1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề kính thiên văn – vật lý 11 theo hương tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh lớp 11 – trường THPT mai anh tuấn

26 34 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 214 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ " KÍNH THIÊN VĂN -VẬT LÝ 11" THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI, NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 11 – TRƯỜNG THPT MAI ANH TUẤN Người thực hiện: Hoàng Văn Chín Chức vụ: Giáo viên – Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Mai Anh Tuấn SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Vật lý THANH HOÁ NĂM 2021 0 MỤC LỤC TT Nội dung Trang I MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 II NỘI DUNG SÁNG KIẾN 2 2.1 Cơ sở lí luận 4 2.2 Thực trạng của vấn đề 10 2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề 12 2.4 Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến 24 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3 3.1 Kết luận 25 3.2 Kiến nghị 25 4 Tài liệu tham khảo 5 Danh mục các sáng kiến đã được công nhận 6 Phụ lục ( kèm theo) 0 1 I MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện thực hiện những bước chuyển biến mạnh mẽ, chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phâm chất và năng lực của người học - nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học; từ việc học để biết chuyển sang học để làm, học để chung sống và phát triển Quan điểm đó được thể hiện trong Nghị quyết 29 – NQ/TW của Ban chấp hành Trương ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là: “ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tọa và vận dụng kiến thức kỹ năng của ngườ học; khắc phục lỗi truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở đề để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứ khoa học”.[1] Để thực hiện được mục tiêu trên trong thời gian qua Bộ giáo dục & Đào tạo đã xây dưng và triển khai chiến lược phát triển giáo dục với nhiều vấn đề đổi mới: Đổi mới nội dung chương trình, đổi mới sách giáo khoa; đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; đỗi mới hình thức, phương pháp kiểm tra và đánh giá… Các nội dung đổi mới trên đều hướng đến một mục tiêu cụ thể là " Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học, lấy người học làm trung tâm nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của người học" Để nâng cao được chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học thì đối với Giáo viên việc " Xây dựng kế hoạch dạy học" cho một bài hay một chủ đề dạy học có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả Vì trong "Kế hoạch dạy học nó sẽ thể hiện rõ được những mục tiêu cần đạt; những nội dung kiến thức cần đề cập; mực độ phù hợp của chuỗi tổ chức các hoạt động học; mực độ phù hợp của việc lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật, thiết bị, học liệu dạy học; mức độ hợp lý của việc lựa chọn các hình thức, phương án, công cụ và nội dung kiểm tra đánh giá trong suốt cả quá trình tổ chức hoạt động học cho học sinh" [ 2 – Công văn 5555/BGDĐT- GDTrH] Tuy nhiên thực tế hiện nay trong giảng dạy môn Vật lý ở nhiều trường THPT nói chung và trường THPT Mai Anh Tuấn nói riêng một bộ phận giáo viên vẫn đang theo quan điểm dạy học cũ của chương trình hiện hành Điều này dẫn đến chất lượng, hiệu quả dạy học chưa cao chưa, một bộ phận giáo viên chưa có khả năng tốt trong việc xây dựng kế hoach dạy học và tổ chức hoạt động học để đáp ứng được yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới trong khi đó thời gian triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp Trung học phổ thông đã đến cận kề Như vậy có thể khẳng định việc hỗ trợ cho giáo viên có được những hiểu biết, kỹ năng, năng lực trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, nang lực của học sinh đáp ứng được Chương trình giáo dục phổ thông mới đến thời điểm này là hết sức cấp thiết 1 Để khắc phục những khó khăn và hạn chế trên, trong năm học qua từ việc được tập huấn các Modul 01, Modul 02, Modul 03 và những kinh nghiệm trong các năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã chủ động, mạnh dạn xây dựng Kế hoạch dạy học theo hướng tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới vào việc tổ chức hoạt động dạy học và chọn sáng kiến : Xây dựng kế hoạch dạy học Chủ đề " Kính thiên văn – Vật lý 11" theo hương tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh lớp 11 – Trường THPT Mai Anh Tuấn 1.2 Mục đích nghiên cứu Tôi viết và thực hiện sáng kiến này nhằm các mục đích cơ bản sau: - Giúp cho bản thân và hỗ trợ các đồng nghiệp có được những hiểu biết, kỹ năng, năng lực trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, nang lực của học sinh đáp ứng được Chương trình giáo dục phổ thông mới - Giúp học sinh tiếp cận được phương pháp, hình thức dạy học và học tích cực khi học các môn nói chung và môn Vật lý nói riêng - Thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học của chủ đề để giúp học sinh phát triển được các phẩm chất, năng lực của bản thân, Từ những mục địch trên để tiến tới góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình tổ chức hoạt động dạy và học môn Vật lý ở trường THPT Mai Anh Tuấn và một số trường THPT có cùng điều kiện như hiện nay 1.3 Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lý thuyết: + Chương trình giáo dục phổ thông mới tổng thể; Chương trình bộ môn Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới + Chương trình bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán môn Vật lý, + Nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung bài “ Kinh thiên văn – Chương trình vật lý lớp 11” hiện hành + Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học Vật lý theo chủ đề trong Chương trình giáo dục phổ thông mới - Cơ sở thực tiễn + Thực trạng về khả năng Xây dựng kệ hoạch dạy học môn Vật lý theo Chương trình giáo dục phổ thông mới của đội ngũ giáo viên Vật lý trong nhà trường THPT Mai Anh Tuấn hiện nay + Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường và ở địa phương phục vụ cho việc triển khai tổ chức dạy học của chủ đề theo kế hoạch đã xây dựng + Phẩm chất, năng lực ở thời điểm hiện tại của học sinh các lớp 11 tôi đang trực tiếp giảng dạy 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau : - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận - Phương pháp khảo sát, điều tra, quan sát, thu thập thông tin.phân tích, đánh giá - Phương pháp thực nghiệm sự phạm 2 II NỘI DUNG 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Những điểm mới trong Chương trình giáo dục phổ thông mới [ 3 – Modul1- Chương trình tổng thể] Chương trình giáo dục phổ thông mới đã có nhiều những điểm mới so với chương trình hiện hành Những điểm mới đó được thể hiện cụ thể như sau: * Về mục tiêu giáo dục Chuyển từ nền giáo dục trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực của người học Nghĩa là trước đây chúng ta phải trả lời được " Học xong chương trình học sinh biết được gì " thì chương trình mới chúng ta phải trả lời được " Học xong chương trình học sinh sẽ làm được những gì " ( Học để làm việc, học để chung sống) Những phẩm chất, năng lực cần đạt gồm có phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi (năng lực chung và năng lực đặc thù môn học) và năng lực đặc biệt ( năng khiếu) * Về kế hoạch giáo dục - Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (lớp 1 đến lớp 9); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (lớp 10 đến lớp 12) - Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục gồm: Môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc; Môn học tự chọn; Môn học lựa chọn ( theo định hướng nghề nghiệp của học sinh) * Về nội dung giáo dục Trong chương trình hiện hành thực hiện dạy học tiếp theo hướng tiếp cận nội dung thì trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chuyển sang dạy học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực, do đó nội dung có những điểm mới là: - Căn cứ vào yêu cầu phát triển về phẩm chất, năng lực cần đạt để xây dựng nội dung - Có tính kế thừa và cập nhật những nội dung tiên bộ, tiên tiến - Nội dung giáo dục có tính thiết thực hơn ( chú trọng đến tổ chức các hoạt động) - Nôi dung giáo dục có tính mở * Về phương pháp - Thực hiện triệt để các phương pháp giáo dục tích cực ( lấy học sinh làm trung tâm, giáo 3 viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề) - Chú trọng đến phương pháp dạy học tích hợp, lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý, không tuyệt đối hóa một phương pháp dạy học - Các hoạt động học tập của học sinh được cụ thể hóa gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và thực hành ( phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống) - Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức đa dạng cả trong và ngoài nhà trường * Về đánh giá kết quả giáo dục - Mục tiêu chính trong đánh giá không phải để so sánh hay phân loại học sinh mà chuyển sang mục tiêu đánh giá mức độ học sinh đạt được so với những yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực Chú trong đến khả năng thực hành, khả năng vận dụng vào thực tiễn - Đa dạng hóa các hình thức và nội dung đánh giá - Đánh gía được xem như là một hoạt động học tập 2.1.2 Những điểm mới của chương trình môn Vật lý trong Chương trình giáo dục phổ thông mới [4 – Modul2 – Đổi mới phương pháp dạy học Vật lý] * Về đặc điểm môn học và quan điểm xây dựng chương trình Chương trình môn Vật lý quán triệt đầy đủ các quy định cơ bản được nêu trong Chương trình tổng thể Đồng thời kế thừa và phát huy những ưu điểm của chương trình hiện hành; tiếp thu kinh nghiệm của các nền giáo dục tiên tiến; tiếp cận những thành tựu khoa học giáo dục, khoa học Vật lý hiện đại, phù hợp với trình độ nhận thức, tâm, sinh lí lứa tuổi và có tính đến điều kiện kinh tế - xã hội ở Việt Nam - Trong nhà trường phổ thông giáo dục Vật lý được hiện ở 3 cấp học với các mức độ khác nhau nhằm giúp học sinh có được những kiến thức, kỹ năng phổ thông cốt lõi của Vật lý và ứng dụng trong cuộc sống Giai đoạn giáo dục cơ bản được thực hiện ở cấp Tiểu học và THCS Trong đó được đề cập trong môn học Tự nhiên và xã hội ( lớp 1,2,3), môn Khoa học ( lớp 4, 5), môn Khoa học tự nhiên ( lớp 6 -9) Nội dung giáo dục Vật lý trong giai đoạn này giúp học sinh phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên Giai đoạn giáo dục hướng nghiệp ở cấp THPT, môn Vật lý thuộc nhóm môn tự chọn Khoa học tự nhiên, được lựa chọn theo nguyện vọng và định 4 hướng nghề nghiệp của học sinh Nội dung giáo dục Vật lý trong gia đoạn này giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực đã được hình thành trong giáo dục cơ bản, đồng thời tạo điều kiện để học sinh bước đầu nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học - Chương trình môn Vật lý lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi thiết thực nhất, chu trọng đến các vấn đề mang tính ứng dụng và ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kỹ thuật, khoa học và Công nghệ - Thí nghiệm, thực hành có vai trò rất quan trọng, chú trọng việc rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề trong thực tiễn, đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống, đồng thời bảo đảm phát triển năng lực Vật lý và đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp * Về mục tiêu của Chương trình môn Vật lý - Cung với các môn học và hoạt động giáo dục khác môn Vật lý giúp học sinh đạt được các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung được quy định trong chương trình tổng thể - Học sinh có được những kiến thức, kỹ năng phổ thông cốt lõi về Vật lý ( mô hình hệ vật lý, năng lượng và sóng, lực và trường…) - Học sinh vận dụng được một số kỹ năng tiến trình khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ Vật lý; vận dụng được kiến thức, kỹ năng vào trong thực tiễn, ưng xử với thiên nhiên, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của xã hội và bảo vệ môi trường - Học sinh nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân; định hướng được nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực môn học, thực hiện xuyên suốt trong toàn bộ chương trình * Về các năng lực đặc thù cần đạt trong chương trình môn Vật lý Ngoài việc giúp học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung thì môn Vật lý còn phải đảm nhiệm một nhiệm vụ trọng tâm là giúp học sinh hình thành và phát triển những năng lực đặc thù của môn Vật lý, đó là: - Năng lực nhận thức Vật lý: Nhận thức được kiến thức, kỹ năng phổ thông cốt lõi về mô hình hệ vật lý, năng lượng và sóng, lực và trường; nhận biết được một số ngành nghề liên quan đến Vật lý 5 - Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lý: Tìm hiểu một số các hiện tượng, quá trình vật lý đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong tự nhiên theo tiến trình (đề xuất vấn đề, đưa ra phán đoán, lập kế hoạch thực hiện, thực hiện kế hoạch, báo cáo và thảo luận, ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp…) - Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, cụ thể trong đời sống và bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề thực tiễn * Về nội dung giáo dục môn Vật lý So với chương trình hiện hành thì nội dung giáo dục môn Vật lý trong chương trình mới có những điểm mới cụ thể sau: - Nội dung được thiết kế chú trọng bản chất, ý nghĩa vật lý của các đối tượng; đề cao tính thực tiến; tranh khuynh hướng thiên về toán học; tao điều kiện để giáo viên giúp học sinh phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lý; khơi gợi sự ham thích ở học sinh và tăng cường khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn - Nội dung các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, từ hệ được xem như một hạt đến nhiều hạt và bước đầu tiếp cận một số nội dung hiện đại mang tính thiết thực cốt lõi - Nội dung thể hiện yêu cầu phân hóa sâu Thể hiện ở việc chia hai giai đoạn Giáo dục cơ bản và Giáo dục hướng nghiệp và thể hiện học sinh được lựa chọn các chuyên đề học tập - Nội dung được thiết kế, xây dựng theo hướng mở Chỉ quy định mục tiêu về những yêu cầu cần đạt và nội dung cốt lõi, không quy định chi tiết về nội dung dạy học; sách giáo khoa chỉ là một trong những tài liệu tham khảo; Không quy định số tiết cụ thể cho từng chủ đề, hay từng chuyên đề mà chỉ quy định tổng số tiết trong năm học (70 + 35 =105 tiết) * Về phương pháp giáo dục môn Vật lý Trên quan điểm đổi mới là chuyển từ dạy học theo tiếp cận nội dung sang dạy học theo phát triển phẩm chất và năng lực, phương pháp giáo dục môn Vật lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới được định hướng theo những điểm mới sau - Phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung, năng lực Vật lý thông qua các hoạt động thi nghiệm, thực hành, trải nghiệm, khám phá hiện tượng, quá trình Vật lý; Vận dụng kiến thức, kỹ năng để phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn; Chú 6 trọng việc tổ chức hoạt động tự học theo kế hoạch và sự hướng dẫn của giáo viên một cách phù hợp với mỗi học sinh - Vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học tích cực và các thiết bị dạy học; Chú trọng việc sử dụng thiết bị thí nghiệm, thực hành và Công nghệ thông tin; Không tuyệt đối hóa một phương pháp hãy một kỹ thuật trong day học - Thực hiện giáo dục tích hợp, nhất là giáo dục tích hợp KH-KT-CN-Toán học (STEM); bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng; phòng chống thiên tai, biến đổi khi hậu… - Thực hiện đa dạng hóa môi trường và hình thức giáo dục Học trên lớp, phòng thực hành, trải nghiệm, thực đia, cơ sở sản xuất – kinh doanh, học nhóm, tự học… * Về đánh giá kết quả giáo dục môn Vật lý - Quan điểm về đánh giá : Đánh giá kết quả giáo dục trên cơ sở các tiêu chí của kết quả "đầu ra" về phẩm chất, năng lực và đánh giá được xem như là một hoạt động học tập - Mục tiêu đánh giá Thu thập thông tin trung thực, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của môn Vật lý, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh về phẩm chất, năng lưc - Nôi dụng đánh giá Với trọng tâm là đánh giá về tinh thần và thái độ học tập; năng lực nhận thức và giải quyết vấn đề ; các kỹ năng thực hành, thí nghiệm, tìm hiểu khoa học; khả năng vận dụng để giải thích hiện tượng vật lý đơn giản, bước đầu giải quyết một số vấn đề thực tiễn và cách ứng xử với môi trường (chú trọng đến đánh giá các năng lực, kỹ năng xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, vận dụng thực tiễn, thí nghiệm, thực hành…) - Hình thức và cách thức đánh giá Được đa dạng hóa và phối hợp một cách hợp lý (đánh giá qúa trình và đánh giá tổng kết; đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng ; đánh giá sản phẩm học tập …) Trong đó chú trọng đến đánh giá quá trình, tự đánh giá, đánh gia đồng đẳng và đánh giá qua sản phẩm học tập * Về cơ sở vật chất và trang thiết bị Để đạt được mục tiêu dạy học chương trình môn vật lý theo hướng phát triển phẩm chất năng lực thì không thể thiếu được nội dung thí nghiệm, thực hành - Chương trình đưa ra các yêu cầu tối thiểu về thiết bị thí nghiệm, thực hành và được lựa chọn để đáp ứng các yêu cầu tối thiểu 7 Để giải quyết được những thực trạng trên, trong thời gian qua tôi đã tiến hành thực hiện một số các giải pháp đó là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận, điều tra, khảo sát tình hình thực tế đội ngũ giáo viên, đối tường học sinh trong nhà trường, đồng thời thu thập những kinh nghiệm của các tác giả, các đồng nghiệp trên các diễn đàn để Xây dựng kế hoạch dạy học Chủ đề " Kính thiên văn – Vật lý 11" theo hương tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới - Lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá và xây dựng công cụ đánh giá cho từng hoạt động trong qua trình tổ chức hoạt động học trong chủ đề - Tiến hành áp dụng tổ chức thực hiện dạy học Chủ đề đối với đối tượng học sinh lớp 11 tại Trường THPT Mai Anh Tuấn trong năm học 2019 -2020 và năm học 2020 -2021 - Tiến hành kiểm tra, lấy ý kiến phản hồi của học sinh, ý kiến chia sẻ, thảo luận của các đồng nghiệp để rút kinh nghiệm và hoàn thiện 2.3.1 Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế dạy học chủ đề Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề “ Kính thiên văn trong chương trình Vật lý lớp 11 theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh CHỦ ĐỀ KÍNH THIÊN VĂN I Tên chủ đề: KÍNH THIÊN VĂN (Thời lượng: 03 tiết làm việc trên lớp - 3 buổi làm việc ở nhà) II Mô tả chủ đề: Do năng suất phân li của mắt con người có giới hạn nên đối với các vật dù có kích thước rất lớn nhưng ở rất xa như Mặt trăng, các hành tinh hay các ngôi sao con người khó có thể quan sát thấy và rõ nét được hình dạng, bề mặt của chúng Vì vậy người ta đã sử dụng kính thiên văn để bổ trợ cho mắt trong việc quan sát Trong những loại kính thiên văn thì kính thiên văn khúc xạ được cấu tạo từ hệ hai thấu kính đồng trục là loại kính thiên văn đơn giản, dễ chế tạo nhất nên được nhiều người yêu thích thiên văn sử dụng Trong chủ đề này, học sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ: - Tìm hiểu và nghiên cứu nguyên tắc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động và cách sử dụng (ngắm chừng) của kính thiên văn khúc xạ - Vẽ bản thiết kế và chế tạo được một kính thiên văn khúc xạ theo bản thiết từ các vật dụng đơn giản như thấu kính và các vật liệu sẵn có hằng ngày - Tiến hành hoạt động trải nghiệm sử dụng kính đã chế tạo để quan sát, tìm hiểu, khám phá bề mặt của Mặt trăng, các hiện tượng nguyệt thực, nhật thực … 9 Để thực hiện được điều đó học sinh phải nghiên cứu và vận dụng các kiến thức liên quan như: – Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động kính thiên văn khúc xạ ( Vật lý 11) – Công thức tính số bội giác của kinh thiên văn khúc xạ (Vật lí lớp 11) – Xác định được tiêu cự của các loại thấu kính hội tụ, phân kỳ từ số liệu ghi trên kính – Tính toán sô bội giác, khoảng cách giữa vật kính, thị kính khi ngắm chừng ở vô cực – Tra cứu, thu thập thông tin, tham khảo các mô hình cấu tạo kính thiên văn trên mạng Internet… – Thiết kế và bản vẽ kĩ thuật cấu tạo kính thiên văn (Công nghệ lớp 11); III Yêu cầu và Mục tiêu cần đạt: Sau khi hoàn thành chủ đề này, học sinh sẽ đạt được: 3.1 Yêu cầu cần đạt [1.1] - Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của kính thiên văn khúc xạ; [1.2] - Năm vững được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khúc xạ khi ngắm chừng ở vô cực và giải thích được tác dụng làm tăng góc trông ảnh của vật của kính thiên văn khúc xạ [1.3] - Biết cách vẽ ảnh của vật qua kính thiên văn khúc xạ [1.4] - Áp dụng các kiến thức vào giải các bài tập đơn giản về kính thiên văn khúc xạ [1.5] Vận dụng được các kiến thức trong chủ đề và kiến thức đã biết, thiết kế và chế tạo được kính thiên văn khúc xạ từ các dụng cụ, vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống 3.2 Mục tiêu dạy học 3.2.1 Năng lực Vật lí * Nhận thức kiến thức vật lí [2.1] - Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của kính thiên văn khúc xạ; [2.2] - Năm vững được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khúc xạ khi ngắm chừng ở vô cực và giải thích được tác dụng làm tăng góc trông ảnh của vật của kính thiên văn khúc xạ [2.3] - Biết cách vẽ ảnh của vật qua kính thiên văn khúc xạ * Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí [2.1] Phát hiện được vấn đề, đặt ra được câu hỏi: “Tại sao ta lại phải sử dung kính thiên văn ?” từ tình huống khởi động 10 [2.2] Đưa ra được dự đoán sự tạo ảnh của kính thiên văn [2.3] Suy luận được sự thay đổi tính chất của ảnh tạo bởi kính thiên văn khi điều chỉnh kính để quan sát [2.4] Đề xuất được bản vẽ thiết kế chế tạo kính thiên văn [2.5] Tiến hành sử dụng kính thiên văn đẫ chế tạo được để quan sát hình ảnh mặt trăng, hoặc các vật ở rất xa ngoài đảo Nẹ Đề xuất được giải pháp để xuất được phương án để tăng độ rõ nét của kính [2.6] Trình bày, thuyết trình được kết quả làm việc nhóm trên bẳng phụ và sản phẩm chế tạo được trước tập thể lớp * Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học [3.1] Giải các một số bài tập ở sách giáo khoa về kính thiên văn khúc xạ [3.2] Giải thích được nguyên tắc cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, cách quan sát vật qua kính thiên văn [3.3] Vẽ được bản thiết kế và chế tạo được kính theo bản thiết kế 3.2.2 Phát triển phẩm chất chung – Có thái độ tích cực, hợp tác, tôn trọng ý kiến trái chiều trong làm việc nhóm – Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và vì mục tiêu chung của tập thể – Yêu thích, say mê nghiên cứu khoa học, khám phá, chế tạo… – Có ý thức an toàn trong lao động, đảm bảo tính chính xác trong kỹ thuật 3.2.3 Phát triển năng lực – Năng lực tự học Đọc và nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin – Năng lực tính toán, trình bày và trao đổi thông tin – Năng lực giải quyết vấn đề, chế tạo một cách sáng tạo – Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất và phân công thực hiện từng phần nhiệm vụ cụ thể – Năng lực thực hành Thiết kế, chế tạo, lắp rắp các chi tiết tạo ra sản phẩm, năng lực cần thiết của một "kĩ sư" IV Chuẩn bị 4.1 Đối với giáo viên (GV) – Các tư liệu, hình ảnh có liên quan đến kính thiên văn, kính thiên văn khúc xạ – Xây dựng hệ thống câu hỏi giao nhiệm vụ và câu hỏi định hướng cho học sinh, bộ công cụ kiểm tra đánh giá – Dự kiến những khó khăn học sinh sẽ gặp trong qua trình thực hiện nhiệm vụ – Máy chiếu và các thiết bị hỗ trợ 4.2 Đối với học sinh(HS) – Sách giáo khoa vật lý lớp 11 11 – Bảng phụ, bút màu, thước vẽ kỹ thuật, compa… – Các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết theo bản thảo đã thiết kế về cấu tạo kính thiên văn và các dụng cụ tuavit, cưa, dao, kìm, keo dán… – Dự trù và chuẩn bị kinh phí V Tổ chức hoạt động dạy học 5.1 Hình thức, phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động học Hình thức tổ chức hoạt động : Tổ chức hoạt động theo nhóm và thời gian hoạt động dạy và học được kết hợp ở trên lớp và ở nhà Phương pháp dạy học chủ đạo: Phương pháp giải quyết vấn đề, Hợp tác, Dự án, Trải nghiệm Kỹ thuật dạy học chủ đạo: Kỹ thuật chia nhóm, Kỹ thuật giao nhiệm vụ, Kỳ thuật đặt câu hỏi, Kỹ thuật hỏi – đáp, Kỹ thuật đọc hợp tác… 5.2 Hình thức, Phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá Hình thức đánh giá: Đánh gía thường xuyên Phương pháp đánh giá: Kiểm tra viết trắc nghiệm khách quan, Quan sát, Hỏi đáp, Đồng đẳng, Tự đánh giá, Qua sản phẩm Công cụ đánh giá: Câu hỏi, Sản phẩm học tập, Câu hỏi, Bảng kiểm, Rubric, Quan sát 5.3 Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề : Được thực hiện theo định hướng giáo dục với các bước cơ bản như sau 1 Khởi động: Đặt vấn đề cân nghiên cứu và chuyển giao nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo kính thiên văn khúc xạ 2 Hình thành kiến thức: Thực hiện nhiệm vụ Nghiên cứu tài liệu để tìm hiểu những kiến thức về kính thiên văn khúc xạ; Báo cáo kết quả tìm hiểu 3 Luyện tập * Lựa chọn mô hình, tính toán và thiết kế bản vẽ kính thiên văn khúc xạ theo mô hình đã lựa chọn, dự kiến chuẩn bị vật liệu * Báo cáo bản thiết kế 4 Vận dụng – tìm tòi mở rộng * Hoạt động chế tạo Gia công, lắp ráp kính thiên văn khục xạ; Tiến hành quan sát thử, điều chỉnh, chỉnh sửa đảm bảo các tiêu chí của sản phẩm; * Hoạt động tải nghiệm: Tiến hành quan sát thực địa hình ảnh mặt trăng và ghi lại hình ảnh quan sát 12 5 Báo cáo sản phẩm kinh thiên văn khúc xạ của nhóm đã chế tạo được và kết quả quan sát trải nghiệm * Giới thiệu các chi tiết, tác dụng các chi tiết, cách sử dụng, ưu điểm, nhược được của kính trong quá trình sử dụng * Hình ảnh nhóm đã quan sát được * Các nhóm thảo luận và cho ý kiến nhận xét, góp ý thêm, chấm điểm theo các tiêu chí đặt ra của sản phẩm 6 Kết luận : * Kết luận * Lấy ý kiến của học sinh về những cảm nhận của bản thân học sinh sau khi học xong chủ để và những kiến nghị 5.4 Các hoạt động Hoạt động 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu và chuyển giao nhiệm vụ chế tạo kính thiên văn khúc xạ (Thời gian: 20 phút - ở trên lớp học) A Mục đích: Học sinh biết được vì sao phải sử dụng kính thiên văn để quan sát Mặt trăng, các hành tinh, các ngôi sao ở xa xôi; Tiếp nhận được nhiệm vụ thiết kế, chế tạo kính thiên văn khúc xạ và hiểu được các tiêu chí cần đạt của sản phẩm B Nội dung: – Nguyên nhân là do năng suất phân li của mắt con người có giới hạn nên để qua sát được và quan sát rõ được bề mặt của Mặt trăng, của các hành tinh … ta phải sử dụng kính thiên văn – Qua sát một số hình ảnh về các loại kính thiên văn và kính thiên văn khúc xạ – Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh: Mỗi nhóm sẽ thực hiện thiết kế và chế tạo kinh thiên văn khúc xạ – Giáo viên thống nhất với học sinh về kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá sản phẩm C Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm sau: – Ghi chép kiến thức mới kính thiên văn có tác dụng gì và được dùng khi nào ? 13 – Biết được hiện nay có những loại kính thiên văn nào và hình ảnh một số loại kính thiên văn – Tiếp nhận được nhiệm vụ phải thực hiện là chế tạo một kính thiên văn khúc xạ và các tiêu chí đánh giá sản phẩm kính thiên văn chế tạo được – Các nhóm xây dựng được các công việc cần phải làm, kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các thành viên D Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1 Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ – GV Đặt câu hỏi tình huống Tại sao kính thiên văn lại được gọi là cửa sổ ngắm các vì sao ? Hiên nay theo các em biết thì có những loại kính thiên văn nào ? – HS Học sinh suy nghĩ cho ý kiến tra lời – GV Dưa trên những ý kiến của học sinh nêu ra, giáo viên kết luận và giới thiệu một số hình ảnh về các loại kính thiên văn, trong đó nhấn mạnh Kính thiên văn khúc xạ là loại kính đơn giản nhất và phổ biến nhất hiện nay Bước 2 Chuyển giao nhiệm vụ và tiếp nhận nhiệm vụ – GV Chuyển giao nhiệm vụ, nhiệm vụ của các nhóm là hãy nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một kính thiên văn khúc xạ đơn giản – HS Các nhóm tiếp nhận và ghi chép lại nhiệm vụ – GV Nêu ra những tiêu chí đánh giá sản phẩm.( Tiêu chí kèm theo trong Phụ lục) – HS Các nhóm tiếp nhận bản tiêu chí đánh giá sản phẩm Bước 3 Xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ – GV Gợi ý các công việc cần phải làm để thực hiện nhiệm vụ ( Nghiên cứu cơ sở lý thuyết; thảo luận thống nhất mô hình, tính toán số liệu và thiết kế bản vẽ kỹ thuật; dự kiện các vật liệu, dụng cụ cần sử dụng; tìm kiếm và mua các vật liệu, dụng cụ theo dự kiến; gia công, chế tạo các bộ phận của kính, lắp ráp theo bản thiết kế; tiến hành quan sát thử và điều chỉnh để đảm bảo tiêu các tiêu chí của sản phẩm; tổ chức quan sát thực tế hình ảnh của mặt trăng và ghi lại hình ảnh quan sát được, chuẩn bị các nội dung báo cáo sản phẩm của tổ) – GV Thống nhất kế hoạch và hạn thời gian hoàn thành các công việc.( Bản kế hoạch chung kèm theo trong phụ lục) – HS Các nhóm căn cứ vào gợi ý và thời gian hạn định tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết hoạt động của nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên 14 Hoạt động 2: Nghiên cứu tài liệu về những kiến thức cơ bản của kính thiên văn khúc xạ (Thời gian: 25 phút - ở trên lớp học) A Mục đích: – Học sinh biết và vẽ được sơ đồ nguyên tắc cấu tạo cơ bản của kính thiên văn khúc xạ – Học sinh hiểu và vẽ được sơ đồ tạo ảnh của qua kính thiên văn khi quan sát được các vật ở rất xa và nắm được nguyên tắc hoạt động ( cách quan sát một vật) của kính thiên văn khúc xạ – Học sinh năm được công thức tính số bội giác của kính thiên văn khúc xạ khi ngắm chừng ở vô cực và cách để làm tăng số bội giác đó; công thức tính khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi ngắm chừng ở vô cực theo tiêu cự của vật kính, thị kính B Nội dung: – Học sinh tìm hiểu về nguyên tắc cấu tạo của kính thiên văn khúc xạ – Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu cơ chế tạo ảnh và sơ đồ tạo ảnh qua kính thiên văn khúc xạ khi quan sát vật ở rất xa – Học sinh tìm hiểu về công thức tính số bội giác của kính thiên văn khúc xạ, công thức tính khoảng cách vật kính và thị kính C Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm sau: – Các nhóm hoàn thành được Báo cáo kết quả tìm hiểu, nghiên cứu của nhóm về các kiến thức cơ bản : Nguyên tắc cấu tạo, sơ đồ tạo ảnh, nguyên tắc hoạt động, công thức tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực của kính thiên văn khúc xạ lên bảng phụ của nhóm – Cách thức trình bày đảm bảo tính thẩm mỹ, bố cục hợp lý, có trọng tâm, có điểm nhấn – Đại diện của nhóm trình bày được Báo cáo kết quả của nhóm trước lớp, giải thích được những thắc mắc và ý kiến phản biện của các nhóm khác, phong cách và khả năng thuyết trình tốt – Các học sinh ghi chép, biết và hiểu được các kiến thức trọng tâm của kính thiên văn khúc xạ 15 D Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1 Nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu các kiến thức cơ bản – GV Yêu cầu các nhóm tổ chức hoạt động nghiên cứu tài liệu Sách giáo khoa, tài liệu khác, thảo luận thống nhất các kiến thức trọng tâm về kính thiên văn khúc xạ – GV Gợi ý cho học sinh những nội dung cần tìm hiểu về kính thiên văn khúc xạ ( Nguyên tắc cấu tạo, cơ chế và sơ đồ tạo ảnh, nguyên tắc hoạt động, số bội giác …) – HS Cá nhân tự nghiên cứu, thảo luận thống nhất trong nhóm – GV Hỗ trợ các nhóm học sinh khi cần thiết Bước 2 Hoàn thiện nội dung báo cáo – GV Yêu cầu học sinh hoàn thiện các nội dung của nhóm đã thống nhất – HS Các nhóm hoàn thiện báo cáo Bước 3 Tiến hành báo cáo, nhận xét, đánh giá, kết luận – GV Yêu cầu đại diện của các nhóm báo cáo kết quả của nhóm trước lớp – HS Đại diện của nhóm trình bày báo cáo trước lớp – GV Yêu cầu các nhóm khác cho ý kiến góp ý, nhận xét, đánh giá – HS Cho ý kiến nhận xét, góp ý và đặt các câu phản biện ( nếu có) – GV Trên cở sở ý kiến của học sinh giáo viên đưa ra nhận xét và kết luận lại kiến thức trọng tâm Bước 4 Giáo viên giáo nhiệm vụ làm việc nhóm ở nhà – GV Giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm Căn cứ vào kiến thức đã biết và tìm hiểu thêm mỗi nhóm lựa chọn một mô hình và tính toán, vẽ bản thiết kế để chế tạo một kính thiên văn khúc xạ theo mô hình đã chọn Dựa kiến các vật liệu, thiết bị, dụng cụ, kinh phí đầu tư để chế tạo – HS Các nhóm học sinh tiếp nhận nhiệm vụ Hoạt động 3: Lựa chọn mô hình, tính toán, thiết kế bản vẽ và dự kiến vật liệu kinh phí (Thời gian: 1 buổi - ở nhà) A Mục đích: – Học sinh căn cứ vào các tiêu chí sản phẩm để mô hình cấu tạo phù hợp – Học sinh vận dụng được kiến thức về kinh thiên văn khúc xạ, vẽ kỹ thuật trong công nghệ 11, tính toán để vẽ bản thiết kế cấu thạo theo mô hình đã lựa chọn 16 – Học sinh dự kiến được các vật liệu, thiết bị cần thiết và dự kiến kinh phí B Nội dung: – Học sinh lựa chọn mô hình cấu tạo, – Học sinh vẽ bản thiết kế theo mô hình – Học sinh dự kiến các vật liệu cần thiết, dự kiến kinh phí C Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động, học sinh cần đạt được các sản phẩm sau: – Các nhóm chọn được mô hình và vẽ được bản thiết kế cấu tạo kính thiên văn khúc xạ theo mô hình – Dự kiến được các vật liệu đơn gian, dễ tìm, chi phí thấp để chế tạo – Hoàn thiện bản báo cáo kết quả hoạt động của nhóm – Chuẩn bị được các vấn đề để bảo vệ phương án đã thiết kế của nhóm trước ý kiến phản biện của các nhóm khác D Cách thức tổ chức hoạt động: – Đối với các nhóm học sinh: Bước 1 Tổ chức hoạt động nghiên cứu, tham khảo tài liệu, thảo luận, thống nhất lựa chọn mô hình phù hợp, tính toán và vẽ bản thiết kế Bước 2 Tổ chức hoạt động thảo luận, thông nhất dự kiến các vật liệu cần sử dụng sẵn có, những vật liệu, dụng cụ có bán trên thị trường cần thiết cho việc gia công, chế tạo theo bản vẽ thiết kế Bước 3 Hoàn thiện bản báo cáo của nhóm và chuẩn được các vấn đề cần giải đáp, cần trả lời trong thảo luận chung trên lớp để bảo vệ phương án đã thiết kế của nhóm – Đối với giáo viên: Đôn đốc, tư vấn, hố trợ các nhóm học sinh Hoạt động 4: Trình bày và bảo vệ phương án thiết kế Kính thiên văn khúc xạ (Thời gian: 1 tiết - ở lớp) A Mục đích: – Học sinh trình bày được phương án thiết kế Kính thiên văn khúc xạ (bản thiết kế sản phẩm, dự kiến các vật liệu, dụng cụ cần dụng, dự kiến kinh phí) – Học sinh sử dụng các kiến thức nền để giải thích nguyên tác cấu tạo, nguyên lí hoạt động của kính theo phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn B Nội dung: 17 – GV Tổ chức cho học sinh từng nhóm trình bày phương án thiết kế Kính thiên văn, các vật liệu, dụng cụ cần sử dụng theo bản thiết kế, dự kiến kính phí – GV Tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế; nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế; – GV Chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho học sinh; yêu cầu các nhóm học sinh ghi lại các kiến thức và các ý kiến góp ý bổ sung chỉnh sửa phương án thiết kế C Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động học sinh các nhóm cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cho việc chế tạo Kính thiên văn khúc xạ; các vật liệu, dụng cụ sử dụng để gia công, chế tạo dễ tìm kiếm, dễ mua; kinh phí cần đầu tư phù hợp D Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1: Đại diện học sinh từng nhóm trình bày phương án thiết kế trước lớp Các nhóm còn lại chú ý nghe và ghi chép, những vẫn đề cần giải đáp thêm Bước 2: Giáo viên tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra phương án sửa chữa điều chỉnh phù hợp Bước 3: Giáo viên nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa, điều chỉnh của các nhóm Bước 4 Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh đánh giá chéo sản phẩm báo cáo bản thiết kế của các nhóm khác theo phiếu ( Phiếu đánh giá sản phẩm bản thiết kế theo các tiêu chí kèm theo trong Phụ lục) Bước 5: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế Hoạt động 5: Chế tạo, thử nghiệm và quan sát thực địa (Thời gian: 2 buổi - ở nhà) A Mục đích: – Các nhóm học sinh được thực hành, gia công, lắp ráp, chế tạo được một kính thiên văn khúc xạ căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa – Các nhóm học sinh được thực hành dùng kính đã chế tạo quan sát thử nghiệm để điều chỉnh, chỉnh sửa và hoàn thiện sản phẩm 18 – Các nhóm học sinh được thực hành dùng kính quan sát bề mặt của Mặt trăng B Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm 2 buổi ở nhà với các nội dung cụ thể sau: – Tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ theo dự kiến trong kế hoạch – Tiến hành gia công, lắp ráp theo bản thiết kế – Tiến hành quan sát thử nghiệm và trao đổi ý kiến với giáo viên để giải quyết những vấn đề khó khăn – Tiến hành hoàn thiện sản phẩm đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra – Tổ chức cho các thành viên quan sát thực tế bề mặt của Mặt trăng và chụp lại hình ảnh hoặc quay lại video để báo cáo kết quả quan sát C Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động – Học sinh cần đạt được sản phẩm là một Kính thiên văn đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra – Hình ảnh, video về bề mặt của Mặt trăng đã quan sát được bằng Kính thiên văn của nhóm đã chế tạo D Cách thức tổ chức hoạt động: – Đối với các nhóm học sinh: Bước 1 Học sinh tìm kiếm, chuẩn bị các vật liệu dự kiến; Bước 2 Học sinh gia công, lắp đặt các thành phần của kính theo bản thiết kế; Bước 3 Học sinh tiến hành quan sát thử nghiệm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra Học sinh điều chỉnh lại thiết kế, ghi lại nội dung điều chỉnh và giải thích lý do (nếu cần phải điều chỉnh); Bước 4 Học sinh hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm – Đối với giáo viên: Đôn đốc, tư vấn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình gia công, lắp ráp và hoàn thiện các sản phẩm Hoạt động 6: Trình bày sản phẩm “ Kính thiên văn khúc xạ” (Thời gian: 1 tiết - ở lớp) A Mục đích: – Học sinh biết giới thiệu về sản phẩm “ Kính thiên văn khúc xạ” của nhóm đã chế tạo đáp ứng được các tiêu chí đánh giá sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm 19 – Học sinh biết tham gia vào việc kiểm định, đánh giá một sản phẩm theo các tiêu chí đặt ra – Học sinh biết tự đánh giá những kiến thức, những điều đã tiếp thu được, đã rèn luyện được, những năng lực đã phát huy được trong qua trình tham gia học tập theo chủ đề bài học B Nội dung: – Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp; – Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của giáo viên và các nhóm bạn – Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm – Học sinh cho các ý kiến phản hồi sau khi học chủ đề theo phiếu C Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Kết thúc hoạt động: – Học sinh cần đạt được sản phẩm là một chiếc Kinh thiên văn khúc xạ và bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm – Kết quả đánh giá sản phẩm của các nhóm học sinh với nhau – Những ý kiến phản hồi, nhận xét của học sinh sau khi học chủ đề D Cách thức tổ chức hoạt động: Bước 1 Giáo viên tổ chức cho học sinh chuẩn bị trưng bày sản phẩm và bài giới thiệu sản phẩm Bước 2 Giáo viên yêu cầu đại diện học sinh của từng nhóm lên trình bày, phân tích về các bộ phận cấu tạo, tác dụng của các bộ phận; về cách sử dụng kính khi quan sát hoạt động; về kiểu dáng; về giá thành, về những thuận tiện, hạn chế, khó khăn, hướng giải quyết khi chế tạo và sử dụng kính Trình chiếu các hình ảnh, video về bề mặt của mặt trăng mà nhóm đã quan sát được Bước 3 Giáo viên và học sinh ở các nhóm tham gia đặt những câu hỏi băn khoăn, thắc mắc về sản phẩm; Cho ý kiến nhận xét, đánh giá và góp ý về sản phẩm của từng nhóm Học sinh các nhóm được nhận xét trả lời các câu hỏi và tiếp thu các ý kiến góp ý Bước 4 Giáo viên tổ chức cho học sinh cho điểm theo về sản phẩm của các nhóm với nhau theo các tiêu chí đã đặt ra Bước 5 Giáo viên cho ý kiến nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm của các nhóm theo các tiếu chí đã đặt ra 20 Bước 6 Giáo viên tổng kết chung về cả quá trình hoạt động của các nhóm khi thực hiện nhiệm vụ Tuyên dương, khen thưởng các nhóm có sản phẩm chất lượng, hiệu quả, các nhóm có tính tích cực, tinh thần trách nhiệm, hợp tác tốt trong quá trình làm việc Bước 7 Giáo viên lấy ý kiến phản hồi từ học sinh sau khi học chủ đề Kết thúc tiết học giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh trong các tiết học sau 2.3.2 Giải pháp thứ hai: Tiến hành thực nghiệm sư phạm Trên cơ sở Kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học chủ đề đã được xây dựng tôi đã triển khai tổ chức hoạt động dạy học chủ để đối với đối tượng học sinh lớp 11A – Trường THPT Mai Anh Tuấn Sau đó tiến hành lấy ý kiến phản hồi từ học sinh Kết quả đạt được là: 2.3.2.1 Về tổ chức hoạt động dạy học ( Hình ảnh minh chứng kèm theo trong phụ lục) + Về tổ chức thực hiện: Thực hiện các hoạt động đúng theo tiến trình và kế hoạch đã đặt ra + Về tinh thân, thái độ của học sinh Đại đa số học sinh rất hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo và có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong quá trình học tập + Về sản phẩm Các nhóm học sinh đã chế tạo ra được một kính thiên văn đạt các tiêu chí đặt ra 2.3.2.1 Về ý kiến phản hồi của học sinh (Phiếu kèm theo trong phụ lục) Qua việc lấy ý kiến phản hồi của 48 học sinh trong lớp sau khi tham gia học xong chủ đề, thống kê lại những ý kiến thì đại đa số học sinh đều có chung những ý kiến sau Hình thức tổ chức hoạt động học tập này + Tạo ra được sự hứng thú ( đạt tỉ lệ 47/48), có hiệu quả cao( đạt tỉ lệ 47/48) + Giúp được học sinh cũng cố được những kiến thức ở mức nắm vững, hiểu được và hiểu sâu sắc ( đạt tỉ lệ 40/48) + Tạo được cho học sinh nhiều cơ hội để tự học, thể hiện và phát huy các khả năng của bản thân, có cơ hội hợp tác, chia sẻ ( đạt tỉ lệ 39/48) + Giúp học sinh rèn luyện được các kỹ năng về kỹ thuật, thiết kế, lắp ráp, thực hành, quan sát và giải thích hiện tượng ( đạt tỉ lệ 40/48) + Giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực tự học, hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tính toán, trình bày, trao đổi thông tin; năng lực công nghệ thông tin, truyền thông; năng lực thực hành, thẩm mỹ (đạt tỉ lệ 43/48) + Giúp học sinh nhận thức được về tinh thần, thái độ và phương pháp học tập theo hướng tích cực hơn ( đạt tỉ lệ 39/48) Tóm lại Từ kết quả của quá trình tổ chức hoạt động dạy học chủ đề và ý kiến phản hồi của học sinh sau khi học chủ để có thể kết luận việc dạy học Chủ đề “ Kính thiên văn –Cửa sổ ngắm các vì sao” theo định hướng giáo dục STEM đã 21 tạo ra sự hứng thú trong học tập và đã đạt được những mục tiêu về kiến kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và phát triển năng lực mà mục tiêu của chủ đề đã đặt ra 2.4 Hiệu quả của sáng kiến Xuất phát từ kết quả đạt được khi áp dụng sáng kiến vào tổ chức hoạt động dạy học, ý kiến phản hồi của học sinh và chia sẻ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp tại trường THPT Mai Anh Tuấn, có thể khẳng định sáng kiến này đã có những tác dụng nổi bật sau đây: 2.4.1 Đối với học sinh Thông qua việ áp dụng sáng kiến vào tổ chức hoạt động học tập cho học sinh - Đã tạo ra được sự hứng thú, đam mê của học sinh trong học tập và khám phá - Giúp học sinh củng cố, hiểu được sâu sắc hơn về kiến thức và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn - Giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng cơ bản, nhất là kỳ năng của một người kỹ sư “ nghiên cứu – thiết kế - thi công” Đồng thời giúp cho học sinh phát huy được huy được những phẩm chất, năng lực cốt lõi trong quá trình học tập - Giúp cho học sinh có được nhận thức đúng đắn về tinh thần, thái độ, phương pháp học tập tích cực “ học đi đôi với hành” trong học tập và giúp cho học sinh tiếp cận được phương pháp học tập theo định hướng giáo dục STEM, một trong những phương pháp học tập sẽ trở thành chủ đạo trong “ Chương trình giáo dục phổ thông mới” 2.4.2 Đối với bản thân và đồng nghiệp Từ việc áp dụng sáng kiến vào dạy học và với kết quả đã đạt được đã có những tác dụng nhất định đối với bản thân tôi và đồng nghiệp, đó là - Nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy học khi dạy bài “ Kính thiên văn - Chương trình Vật lý 11” so với việc áp dụng các phương pháp dạy học trước đây - Giúp cho bản thân tôi, đồng nghiệp hiểu được và có nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về giáo dục STEM nói chung và dạy học môn học theo định hướng giáo dục STEM nói riêng trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay - Giúp cho bản thân tôi, đồng nghiệp có những kinh nghiệm, kỹ năng nhất định trong việc chọn lựa các hình thức giáo dục STEM và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở trong nhà trường hiện và mang lại hiệu quả hơn Đây là một trong những cơ sở quan trọng để bản thân tôi và đồng nghiệp thực hiện tốt hơn khi triển khai thực hiện “ Chương trình giáo dục phổ thông mới” trong thời gian tới 2.4.3 Đôi với tổ chuyên môn và nhà trường Sáng kiến này sau khi áp dung, chia sẻ và rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn, trong các đồng nghiệp sẽ trở thành nội dung định hướng quan trọng để các tổ để các giáo viên, các tổ chuyên môn trong nhà trường áp dụng trong đổi mới phương pháp Từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường hiện nay và tiếp cận “ Chương trình giáo dục phổ thông mới” trong nhà trường 22 23 ... Xây dựng kế dạy học chủ đề Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề “ Kính thiên văn chương trình Vật lý lớp 11 theo hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng mới, nhằm phát triển phẩm chất,. .. kế hoạch dạy học Chủ đề " Kính thiên văn – Vật lý 11" theo hương tiếp cận chương trình giáo dục phổ thơng nhằm phát triển phẩm chất, lực học sinh lớp 11 – Trường THPT Mai Anh Tuấn 1.2 Mục đích... Kinh thiên văn – Chương trình vật lý lớp 11? ?? hành + Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học Vật lý theo chủ đề Chương trình giáo dục phổ thơng - Cơ sở thực tiễn + Thực trạng khả Xây dựng kệ hoạch

Ngày đăng: 21/05/2021, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w