Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện hải hậu - nam định
Trang 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
LÂM THỊ HÒA
LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC HUYỆN HẢI HẬU - NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thái Nguyên, năm 2009
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HƯỚNG DẪN KHOA KHỌC: GS.TSKH LÝ TOÀN THẮNG
Thái Nguyên, năm 2009
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xin cảm ơn sự ủng hộ động viên giúp đỡ của Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng của trường ĐHSP Thái Nguyên;
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH Lý Toàn Thắng, PGS.TS Đoàn Văn Phúc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này;
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân tác giả đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi nh0ững thiếu sót Kính mong các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp chỉ dẫn và góp ý
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 9 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Lâm Thị Hòa
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu xếp
Bảng 2.14 Bảng tổng hợp LCT phụ âm đầu của HSTH Hải Hậu xếp
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Hải Hậu qua bài thi chất lượng và vở ghi bài
59
thi chất lượng (tính theo tỷ lệ %)
61
Biểu đồ 2.10 Biểu đồ so sánh LCT của HSTH Hải Hậu qua vở ghi
bài (theo lực học) và bài thi chất lượng (điểm thi)
62
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.4 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội, ngôn ngữ huyện Hải Hậu 28
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến LCT của HSTH Hải Hậu 73
3.2 Biện pháp khắc phục LCT cho HS của GV tiểu học ở Hải Hậu 75
3.3.1 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do viết sai so với các quy tắc CT
78 3.3.2 Nguyên nhân, cách chữa LCT của HSTH Hải Hậu do ảnh
3.5 Một số đề xuất nhằm khắc phục LCT cho HSTH Hải Hậu 88
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Là hệ thống ký hiệu bằng các con chữ và các dấu, chữ viết ghi lại ngôn ngữ âm thanh, thành tiếng của con người, giúp con người vượt qua những trở ngại về không gian và thời gian, ghi lại những kinh nghiệm ngàn đời của cha ông về tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra các tác phẩm văn chương cho muôn đời
Trong bất kỳ hệ thống chữ viết nào trên thế giới nói chung cũng như chữ Quốc ngữ ở Việt Nam nói riêng, đều luôn bao gồm các quy định, quy tắc về chính tả (CT); nhằm giúp cho mọi người trong xã hội học tập, giao tiếp thuận lợi (nhất là khi quốc gia đó có nhiều tiếng địa phương) và đồng thời việc phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và thống nhất của ngôn ngữ văn hóa, ngôn ngữ quốc gia
Đối với nhà trường phổ thông ở Việt Nam, việc phát âm chuẩn và viết đúng CT có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xây dựng và rèn luyện ngôn ngữ là tiếng Việt Môn Tiếng Việt có chức năng là rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong nhà trường; và mục tiêu đầu tiên của giáo dục tiểu học là rèn luyện cho HS kỹ năng "đọc thông viết thạo" chữ Quốc ngữ
CT là một phần trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản - đó là nghe, nói, đọc, viết Có kỹ năng CT thành thạo sẽ giúp cho HS học tập, giao tiếp và tham gia các
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
quan hệ xã hội được thuận lợi; đồng thời việc mỗi thành viên xã hội (trong đó có HS) phát âm chuẩn và viết đúng CT sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng và thống nhất của Tiếng Việt
Tiếng Việt là một ngôn ngữ bao gồm trong nó ba phương ngữ (Bắc, Trung, Nam) và nhiều thổ ngữ khác nhau bên trong các phương ngữ đó Điều này, một mặt, làm cho Tiếng Việt thêm phong phú và giàu đẹp, nhưng mặt khác, phương ngữ và thổ ngữ cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra các lỗi chính tả (LCT) cho HS do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương theo kiểu “nói sao viết vậy”
Huyện Hải Hậu là địa phương vùng ven biển thuộc tỉnh Nam Định; có thể coi tiếng nói của cư dân ở đây như một thổ ngữ vì về ngữ âm nó có những điểm rất đặc trưng, khu biệt khá rõ so với phương ngữ Bắc và ngôn ngữ toàn dân Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến cách viết CT - cụ thể là một số loại lỗi – trong ngôn ngữ viết của người dân, đặc biệt là đối với con em họ đang lứa tuổi đến trường
Vì thế, việc nghiên cứu, khảo sát LCT và tìm hiểu ảnh hưởng của những nhân tố phát âm mang tính địa phương đến việc tồn tại các LCT thường mắc của HS thực sự là cần thiết, nhằm giúp các em khắc phục các loại LCT thường gặp
Do vậy, chúng tôi chọn: Lỗi chính tả của học sinh tiểu học huyện Hải
Hậu - Nam Định làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ của mình
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngay từ khi chữ Quốc ngữ bắt đầu được truyền bá mạnh mẽ ở Việt Nam, vấn đề CT và sửa LCT đã luôn luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa và giáo dục quan tâm bởi nó có ảnh hưởng tới chất lượng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và viết
Năm 1912, Paulus Huỳnh Tịnh Của biên soạn cuốn “Đại Nam quốc âm tự vị” và nó được coi là cuốn từ điển Tiếng Việt đầu tiên do người Việt Nam
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Người khởi xướng quan điểm này có thể kể tới tác giả Đỗ Thận (1929) Ông chủ trương dạy viết chữ kết hợp với cách đánh vần từng chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt Tác giả Lê Văn Nựu (1942) trong cuốn "Lược khảo Việt ngữ" cũng hướng đến giải pháp tập phát âm đúng để viết CT đúng Theo ông, đối với học sinh nhỏ tuổi, trong các giờ tập đọc nếu được "luyện tập cách phát âm cho đúng thì dần dần chúng sẽ sửa chữa được những chỗ sai lầm và khi phát âm được đúng mỗi vần, mỗi tiếng thì viết ra tự nhiên hợp cách không còn khó khăn ngần ngại gì nữa" [21, tr.63] Đồng quan điểm này còn có các tác giả như Nguyễn Châu với "Việt ngữ CT" [23, tr.8], Hoàng Phê với "Vấn đề cải tiến và chuẩn hóa CT" [24]
Đây là phương pháp có tính khả dụng, tuy vậy không phải là không gặp khó khăn Tác giả Phan Ngọc với "Dạy HS viết đúng CT" cho rằng: "Cách chữa lỗi thường nói đến là tập phát âm cho đúng Nhưng cách này đòi hỏi quá nhiều thời gian Vả lại, đây là đặt cái cày trước con trâu" [4, tr.398] Bởi vì muốn phát âm đúng trước hết phải nắm được CT, phải nhớ được các yếu tố CT
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
mình phát âm sai, nếu không những điều học được sẽ nhanh chóng bị thói quen có sẵn xóa tan mất Thậm chí có khi phải làm ngược lại, cần phải học cách viết CT đúng, sau đó nhờ viết CT đúng sẽ giúp người ta phát âm chuẩn Chưa kể, do ảnh hưởng của phương ngữ và thổ ngữ, việc thay đổi thói quen phát âm sẽ mất rất nhiều thời gian, thậm chí là chuyện không tưởng Tục ngữ có câu: "Chửi cha không bằng pha tiếng" là vì thế Thêm nữa, trên thực tế, có nhiều HS tuy vẫn nói giọng địa phương, nhưng lại không viết sai CT
Như vậy, đây là một giải pháp chưa phải là ưu việt và càng không phải là giải pháp duy nhất mà chỉ có thể là giải pháp bổ trợ trong dạy học CT
2.2 Học mẹo CT để viết đúng CT
Các mẹo CT có ý nghĩa tương đương như những "thang thuốc" mà các nhà ngôn ngữ học đã "bốc" cho chúng ta bằng cách hệ thống hóa các tri thức ngôn ngữ trừu tượng thành những công thức giản tiện để ứng dụng khi học CT
Theo tác giả Phan Ngọc, "Cách đây 40 năm, Nguyễn Đình đã nói đến luật hỏi ngã" [1, tr.152] Tác giả đã phát hiện ra quy luật hòa phối thanh điệu trong từ láy Tiếng Việt, đó là cơ sở của mẹo CT Năm 1954 Trần Văn Thanh công bố một công trình có giá trị về ngôn ngữ học, đó là: "Đồng âm dẫn giải và Mẹo luật CT" [16, tr.290], trong đó có 26 mẹo CT bao gồm mẹo về phụ âm đầu, vần, thanh cho từ thuần Việt và từ Hán Việt Năm 1972, Lê Ngọc Trụ có "Việt ngữ CT tự vị" [15, tr.6-7] đã bổ sung thêm một số mẹo luật về hỏi ngã Năm 1982 Phan Ngọc trong "Chữa lỗi CT cho HS" đã cho ra 14 mẹo CT Theo ông, mẹo CT "cung cấp những biện pháp khiến người đọc làm việc thành công ngay lập tức" [1, tr.12] Năm 1994 Lê Trung Hoa đã tổng hợp những thành tựu về mẹo luật CT trước đó, hoàn thiện và sáng tạo thêm đưa vào công trình "Mẹo luật CT" 36 mẹo luật [10, tr.159]
Các giáo trình Tiếng Việt thực hành hiện nay đều coi mẹo là một giải pháp để chữa LCT Có thể kể đến như tác giả: Hà Thúc Hoan [11, tr.12 - 13], Đỗ Việt
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Hùng [27, tr.227 - 228], Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp trong "Tiếng Việt thực hành" [26, tr.243] Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình chuyên khảo nào tiến hành đo nghiệm được mức độ hiệu quả của các mẹo CT nói trên
Mặt khác, không có một mẹo CT nào là vạn năng, mỗi mẹo chỉ có thể giúp chữa một loại lỗi nào đó Chẳng hạn mẹo phân biệt hỏi/ngã, mẹo phân biệt Ch/Tr, mẹo phân biệt S/X, Do vậy, để giải quyết tất cả các LCT cần phải có rất nhiều mẹo khác nhau và việc nhớ được các mẹo đó cũng lại là một vấn đề khó Theo tác giả Nguyễn Quý Thành thì "một điều dễ nhận ra là số mẹo quá nhiều (chưa kể ngoại lệ) Khó có thể thuộc hết cả trăm mẹo được Theo chúng tôi, đối với HSTH, mẹo không là giải pháp tối ưu".[23, tr.12 - 13]
Như vậy, mẹo CT vừa có ưu điểm, vừa có nhược điểm, theo chúng tôi cần phải tiếp thu có chọn lọc, có sự gia công sư phạm để phát huy được các thành quả nghiên cứu và phù hợp với năng lực tiếp thu của HSTH
2.3 Học CT bằng cách nhớ từng chữ một
Dùng từ nào thì phải viết đúng chữ ghi từ đó - là mục tiêu cuối cùng phải đạt của học CT Phần lớn người viết CT đúng hiện nay đều sử dụng phương pháp này Theo tác giả Phan Ngọc thì đây "là cách rèn luyện đòi hỏi những cố gắng quá lớn, thời gian tập dượt quá dài, lại không bao giờ có thể xem là kết thúc " [13, tr.7] Nguyễn Đức Dương cũng cho rằng: "nhớ từng chữ một thì buộc HS phải học thuộc lòng mặt chữ khoảng 6.100 âm tiết Tiếng Việt hiện dùng, một công việc vừa chẳng lý thú tý nào, vừa rất mất công" [9, tr.66] Tuy vậy Nguyễn Đức Dương cũng nhấn mạnh: "trong số hơn sáu ngàn âm tiết Tiếng Việt, chỉ có hơn một nửa là thông dụng (thường gặp)", do vậy, đây vẫn có thể được coi là giải pháp khả dụng, đặc biệt là đối với HSTH
Nguyễn Quý Thành lại có một quan điểm khá thực tiễn: "đối với học sinh tiểu học (HSTH) có thể sử dụng giải pháp nhớ từng chữ một theo phương châm sai gì học nấy có cấp độ hóa cho từng khối lớp và gắn với từng vùng
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
phương ngữ" [23, tr.12] Đối với HSTH, mỗi chữ khó được luyện viết đi viết lại nhiều lần, do vậy theo chúng tôi đây cũng là một giải pháp có nhiều ưu điểm cần được nghiên cứu và ứng dụng và có sự phối hợp với một số giải pháp khác Như vậy, qua sự trình bày ở trên, các giải pháp đưa ra, mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song ít nhiều đã giúp cho người dạy cũng như người học hoàn thiện được kỹ năng dạy và học CT Mỗi giải pháp đều có những ưu điểm, mặt trội của nó, do vậy cần có sự gia công sư phạm thêm để cho phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng HS
Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần phải có sự điều tra nghiên cứu thực trạng LCT của HS trên từng vùng lãnh thổ để có được cơ sở thực tiễn khoa học cho việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất cho HS ở vùng lãnh thổ đó
Hải Hậu cũng là một trong những địa phương không chỉ ở HS mà ngay cả đối với người lớn vẫn còn phổ biến tình trạng viết sai CT, do vậy thực trạng của tình hình này là gì, nguyên nhân của vấn đề là do đâu và cần phải làm gì để khắc phục? Suy ngẫm và đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi như vậy, cho đến nay, vẫn chưa có ai trong các cơ quan nghiên cứu và ngành giáo dục quan tâm, tìm hiểu Kế thừa thành tựu của các công trình có liên quan của các tác giả đi trước, căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát tình hình LCT của người dân và HS Hải Hậu, chúng tôi chọn vấn đề "Lỗi chính tả của học sinh tiểu học Hải Hậu - Nam Định" làm đề tài nghiên cứu
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu - Khảo sát thực trạng LCT của HSTH Hải Hậu
- Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến LCT của HSTH Hải Hậu và đề xuất phương hướng khắc phục chúng
4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ ĐIỀU TRA
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các LCT của HSTH ở một địa bàn cụ thể là huyện Hải Hậu, Nam Định
4.2 Khách thể điều tra
HSTH được khảo sát ở các khối lớp 1, 3, 5 Đây là các khối lớp đầu, giữa và cuối cấp mang tính đại diện cho HS của toàn bậc tiểu học
5 CÁI MỚI VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Lần đầu tiên , LCT của HSTH huyện Hải Hậu được thu thập , khảo sát, phân tích, miêu tả
- Lần đầu tiên nguyên nhân của các lỗi này được cố gắng chỉ ra
- Từ đó, đề xuất phương hướng khắc phục LCT của HSTH huyện Hải Hậu, giúp các em nói và viết tiếng Việt tốt hơn
6 TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Tư liệu: Tư liệu của Luận văn được chính chú ng tôi thu thập trực
tiếp trên các sản phẩm hoạt động học tập của HSTH ở huyện Hải Hậu, cụ thể là: các bài thi, bài kiểm tra, vở ghi bài Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng tư
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
liệu phiếu điều tra được soạn theo mục đích nghiên cứu của đề tài để phát cho
HS rồi yêu cầu các em tự điền vào
6.2 Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài này , tác giả luận văn áp dụng một số phương pháp
nghiên cứu ngôn ngữ và thủ pháp nghiên cứu sau :
6.2.1 Phương pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học
Để có được tư liệu thống kê, phân tích, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra xã hội ngôn ngữ học trên thực địa Bằng phương pháp này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp: chọn mẫu khảo sát và phân tích, kết hợp việc quan sát, tiếp cận, đàm thoại, phỏng vấn sâu Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống nhằm thu thập thông tin về đối tượng Tiếp cận, quan sát tổng thể, đàm thoại, phỏng vấn, theo dõi những mặt biểu hiện trong quá trình học tập của HS, giáo viên (GV) tiểu học huyện Hải Hậu để tìm hiểu LCT của các em Trên cơ sở các lỗi đó mà phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến LCT của HSTH Hải Hậu
6.2.2 Phương pháp thống kê ngôn ngữ học:
Sau khi có các tư liệu nghiên cứu điền dã thực địa, đề tài áp dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để tìm ra được những quy luật kết hợp của các đơn vị ngôn ngữ, những mối quan hệ giữa các đơn vị trong cùng một cấp độ với nhau Đồng thời, áp dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ vào việc thống kê LCT của HS để có cái nhìn khách quan về thực trạng, về tần số mắc lỗi của HS "Chỉ có trên cơ sở thống kê mới có thể biết được một cách cụ thể nhiều hay ít là như thế nào ( ) Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ thể hiện rất khác nhau trong sự hoạt động ngôn ngữ Và cùng một đơn vị nhưng ở các phong cách cụ thể, ở các địa phương cụ thể và ở các cá nhân cụ thể cũng khác nhau Do đó cần dùng phương pháp thống kê để nghiên cứu ngôn ngữ cũng như sự hoạt động ngôn ngữ" [7, tr.13 - 14]
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
"Có thể nói rằng, tần số của hiện tượng ngôn ngữ phản ánh đặc điểm chức năng của hiện tượng đó Nếu thực hiện thống kê với một số lần đủ lớn theo đúng yêu cầu và phương pháp bộ môn thì từng đặc trưng số lượng của một dạng thức sẽ đi tới đặc trưng chất lượng của nó" [7, tr.15]
6.2.3 Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất nhằm phân tích, đánh giá các tư liệu thu thập được về hiện tượng nghiên cứu Các thủ pháp luận giải bên trong và luận giải bên ngoài như: phân loại, tổng hợp tư liệu, miêu tả, đối lập, so sánh các kiểu loại LCT ở các trình độ khác nhau, chất lượng học tập khác nhau của các em HSTH Bên cạnh đó, đề tài còn chú trọng đến phương pháp phân tích miêu tả cấu âm - âm học các đơn vị đoạn tính trong việc phân tích cấu trúc âm tiết và các âm tiết tiếng Việt nhằm chỉ ra nét đồng nhất và khác biệt giữa chúng trên chữ viết về phương diện phát âm thường bị tập quán phát âm địa phương làm lẫn lộn Từ đó, giải quyết mối quan hệ giữa phát âm và chữ viết, tránh viết sai CT do ảnh hưởng của phát âm gây ra
Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu quy nạp, diễn dịch - những phương pháp của lô gích trong quá trình miêu tả, cũng như một vài phương pháp, thủ pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác
7 CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Chương 1 Ngữ âm và chữ viết tiếng việt – cơ sở để đánh giá chính tả của học sinh tiểu học Hải Hậu
Chương 2 Thực trạng lỗi chính tả của học sinh tiểu học Hải Hậu
Chương 3 Nguyên nhân lỗi chính tả - cách chữa và một số kiến nghị, đề xuất nhằm khắc phục lỗi chính tả cho học sinh tiểu học Hải Hậu
Phần III: Kết luận đề tài
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1 ĐẶC ĐIỂM NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT
Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính: các âm tiết được tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói Vì thế, khi viết các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau Ví dụ: "Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh" (9 âm tiết)
Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, âm tiết có vị trí hết sức quan trọng Âm tiết là sự biểu hiện tập trung nhất, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt về mặt ngữ âm Mỗi âm tiết tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định (trong số 6 thanh: huyền(\), sắc(/), hỏi(?), ngã( ), nặng(.) và thanh ngang - không có kí hiệu dấu ghi thanh trên chữ viết Khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính hoặc bộ phận chính (đối với âm chính là nguyên âm đôi)
Cấu tạo âm tiết tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có cấu tạo với 4 đơn vị đoạn tính (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối) và một đơn vị siêu đoạn tính (thanh điệu) được chia thành hai bậc như sau:
Bậc 1: Âm đầu, và Bậc 2: Vần (bao gồm âm đệm, âm chính, âm cuối) như mô hình dưới đây:
Thanh điệu
Trong đó, âm chính và thanh điệu là hai bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một âm tiết nào
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
À án oản toan kiện quyền thuế hoãn
ze ro ze ro ze ro
t k q th
h
ze ro ze ro
o o ze ro
u u o
a a a a iê yê
ê a
ze ro n n n n n ze ro
n
huyền sắc hỏi ngang nặng huyền sắc ngã
Khi xác định được ký hiệu ghi âm chính trong âm tiết (tiếng, chữ), ta ghi
dấu thanh điệu lên trên hoặc dưới con chữ ghi nguyên âm đó, ví dụ: tan, tàn,
Trong trường hợp có hai con chữ (nguyên âm) biểu thị âm chính (nguyên âm đôi), người ta thường ghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dưới những con
chữ có dấu phụ, kiểu: tiên, tiền, tiến, tiển, tiễn, tiện
Trong trường hợp cả cả hai con chữ (nguyên âm) cùng ghi nguyên âm làm âm chính không có dấu phụ, người ta thường ghi dấu thanh điệu lên con
chữ nguyên âm đầu tiên (từ trái sang phải): mua, múa, mùa
Nhưng với những trường hợp cả hai con chữ (nguyên âm) cùng ghi nguyên âm làm âm chính đều có dấu phụ, người ta thường ghi dấu thanh điệu
lên trên hoặc dưới con chữ nguyên âm thứ hai (từ trái sang phải): bươi, bưởi
Từ mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt ở trên, chúng ta có thể lần lượt đi tìm hiểu các nguyên tắc ghi các thành phần âm vị trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt
1.1.1 Âm đầu
Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt có 22 phụ âm, bao gồm: + Âm vị âm đầu được ghi bằng một chữ cái là: 12
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
+ Âm vị âm đầu được ghi bằng nhóm hai chữ cái là: 06
+ Âm vị âm đầu có hai cách ghi bằng một chữ cái và hai chữ cái là: 03 (/z/, //, //) + Âm vị âm đầu có hai cách ghi bằng nhóm hai chữ cái và nhóm ba chữ cái là: 01 (//)
+ Âm vị âm đầu ghi bằng 03 chữ cái khác nhau: 01 (/k/) Âm vị âm đầu có số lượng nhiều nhất: 22 âm vị
Chữ viết tiếng Việt là loại chữ ghi âm bằng chữ cái Âm vị phụ âm đầu đứng ở vị trí số một trong âm tiết với tổng là 22 phụ âm Trong đó:
theo cách phát âm phổ biến, đứng trước "i, iê, ia";
riêng trong: giì, giiếng bị tinh giản thành "gì,
giếng", "gia đình, thầy giáo"
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ie/ (nghiên cứu, nghe ngóng)
20 // gh khi đứng trước /i, e, /: "ghi, ghế, ghẻ"
g trong các trường hợp khác: "gà gô, gỗ gụ" 21 // (khuyết)
CT tiếng Việt dựa trên nguyên tắc ngữ âm học: phát âm thế nào, viết thế ấy; giữa phát âm và chữ viết có sự phù hợp cao, một âm vị được biểu thị bằng một hình thức chữ viết Tuy nhiên, giữa âm vị và chữ viết tiếng Việt đôi khi còn có chỗ bất hợp lý như một âm vị có thể được biểu thị bằng nhiều chữ cái Ví dụ: một âm vị phụ âm đầu được ghi bằng nhiều con chữ như các âm vị được ghi bằng "ngh", "ch", "th", "ph"; một âm vị phụ âm đầu được biểu thị bằng nhiều các cách viết khác nhau như: /g/ :g, gh; /k/: c, k, q, v.v
+ Ghi là c khi viết trước các ký hiệu ghi
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
- Viết âm đầu /k/
- Viết âm đầu /ŋ/
- Viết âm đầu //
nguyên âm (bộ phận ghi nguyên âm đôi) /a/, /ă/, //, //, //, /u/, /o/, //, /uo/, // (ca, căn, cơ, câu, cư, cu, cô, co, cua, cưa, cươi, cuôi )
+ Ghi là k khi viết trước các nguyên âm hàng
trước /i/, /e/, /ε /, /ie/ (ki, kê, ke, kia, kiên )
+ Ghi là q khi viết trước âm đệm: /u/ (quả,
quang, quăng Riêng trường hợp ka ki, theo thói quen k vẫn viết trước a có lẽ do vay mượn) + Ghi là ng khi viết trước các ký hiệu ghi
nguyên âm hàng giữa, hàng sau /a/, /ă/, //, //, //, /u/, /o/, //, /uo/, //, và đứng trước âm đệm /u/: (nga, ngăn, ngơ, ngây, ngư, ngu, ngô, ngo, ngựa, nguyên, ngoa )
+ Ghi là ngh khi viết trước các ký hiệu ghi nguyên âm hàng trước: /i/,/ε/, /e/, /ie/ (nghi,
nghê, nghe, nghĩa, nghiên )
+ Ghi là g khi viết trước các ký hiệu ghi
nguyên âm hàng giữa, hàng sau: /a/, /ă/, //, //, //, /u/, /o/, //, /uo/, //, và đứng trước âm đệm /u/: (ga, găn, gơ, gây, gư, gu, gô, go, guôt, gươm, góa )
+ Ghi là gh khi viết trước các ký hiệu ghi nguyên âm hàng trước: /i/,/ε/, /e/, /ie/ (ghi, ghê,
ghe, ghiên )
1.1.2 Âm đệm: Bán âm /u/ và // (zêrô)
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
Âm đệm đứng ở vị trí thứ hai trong âm tiết và vị trí số một trong phần vần, được gọi là âm nối liền âm chính Trong tiếng Việt chỉ có bán âm /u/ và
thị bằng hai hình thức viết khác nhau, khi viết là "u", khi viết là "o"; còn âm vị âm đệm zêrô thì không được biểu thị trên chữ viết
- Viết là chữ cái o
khi đứng trước các nguyên âm
- Viết là chữ cái u
khi đứng trước các nguyên âm
+ /a/ (oa, oan, oai, oang,
+ /ă/ (oăc, oăm, oăn, oăng, oăt ) + /ε/ (oe, oen, oeng, oeo, oep, oanh, oách
+ // (uâc, uât, uây, uâng ) + /e/ (uê, uên, uêt, )
+ /i/ (uy, uyn, uynh, ) + /ie/ (uya, uyên, uyêt, )
1.1.3 Âm chính: Âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết, tức vị trí thứ
hai trong phần vần Âm vị đảm nhiệm vị trí này là các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi, bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi, cụ thể như sau:
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
//
ưa ươ
cơn mưa, quả dừa tươi tốt, tươm tất
Phần lớn các nguyên âm đảm nhiệm vị trí âm chính được biểu thị bằng một hình thức chữ viết (a, ă, â, ê, ư, o ) Chỉ có một số âm vị nguyên âm đơn được biểu hiện bằng hai hay nhiều hình thức chữ viết
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
Chẳng hạn: - Nguyên âm /ε / được biểu thị là:
+ Chữ cái e trong các vần có âm cuối
+ Chữ y trong các âm tiết có vần chứa
âm đệm là bán âm /u/ hoặc âm tiết vắng âm đầu, âm đệm, âm cuối (y, uy, tuy, )
Có 03 nguyên âm đôi giữ vị trí là âm chính và được biều thị bằng nhiều hình thức viết:
- Nguyên âm đôi /ie/:
- Nguyên âm đôi /uo/:
- Nguyên âm đôi //:
+ iê ở âm tiết có âm cuối: chiến, tiêu tiếng + yê ở âm tiết có âm đệm và âm cuối: tuyên truyền, quyên ; hoặc khi mở đầu âm tiết: yên, yết
+ ia viết ở âm tiết không có âm cuối: chia, phía
+ ya ở âm tiết có âm đệm, không có âm cuối: khuya
+ ua ở âm tiết không có âm cuối: ủa, của, múa
+ uô viết ở âm tiết có âm cuối: suối, suốt, chuối
+ ưa ở âm tiết không có âm cuối: chưa, thừa
+ ươ ở âm tiết có âm cuối: nước, thương
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Riêng về trường hợp I, Y làm âm chính thì hiện nay sự phân bố vị trí
giữa i và y chưa rõ ràng, còn tồn tại cách viết nước đôi: kĩ thuật/ kỹ thuật, mỹ
Âm cuối ở vị trí cuối vần và cũng là vị trí cuối của âm tiết, được dùng
để kết thúc âm tiết Âm vị đứng ở vị trí này là bán âm cuối hoặc phụ âm cuối - Phụ âm cuối gồm có:
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xuất hiện trong các âm tiết (trừ các âm tiết có âm
chính là nguyên âm hàng trước:/i/, /e/, /ε /: tung,
tông, túc )
7
//
âm đơn hàng trước: /i/, /e/, /ε /: inh, kênh, xanh
o
- "o" ghi bán âm cuối /u/ trong các âm tiết có âm chính là nguyên âm /a/, / ε / như: cao, chèo, béo, đảo
"i" ghi bán âm cuối trong các âm tiết có các
nguyên âm (trừ /ă/, //), như: mai, tôi, cúi, hoài
y
chỉ xuất hiện sau nguyên âm /ă/, // như: cay, hay, cây, đẩy, ngoe nguẩy
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHỮ VIẾT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tiếng Việt (chữ Quốc ngữ) được xây dựng trên cơ sở hệ thống chữ cái La tinh, là chữ viết ghi âm, xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức là nói sao viết vậy Bộ chữ này được các cha cố Dòng Tên du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XVII, bao gồm 26 ký hiệu sau:
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Không sử dụng các ký hiệu: Ff, Jj, Ww, Zz để ghi âm; - Ghép các con chữ để ghi một âm vị:
+ Ghép chữ c với h thành ch ghi âm /c/;
+ Ghép chữ g với h thành gh ghi âm // khi đứng trước nguyên âm hàng trước /i, ê, e/
+ Ghép chữ k với h thành kh ghi âm / /
+ Ghép chữ n với h thành nh ghi âm //;
+ Ghép chữ t với h thành th ghi âm /t/
+ Ghép chữ t với r thành tr ghi âm //
+ Ghép g với i thành gi ghi âm /z/
+ Ghép chữ n với g và h thành ngh ghi âm // + Ghép p với h thành ph ghi âm /f/
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
- Thêm dấu râu () vào o (vốn ghi âm //) thành ơ ghi âm //
- Thêm dấu mũ ( ) vào trên chữ e (vốn ghi âm /ε/) thành ê để ghi âm /e/
/o/
- Thêm dấu ( ) vào trên chữ a (vốn ghi âm /a/) thành â để ghi âm //
- Ghép i với a > ia; i với ê > iê; ghép y với a > ya; y với ê thành yê để
ghi các biến thể vị trí của nguyên âm đôi /ie/
- Ghép u với a;> ua; u với ô > uô để ghi các biến thể vị trí của nguyên
âm đôi /uo/
- Ghép ư với a > ưa; ư với ơ > ươ để ghi các biến thể vị trí của nguyên
âm đôi //
Nhƣ vậy, về cơ bản, chữ viết Tiếng Việt bao gồm các chữ cái sau:
Nói chung, chữ Quốc ngữ có các ƣu và nhƣợc điểm sau:
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
(i) Về ưu điểm:
- Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học, về căn bản đa số các trường hợp đảm bảo được tương ứng "1 - 1" giữa âm và chữ Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Quốc ngữ phải thỏa mãn ít nhất hai điều kiện: một là, mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị; hai là, mỗi ký hiệu luôn luôn chỉ có một giá trị, tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ
- Cách viết thành âm tiết rời, xét về mặt CT, cũng làm cho sự kết hợp giữa các chữ cái thành đơn giản, tiện lợi
(ii) Về nhược điểm:
Chữ Quốc ngữ có một số những rắc rối trong CT, được chia làm 2 loại: loại không phụ thuộc vào ngữ âm và loại phụ thuộc vào ngữ âm:
- Không phụ thuộc vào ngữ âm là trường hợp “d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k” Có thể sự khác biệt trên chữ viết này đã từng phản ánh sự khác biệt về ngữ âm của tiếng Việt trong lịch sử Hiện nay sự khác biệt này trong phát âm không còn nữa, song do tính chất bảo thủ của CT và sự khu biệt nghĩa của từ, chúng ta vẫn phải phân biệt d/gi; g/gh; ng/ngh; c/k trong viết CT Do đó, có thể kết luận rằng: không thể đơn thuần dựa vào phát âm để viết đúng CT trong các trường hợp này
- Phụ thuộc vào cách phát âm là các "bất hợp lý" về CT do chữ Quốc ngữ là một thứ chữ ghi âm xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói sao viết vậy, luôn bị ảnh hưởng bởi cách phát âm mang tính đặc trưng vùng miền (không tuân theo chuẩn) cho nên dẫn đến viết CT dựa theo phát âm phương ngữ Ví dụ, theo phát âm chuẩn nói "con trâu", nhưng thổ ngữ Hải Hậu - Nam Định phát âm là "con tâu" nên HS cũng viết là "con tâu"; hoặc thổ ngữ Hải Hậu - Nam Định không có sự phân biệt "tr” và “ch" trong phát âm nên khi viết dẫn đến sai CT như "cây chuối" viết thành "cây truối" v.v
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ đã không tuân thủ được một cách nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết, tạo ra những bất hợp lý về CT Cụ thể là dùng nhiều ký hiệu để biểu thị một âm Ví dụ: âm /k/ được biểu thị bằng 3 ký hiệu: c, q, k; âm // được biểu thị bằng 2 ký hiệu: g, gh, v.v Hoặc dùng một ký hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ
với những âm trước và sau nó Ví dụ chữ a chủ yếu dùng để biểu thị âm /a/; nhưng khi đứng trước u và y ở cuối âm tiết lại biểu thị âm /ă/ (lau, lay); còn trong tổ hợp IA (mía), thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /ie/; trong tổ hợp UA (mua) thì a biểu thị yếu tố thứ hai của nguyên âm đôi /uo/; v.v Chữ Quốc ngữ cũng dùng nhiều dấu phụ như trong các con chữ: ă, â, ô,
ơ, ư; và các dấu ghi thanh điệu là: huyền(\), sắc(/), hỏi(?), ngã( ), nặng(.)
ghi trên các chữ âm tiết để biểu thị các thanh tương ứng Chữ Quốc ngữ cũng
ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm như: ch, gh, kh, ngh, ph, th, tr
Từ những sự trình bày trên, có thể thấy rằng: nói (phát âm) như thế nào thì viết như thế ấy - đó là vấn đề “phiền hà” trọng yếu của CT tiếng Việt Do đó, một nguyên tắc quan trọng trong dạy CT tiếng Việt cho HS là phải hết sức chú ý đến phát âm và đặc biệt là tính địa phương - phương ngữ, thổ ngữ trong tiếng nói của các em
1.3 ĐẶC ĐIỂM VÀ QUY TẮC CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
1.3.1 Đặc điểm
CT, theo định nghĩa của từ điển, là cách viết đúng, hợp với chuẩn và những quy tắc về cách viết chuyển từ dạng thức ngôn ngữ nói sang dạng thức ngôn ngữ viết Theo GS Hoàng Phê [Từ điển tiếng Việt, 1994, tr 175] thì:
"CT - đó là cách viết chữ được coi là chuẩn", như vậy có thể hiểu: những
cách viết chữ không đúng so với chuẩn được coi là sai CT CT, đó là những quy định mang tính xã hội cao, được mọi người trong cộng đồng chấp nhận,
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
mọi người đều phải tuân thủ Những quy định đó thường là thói quen trong sự vận dụng thực tiễn, nhưng cũng có thể do các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và được xã hội chấp nhận; được coi là chuẩn mực nói chung, là chuẩn CT nói riêng
Như vậy, chuẩn CT là việc chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ, là những quy định buộc mọi người sử dụng tiếng Việt phải tuân theo Quy định ấy thường bao gồm các nội dung sau:
- Quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong âm tiết - Quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm
- Quy định chuẩn về viết các dấu câu
Chuẩn CT là sự biểu hiện của tính khuôn mẫu, tính chuẩn mực; do vậy, khi được hình thành và áp dụng vào thực tế, chuẩn CT thường mang một số đặc điểm là:
a Chuẩn CT có đặc điểm cơ bản là mang tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối Viết đúng CT là một yêu cầu phổ biến đối với mọi người chứ không chỉ riêng ai Đối với CT, yêu cầu cao là sự thống nhất, cần có những chuẩn CT được xác định rõ ràng, tránh những trường hợp mập mờ, hạn chế những trường hợp trung gian
b Nói đến chuẩn CT là nói đến vấn đề ổn định, ít thay đổi Chữ viết CT thường có tính bảo thủ Tính ổn định cao của chữ viết và CT cũng kéo theo sự ổn định cao của những quy định chuẩn CT Vì thế, trên thực tế sử dụng ngôn ngữ chúng ta thường thấy những thói quen viết chữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người sử dụng nên khi có sự biến đổi nào đó, người sử dụng cảm thấy khó khăn trong cách viết, khó thay đổi ngay được cách viết mới Tính ổn định cao của chữ viết đôi khi cũng gây rắc rối cho CT Khi ngôn ngữ đã có sự thay đổi và phát triển khác trước (mặt ngữ âm) mà CT vẫn giữ nguyên không thay đổi thì rất dễ nảy sinh các mâu thuẫn, tạo nên những bất hợp lý Chẳng hạn trước
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
đây, trong Tiếng Việt có sự phân biệt phát âm giữa D và Gi nhưng đến nay không còn sự phân biệt nữa Ở góc độ chữ viết, việc phân biệt giữa D và Gi vẫn là quy định về CT Điều này tạo nên sự khó khăn về CT mà trên thực tế, chuẩn CT cũng đành để ở dạng trung gian
c Mặc dù có tính ổn định cao, song chuẩn CT không phải là bất biến CT có tính ổn định cao, tuy nhiên trong quá trình vận động nó vẫn có sự biến đổi với mức độ chậm Sự biến đổi của CT ít nhiều kéo theo sự thay đổi về chuẩn CT Những chuẩn CT trong thời điểm này được coi là hợp lý nhưng đến một thời điểm khác không còn phù hợp nữa thì tất yếu phải thay đổi
d Chuẩn CT thường mang tính truyền thống và số đông Điểm xuất phát của chuẩn CT là những thói quen phổ biến trong xã hội, vì thế, chuẩn CT thực chất là kết quả của một sự lựa chọn - lựa chọn của nhiều hình thức CT đang tồn tại Chẳng hạn do thói quen phát âm của đa số người trong xã hội mà có thể tạo thành những chuẩn thể hiện trên chữ viết như: "chỏng ngọng" (tuy theo từ nguyên phải là "chổng gọng"); "đại bàng" (tuy theo từ nguyên phải là "đại bằng")
Đặc trưng số đông thể hiện rõ nhất trong chuẩn CT Tiếng Việt là "khi trong thực tế đang tồn tại hai hai hình thức ngữ âm mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất thì có thể tạm thời chấp nhận hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen nghiêng hẳn về một hình thức" [27, tr.265] Chẳng hạn như nghĩa "eo sèo" và "eo xèo"; "sứ mạng" và "sứ mệnh"
1.3.2 Các quy tắc CT Tiếng Việt hiện hành
CT Tiếng Việt cơ bản là CT ngữ âm, mối liên hệ âm - chữ biểu hiện trực tiếp qua cách viết và cách đọc Hơn nữa, CT Tiếng Việt lại chủ yếu là CT âm tiết Các quy tắc CT tập trung cao ở dạng thức viết của cấu trúc âm tiết Biết viết đúng, viết thành thạo âm tiết là có thể nói đã có kỹ năng CT Tiếng Việt
Nói đến các quy tắc CT hiện hành của Tiếng Việt, thường người ta hay nói đến trước hết các quy định chuẩn về việc viết các chữ cái ghi âm vị trong
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
âm tiết và các quy định chuẩn về viết hoa, viết tắt, phiên âm Sau đây ta sẽ lần lượt xem xét chúng
a Quy tắc viết tên riêng Tiếng Việt
Trong tiếng Việt, chữ Hoa có chức năng cơ bản sau: - Đánh dấu sự bắt đầu một câu;
- Ghi tên riêng của người, địa danh, cơ quan, tổ chức ;
- Biểu thị sự tôn kính: Bác Hồ, Người
Về cách viết chữ hoa tên riêng của Việt Nam, nhìn chung đã có những
- Tên người và tên địa lý: viết hoa tất cả các âm tiết và không dùng gạch
nối: Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Hải Phòng, Nam Định, v.v
- Tên tổ chức, cơ quan: chỉ viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm
tên: Trường đại học bách khoa Hà Nội, Trường đại học sư phạm Thái
Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định, v.v
b Quy tắc viết tên riêng và thuật ngữ tiếng nước ngoài
Về cách viết các từ tiếng nước ngoài, hiện nay nhìn chung đang còn rất
phức tạp, chưa có những chuẩn mực chung được quy định chính thức; hiện có mới chỉ có những quy định tạm thời
Công việc này liên quan đến hai vấn đề chính của CT tiếng Việt: - Phiên âm tên riêng;
- Phiên âm thuật ngữ khoa học - kỹ thuật
Cả hai vấn đề trong CT tiếng Việt đều chưa được xử lý nhất quán
Về tên riêng, thì trên các sách báo tiếng Việt tồn tại nhiều cách viết khác
nhau: viết theo nguyên ngữ như Lothar Matthäus (Đức), Michel Platini (Pháp); viết theo cách chuyển tự như: Moskva, Kiev , viết theo phiên âm trực tiếp: Mátxcơva, Napôlêông, ; viết theo phiên âm qua ngôn ngữ khác: Anh,
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Pháp (qua Hán Việt), phiến quân Taliban (qua Anh) Tuy nhiên, cũng đã có
một số quy định đối với tên riêng không phải Tiếng Việt:
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái La tinh thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết như trong nguyên ngữ (kể cả các chữ cái f, j, w, z; dấu phụ
ở một số chữ cái có thể lược bỏ: Petöfi - Petofi) Paris, London, (chỉ viết hoa
chữ cái đầu của âm tiết đầu)
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng hệ thống chữ cái khác chữ cái La
tinh thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái La tinh: Lomonosov,
Moskva, (chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu)
- Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi âm bằng chữ
cái thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ cái La tinh: Tokyo (chỉ viết hoa
chữ cái đầu của âm tiết đầu)
- Những tên riêng có hình thức phiên âm Hán Việt quen dùng trong
Tiếng Việt thì nói chung không thay đổi, trừ một số trường hợp: Anh, Pháp,
Bắc Kinh, Lỗ Tấn (Ý - Italia; Úc - Australia; Nam Triều Tiên - Hàn Quốc )
(viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết của tên riêng phiên âm Hán Việt)
Về các thuật ngữ khoa học kỹ thuật gốc nước ngoài cũng tồn tại những
cách viết khác nhau, rất không nhất quán: axit - acid, gam - gram v.v đòi hỏi
- Được sử dụng các phụ âm đầu và tổ hợp phụ âm đầu âm tiết (p, z,
w bl, cr, str ) và những phụ âm cuối (b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z ) vốn không
đặc trưng cho âm tiết Tiếng Việt: acid, sulfur, parabol
- Tôn trọng mối quan hệ có tính chất hệ thống giữa các thuật ngữ: fluor, fluorur - Có thể chấp nhận những điều chỉnh rút gọn như: met, gram
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
1.4 VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, VĂN HÓA - XÃ HỘI, NGÔN NGỮ HUYỆN HẢI HÂU
1.4.1 Đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội huyện Hải Hậu
Huyện Hải Hậu là huyện đồng bằng ven biển tỉnh Nam Định, tọa độ địa lý khoảng 20o
7 vĩ độ bắc, và 106o15 kinh độ đông Phía bắc, phía đông giáp huyện Xuân Trường, Giao Thủy Từ đông bắc xuống tây nam là sông Ninh Cơ, địa giới giáp huyện Trực Ninh, Nghĩa Hưng Phía Nam là Biển Đông với 32 km bờ biển
Dân sô 293.105 người, được phân bố ở 32 xã, 3 thị trấn Mật độ trung bình 1.270 người/ km2, đồng bào công giáo chiếm gần 40% dân số Huyện lỵ đặt ở thị trấn Yên Định, cách thành phố Nam Định 36 km, cách thủ đô Hà Nội 130 km
Vào thời Lê Thuận Thiên (1428 - 1433), bốn dòng họ, đứng đầu là các thủy Tổ: Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Phạm Cập tới đây khởi nghiệp mở đất Tiếp đến đầu thế kỷ XVII An phủ sứ Vũ Duy Hòa, thế kỷ XIX Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, Doanh điền sứ Đỗ Tông Phát tập hợp nhân dân đẩy mạnh sự nghiệp khai hoang, lấn biển Ngày 27/12/1888, huyện Hải Hậu được thành lập
Nhân dân huyện Hải Hậu vốn là cư dân lấn biển, trải qua hơn 5 thế kỷ tạo dựng đã hun đúc nên giá trị truyền thống nét đẹp văn hóa đặc sắc: "Nếp nhà nhân hậu, phúc, đức, cần, kiệm; mây sáng trời trong, con cháu thảo hiền", "Thiện tục khả phong", "Mỹ tục khả phong", tinh thần đoàn kết, gắn bó yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong lao động, sản xuất và bảo vệ quê hương, đất nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ năm 1929 đã có cơ sở Đảng ở Hội Khê Ngoại, sau Cách mạng Tháng tám năm 1945 thành lập chi bộ, tháng 6/1947, thành lập Huyện ủy Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân dân Hải Hậu cùng với cả nước lập nên những chiến công vang dội, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã bắn rơi 13 máy bay, bắn cháy 3 tàu chiến mỹ, Nhà nước phong tặng huyện và 9 xã, thị trấn danh hiệu anh hùng lực lượng vũ
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đảng bộ huyện Hải Hậu xây dựng và trưởng thành gắn liền với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, là một Đảng bộ được tôi luyện trong quá trình cách mạng, lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị; xây dựng chính quyền vững mạnh, các đoàn thể tiên tiến Đảng bộ vinh dự được Trung ương công nhận là một trong 3 Đảng bộ "bốn tốt" đầu tiên của miền Bắc, một trong 51 Đảng bộ vững mạnh đợt đầu của cả nước và đến nay liên tục là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh Giữ vững và phát huy truyền thống đó, Đảng bộ đang tập trung lãnh đạo nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"
Thành tích về giáo dục: năm 2001, toàn huyện được công nhận hoàn thành mục tiêu phổ cập trung học cơ sở và đạt phổ cấp trung học cơ sở đúng độ tuổi vào năm 2004 Đến năm 2005 toàn huyện đã có 6 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và trường PTTHA
Hải Hậu đạt chuẩn quốc gia Tỷ lệ tốt nghiệp ở các cấp học luôn đạt 99%, tỷ lệ HS giỏi đạt giải cao luôn xếp hạng nhất, nhì tỉnh
1.4.2 Đặc điểm về tiếng nói
Đã từng có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về các phương ngữ, thổ ngữ, đảo thổ ngữ Tiếng Việt Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, dường như chưa có một công trình, bài viết nào nghiên cứu về tiếng Hải Hậu
Là một vùng đất ven biển, những cư dân thuộc bốn họ Trần, Vũ, Hoàng, Phạm đã về đây mở đất lập nghiệp từ thế kỉ XV Có thể nói, đến nay, tiếng nói Hải Hậu còn lưu giữ nhiều đặc điểm khá cổ về phương diện ngữ âm, từ vựng
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Tiếng Hải Hậu có thể được phân thành hai vùng thổ ngữ chính Sự khác biệt
khác nhau Sự khác biệt về ngữ điệu cũng thể hiện khá rõ giữa hai vùng
Vùng 1: Bao gồm một số xã thuộc phía bắc huyện (trừ các xã Hải Anh, Hải Bắc, Hải Phương, thị trấn Yên Định) có đặc trưng phát âm ngữ điệu câu
âm [e] bị đôi hóa, tức có sắc thái [ie] hay [ea]
Vùng 2: bao gồm phần lớn các xã ở phía nam và các xã Hải Anh, Hải Phương, Hải Bắc, thị trấn Yên Định có đặc trưng phát âm ngữ điệu câu dài
bị đôi hóa, tức có sắc thái [ie] hay [ea] Ví dụ:
Nếu so sánh với ngôn ngữ văn học (NNVH) thì trong hệ thống ngữ âm (khẩu ngữ) Hải Hậu hiện nay, theo quan sát của chúng tôi, có sự khác biệt khá lớn Số lượng các âm vị trong hệ thống âm đầu ở tiếng Hải Hậu ít hơn nhiều so với hệ thống âm đầu trong ngôn ngữ văn học Điều đó thể hiện ở chỗ:
- Không có dãy phụ âm quặt lưỡi //, //, /r/ đối lập với các phụ âm đầu lưỡi bẹt /t/, /s/, /z/ Phụ âm // này đã chuyển thành các âm đầu lưỡi bẹt [t] tương ứng, ví dụ:
Ta có thể thấy hiện tượng này qua câu sau:
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
"Con trâu trắng cọc bờ tre trụi Nó ăn no bụng tròn như cái trống treo" thì lại được người Hải Hậu phát âm và ghi CT thành "con tâu tắng cọc bờ te tụi Nó ăn no bụng tòn như cái tống teo" Theo PSG TS Đoàn Văn Phúc [18] thì đây là dấu vết của hiện tượng biến đổi một kiểu tổ hợp phụ âm cổ xưa [tl, bl ] ở tiếng Việt thành một phụ âm [t] và được lưu giữ ở tiếng Hải Hậu Còn
(khẩu) súng [u5] (khẩu) thúng [tu5] (buổi) sáng [a5] (buổi) tháng [ta5
] sống sót [o5t5] thống thót [to5
tt5] Riêng phụ âm /r/, /z/ đã nhập và chuyển thành phụ âm đầu lưỡi rung [r], ví dụ:
rõ ràng [r5 ra2
] [r5 ra2
] rơm rạ [rm1 ra6] [rm1 ra6] dẫn đường [zn3 d2
] [rn3 d2] nông dân [no1
zn1] [no1
rn1]
- Bên cạnh hiện tượng phụ âm đầu lưỡi quặt [] (s) lại được chuyển
lại [t] thành [s], kiểu như:
tm5] giần sàng [zn2a2
] thịt thà [tit6 ta2] [sit6 sa2]
Và cũng giống như nhiều thổ ngữ Bắc bộ khác, ở Hải Hậu cũng có sự nhập hai phụ âm đầu lưỡi, xát bên /l/ và phụ âm đầu lưỡi lợi /n/ thành [n], ví dụ:
Trang 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ví dụ:
Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm được xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói sao viết vậy Tuy nhiên có những âm vị lại được biểu thị bằng nhiều con chữ khác nhau khiến cho người viết CT khó phân biệt khi viết Mặt khác, mỗi âm tiết Tiếng Việt đều
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
mang một thanh điệu nhất định Khi viết chữ phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết, v.v Những trở ngại này chỉ có thể khắc phục khi người viết CT tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành Việc tuân thủ các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành còn khắc phục được vấn đề CT do ảnh hưởng của phương ngữ, thổ ngữ (nói sai so với phát âm chuẩn)
Như vậy, chuẩn CT là một vấn đề cần phải được chú trọng trong dạy CT cho HS Nó là thước đo để đánh giá chất lượng CT - mức độ đúng/sai CT của HS Căn cứ chuẩn chúng ta có thể phân loại, đánh giá chất lượng CT của HS, là cơ sở cho việc dạy học CT Tiếng Việt đạt chất lượng và hiệu quả cao
Đối với HSTH Hải Hậu, các em được sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có lịch sử anh hùng: qua nhiều đời quai đê lấn biển, kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, con người Hải Hậu luôn vượt khó vươn lên, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp được hun đúc qua nhiều thế hệ Nhân dân huyện Hải Hậu luôn tự hào vì thành tích 31 năm liên tục giữ vững danh hiệu điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tính chất vùng miền, trong văn hóa giao tiếp (nói và viết), người dân Hải Hậu phát âm theo thổ ngữ địa phương rất khu biệt (giọng Hải Hậu trộn trấu không lẫn) Và lẽ tất nhiên HSTH cũng bị ảnh hưởng từ thổ ngữ mẹ đẻ trong viết CT với các đặc trưng cơ bản mà chúng tôi đã trình bày ở mục 1.4.2 - đặc điểm về tiếng nói của nhân dân Hải Hậu Đây chính là các dấu hiệu để nhận biết văn hóa và giọng nói của người dân Hải Hậu, và nó cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên LCT của HSTH Hải Hậu Vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa tiếng nói của địa phương, vừa đảm bảo các nguyên tắc, quy tắc CT hiện hành trong dạy học CT cho HSTH ở Hải Hậu Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà chúng tôi muốn hướng tới trong luận văn tốt nghiệp của mình
Chương 2
THỰC TRẠNG LCT CỦA HSTH HỌC HẢI HẬU