1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường

90 214 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 763 KB

Nội dung

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Lĩnh vực Công nghệ Tài nguyên và Môi trường đã và đang được Nhà nước quan tâm để mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cho các Doanh nghiệp Nhà nước Lĩnh vực này cũng đem lại một nguồn Ngân sách cho Nhà nước góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ Công nghệ cho các địa phương, các tỉnh, thành phố bằng việc cung cấp máy móc thiết bị chuyên ngành địa chính với công nghệ tiên tiến được nhập khẩu trực tiếp từ các hãng nổi tiếng trên thế giới, hay tổ chức đào tạo cho các cán bộ địa phương học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều mà chủ yếu là các Doanh nghiệp Nhà nước và Công ty Cổ phần tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường là một trong các Công ty hoạt động trong lĩnh vực đó.

Được thành lập từ năm 1990 cho đến nay đã trải qua những thay đổi lớn về cải cách phương thức kinh doanh từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước Công ty đã từng bước lớn mạnh khẳng định vị thế của mình trong ngành đồng thời không ngừng mở rộng các hướng phát triển kinh doanh nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn nữa.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mọi nễn sản xuất xã hội và của mọi doanh nghiệp Muốn làm được điều đó mỗi doanh nghiệp phải biết hiện nay mình đang ở vị trí nào trên thị trường, khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng ra sao, phương hướng phát triển của mình có phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hay không? Để trả lời

Trang 3

những câu hỏi đó bản thân mỗi doanh nghiệp phải luôn đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình qua từng thời kỳ, từ đó thấy được những thành tựu đã đạt được, những gì còn thiếu sót và có biện pháp khắc phục cho kỳ sau.

Chính vì sự cần thiết của việc đánh giá hiệu quả kinh doanh như vậy nên em đã chọn đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp là:

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường”

Đối tượng ngiên cứu của đề tài: Lý luận và thực tiễn hiệu quả hoạt

động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường.

Phạm vi ngiên cứu: Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài

nguyên – Môi trường.

Mục đích ngiên cứu: Thông qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ

phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường tìm hiểu được hoạt động kinh doanh của Công ty hiên nay Đồng thời sử dụng các kiến thức đã được học đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường sau quá trình cổ phần hóa để thấy được sự đúng đắn của các Chính sách đổi mới cơ chế đối với các Doanh nghiệp Nhà nước.

Kết cấu của đề tài bao gồm:

Chương I: Một số vấn đề về đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

và khái quát về Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường.

Chương II: Thực trạng hoạt đông kinh doanh và hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –

Trang 4

Môi trường

Chương I:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ

CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1 Hiệu quả kinh doanh

1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so sánh với chi phí bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại Hay nói cách khác hiệu quả là những chỉ tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu vào.

Trong thực tiễn hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt để tồn tại và phát triển buộc các doanh nghiệp phải tính toán sao cho đạt được lợi nhuận tối đa dựa trên chi phí tối thiểu để có hiệu quả kinh doanh như mong muốn Hiện nay, vấn đề về hiệu quả kinh doanh có rất nhiều quan điểm khác nhau.

Adam Smith đã định nghĩa rằng:“ Hiệu quả kinh doanh là hiệu quả

đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thu hàng hóa” Quan

điểm trên là quan điểm sơ khai về hiệu quả hoạt động kinh doanh, theo đó doanh thu tiêu thụ hàng hóa được coi là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Thực tế đã cho thấy đây là một quan

Trang 5

niệm đã không còn phù hợp, bởi lẽ đi liền với doanh thu là chi phí Doanh thu có cao đến đâu nếu như chi phí xấp xỉ bằng hoặc cao hơn thì cũng không có lợi nhuận và không có hiệu quả kinh doanh.

Quan điểm thứ hai nêu lên rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù

kinh tế, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất có thể, hiệu quả phải gắn liền với việc thực hiên những mục tiêu của doanh nghiệp” Và điều này được khái quát thành công thức sau;

Mục tiêu hoàn thành Hiệu quả kinh doanh (H) =

Nguồn lực được sử dụng một cách tối ưu

Ta nhận thấy với quan điểm này hiệu quả kinh doanh không chỉ tính đơn thuần từ chi phí và kết quả thu được, mà được tính dựa trên việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp so với nguồn lực được sử dụng một cách tốt nhất

Tóm lại, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh

nhưng ta có thể có nhận định chung nhất đó là: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp”.

1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Có rất nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh khác nhau Tùy theo mục đích nhiên cứu và sử dụng mà người ta có thể phân loại hiệu quả theo những tiêu thức khác nhau Về cơ bản, hiệu quả kinh doanh được phân loại theo những tiêu thức sau:

1.2.1 Hiệu quả cá biệt và hiệu quả xã hội

Hiệu quả cá biệt là hiệu quả kinh tế thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, hiệu quả cá biệt biểu hiện thông qua lợi nhuân thu được trong hoạt động kinh doanh của

Trang 6

doanh nghiệp, đồng thời phản ánh quá trình hoạt động của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh.

Hiệu quả xã hội hay là hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả mang tính chất tổng hợp được xem xét trên góc độ toàn bộ nền kinh tế Hiệu quả xã hội phản ánh sự đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế thông qua việc tăng nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, nâng cao mức sống của người lao động…

Hiệu quả cá biệt và hiệu quả xã hội có mối quan hệ tương trợ, ảnh hưởng lẫn nhau Mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu đi vào hoạt động đều phải tuân theo những quy đình của Nhà nước và toàn bộ nền kinh tế Chính vì vậy, muốn đạt được hiệu quả kinh doanh cao, nhất thiết phải hoạt động vì mục tiêu chung của xã hội hay phải đặt mình trong hiệu quả xã hội Mặt khác, một nền kinh tế phát triển toàn diện, xã hội được đảm bảo là tổng hợp các hiệu quả cá biệt của các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế Nhà nước.

1.2.2 Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh

Hiệu quả tuyệt đối là hiệu quả được tính toán một cách cụ thế cho từng phương án kinh doanh bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra khi tiến hành hoạt động kinh doanh Hiệu quả tuyệt đối được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu như: thời gian hoàn vốn, tỷ suất lợi nhuận…

Hiệu quả so sánh là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án kinh doanh Hay hiệu quả so sánh là mức chênh lệch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các phương án kinh doanh Mối quan hệ giữa hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh vừa là độc lập vừa mang tính phụ thuộc, đều là căn cứ để doanh nghiệp có thể lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu.

1.2.3 Hiệu quả từng nhân tố và hiệu quả tổng hợp

Trang 7

Hiệu quả từng nhân tố được phản ánh thông qua trình độ sử dụng từng nguồn lực của doanh nghiệp Các nhân tố đó là: lao động, vốn, trình độ công nghệ, trình độ quản lý…

Hiệu quả tổng hợp là hiệu quả đánh giá toàn bộ khả năng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm hoàn thành một mục tiêu chung

Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình bao gồm nhiều yếu tố tham gia, mỗi yếu tố lại tạo ra một hiệu quả khác nhau Nếu như không tổng hợp lại sẽ không phản ánh được kết quả cuối cùng của một chu kỳ kinh doanh Do vậy, hiệu quả tổng hợp chỉ có thể đạt được mức cao nhất khi sử dụng triệt để hiệu quả của từng nhân tố

2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh tế của cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị trường và thái độ cư xử của mọi thành viên, chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường DNTMNN hoạt động trong cơ chế thị trường luôn tuân theo những quy luật và chịu sự chi phối của thị trường sẽ gặp không ít khó khăn Chính vì vậy, muốn tồn tại và phát triển được các doanh nghiệp nói chung và DNTMNN nói riêng cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình Như vậy, vai trò của hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất cứ chủ thể nào hoạt động trong nền kinh tế Vai trò đó được thể hiện như sau:

Thứ nhất, Hiệu quả kinh doanh là cơ sở đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Mục tiêu đầu tiên của một doanh nghiệp đó là bảo đảm được sự tồn tại của mình trên thị trường, có tồn tại được thì doanh nghiệp mới có thể đi đến các mục tiêu cao hơn Muốn tồn tại được nhất thiết mọi hoạt động của doanh nghiệp phải đem lại hiệu quả hay cụ thể hơn là đem lại lợi

Trang 8

nhuận để duy trì sự tồn tại Lợi nhuận được tính bằng chênh lệch của doanh thu và chi phí, nều như chi phí quá cao vượt qua doanh thu thì doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ thất bại lớn Và nếu như doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp có thể yên tâm về sự tồn tại của mình Tuy nhiên đó chưa phải là cái đích mà các doanh nghiệp hướng tới Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp là cần tìm ra các giải pháp, các phương án tối ưu nhằm không những tồn tại được mà còn phải phát triển ngày càng lớn mạnh Có được phương án tốt chỉ là điều kiện cần, khả năng sử dụng các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu đặt ra, năng lực của lãnh đạo, của nhân viên… nhằm mở rộng quy mô doanh nghiệp là những điều kiện đủ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Qua đây ta thấy được vai trò của hiệu quả kinh doanh trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, Hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên gay gắt buộc các doanh nghiệp luôn phải thay đổi để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trường Cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các phương thức kinh doanh sao cho phù hợp với điều kiện hiện tại, đồng thời mang lại được lợi nhuân cao nhất Bên cạnh đó các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng của các dịch vụ, nhằm tạo được uy tín, sự tin tưởng của khách hàng, người mang lại thu nhập cho doanh nghiệp Qua đó, sẽ tạo nên sự tiến bộ chung trong toàn bộ nền kinh tế và cho đất nước.

Thứ ba, Hiệu quả kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao đời sống của người lao động.

Người lao động là người trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất, và phi vật chất cho doanh nghiệp, bên cạnh đó họ còn là một nguồn lực không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại của tổ chức Tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng của mình doanh nghiệp sẽ

Trang 9

có được sự thành công trên thương trường nhờ nâng cao được hiệu quả kinh doanh Và khi đã nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì đời sống của người lao động cũng được nâng cao nhờ các chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty Và ngược lại, khi hoạt động của doanh nghiệp không đạt được như mong muốn, lợi nhuận của doanh nghiệp bằng không hay thậm chí âm thì dù có muốn doanh nghiệp cũng không thể nâng cao đời sống của người lao động.

Thứ tư, Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần phát triển nền kinh tế xã hôi.

Doanh nghiệp là tế bào của một nền kinh tế nên mọi động thái của nó đều ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động không mang lại hiệu quả sẽ góp phần tăng tỷ lệ thất nghiệp, đời sống xã hội không được đảm bảo, dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mặt khác, khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, sẽ đóng góp không nhỏ vào Ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao vị thế của bản thân doanh nghiệp và của cả đất nước.

3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.

3.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

3.1.1 Tổng lợi nhuận thu được trong kỳ

LN = DT – CP Trong đó:

LN – Tổng lợi nhuận thu được trong kỳDT – Doanh thu của doanh nghiệp

CP – Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh (bao gồm cả chi phí mua hàng – giá vốn hàng bán).

“ Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh” ( Trích: Kinh tế và quản lý ngành Thương mại dịch vụ,

Trang 10

trang 374, Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Đình Đào, Nhà xuất bản Thống kê)

Lợi nhuận là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, là nguồn gốc của tái sản xuất mở rộng kinh doanh và là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở của chính sách phân phối hợp lý và đúng đắn.

3.1.2 Tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước

Số tiền đã nộp vào Ngân sách Nhà nướcTỷ lệ %

thanh toán với =

Ngân sách Nhà nước Tổng số tiền phải nộp vào Ngân sách Nhà nướcChỉ tiêu này thể hiện doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước về các khoản phải nộp như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác.

3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

3.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

- Phân tích tốc độ chu chuyển của vốn lưu động

Tổng doanh thu thuần* Số vòng quay của =

VLĐ Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp, hiệu quả chung của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động bình quân Nói lên rằng trong kỳ phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp quay được bao nhiêu lần Hoặc cứ một đồng vốn lưu động bình quân dùng vào sản xuất

Trang 11

kinh doanh trong kỳ, tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Thời gian của kỳ ngiên cứu* Thời gian của =

một vòng chu chuyển Số vòng quay của VLĐ

Chỉ tiêu phản ánh độ dài vòng quay của vốn lưu động, tức là số ngày cần thiết để vốn lưu động có thể quay được một vòng Chỉ tiêu này càng thấp, số ngày của một vòng quay vốn lưu động càng ít, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

3.3 Các chỉ tiêu mức doanh lợi

3.3.1 Mức doanh lợi trên doanh số bán

P’1 =

x 100%Trong đó:

P’1 – Mức doanh lợi của doanh nghiệp trong kỳP – Lợi nhuận doanh nghiệp thực hiện được trong kỳDS – Doanh số bán thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh số bán thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Qua đó giúp cho doanh nghiệp định hướng được mặt hàng kinh doanh, thị trường mà doanh nghiệp cần tập trung để thu được lợi nhuân cao nhất.

3.3.2 Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh

P’2 =

x 100%Trong đó:

P’2 – Mức doanh lợi của vồn kinh doanh trong kỳ (%)VKD – Tổng vốn kinh doanh trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Một đồng vốn kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trang 12

3.3.3 Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh

P’3 =

x 100%Trong đó:

P’3 – Mức doanh lợi của chi phí kinh doanh trong kỳ (%)Cfkd – Tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ Một đồng chi phí kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

3.4 Năng suất lao động bình quân của một lao động

Năng suất lao động bình quân của một lao động

3.5 Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp

3.5.1 Hệ số thanh toán nhanh

TSLĐ – Tồn khoHệ số thanh toán nhanh =

Nợ ngắn hạn

Trang 13

Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các khoản có thể sử dụng để thanh toán ngay với số cần phải thanh toán (các khoản nợ ngắn hạn) Tại thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ, nều hệ số khả năng thanh toán nhanh đểu lớn hơn 1 phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan Doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh Ngược lại, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 và ngày càng nhỏ hơn 1, thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn

4 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt Do đó các doanh nghiệp luôn phải tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Các giải pháp tăng doanh thu của doanh nghiệp: tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tăng sức sản xuất của các yếu tố đầu vào Khi doanh thu tăng và chi phí được giữ nguyên thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng Ta có thể sử dụng các biện pháp nhằm tăng doanh số bán hàng như xây dựng các chiến dịch quảng cáo hợp lý thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp Hay đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng năng động, sáng tạo, có khả năng lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 14

- Tăng doanh thu bằng cách sử dụng nhiều phương thức, hình thức kinh doanh phong phú như: bán buôn, bán qua kho, cửa hàng qua mạng, qua đại lý, các hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu kinh doanh nội địa, dịch vụ, kinh doanh trong lĩnh vực tài chính…

- Xây dựng phương án kinh doanh với khối lượng và chất lượng, kết cấu hàng hóa hợp lý, có giá bán hợp lý và tổ chức thực hiện tốt các

phương án đó để có đủ lực lượng hàng hóa phù hợp cung ứng tốt cho nhu cầu của thị trường.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm bằng cách trang bị máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại, nắm bắt kịp thời yêu cầu kỹ thuật của từng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài để đáp ứng, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, tay nghề của công nhân…nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đẩy mạnh bán ra trên các thị trường.

- Không ngừng nâng cao sức mạnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, có chứng chỉ quốc tế cần thiết như ISO, SA8000, HACCP, GMP để tăng sức cạnh tranh, có điều kiện đứng vững và phát triển trên thị trường trong mọi điều kiện.

Bên cạnh các biện pháp tăng doanh thu doanh nghiệp phải đảm bảo sao cho chi phí là nhỏ nhất, tránh tình trạng lãng phí các nguồn lực Sử dụng các chính sách tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào đối với các cơ sở sản xuất, tận dụng các phế thải hay nguyên vật liệu thừa ngiên cứu chế tạo các sản phẩm bổ xung từ các nguyên vật liệu đó Đối với doanh nghiệp thương mại, việc tăng cường công tác tổ chức quản lý kinh doanh, tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhằm kinh doanh những hàng hóa thị trường cần, với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo mức lãi hợp lý cho doanh nghiệp, cần đặt thành vấn đề trọng yếu Từ đó yêu cầu quản lý chi phí lưu thông hàng hóa đòi hỏi phấn đấu hạ thấp một cách tích cực,

Trang 15

hợp lý, để mức chi phí nhất định có thể đảm bảo mức lưu chuyển hàng hóa bán ra nhiều, đạt doanh thu cao.

- Giảm chi phí giá vốn đối với doanh nghiệp sản xuất là giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương trực tiếp sản xuất, giảm chi phí sản xuất chung, đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu là giảm chi phí mua hàng bằng cách mua hàng với giá hợp lý, giảm các chi phí trong quá trình mua hàng.

- Giảm các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp như chi phí giao nhận vận tải, bảo hiểm, dự trữ, bảo quản hàng hóa, chi phí hao hụt hàng hóa, chi phí tiền lương cho người bán hàng và quản lý, chi phí làm các thủ tục trong mua bán, các chi phí cho dịch vụ mua ngoài bằng tiền khác.

- Biết tận dụng tối đa đồng vốn của bên ngoài để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng đáng kể khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trên vốn kinh doanh có thể thấp.

- Có nghệ thuật trong sử dụng nguồn nhân lực để phát huy tối đa năng lực trách nhiệm của người lao động, tăng mối quan hệ khả năng giao tiếp từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Phân tích kỹ các nhân tố bên trong và bên ngoài, sự biến động, từng tình huống trên thị trường để xác định kịp thời những cơ hội và rủi ro nhằm có biện pháp tận dụng những cơ hội vàng trên thị trường và khác phục rủi ro trong kinh doanh.

Trang 16

- Quản lý đồng vốn chặt chẽ, nâng cao trình độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, có nghệ thuật sử dụng đồng vốn để tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn ở doanh nghiệp.

II KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường

Năm 1990, Công ty thành lập và lấy tên là Công ty Kỹ thuật -Trắc địa Bản đồ trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, do một số nhà khoa học đề suất Sự ra đời của công ty như một tất yếu trong bối cảnh ngành Đo đạc và Bản đồ bắt đầu thực hiện hiện đại hóa công nghệ, chuyển từ hệ mô phỏng tương tự (analog) sang hệ tín hiệu số (digital) trên cơ sở phát triển công nghệ đo đạc từ vệ tinh và công nghệ thông tin xử lý số liệu.

Năm 1991, Công ty đổi tên thành Công ty Xuất nhập nhẩu Trắc địa Bản đồ (IMEGECA) trực thuộc Cục Đo đạc và Bản đồ với chức năng nhập khẩu trang thiết bị công nghệ cao, xuất khẩu sản phẩm bản đồ và chuyển giao công nghệ Hoạt động của công ty là một yếu tố mới trong hoạt động kinh tế tri thức ở giai đoạn phôi thai, tạo nên động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình phát triển công nghê Đo đạc -Bản đồ kỹ thuật số ở Việt Nam Đến năm 1994, các công nghệ chủ yếu cần thay đổi trong lĩnh vực đo đạc – bản đồ đã được công ty phát triển bằng cơ chế thị trường, cụ thể: công nghệ định vị toàn cầu bằng vệ tinh phục vụ xác định các điểm tọa độ, công nghệ chụp ảnh hàng không – vệ tinh, công nghệ thành lập bản đồ số, công nghệ hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý Trong thời gian này, Công ty đã thiết lập được một mạng lưới cung cấp các loại bản đồ Việt Nam ra thị trường quốc tế.

Năm 1994, Công ty tiếp nhận Công ty Thiết bị Đo đạc-Bản đồ do sự

Trang 17

thành lập Tổng cục Địa chính trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại Cục Đo đạc Bản đồ Nhà nước và Tổng cục quản lý ruộng đất trên Nghị định của Chính phủ Sự tiếp nhận này làm phát triển các chức năng sản xuất các thiết bị đo đạc truyền thống nhưng nghiệp vụ ngoại thương về công nghệ thông tin vẫn được chú trọng nhất Lúc này Công ty đã có hơn 70 lao động và tiếp tục thực hiện quá trình hiện đại hóa công nghệ của ngành địa chính với địa bàn rộng hơn bao gồm 61 cơ sở địa chính tỉnh thành trong cả nước.

Năm 1998, do sự phê chuẩn phương án sản xuất tổng thể Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng cục Địa chính, Công ty tiếp nhân thêm bộ phận kinh doanh vật tư., trung tâm dịch vụ tư vấn thuộc Công ty Địa chính, sáp nhập và đổi tên là Công ty Xuất nhập khẩu và Tư vấn dịch vụ Đo đạc Bản đồ, có thêm chức năng thực hiện các dịch vụ công nghệ kể cả đào tạo nâng cao tư vấn giải pháp công nghệ, tư vấn dự án, tư vấn pháp luật và quy hoạch đất đai, sản xuất sản phẩm thông tin Sau lần sáp nhập này tổng lao động của Công ty đã lên tới hơn 80 người (nay là 110 người).

Năm 2004, để phù hợp với xu hướng kinh tế thị trường một lần nữa Công ty đã đổi tên là Công ty Tư vấn Dịch vụ phát triển công nghệ Tài nguyên -Môi trường, nhằm đưa công tác Tư vấn dịch vụ và công nghệ phát triển mạnh hơn phù hợp với cơ chế thị trường.

Năm 2006, Công ty chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần căn cứ theo Quyết định số 2635/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Tư vấn dịch vụ và phát triển công nghệ tài nguyên – môi trường thành Công ty cổ phần Tư vấn dịc vụ Công nghệ tài nguyên – môi trường, chính thức hoạt động từ ngày 12 tháng 05 năm 2006 Với tổng số lao động trong Công ty là 185 người

Trang 18

1.1 Sơ lược về Công ty Cổ phần Tư vấn dịch vụ Công nghệ Tài nguyên –Môi trường.

_ Tên công ty cổ phần: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ

CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN –MÔI TRƯỜNG.

_ Tên giao dịch Quốc tế:

JOIN STOCK COMPANY OF CONSULTANCY SERVICE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT FOR NATURAL RESOURCES AND ENVIROMENT.

_ Tên viết tắt: TECOS

Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập.

Có tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và tài

Trang 19

khoản tiền Việt Nam tại các Ngân hàng trong nước.

1.3 Phạm vi hoạt động

Công ty được quyền tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh như quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp luật Đồng thời có quyền thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu kinh doanh của công ty.

1.4 Mục tiêu hoạt động

Mục tiêu hoạt động của Công ty là không ngừng phát triển trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất –kinh doanh –dịch vụ của Công ty

- Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông

- Cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh

2.Cơ cấu bộ máy tổ chức và nhân sự của công ty TECOS

2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Phòngtư vấn dịch vụ

Phòng dịch vụ

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trịTổng giám đốcPhó tổng giám đốc

Ban kiểm soát

Phòng chức năngPhòng kinh doanh

PhòngTổ chức hành chính

Phòng Kế hoạch Tài vụ

Phòng kinh doanh

máy thiết bị

Phòng sửa chữa kiểm định TB TN-

Phòng dịch vụ

địa chínhPhòng

kinh doanh

tổng hợpPhòng

khai thác &quản

lý dự

Trang 20

Tổng số CBCNV: 185 người (kể cả cộng tác viên) trong đó- Trình độ tiến sĩ: 02 người

- Trình độ thạc sĩ: 06 người- Đại học: 153 người

- Trung cấp: 10

- Lao động phổ thông: 4- Cộng tác viên

2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban

2.2.1 Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đông cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;

Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;

Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.

2.2.2 Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Quyết định chiến lược phát triển của Công ty

Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được

Trang 21

quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;

Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay, và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kể toán của công ty hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ Công ty.

Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác;

2.2.3 Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị và một số thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định Tổ chức Công đoàn trong công ty cử một đại diện đủ tiên chuẩn và điều kiện tham gia thành viên Ban kiểm soát.

Xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý, quy chế

Trang 22

quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch đào tạo lao động, phương án phối hợp kinh doanh giữa cá công ty thành viên (nếu có) hoặc với các công ty khác trình Hội đồng quản trị

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghê; điều hành hoạt động của Công ty nhằm thực hiện các nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị.

Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương phù hợp với các quy định Nhà nước trình Hội đồng quản trị phê duyệt, kiểm tra các đơn vị thuộc công ty thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá quy định trong nội bộ công ty

2.2.5 Giám đốc phụ trách các lĩnh vực

- Ông Lê Hoàng Long: Giám đốc Quản trị kinh doanh, có trách nhiệm thường trực điều phối, giám sát các hoạt động của công ty Phụ trách trực tiếp các phòng: Phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Kế hoạch – Tài vụ, phòng Kinh doanh máy thiết bị, phòng Sửa chữa và kiểm định thiết bị Tài nguyên – môi trường, phòng kinh doanh tổng hợp.

- Ông Nghiêm Văn Trọng: Giám đốc Quy hoạch Đo đạc, phụ trách lĩnh vực Quy hoạch và Đo đạc địa chính, trực tiếp phụ trách phòng Quy hoạch Đo đạc.

- Bà Trần Thị Kim Dung: Giám đốc Tài Chính, phụ trách giám sát tài chính toàn công ty, tư vấn trực tiếp cho Tổng Giám đốc Phụ trách phòng Kế hoạch – Tài vụ.

- Ông Trần Như Trung: Giám đốc Dự án, phụ trách các công việc liên quan đến các dự án Tài nguyên – Môi trường Ngoài ra, chịu trách nhiệm thẩm định tính khả thi về mặt Kỹ thuật đối với các hợp đồng, dự án Công ty tham gia Phụ trách trực tiếp

Trang 23

phòng Tư vấn dự án Tài nguyên – Môi trường.

- Ông Phạm Văn Dũng: Giám đốc Dịch vụ địa chính, phụ trách mảng công việc liên quan đến phát hành biểu mẫu, hồ sơ địa chính Trực tiếp quản lý hoạt động phòng Dịch vụ địa chính.- Ông Đoàn Châu Giang: Giám đốc Công nghệ, phụ trách các

hoạt động tư vấn kinh doanh thiết bị công nghệ, hợp tác quốc tế Trực tiếp quản lý hoạt động phòng Công nghệ thiết bị Tài nguyên – Môi trường.

2.2.6 Các phòng ban trực thuộc

Phòng Tổ chức – hành chính:Trưởng phòng: Nguyễn Thanh SơnPhó trưởng phòng: Ngô Thị Kim Lan• Bao gồm có 12 người

• Chức năng, nhiệm vụ: Tổ chức, xây dựng các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đồng thời đề ra phướng hướng hoạt động cho các năm tiếp theo Bên cạnh đó hỗ trợ cho ban Giám đốc và các thành viên hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công ty.

Phòng Kế hoạch – tài vụTrưởng phòng: Bùi Thị ThủyPhó trưởng phòng: Lê Thu Hương • Bao gồm 9 người.

• Chức năng, nhiệm vụ: Tổng kết các hoạt động thu chi trong Công ty Xây dựng các báo cáo tài chính, bảng lương cho người lao động hoạt động trong công ty Nguyên tắc phân phối lương dựa theo năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả công việc của từng bộ phận.

Phòng Công nghệ thiết bị Tài nguyên – Môi trườngGiám đốc công nghệ: Đoàn Châu Giang

Trang 24

Phó trưởng phòng: Đinh Văn HùngPhó trưởng phòng: Đào Xuân Vương• Bao gồm 17 người.

• Chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn kinh doanh thiệt bị công nghệ, hợp tác quốc tế.

Phòng Quy hoạch và Đo đạc

Giám đốc Quy hoạch Đo đạc: Nghiêm Văn TrọngPhó trưởng phòng: Nguyễn Hải Sơn

Phó trưởng phòng: Phạm Quang TrungPhó trưởng phòng: Hoàng Mạnh Quân• Bao gồm 28 người.

• Chức năng, nhiệm vụ: Thực hiện dịch vụ đo đạc, lập bản đồ, điều tra, khảo sát, phân hạng về đất đai và tài nguyên Các dịch vụ định giá tài sản, dịch vụ quan trắc môi trường, thẩm định chất lượng các sản phẩm thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường.

Phòng Tư vấn dự án Tài nguyên – Môi trườngTrưởng phòng: Nguyễn Anh Quân

Phó trưởng phòng: Hoàng Hồng Huệ • Bao gồm 9 người

• Chức năng, nhiệm vụ: Tư vấn lập dự án, tư vấn đo đạc lập quy hoach kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên và

Trang 25

môi trường, bảo vệ môi trường.Phòng Kinh doanh máy thiết bị.Trưởng phòng: Trần Tuấn Kiệt

Phó trưởng phòng: Nghiêm Xuân Dương• Bao gồm 6 người

• Chức năng nhiệm vụ: Xuất, nhập khẩu trực tiếp và cung cấp công nghệ thiết bị, vật tư kỹ thuật và sản phẩm thông tin chuyên nghành đo đạc bản đồ, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn.Phòng Bảo dưỡng kiểm định thiết bị tài nguyên môi trường

Trưởng phòng: Nguyễn Sĩ ChíPhó trưởng phòng: Trịnh Văn Công• Bao gồm 10 người

• Chức năng, nhiệm vụ: Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định thiết bị, vật tư kỹ thuật và đào tạo chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khách hàng thuộc phạm vi các loại công nghệ thiết bị, vật tư do công ty cung cấp.

Phòng Kinh doanh tổng hợpTrưởng phòng: Nguyễn Quốc ÁiPhó trưởng phòng: Nguyễn Kim Lăng• Bao gồm 10 người

• Chức năng, nhiệm vụ: Hỗ trợ hoạt động các phòng ban khác, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Ngoài ra Công ty còn có đội ngũ cộng tác viên làm việc trong các lĩnh vực khác nhau theo chế độ bán thời gian hoặc theo các dự án, công trình là 50 người.

2.3 Công tác quản lý các phòng ban chức năng

Công tác tổ chức – hành chính đã có nhiều chuyển biến, trong thời gian ngắn đã sớm ổn định bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự đảm bảo sự hoạt

Trang 26

động của Công ty được tiếp tục Mọi người lao động đều bố trí việc làm ổn định, việc tuyển dụng lao động theo quy chế nên lựa chọn được lao động phù hợp với từng lĩnh vực, có chất lượng cao Trong năm 2006 Công ty đã hoàn thiện và ban hành hàng loạt những quy định, nội quy, quy chế phục vụ cho công tác quản lý như đã ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành; Quy chế làm việc của Công ty, Quy định về chế độ công tác phí, Quy chế quản lý tài chính… và đã thực hiện nghiêm túc theo quy định.

Công tác tài chính được đánh giá có nhiều tích cực, thực hiện khẩn trương, chính xác trung thực đã góp phần cho công tác cổ phần hóa đạt kết quả tốt như xác định lại giá trị doanh nghiệp trước khi chuyển sang cổ phần hóa, thực hiện quyết toán trước khi Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình mới (thời điểm 12/05/2006) và thực hiện quyết toán báo cáo kết quả tài chính đến 31/12/2006 Công tác tài chính đã thực hiện đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, phản ánh thông tin tài chính được chính xác, trung thực nên công tác cổ phần hóa được tiến hành nhanh, đảm bảo đúng tiến độ Kết quả kinh doanh cuối năm được báo cáo kết quả kịp thời góp phần tích cực vào điều hành hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo Công ty.

Hiện nay, Công ty đã khẳng định được vụ thế và thương hiệu TECOS cả trong và ngoài nước Công ty luôn luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, chất lượng nhất, cung ứng các loại hàng hóa có chất lượng cao với công nghệ tiên tiến, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp hiện đại hóa ngành Đo đạc bản đồ, quản lý đất đai nói riêng, cũng như sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung.

Có được kết quả trên, hàng năm Công ty đã đầu tư vào đổi mới trang thiết bị công nghệ, điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên Công ty thường xuyên gửi cán bộ có năng lực đi đào tạo công nghệ mới, hợp tác ngiên cứu với các nhà sản xuất trong và ngoài nước để phát triển công nghệ và cũng là bước đầu tư ban đầu cho định hướng phát triển các sản phẩm kinh tế tri thức.

Trang 27

Ngoài ra, để phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Công ty tổ chức thường xuyên và mời các giáo viên có trình độ về đào tạo và bồi dưỡng tiếng Anh cho cán bộ công nhân viên từ sơ cấp đến nâng cao.

Bên cạnh đó phải kể đến sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Công ty, của sự kết hợp chặt chẽ giữa Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh và trên hết là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể hơn 185 cán bộ công nhân viên toàn Công ty và các cộng tác viên.

3 Chính sách tiền lương

3.1 Đối tượng áp dụng và nguyên tắc trả lương

3.1.1 Đối tượng áp dụng

- Ban lãnh đạo Công ty

- Các đơn vị trực thuộc và toàn thể lao động trong Công ty

3.1.2 Đối tượng không áp dụng

- Đối với lao động thử việc: tùy thuộc vào tính chất công việc Giám đốc Công ty quyết định mức lương thử việc.

- Những người nghỉ việc do ốm đau trong thời gian dài được hưởng lương cơ bản hoặc trợ cấp lương trong thời gian nhất định do Lãnh đạo Công ty quyết định (theo đúng quy định của luật lao động).

3.1.3 Nguyên tăc phân phối

Nguyên tắc phân phối tiền lương trong Công ty là phân phối theo kết quả lao động.

Việc quy định trả lương trong từng bộ phận, cá nhân người lao động chủ yếu dựa trên quy tắc năng suất, chất lượng lao động, hiệu quả công việc của từng bộ phận, từng người lao động.

Chống phân phối bình quân, ngoài ra có xem xét đến các yếu tố khách quan tác động đến kết quả lao động có quan tâm đến điều tiết thu nhập giữa các bộ phận, cá nhân theo hướng khuyến khích phát huy năng lực của người lao động, trước mắt và lâu dài phù hợp với điều kiện và khả năng của Công ty.

3.2 Phương án phân phối quỹ lương

Trang 28

3.2.1 Nguyên tắc xác định quỹ lương

Xác định nguồn hình thành quỹ lương+ Từ sản xuất kinh doanh dịch vụ

+ Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.Nguyên tắc xác định quỹ lương của Công ty

- Quỹ tiền lương kế hoạch năm: Xác định trên cơ sở doanh thu kế hoạch năm Quỹ lương kế hoạch năm được đăng ký với Cục Thuế.

- Quỹ tiền lương thực hiện quý: Xác định trên cơ sở chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện trong quý.

- Quỹ tiền lương thực hiện năm: Ban lãnh đạo Công ty phê duyệt lại vào đầu năm sau trên cơ sở quỹ tiền kế hoạch năm đối chiếu với mức độ hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đã đặt ra trong năm.

Công thức tính quỹ lương Công tyQt =

K x D Trong đó: Qt: Quỹ lương

D: Doanh thu

K: Tỷ suất chi phí tiền lương trên 100đ doanh thu

3.2.2 Đối tượng hưởng lương theo các loại hình lương

- Lương khoán gọn: Áp dụng đối với người lao động làm công việc xác định cụ thể trong Công ty Người lao động này được Công ty ký hợp đồng khoán gọn để thực hiện công việc vụ thể ghi trong hợp đồng lao động Mức lương khoán đã được xác định cố định trong hợp đồng lao động, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của Công ty, vì vậy không được hưởng các khoản có tính chất tiền lương khác trong Công ty (ngoại trừ chế độ bảo hiểm theo quy định Nhà nước)

- Lương sản xuất kinh doanh: Áp dụng đối với người lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong Công ty và đã ký hợp đồng lao động dài hạn hoặc không thời hạn Mức lương này phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

3.2.3 Xác định biên lao động

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của các phòng, căn cứ

Trang 29

vòa khối lượng công việc mỗi phòng để xác định biên số người lao động.- Trong quá trình hoạt động, lãnh đạo công ty xem xét khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành để điều chỉnh định biên cho phù hợp.

3.2.4 Quy định sử dụng quỹ lương

- 10% Quỹ lương chi trả cho cộng tác viên làm thêm giờ, lương khoán gọn, khen thưởng đối với người lao động có năng suất, chất lượng cao có thành tích trong công tác, điều tiết cuối năm.

- 1% Quỹ trợ cấp khó khăn đột xuất.

- 4% dành cho Quỹ lương dự phòng năm sau.

- 85% Quỹ lương chi trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên công ty.

Chương II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

I .ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG

Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường là một trong những công ty thực hiện thành công chủ trương Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp để thực hiện chủ trương sắp xếp và tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước, nhằm thiết lập các quan hệ sản xuất phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh sự cạnh tranh và liên kết giữa các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa, tập trung nguồn lực Nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển kinh tế tập thể, hạn chế tập trung tư bản tư nhân và thúc đẩy quá trình xã hội hóa công tác quản lý sản xuất Do vậy Công ty đã nhanh

Trang 30

chóng hoàn thành công tác cổ phần hóa để tiếp tục sản xuất kinh doanh theo môi trường mới nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

1 Đặc điểm về sản phẩm của Công ty.

Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường là một trong những Doanh nghiệp thương mại Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tài nguyên – môi trường luôn đi đầu về sự đa dạng của sản phẩm, cũng như sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm.

Các sản phẩm của Công ty bao gồm:

+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 030R (Reflectoriess total sations series 030R)

+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 130R (Reflectoriess total sations series 130R)

+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 30R (Reflectoriess total sations series 30R)

+ Máy toàn đạc đo không gương SERIES 30RK (Reflectoriess total sations series 30RK)

+ Máy toàn đạc điện tử SERIES 10 (Total stations series 10)+ Gương và gương giấy (Prism)

+ Kinh vĩ điện tử (Electronic theodolite).+ Kinh vĩ quan cơ (Opical theodolite)TM1A

+ Thủy chuẩn điện tử (Digital level)+ Máy thủy chuẩn (Auto level)

+ Máy laser trong xây dựng thủy chuẩn laser LP30A-LP31A+ Máy chiếu đứng LV1

+ Thiết bị laser dóng hướng đường hầm SLB 110

Trang 31

+ Thiết bị laser xác lập độ dốc đường hầm GRADELIGHT 2500+ Hệ thống GPS đo định vị chính xác cao

2 Các khách hàng truyền thống của Công ty

- Sở tài nguyên và môi trường các tỉnh trong cả nước như: Lai Châu, Hòa Bình, Quảng Bình, Bắc Ninh

- Các Trung tâm kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh.- Công ty TNHH CAVICO Xây dựng

- Các trường chuyên ngành đo đạc địa chính- Công ty Khai thác khoáng sản Tây Nguyên.- Công ty đo đạc ảnh địa hình

- Công ty cổ phần phát triển công nghệ trắc địa

- Các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các tỉnh Thái Nguyên, Quảng Trị…

- Công ty China State Construction Engineering Corporation (CSCEC)

Trang 32

- ESKI (USA)

- ODOM GRAPHIC (USA)

Đây là các hãng sản xuất và cung cấp các thiết bị đo đạc, phần mềm phục vụ cho công tác đo đạc và thành lập Bản đồ nổi tiếng trên thế giới Các sản phẩm của họ được đảm bảo về chất lượng đồng thời cũng được đảm bảo về công nghệ Chính vì vậy tạo điều kiện tốt cho việc nâng cao uy tín của Công ty.

Ngoài ra, Công ty còn có quan hệ thương mại với hàng chục hãng sản xuất và cung cấp thiết bị phục vụ cho công tác điều tra, quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn

kỹ thuật và sản phẩm thông tin chuyên ngành đo đạc bản đồ, địa chất, môi trường, khí tượng thủy văn;

- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định thiết bị, vật tư kỹ thuật và đào tạo chuyển giao công nghệ, hỗ trợ khách hàng thuộc phạm vi các loại công nghệ, thiết bị, vật tư kỹ thuật do Công ty cung cấp;

- In và các dịch vụ liên quan đến in và phát hành giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại hồ sơ, biểu mẫu, sổ sách phục vụ quản lý đất đai, phục vụ quản lý các tài nguyên khác

Trang 33

và quản lý môi trường (Theo mẫu Nhà nước quy định).

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1 Các yếu tố thuộc mội trường bên ngoài

Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được Vì vậy nó tác động trực tiếp tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, doanh nghiệp không thể điều kiển được nó mà chỉ tạo ra khả năng thích ứng một cách tốt nhất xu hướng vận động của nó Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì doanh nghiệp cần thích nghi với môi trường kinh doanh luôn biến động Môi trường kinh doanh một mặt tạo ra những cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp nếu biết nắm bắt lấy Mặt khác, môi trường kinh doanh luôn chứa đựng nguy cơ, rủi ro nếu doanh nghiệp không đủ khả năng thích ứng

1.1 Khách hàng

Đây là yếu tố luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường là những tổ chức, những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, lĩnh vực địa chất Hay nói khái quát hơn khách hàng của công ty là người tiêu thụ trung gian, họ thực hiện hành vi mua hàng để thỏa mãn nhu cầu của tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan …) chứ không nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân Do vậy tiêu chuẩn và cách thức đánh giá, lựa chọn hàng hóa, của họ đòi hỏi cao hơn với khách hàng là cá nhân

Trang 34

Mặt khác số lượng khách hàng ít hơn rất nhiều so với người tiêu thụ cuối cùng nhưng khối lượng và giá trị mua của mỗi khách hàng thường rất lớn Tổng mức hàng hóa lưu chuyển qua người tiêu thụ trung gian thường chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng mức hàng hóa lưu chuyển trên thị trường Khi giao dịch có thể phải bỏ ra chi phí lớn thậm chí độ mạo hiểm cao để đạt được những thương vụ tốt Và một đặc điểm quan trọng đó là họ luôn có hiểu biết tốt về nhu cầu thực của họ, về thị trường và nguồn cung ứng hàng hóa trên thị trường (các nhà cung cấp) Quyết định mua hàng được thực hiện theo một quá trình có “khả năng kiểm soát” và định hướng Điều này yêu cầu tính linh hoạt và chính xác kế hoạch bán hàng của người cung cấp khi tham gia và thị trường Mặt khác sản phẩm của Công ty là sản phẩm chuyên ngành nên số lượng khách cũng hạn chế điều này một hạn chế dành cho Công ty.

1.2 Môi trường văn hóa xã hội

Các yếu tố văn hóa xã hội cơ bản mà doanh nghiệp cần lưu ý khi ngiên cứu là:

+ Số lượng các tổ chức sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường và xu hướng phát triển của nó.

+ Quy mô của các tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng tới và xu hướng vận động

+ Mức độ tăng trưởng và khả năng tái đầu tư (tích tụ tư bản) hoặc kết hợp đầu tư (tập trung tư bản) của các tổ chức cùng xu hướng vận động

+ Lĩnh vực hoạt động và phạm vi hoạt động của các tổ chức

Lĩnh vực công nghệ đo đạc và thiết lập bản đồ là lĩnh vực với sản phẩm đặc trưng không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng kinh doanh, và không phải tổ chức nào cũng cần sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Trước đây khi Nhà nước còn quản lý và rót kinh phí cho mỗi dự án, hay đưa khách hàng cho doanh nghiệp thì có thể nói Công ty Cổ

Trang 35

phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường là một công ty độc quyền trong lĩnh vực này Sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp tự mình tìm khách hàng sẽ là một khó khăn lớn đòi hỏi Công ty phải huy động nguồn nhân lực một cách tối ưu Một mặt, giữ được những khách hàng truyền thống có quan hệ lâu dài với Công ty Mặt khác, phải tìm được lượng khách hàng mới đảm bảo thu nhập cho người lao động Điều này, yêu cầu doanh nghiệp cần phải có chính sách ngiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng một cách cụ thế để có thể lựa chọn khách hàng một cách chính xác.

Lĩnh vực bất động sản hiện nay đang là một vấn đề nóng, giá đất ngày càng lên giá, mỗi mét đất là một tài sản quý giá của người dân Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đo đạc có thể phát huy hết khả năng của mình trong việc định giá, đo đạc diện tích đất đai, xác định nguồn gốc, chất đất Ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đo đạc địa chính Và điều này cũng tạo ra cơ hội lớn cho Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường khi cung cấp cho các doanh nghiệp đó những máy móc thiết bị có chất lượng tốt, độ chính xác cao mà không tốn công sức trong khi thực hiện công tác đo đạc, định giá.

1.3 Môi trường chính trị, pháp luật

Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải hoạt động trong môi trường chính trị và pháp luật của một đất nước, các yếu tố thuộc môi trường này tác động mạnh mẽ đến việc hình thành cơ hội thương mại, và khả năng thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp Môi trường chính trị có ổn định các doanh nghiệp sẽ tin tưởng hơn vào tương lai và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, nâng cao được sức sản xuất Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội Sự thay đổi về chính tri có thể là cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng lại là thách thức cho doanh nghiệp khác Nền chính trị không ổn định khiến cho niềm tin của doanh nghiệp

Trang 36

bị lung lay, dẫn đến tình trạng bi quan vào tương lai, nền kinh tế sẽ bị kìm hãm khả năng phát triển Pháp luật của đất nước có hoàn thiện thì khi có rủi ro xảy ra các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được quyền lợi của mình, không dẫn tới tình trạng mất phương hương trong kinh doanh.

Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật doanh nghiệp cần chú trọng:

+ Chiến lược phát triển kinh tế, mục tiêu trước mắt và lâu dài của Đảng trong thời gian tới, và khả năng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế của đất nước

+ Mức độ ổn định chính trị, xã hội; các chính sách Nhà nước

+ Thái độ và phản ứng của các tổ chức xã hội, của các nhà phê bình xã hội

+ Thái độ và phản ứng của người tiêu dùng

+ Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hiệu lực thực hiện luật pháp trong đời sống kinh tế, xã hội…

Theo nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần Đã tác động không nhỏ tới mọi hoạt động của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường Một doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần nhằm mục tiêu tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều loại hình sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp Nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, và người lao động Chính sách cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng vốn kinh doanh và vốn Điều lệ từ 7 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng Lượng vốn tăng lên tạo thêm cơ hội

Trang 37

cho công ty mở rộng thị trường, mở ra những mảng kinh doanh mới như thiết lập bản đồ, tư vấn dự án, dịch vụ đo đạc… Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa cũng đặt công ty trước những thử thách lớn như: phải đổi mới cơ chế quản lý sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh mới, thay đổi lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường, tiêu chuẩn hóa cán bộ, hoàn thiện chính sách bán hàng, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn nữa…

1.4 Môi trường công nghệ

Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ (Định nghĩa của Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương)

Các yếu tố thuộc môi trường công nghệ quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp Xu hướng vận động và bất cứ thay đổi nào của yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức độ khác nhau và thậm chí, dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Một công nghệ trong thời gian tồn tại của mình luôn biến đổi: về tham số thực hiện của công nghệ, về quan hệ với thị trường … Chính vì vậy trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, để duy trì vị trí của mình, các công ty phải tiến hành đổi mới sản phẩm, đổi mới quá trình và thay thế công nghệ đang sử dụng đúng lúc khi có những thay đổi trong khoa học – công nghệ, trong nhu cầu thị trường Một doanh nghiệp đang sử dụng một công nghệ để tiến hành hoạt động sản xuất hay kinh doanh cần biết nó đang ở giai đoạn nào của chu trình sống Hiểu biết này

Trang 38

rất quan trọng vì nó liên quan đến giá trị của công nghệ, đến thời điểm thay đổi công nghệ, cũng như các hoạt động khác đối với công nghệ Tuy nhiên, xác định chu trình sống của một công nghệ đang hoạt động đòi hỏi phải có được những thông tin có hệ thống về công nghệ, về tiến bộ khoa học công nghệ liên quan và thị trường sản phẩm của công nghệ Ngoài ra, cần nắm vững kiến thức về khoa học dự báo mới xác định được sự phát triển công nghệ trong tương lai.

Một số yếu tố thuộc môi trường công nghệ doanh nghiệp cấn lưu ý khi tiến hành nghiên cứu:

+ Tiềm năng của con người về năng lực công nghệ+ Sự tích lũy kinh nghiệm và tri thức

+ Tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức+ Chính sách công nghệ của quốc gia+ Các mối quan hệ quốc tế

Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ vì vậy sự thay đổi của công nghệ tác động lớn đến sự chiến lược kinh doanh của công ty Mặc dù hiện nay, công ty đang cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, với những công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới nhưng công nghệ luôn luôn biến đổi đặt ra cho doanh nghiệp một thử thách là làm sao có thể ứng dụng sản phẩm công nghệ đó vào thực tiễn Việt Nam, khi mà cơ sở hạ tầng công nghệ ở nước ta ở tình trạng lạc hậu do thiếu các nhà khoa học và kỹ thuật giỏi, chính sách liên quan đến khoa học công nghệ chưa được quan tâm đúng mức, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của khoa học công nghệ… Mặt khác chi phí cho một chu trình chuyển giao công nghệ là rất lớn, điều đó khiến cho Ban lãnh đạo công ty phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhập khẩu máy móc, thiết bị với công nghệ tiên tiến hay là nhập khẩu sản phẩm với công nghệ cũ nhưng vẫn ứng dụng được, giá thành không quá cao…

Trang 39

2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong

Môi trường bên trong hay còn gọi là tiềm lực của doanh nghiệp phản ánh các yếu tố mang tính chủ quan và dường như có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó mà doanh nghiệp có thể sử dụng để khai thác cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận Nhiệm vụ của nghiên cứu môi trường bên trong là nhằm đánh giá tiềm lực hiện tại để lựa chọn cơ hội hấp dẫn và tổ chức khai thác cơ hội hấp dẫn đưa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển tiềm lực, tiềm năng của doanh nghiệp để đón bắt cơ hội mới và thích ứng với sự biến động theo hướng đi lên của môi trường, đảm bảo thế lực, an toàn và phát triển trong kinh doanh.

2.1 Tiềm lực tài chính

Vốn kinh doanh là nguồn lực cơ bản cấu thành tiềm năng doanh nghiệp Quy mô vốn là một trong những yếu tố quyết định loại hình doanh nghiệp theo quy mô (lớn, vừa và nhỏ) Yếu tố vốn cùng với hoạt động tài chính khác ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp Phân tích yếu tố tài chính doanh nghiệp bao gồm việc phân tích về vốn, khả năng thanh toán các khoản chi phí (việc sử dụng nguồn vốn), tình hình kiểm soát hoạt động tài chính doanh nghiệp (thu, chi, lãi, lỗ,) Thông qua việc phân tích tài chính góp phần đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, phân phối và quản lý vốn một cách tối ưu

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường trước khi cổ phần hóa là 7 tỷ đồng sau khi cổ phần hóa lượng vốn điều lệ tăng lên 21 tỷ đồng Từ một doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển sang loại hình doanh nghiệp 51% vốn Nhà nước và 49% vốn góp của cổ đông buộc Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường phải tìm ra hướng phát triển mới đem lại

Trang 40

hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, để có khả năng chi trả lương cho người lao động Vì vậy sử dụng vốn sao cho hiệu quả, phân phối vốn hợp lý, là yêu cầu mang tính chiến lược của Công ty Lượng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng lên tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh, đảm bảo hạn chế được rủi ro, đồng thời cân đối với vốn nợ

Khi phân tích về yếu tố vốn cần tiến hành phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp và cấu thành nội bộ từng bộ phận vốn kinh doanh Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định (vốn lưu động chiếm 70 – 80% tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại) Quy mô vốn lưu động càng lớn thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng bán hàng, chớp được thời cơ kinh doanh Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền trên các loại tài sản cố định, công cụ lao động, đất đai… dùng trong kinh doanh Đây là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, góp phần thúc đẩy năng suất và chất lượng kinh doanh Quy mô vốn thể hiện tài sản hữu hình của doanh nghiệp và qua đó phản ánh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp Vốn cố định của doanh nghiệp thương mại được biểu hiện thông qua khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống nhà làm việc, hệ thống kho hàng, các loại thiết bị máy móc, các dụng cụ phục vụ kinh doanh Vốn lưu động được đánh giá thông qua lượng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, hàng hóa dự trữ, kinh phí sự nghiệp…

Kiểm soát hoạt động tài chính nhằm đánh giá việc sử dụng vốn của doanh nghiệp Hoạt động kiểm soát nhằm chú ý vào các khoản thu, các khoản chi của doanh nghiệp, việc phân phối lợi nhuận doanh nghiệp Trong đó đặc biệt quan tâm đến kiểm soát chi phí kinh doanh Hệ thống sổ sách tài chính doanh nghiệp đầy đủ là cơ sở quan trọng để phân tích một cách chính xác tình hình hoạt động của công ty.

2.2 Tiềm lực con người

Ngày đăng: 10/11/2012, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình “Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại” _ Đồng chủ biên PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, TS. Trần Văn Bão _ Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
2. Giáo trình “Kinh tế thương mại” _ Chủ biên GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS Hoàng Đức Thân _ Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
3. Giáo trình “Marketing thương mại” _ Chủ biên PGS.TS Nguyễn Xuân Quang _ Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing thương mại
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
4. “Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại” _ GS.TS Võ Thị Thanh Thu, Th.s Ngô Thị Xuân Hải Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại
5. “Ngiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” _ GS.TS Võ Thị Thanh Thu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
6. “Phân tích hoạt động kinh doanh” _ Nguyễn Thị Mỵ _ Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
7. “Phân tích hoạt động doanh nghiệp” _ Nguyễn Tấn Bình _ Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
8. “Phân tích tài chính công ty cổ phần” _ PGS.TS Nguyễn Năng Phúc, PGS.TS Nghiêm Văn Lợi, TS Nguyễn Ngọc Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính công ty cổ phần
9. Một số wedsite: www.diendandoanhnghiep.com.vn www.tecos.com.vnwww.quantri.com www.gov.mot.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng kết hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006,  2007 của Công ty TECOS -  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Bảng 1 Tổng kết hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của Công ty TECOS (Trang 51)
Bảng 2: Bảng phân tích lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của  Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường -  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Bảng 2 Bảng phân tích lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường (Trang 53)
Bảng 4: Bảng phân tích sức sinh lợi theo vốn kinh doan, vốn lưu  động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu -  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Bảng 4 Bảng phân tích sức sinh lợi theo vốn kinh doan, vốn lưu động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu (Trang 57)
Bảng 5: Bảng phân tích cơ cấu vốn kinh doanh -  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Bảng 5 Bảng phân tích cơ cấu vốn kinh doanh (Trang 59)
Bảng 8: Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động -  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Bảng 8 Tốc độ chu chuyển của vốn lưu động (Trang 62)
Bảng 10: Khả năng thanh toán của Công ty -  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường
Bảng 10 Khả năng thanh toán của Công ty (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w