Môi trường chính trị, pháp luật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường (Trang 35 - 37)

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1. Các yếu tố thuộc mội trường bên ngoà

1.3 Môi trường chính trị, pháp luật

Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải hoạt động trong môi trường chính trị và pháp luật của một đất nước, các yếu tố thuộc môi trường này tác động mạnh mẽ đến việc hình thành cơ hội thương mại, và khả năng thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Môi trường chính trị có ổn định các doanh nghiệp sẽ tin tưởng hơn vào tương lai và mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô, nâng cao được sức sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Sự thay đổi về chính tri có thể là cơ hội cho doanh nghiệp này nhưng lại là thách thức cho doanh nghiệp khác. Nền chính trị không ổn định khiến cho niềm tin của doanh nghiệp

bị lung lay, dẫn đến tình trạng bi quan vào tương lai, nền kinh tế sẽ bị kìm hãm khả năng phát triển. Pháp luật của đất nước có hoàn thiện thì khi có rủi ro xảy ra các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được quyền lợi của mình, không dẫn tới tình trạng mất phương hương trong kinh doanh.

Các yếu tố cơ bản thuộc môi trường chính trị, pháp luật doanh nghiệp cần chú trọng:

+ Chiến lược phát triển kinh tế, mục tiêu trước mắt và lâu dài của Đảng trong thời gian tới, và khả năng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế của đất nước

+ Mức độ ổn định chính trị, xã hội; các chính sách Nhà nước

+ Thái độ và phản ứng của các tổ chức xã hội, của các nhà phê bình xã hội

+ Thái độ và phản ứng của người tiêu dùng

+ Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật và hiệu lực thực hiện luật pháp trong đời sống kinh tế, xã hội…

Theo nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần. Đã tác động không nhỏ tới mọi hoạt động của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường. Một doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần nhằm mục tiêu tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều loại hình sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp Nhà nước; phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, và người lao động. Chính sách cổ phần hóa đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng vốn kinh doanh và vốn Điều lệ từ 7 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng. Lượng vốn tăng lên tạo thêm cơ hội

cho công ty mở rộng thị trường, mở ra những mảng kinh doanh mới như thiết lập bản đồ, tư vấn dự án, dịch vụ đo đạc… Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty. Bên cạnh đó, việc cổ phần hóa cũng đặt công ty trước những thử thách lớn như: phải đổi mới cơ chế quản lý sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh mới, thay đổi lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trường, tiêu chuẩn hóa cán bộ, hoàn thiện chính sách bán hàng, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn nữa…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường (Trang 35 - 37)