IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN
1. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty
1.4 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty
Bảng 10: Khả năng thanh toán của Công ty
Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh Tuyệt đối
2005/2006 Tuyệt đối 2007/2006 Tương đối 2006/2005 Tương đối 2007/2006
Hệ số thanh toán nhanh 0,606 0,476 0,912 0,436 -0,13 -21,45% 91,60% Hiệu suất sử dụng TSLĐ 0,29 0,613 0,804 0,191 0,323 111,38% 31,16%
(Nguồn Bảng cân đôi kế toán của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường)
Dựa vào bảng trên ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ Công nghệ Tài nguyên – Môi trường qua các năm có sự thay đổi đáng kể. Năm 2005 hệ số thanh toán của công ty là 0,606 có nghĩa là trong năm 2005 trung bình một nghìn đồng nợ ngân hàng được đảm bảo thanh toán bởi 0,606 nghìn đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao; năm 2006 là 0,476; năm 2007 để đảm bảo thanh toán được một đồng nợ ngân hàng cần 0,912 nghìn đồng tài sản lưu động (không bao gồm tồn kho). Như vậy, Năm 2006 giảm đi hệ số thanh toán của công ty giảm đi 0,13 nghìn đồng so với năm 2005 đồng thời cũng nhỏ hơn mức 0,5 là tỷ lệ an toàn tài chính, điều này cho thấy năm 2006 tình hình thanh toán của công ty đang gặp nhiều khó khăn, Công ty cần bán gấp sản phẩm, hàng hóa để thanh toán các khoản nợ. Bước sang năm 2007 hệ số thanh toán tăng lên tới 0,912 nghìn đồng điều này báo cho chúng ta biết tình hình tài chính của công ty đã có nhiều chuyển biến, nợ đã được đảm bảo thanh toán chắc chắn hơn.
Khả năng thanh toán so với tài sản lưu động của công ty cũng có nhiều biến động. Năm 2005, một nghìn đồng tài sản lưu động có thể được thanh toán bởi 0,29 nghìn đồng tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn. Đến năm 2006 hệ số đó là 0,613, năm 2007 là 0,804 điều này cho thấy năm 2005 lượng tiền vừa đủ để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả. Năm 2006 và năm 2007 hệ số quá lớn thể hiện trong công ty còn dư thừa nhiều tiền, gây ra hiện tượng vốn sử dụng chưa hiệu quả. Điều này đòi hỏi công ty cần có biện pháp giải ngân lượng tiền còn ứ đọng trong các khâu để đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.