MỤC LỤC
Các mẹo CT có ý nghĩa tương đương như những "thang thuốc" mà các nhà ngôn ngữ học đã "bốc" cho chúng ta bằng cách hệ thống hóa các tri thức ngôn ngữ trừu tƣợng thành những công thức giản tiện để ứng dụng khi học CT. Nhƣ vậy, mẹo CT vừa có ƣu điểm, vừa có nhƣợc điểm, theo chúng tôi cần phải tiếp thu có chọn lọc, có sự gia công sƣ phạm để phát huy đƣợc các thành quả nghiên cứu và phù hợp với năng lực tiếp thu của HSTH.
Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần phải có sự điều tra nghiên cứu thực trạng LCT của HS trên từng vùng lãnh thổ để có đƣợc cơ sở thực tiễn khoa học cho việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất cho HS ở vùng lãnh thổ đó. Kế thừa thành tựu của các công trình có liên quan của các tác giả đi trước, căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát tình hình LCT của người dân và HS Hải Hậu, chúng tôi chọn vấn đề "Lỗi chính tả của học sinh tiểu học Hải Hậu - Nam Định" làm đề tài nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu - Khảo sát thực trạng LCT của HSTH Hải Hậu. - Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến LCT của HSTH Hải Hậu và đề xuất phương hướng khắc phục chúng.
Bên cạnh đó, đề tài còn chú trọng đến phương pháp phân tích miêu tả cấu âm - âm học các đơn vị đoạn tính trong việc phân tích cấu trúc âm tiết và các âm tiết tiếng Việt nhằm chỉ ra nét đồng nhất và khác biệt giữa chúng trên chữ viết về phương diện phát âm thường bị tập quán phát âm địa phương làm lẫn lộn. Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, đề tài còn áp dụng các phương pháp nghiên cứu quy nạp, diễn dịch - những phương pháp của lô gích trong quá trình miêu tả, cũng như một vài phương pháp, thủ pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
Nếu thực hiện thống kê với một số lần đủ lớn theo đúng yêu cầu và phương pháp bộ môn thì từng đặc trưng số lượng của một dạng thức sẽ đi tới đặc trƣng chất lƣợng của nó" [7, tr.15]. Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất nhằm phân tích, đánh giá các tƣ liệu thu thập đƣợc về hiện tƣợng nghiên cứu.
Trong trường hợp có hai con chữ (nguyên âm) biểu thị âm chính (nguyên âm đôi), người ta thường ghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dưới những con chữ có dấu phụ, kiểu: tiên, tiền, tiến, tiển, tiễn, tiện. Nhưng với những trường hợp cả hai con chữ (nguyên âm) cùng ghi nguyên âm làm âm chính đều có dấu phụ, người ta thường ghi dấu thanh điệu lên trên hoặc dưới con chữ nguyên âm thứ hai (từ trái sang phải): bươi, bưởi.
Tuy nhiên, so với bảng chữ cái La tinh, bảng chữ cái tiếng Việt hiện nay có một số khác biệt: Từ gốc là các chữ cái La tinh, chữ Quốc ngữ đã đƣợc sử dụng theo nguyên mẫu là chữ đơn, hoặc chữ ghép, hoặc thêm dấu phụ vào chữ cái để có thể thể hiện âm vị, nhưng cũng có trường hợp thể hiện biến thể của âm vị. - Phụ thuộc vào cách phát âm là các "bất hợp lý" về CT do chữ Quốc ngữ là một thứ chữ ghi âm xây dựng theo nguyên tắc ngữ âm học, tức nói sao viết vậy, luôn bị ảnh hưởng bởi cách phát âm mang tính đặc trưng vùng miền (không tuân theo chuẩn) cho nên dẫn đến viết CT dựa theo phát âm phương ngữ.
Về tên riêng, thì trên các sách báo tiếng Việt tồn tại nhiều cách viết khác nhau: viết theo nguyờn ngữ nhƣ Lothar Matthọus (Đức), Michel Platini (Pháp); viết theo cách chuyển tự nhƣ: Moskva, Kiev.., viết theo phiên âm trực tiếp: Mátxcơva, Napôlêông,..; viết theo phiên âm qua ngôn ngữ khác: Anh,. - Những tên riêng có hình thức phiên âm Hán Việt quen dùng trong Tiếng Việt thì nói chung không thay đổi, trừ một số trường hợp: Anh, Pháp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn..(Ý - Italia; Úc - Australia; Nam Triều Tiên - Hàn Quốc..) (viết hoa tất cả các chữ cái đầu âm tiết của tên riêng phiên âm Hán Việt).
Về phương diện từ vựng, ở tiếng Hải Hậu ngoài vốn từ tiếng phổ thông ở vùng Bắc bộ còn có một vốn từ địa phương "đặc sệt Hải Hậu" mà không thấy có ở NNVH, ở các vùng, các thổ ngữ Bắc bộ khác. Đối với HSTH Hải Hậu, các em đƣợc sinh ra và lớn lên ở một vùng quê có lịch sử anh hùng: qua nhiều đời quai đê lấn biển, kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, con người Hải Hậu luôn vượt khó vươn lên, biết giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa và truyền thống tốt đẹp đƣợc hun đúc qua nhiều thế hệ.
Căn cứ theo tần suất mắc lỗi của từng yếu tố CT thông qua bước khảo sát trên bài thi chất lƣợng và vở ghi của HS, chúng tôi thiết kế các phiếu hỏi để tiến hành khảo sát sâu ở đối tƣợng. * Khảo sát trực tiếp HS, GV giảng dạy và cán bộ quản lý chuyên môn thông qua phương pháp đàm thoại, quan sát khoa học để thu thập các thông tin cần thiết phục vụ vấn đề nghiên cứu.
Việc khảo sát vở ghi của HS đƣợc tuân thủ các nguyên tắc: Thứ nhất, số chữ của một bài trong vở ghi phải đạt yêu cầu: ở khối lớp 1 chọn các bài viết có số chữ khoảng 70 chữ (tiếng); ở khối lớp 3 chọn các bài viết có số chữ khoảng 140 chữ (tiếng); ở khối lớp 5 chọn các bài viết có số chữ khoảng 230 chữ (tiếng) để đảm bảo tương đương với dung lƣợng bài thi chất lƣợng của các khối; Thứ hai, chỉ lựa chọn các bài viết có nội dung kiểm tra và rèn luyện CT. Nếu nhƣ điều tra qua bài thi chất lƣợng, điểm số bài thi càng thấp càng nhiều LCT, điểm số càng cao càng ít LCT thì điều tra qua vở ghi bài, những HS có học lực yếu và trung bình thì tần suất mắc LCT rất cao (em mắc nhiều nhất ở khối lớp 1 là 13 lỗi, em mắc nhiều nhất ở khối lớp 3 là 9 lỗi, em mắc nhiều nhất ở khối lớp 5 tới 14 lỗi), còn những HS có học lực khá và giỏi thì hầu nhƣ không mắc lỗi, hoặc có mắc thì tần số mắc rất thấp, chỉ một vài lỗi trong một bài đƣợc điều tra.
Việc phân tích thực trạng trên nguồn tƣ lệu là vở ghi bài cũng cho kết quả tương tự, LCT của HSTH tập trung chủ yếu ở nhóm đối tƣợng có học lực trung bình và yếu, nhóm đối tƣợng có học lực khá và giỏi mắc LCT ít hơn. Một trong các lý do đó là HS ở các xã xa trung tâm bị ảnh hưởng bởi thổ ngữ mẹ đẻ trong viết CT nhiều hơn so với HS ở các xã cận trung tâm và trung tâm huyện; một nguyên nhân nữa, cũng có thể là chất lượng giáo dục của các trường ở cận trung tâm và trung tâm huyện thường tốt hơn các trường xa trung tâm.
Tuy nhiên, về phân công công tác, thông thường GV cư trú ở địa phương nào thì sẽ được bố trí công tác ở địa phương đó, mà chính GV cũng bị ảnh hưởng bởi ngữ âm phương ngữ nên ảnh hưởng đến chất lượng dạy môn Tiếng việt. Qua khảo sát của chúng tôi về cách thức khắc phục LCT cho HS ở các GV tiểu học thì biện pháp đƣợc các Thầy Cô sử dụng phổ biến đó là cho HS tập phát âm, tập viết nhiều lần những từ bị sai CT (đọc đi, đọc lại; viết đi, viết lại nhiều lần).
+ Từ láy phụ âm đầu phần lớn là CH ; những từ láy phụ âm đầu là TR rất ít: có nghĩa là trơ: trơ trọi, trơ trụi, trống trải, trần truồng, trùng trục, trơ trẽn, trâng tráo, trơn trạo, trừng trộ ; hay có nghĩa là chậm trễ: trễ tràng, trì trệ, trù trừ, trúc trắc, trục trặc; và khoảng 10 từ: trối trăng, trà trộn, tròn trặn, tròn trịa, trai tráng, trầm trồ, trăn trở, trằn trọc. Ví dụ: mở (trong: mở mang) mang thanh hỏi; mỡ (trong mỡ màng) mang thanh ngã; nghỉ (trong: nghỉ ngơi) mang thanh hỏi, nghĩ (trong: nghĩ ngợi) mang thanh ngã v.v..Số ngoại lệ của quy tắc này rất ít: ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ, và một vài từ như: trơ trẽn, lam lũ, trước kia cũng coi là ngoại lệ của quy tắc này.
Ví dụ: mở (trong: mở mang) mang thanh hỏi; mỡ (trong mỡ màng) mang thanh ngã; nghỉ (trong: nghỉ ngơi) mang thanh hỏi, nghĩ (trong: nghĩ ngợi) mang thanh ngã v.v..Số ngoại lệ của quy tắc này rất ít: ngoan ngoãn, vỏn vẹn, khe khẽ, se sẽ, và một vài từ như: trơ trẽn, lam lũ, trước kia cũng coi là ngoại lệ của quy tắc này. - Đối với các từ Hán Việt phát âm không phân biệt hỏi/ ngã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. tắc CT) cho các em mà còn góp phần giáo dục ý chí và những đức tính tốt nhƣ tính kỷ luật, tính cẩn thận, cần cù, nhẫn nại (vì phải viết nhiều cho quen, viết sao cho đúng, không đƣợc thừa, thiếu nét, phải nhớ các hiện tƣợng LCT để không bị sai), phát triển óc thẩm mỹ (viết phải thẳng hàng, ngay ngắn, sạch, đẹp), ngoài ra còn bồi dƣỡng cho các em lòng yêu quý tiếng mẹ đẻ, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp khi giao tiếp ("Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau") v.v. Trong dạy học CT, GV cần có ý thức rà soát các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương, giúp HS ý thức được các đặc trƣng phát âm này để trên cơ sở đó có sự so sánh với cách phát âm chuẩn để nhận ra quy luật để viết theo phát âm đúng.
Kiểu bài CT nghe đọc mà hiện nay chúng ta đang dùng ít nhiều có phần chủ quan với ảnh hưởng phát âm phương ngữ của người viết (cũng như hiện tƣợng cùng một cách phát âm nhƣng có nhiều cách ghi âm: g và gh, ng và ngh, gi và d, c và k..) nên đã hình thành thói quen "mất cảnh giác" ở HS trong khi học CT. Cách làm này đã đƣợc chúng tôi mô tả trong mục 2 - lịch sử vấn đề nghiên cứu (đã được đề xướng nhƣ: học CT bằng cách nhớ từng chữ một, phát âm đúng để viết đúng CT, học mẹo CT để viết đúng CT), tuy có những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng dạy học CT cho HS, nhƣng nó cũng còn những hạn chế và vẫn chƣa có biện pháp khắc phục thích hợp.