lành mạnh, giúp SV hiểu và tự giác điều chỉnh hành vi củamình theo chuẩn mực xã hội
2) Giáo dục VHUX cho SV thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trong các nhà trường đại học, hoạt động trải nghiệm cũng là con đường đểgiáo dục VHUX cho SV Chủ thể của hoạt động này chủ yếu là do chính SV thựchiện, dưới định hướng, dẫn dắt của nhà giáo dục Hoạt động giáo dục VHUX thôngqua hoạt động trải nghiệm được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo thống nhấtgiữa lí luận và thực tiễn Hoạt động trải nghiệm giúp SV bổ sung, củng cố hoànthiện kiến thức chuyên ngành, nâng cao trình độ nhận thức đối với các vấn đề củacuộc sống, bồi dưỡng khả năng ứng dụng những tri thức đã học vào cuộc sống,đồng thời SV sẽ hình thành và phát triển một số năng lực có ích trong VHUX nhưnăng lực giao tiếp; năng lực tổ chức hoạt động xã hội; năng lực hợp tác và hòa
Trang 36nhập; năng lực giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, giúp giáo dục cho SV ý thức, thái
độ, tình cảm đúng với hệ giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội, biết tỏ thái độ đúng đắntrước các vấn đề của cuộc sống, biết yêu quý, trân trọng các giá trị tốt đẹp, biết chịutrách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái,tiêu cực
Tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả vừa thỏa mãn các nhu cầu chính đángcủa SV, sử dụng hiệu quả thời gian ngoài giờ học trên lớp, vừa tạo những sân chơilành mạnh, tạo môi trường để SV tích cực hoạt động và rèn luyện Các hoạt độngtrải nghiệm ở trường đại học sư phạm là hoạt động rèn luyện nghiệp vụ, thực tập sưphạm ở trường phổ thông; Hoạt động trải nghiệm câu lạc bộ khoa học; câu lạc bộthể thao; các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể thao
3) Phối hợp với LLGD khác trong nhà trường
Là một trong những lực lượng quan trọng không thể thiếu, gắn bó chặt chẽ vớinhà trường, hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong việc chăm lo, giáo dục, phát triểnnhân cách, kỹ năng cho người học thì các tổ chức đoàn thể trong trường học sẽkhông thể tách khỏi nhiệm vụ giáo dục VHUX cho SV Cụ thể ở trường Đại học là
tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội SV Việt Nam
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một thành viên trong hệ thốnggiáo dục của nhà trường, có trách nhiệm giáo dục thanh niên, vận động thanh niêngương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục Làmột thành viên trong hệ thống giáo dục của nhà trường, các tổ chức này có nhiệm
vụ tổ chức các hoạt động, tạo môi trường để rèn luyện thanh niên, SV thông qua đógiáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, truyền thống, lịch sử dân tộc, vănhóa, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật cho thanh niên, SV
Thực tế cho thấy, hiện nay các trường đại học, cao đẳng đã tổ chức nhiều hoạtđộng ngoại khóa cho SV nhằm tạo sân chơi lành mạnh, trau dồi kinh nghiệm, kỹnăng sống cho SV Tham gia các hoạt động xã hội, SV sẽ tích lũy thêm những kiếnthức, kỹ năng và kinh nghiệm quý báu ngoài những gì được học trên giảng đường;các bạn SV có cơ hội làm quen với nhiều người, bản thân sẽ trở nên thân thiện, hòađồng hơn, giúp cho SV sống có trách nhiệm hơn Những hoạt động cơ bản mà tổ
Trang 37chức Đoàn thể trong các trường đại học, cao đẳng thường xuyên tổ chức như: hoạt động thiện nguyện, hoạt động tình nguyện, các hoạt động sinh hoạt chính trị.
4) Giáo dục VHUX thông qua tấm gương đạo đức của chính các thầy cô giáo, nhân viên trong nhà trường
Thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về lối sống, về cách ứng xử cho trò noitheo Nhà giáo dục học người Nga Usinxki đã từng nói “Nhân cách của người thầygiáo có một sức mạnh to lớn đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằngnhững lời khuyên bảo về đạo đức, hay bằng một hệ thống những khen thưởng và kỷluật nào cả” Bởi vì mỗi thầy, cô giáo đều mang một dấu ấn cá nhân rất sâu sắc, chonên nhân cách người thầy là một phương tiện giáo dục hữu hiệu để giáo dục ngườihọc trò của mình thông qua nhân cách tốt đẹp của người thầy Vì vậy, thầy cô phải
có tâm huyết, phải luôn nghĩ rằng mình là thần tượng của học trò thì sẽ có những cư
xử đúng mực, lối sống lành mạnh để cho người học noi theo
5) Giáo dục VHUX cho SV thông qua xây dựng môi trường văn hoá nhà trường
Việt Nam, với sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa, vào những năm gần đây, văn hoá tổ chức đã được nhận diện như một tiêu chíkhi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp Và hơn bất cứ tổchức nào hết trong xã hội, nhà trường phải là tổ chức có hàm lượng văn hoá caonhất, là nơi hội tụ, kết tinh văn hoá để đào tạo ra những chuẩn mực văn hoá cho xãhội
Văn hoá nhà trường tạo ra một môi trường quản lí ổn định, giúp cho nhàtrường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bêntrong Một nhà trường có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xãhội, giúp cho nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơihội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạonên sản phẩm giáo dục toàn diện Đối với SV, văn hóa nhà trường tạo nên giá trịđạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi Khi được giáo dục trong một môi trườngvăn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, SV không những hình thành được nhữnghành vi chuẩn mực mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin
Trang 38nội tâm sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó khao khát cuộc sống hướng thiện vàsống có lý tưởng Do đó, việc xây dựng văn hoá nhà trường sẽ có tác động tích cựcđến việc giáo dục VHUX cho SV.
1.4 Quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học 1.4.1 Phân cấp quản lí hoạt động giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học
1) Ban Giám hiệu trường đại học
Xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai Đề án phù hợp với đặc điểm, tìnhhình của đơn vị; Tổ chức các diễn đàn, hoạt động giáo dục VHUX, giá trị văn hóatruyền thống cho SV; xây dựng và thực hiện qui tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục;Khuyến khích, động viên đội ngũ CBQL, giảng viên, SV thực hiện tốt VHUX trongtrường học; Tuyên dương những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác xây dựngVHUX trong trường học; Bố trí nguồn kinh phí thực hiện được từ nguồn ngân sáchnhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm; nguồn chi thường xuyên của cáctrường học và nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nướctheo đúng quy định; Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch triển khai Đề án
1299 và báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo
2) Phòng ban, Khoa đào tạo, đơn vị trực thuộc
Trưởng các phòng ban, khoa đào tạo, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên của cáckhoa đào tạo tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho
SV, nhân viên ngay tại đơn vị mình quản lí; Trưởng các khoa đào tạo chịu tráchnhiệm chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo, tích hợp các nội dung giáo dụcVHUX vào hệ thống các môn học liên quan
3) Nhà giáo, cán bộ và nhân viên nhà trường
Cán bộ và nhân viên của nhà trường gương mẫu thực hiện nếp sống văn hoá
và có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kịp thời nhắc nhở, ngăn chặn các hành vi viphạm của đồng nghiệp, người học; Giảng viên có trách nhiệm biên soạn nội dungmôn học tích hợp các nội dung giáo dục VHUX có liên quan đến môn học
1.4.2 Lập kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học
Lập kế hoạch là hành động đầu tiên của nhà quản lí, là việc thiết kế các bước
Trang 39đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc
sử dụng tối ưu những nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin)
đã có và sẽ khai thác Như vậy, lập kế hoạch giáo dục VHUX cho SV có vai tròvạch ra mục tiêu con đường, phương thức thực hiện hoạt động giáo dục VHUX cho
SV, đưa mọi hoạt động giáo dục VHUX cho SV vào kế hoạch với mục tiêu, biệnpháp rõ ràng, có bước đi cụ thể với các điều kiện thực hiện rõ ràng, cụ thể cho việcthực hiện mục tiêu giáo dục VHUX cho SV Kế hoạch giáo dục VHƯX cho SV phảithể hiện rõ về mặt mục tiêu, phải chỉ ra được biện pháp thực hiện, có bước đi cụ thể,
dự kiến được nguồn lực (Nhân lực, tài lực, vật lực) thời gian thực hiện
Nội dung và cách thức xây dựng kế hoạch giáo dục VHUX cho SV:
Lãnh đạo nhà trường (Hiệu trưởng hoặc hiệu phó phụ trách công tác giáo dục)cùng các bộ phận giúp việc (Phòng CTCT & HSSV, Lãnh đạo các đơn vị trựcthuộc) nghiên cứu đề án “Xây dựng VHUX trong trường học giai đoạn 2018-2025”
và những văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm giúp cho nhàtrường nắm vững cơ sở pháp lý, nắm rõ mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và những chỉđạo cụ thể trong việc giáo dục VHUX cho SV để cho việc xây dựng kế hoạch giáodục của nhà trường đảm bảo được tính khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà trường vàyêu cầu của Đề án;
Tiến hành phân tích nhu cầu, hiện trạng về VHUX của SV và hoạt động giáodục VHUX trong nhà trường nhằm xác định được thực trạng VHUX của SV nhàtrường đang ở mức độ nào, và hoạt động giáo dục VHUX cho SV trong nhà trườngđang diễn ra như thế nào, mức độ hiệu quả ra sao Từ đó, nhà trường sẽ xác địnhđược một cách chính xác những thuận lợi, khó khăn, thời cơ và thách thức trongviệc giáo dục VHUX cho SV;
Từ những nhận định chung về hiện trạng về VHUX của SV và hoạt động giáodục VHUX cho SV của trường, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch, chi tiếthoá các mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương thức giáo dục VHUX cho SV phùhợp với đặc điểm của SVSP;
Lấy ý kiến đóng góp của các bộ phận liên quan, chỉnh sửa, thống nhất kếhoạch, nội dung, phương thức giáo dục và thông qua kế hoạch giáo dục VHUX cho
Trang 40SV Trên thực tế trong một tổ chức, người trực tiếp thực hiện kế hoạch chính là cácthành viên trong một tổ chức, nên việc nhà quản lí muốn ban hành một kế hoạchnào đó liên quan đến các thành viên trong tổ chức thì phải tuân thủ theo nguyên tắcdân chủ, có nghĩa là nhà quản lí phải tạo điều kiện cho “người trực tiếp thực hiện kếhoạch” được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch chung của nhà trường;Xây dựng lộ trình thực hiện kế hoạch Từ kế hoạch chung đã thống nhất, nhàtrường phải xây dựng lộ trình thực hiện, vạch ra từng bước đi, mục tiêu trong từngbước đi nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch phải đi đúng định hướng, đúngtầm nhìn đã xây dựng và đạt được mục tiêu của kế hoạch đề ra.
Khi lập kế hoạch giáo dục VHUX cho SV, nhà quản lí phải lưu ý: Bản kếhoạch phải được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, cụ thể, rõràng; Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục VHƯX với mục tiêu giáo dụctrong nhà trường; Có sự phối hợp hữu cơ, chặt chẽ với kế hoạch dạy học trên lớp;Lựa chọn nội dung hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt độngtâm sinh lý SV Nhà quản lí thực hiện tốt những điều lưu ý này sẽ đảm bảo cho việcthực hiện công tác giáo dục VHUX cho SV dễ dàng và hiệu quả
1.4.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên ở trường đại học
Chức năng tổ chức là bước tiếp theo trong qui trình quản lí của nhà quản lí, làgiai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được kế hoạch, là việc thiết kế cơ cấu các
bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra Như vậy, tổ chức thựchiện kế hoạch giáo dục VHUX cho SV là việc lãnh đạo nhà trường phải thiết kế cơcấu các bộ phận nhằm thực hiện kế hoạch giáo dục đã đề ra, sao cho đạt được mụctiêu mà kế hoạch đã đặt ra
Nội dung và cách thức tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho SV:
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục VHUX cho SV: Ban chỉ
đạo giúp cho Ban giám hiệu chỉ đạo, phối hợp giữa các Khoa, Phòng ban và cácLLGD trong, ngoài nhà trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục VHUX;xem xét nội dung các dự án quan trọng, các quyết định và các văn bản chỉ đạo liênquan đến hoạt động giáo dục VHUX cho SV cải cách hành chính trước khi trình