1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

126 1,2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Hoàng Thị Quỳnh Ngân

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Đào Thị Vân

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Hoàng Thị Quỳnh Ngân

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU LỜI THOẠI TRONG VĂN XUÔI VI HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Trang 3

3.3 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp được

sử dụng trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 91

Chương 4 - Những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại

4.1 Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống từ của tiếng

4.2 Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng sử dụng hệ thống thành ngữ 108 4.3 Phương thức diễn đạt trong lời thoại (trong văn xuôi Vi Hồng) 110 4.4 Phong tục tập quán của dân tộc Tày thể hiện trong lời thoại

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Hội thoại là một trong những hình thức giao tiếp thường xuyên,

phổ biến của ngôn ngữ và cũng là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác Hội thoại đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực được nhiều người quan tâm bởi sự đa dạng, thú vị và phức tạp của nó

Tìm hiểu lời thoại không nên chỉ bó hẹp trong phạm vi giao tiếp thường ngày mà còn cần phải dấn vào địa hạt văn chương, đặc biệt là văn xuôi mới có thể thấy hết màu sắc của lời thoại

1.2 Vi Hồng là nhà văn dân tộc miền núi tiêu biểu cho bộ phận văn học

thiểu số Việt Nam sau cách mạng Chất dân tộc và miền núi Việt Bắc là yếu tố làm nên nét đặc sắc và mới lạ trong sáng tác của ông dù ở bất kỳ thể loại nào, truyện ngắn hay tiểu thuyết Trong tác phẩm của mình, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số miền núi Chính cuộc sống sinh động của con người Việt Bắc được phản ánh chân thực đã đưa các tác phẩm của ông trở thành khóm hoa lạ trong vườn hoa

dân tộc PGS.TS Vũ Anh Tuấn đã nhận xét: "Thành tựu lớn nhất mà Vi Hồng để lại cho đồng bào dân tộc miền núi có lẽ được trầm kết trong những trang văn Mạch lạc và dứt khoát, đôi khi đến cực đoan trong đời riêng, trái tim nhà văn Vi Hồng vẫn không ngừng đập giữa hai dòng yêu thương và hờn giận Song, trước sau, ông vẫn là một con người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và khao khát được yêu thương" [52,15]

Nhà văn Vi Hồng thành công ở nhiều thể loại: truyện ngắn, nghiên cứu văn học, đặc biệt là tiểu thuyết Với hơn 10 cuốn tiểu thuyết, Vi Hồng đã đề cập đến nhiều mặt khác nhau của con người và cuộc sống các dân tộc thiểu số

Trang 5

miền núi, qua đó góp phần quan trọng vào sự phát triển thể loại tiểu thuyết văn học thiểu số nói riêng và văn học Việt Nam nói chung

Trong những năm qua, các tác phẩm của Vi Hồng chưa được giới ngôn ngữ học quan tâm đúng mức Đã có khá nhiều bài viết cũng như công trình nghiên cứu về các tác phẩm của ông nhưng các bài viết hay công trình này mới chỉ dừng lại dưới dạng đánh giá chung hoặc phê bình một vài tác phẩm cụ thể Việc tìm hiểu ngôn ngữ nói chung, đặc biệt nghiên cứu về lời thoại nói riêng trong tiểu thuyết của Vi Hồng đến nay dường như còn để ngỏ

1.3 Tiếp cận tiểu thuyết Vi Hồng để tìm hiểu đặc điểm lời thoại trong

thể loại này của ông không chỉ giúp ta thấy được phong cách nghệ thuật của văn xuôi Vi Hồng mà còn giúp ta thấy được lối nói riêng của người miền núi Cao Bằng, thấy được sự đa dạng của lời thoại, từ đó góp phần củng cố lý thuyết hội thoại nói riêng và lý thuyết ngữ dụng nói chung

Thiết nghĩ, những điều trình bày trên đây cho thấy việc tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng là công việc cần thiết và nên làm Đó cũng chính là những lý do cơ bản khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Về nghiên cứu lý thuyết hội thoại

Từ lâu, hội thoại đã trở thành lĩnh vực được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đặc biệt quan tâm Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hội thoại

Trên thế giới, hội thoại được các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng như C.K.Orecchioni, H.P.Grice, G.Leech, D.Wilson khai thác khá toàn diện về các vấn đề như: cấu trúc hội thoại, các quy tắc hội thoại hay sự vận động hội thoại v.v

Ở Việt Nam, những vấn đề lý thuyết hội thoại đã được các nhà ngôn ngữ học tiêu biểu như GS.TS Đỗ Hữu Châu, GS.TS Nguyễn Đức Dân,

Trang 6

GS.TS Nguyễn Thiện Giáp đi sâu nghiên cứu Trong công trình "Đại cương Ngôn ngữ học" (Tập II, Ngữ dụng học), Đỗ Hữu Châu đã trình bày một cách

hệ thống và phân tích trên cứ liệu tiếng Việt về lý thuyết hội thoại với các nội dung chủ yếu: vận động hội thoại, các yếu tố kèm lời và phi lời các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, cấu trúc hội thoại và ngữ pháp hội thoại

Cũng bàn về hội thoại, tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn "Dụng học Việt ngữ" đã đề cập đến các yếu tố của cấu trúc hội thoại, cặp thoại, câu đáp được

ưu tiên, sự trao đáp và thương lượng hội thoại, những lời ướm thử và những yếu tố phi lời trong hội thoại,v.v

Ngoài ra, một số luận án tiến sĩ cũng bước đầu tìm hiểu về lý thuyết hội

thoại như hai luận án tiến sĩ: "Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại" của Nguyễn Thị Đan, Trường Đại Sư phạm Hà Nội I, 1995 và "Đề tài diễn ngôn: Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn" của Chu Thị Thanh Tâm, Trường Đại

Trong hai công trình này, các giả đều chú ý tìm hiểu về thoại dẫn - một bộ phận quan trọng của hội thoại chứ không đi sâu vào lời thoại

Tóm lại, các công trình đã dẫn trên đây cho thấy hội thoại là một mảnh đất màu mỡ cần được nghiên cứu và khai thác song việc đi sâu tìm hiểu lời thoại trong từng tác phẩm cụ thể là vấn đề vẫn còn để ngỏ như đã nói ở trên

Trang 7

2.2 Về nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng 2.2.1 Từ góc độ văn chương

Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng đã được quan tâm và chú trọng Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã khai thác các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng dưới nhiều góc độ khác nhau

Trong luận văn“Tính dân tộc trong tiểu thuyết: Tháng năm biết nói; Chồng thật vợ giả và Núi cỏ yêu thương của nhà văn Vi Hồng" (Luận văn cử

nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2004), Nông Thị Quỳnh Trâm đã làm sáng tỏ và khẳng định những đặc sắc của tính dân tộc trong tiểu thuyết của Vi Hồng trên hai phương diện: nội dung (tìm hiểu tính dân tộc qua cảm hứng về thiên nhiên, về phong tục tập quán, về nhân vật và cốt cách - tâm hồn nhân vật trong tác phẩm) và hình thức (biện pháp so sánh - liên tưởng, câu văn giàu hình ảnh, cách xây dựng kết cấu theo lối truyền thống )

Cũng nghiên cứu về tính dân tộc trong tác phẩm của Vi Hồng, luận văn

thạc sĩ "Tính dân tộc trong tiểu thuyết Vi Hồng" (Luận văn thạc sĩ, ĐHSP

Thái Nguyên, 2003) của tác giả Hoàng Văn Huyên được xem là công trình nghiên cứu công phu nhất về tiểu thuyết Vi Hồng từ trước đến nay Trong đó, luận văn đã chỉ ra cốt cách tâm hồn dân tộc Việt Bắc trong hệ thống nhân vật Vi Hồng, chỉ ra một số phương diện nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc như: lời văn giản dị, mộc mạc…

Còn tác giả Vi Hà Nguyên thì tìm hiểu "Hình tượng nhân vật thiếu nhi trong truyện viết cho thiếu nhi của Vi Hồng" (Luận văn cử nhân, ĐHSP Thái

Nguyên, 2004) Trên cơ sở những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi của Vi Hồng, luận văn đã có được cái nhìn đúng đắn về sự phản ánh con người miền núi trong sáng tác của nhà văn, thấy được nét độc đáo

Trang 8

trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả, góp phần khẳng định những đóng góp của Vi Hồng trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam

Đặc biệt, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng đã được TS Phạm Mạnh Hùng - Đại học Thái Nguyên nghiên cứu một cách toàn diện trong đề

tài "Tìm hiểu sự nghiệp sáng tác của nhà văn Vi Hồng" (Đề tài khoa học cấp

Bộ năm 2003) Trong khi việc nghiên cứu và tìm hiểu văn xuôi Vi Hồng còn mới mẻ thì đề tài này có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp những cứ liệu về các tác phẩm của Vi Hồng

2.2.2 Từ góc độ ngôn ngữ

Trên phương diện ngôn ngữ, có một số đề tài và luận văn cử nhân của

sinh viên như: "Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Vi Hồng" (Đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP Thái Nguyên, 2005) của Ngô Thu Thuỷ, "Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết "Người trong ống" của nhà văn Vi Hồng" (Luận

văn cử nhân, ĐHSP Thái Nguyên, 2007) của Trần Thị Hồng Nhung nghiên cứu về các tác phẩm của nhà Vi Hồng từ các góc độ như: giọng điệu trần thuật, cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ nhằm toát lên phong cách của nhà văn

Tuy nhiên, nếu xét từ phương diện ngữ dụng học thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng một cách bài bản và có hệ thống

Tóm lại, các công trình đã dẫn trên cho thấy việc nghiên cứu văn xuôi Vi Hồng dưới nhiều góc độ bắt đầu có sức thu hút nhiều người nghiên cứu Như đã nói ở mục lí do chọn đề tài, dưới góc độ văn chương, các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng đặc biệt được quan tâm bởi những nét độc đáo trong ngôn ngữ cũng như trong cách xây dựng nhân vật của ông Nhưng xét từ phương diện ngữ dụng học, chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và hệ

Trang 9

Hồng Vì thế, tác giả luận văn này đã chọn hướng nghiên cứu đặc điểm lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng từ phương diện ngữ pháp truyền thống, phương diện ngữ dụng học và phương diện văn hoá Hy vọng công trình này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nét độc đáo của phong cách nhà văn Vi Hồng - một trong số những nhà văn dân tộc thiểu số miền núi tiêu biểu của Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lời thoại trong văn xuôi của Vi Hồng, luận văn nhằm bốn mục đích chính sau đây:

Thứ nhất: Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của ông

Thứ hai: Tìm hiểu lời thoại trong văn Vi Hồng để hiểu thêm về ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Tày nói riêng và đồng bào miền núi Việt Bắc nói chung

Thứ ba: Bước đầu tìm hiểu lý thuyết hội thoại từ góc nhìn văn hóa Thứ tư: Làm tư liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu về ngôn ngữ trong văn Vi Hồng nói riêng và trong văn xuôi nói về miền núi Việt Bắc nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nói trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ sau đây: - Tìm hiểu một số vấn đề lý thuyết ngôn ngữ như: lý thuyết về ngữ dụng học, lý thuyết ngữ pháp tiếng Việt (từ, câu ), lý thuyết về cơ sở văn hoá

- Khảo sát và phân loại lời thoại trong văn Vi Hồng theo các tiêu chí đặt ra

- Miêu tả lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng về các phương diện: cấu tạo ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng học

- Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

Trang 10

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là lời thoại trong một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của Vi Hồng, đó là:

- Chồng thật - vợ giả; - Đi tìm giàu sang; - Núi cỏ yêu thương

+ Tìm hiểu chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ của lời thoại;

+ Tìm hiểu việc sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại

- Tìm hiểu những yếu tố cơ bản tạo nên nét riêng của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp thống kê – phân loại: phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại lời thoại trong các tác phẩm văn xuôi của Vi Hồng

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: phương pháp nghiên cứu này

Trang 11

- Phương pháp đối chiếu – so sánh: phương pháp nghiên cứu này được dùng để đối chiếu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng với những cách diễn đạt khác khi cần thiết để làm nổi bật đặc điểm và vai trò của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nguồn trích dẫn,

luận văn gồm 4 chương:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

Chương 2 Lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo

Trang 12

Ngoài ra, chương này cũng điểm qua một vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc nói chung và bản sắc văn hoá Tày nói riêng để hiểu thêm về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng

Lý thuyết về ngữ pháp học tiếng Việt mà luận văn sử dụng được trình bày trong các công trình dẫn ở mục tài liệu tham khảo

1 1 Lý thuyết về ngữ dụng học

1.1.1 Lý thuyết về hành vi ngôn ngữ

1.1.1.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ

Trong giao tiếp, con người sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có một phương tiện đặc biệt là ngôn ngữ Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm gây ra các hiệu quả, tác động nào đó đối với nhân vật giao tiếp chính là người nói đã dùng các hành vi ngôn ngữ

Theo cách hiểu thứ nhất, hành vi ngôn ngữ (hay còn gọi là hành động ngôn ngữ, hành động phát ngôn) là một hành động đặc biệt của con người với

phương tiện là ngôn ngữ Theo cách hiểu thứ hai, hành vi ngôn ngữ là "Một đoạn lời có tính mục đích nhất định được thực hiện trong những điều kiện

Trang 13

chỉnh, thống nhất về mặt cấu âm - âm học mà người nói và người nghe đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau trong hoàn cảnh giao tiếp nào đó" [54,107]

Khi người nói (người viết) ra một phát ngôn cho người nghe (người đọc) trong một ngữ cảnh nhất định là người nói (người viết) đã thực hiện một hành vi ngôn ngữ Hành vi ngôn ngữ có khả năng thay đổi trạng thái, tâm lý, hành động của người nói, thậm chí của cả người nghe Do vậy, hành vi ngôn ngữ có vai trò rất lớn trong hoạt động giao tiếp của con người

1.1.1.2 Phân loại các hành vi ngôn ngữ

a Các lớp hành vi ngôn ngữ được phân loại theo quan điểm của J.L.Austin

J.L.Austin cho rằng có ba loại hành vi ngôn ngữ lớn đó là: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời

- Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như: ngữ

âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát ngôn về hình thức

và nội dung Ví dụ: Để có được hành vi yêu cầu "Ngày mai các bạn phải tập trung đúng giờ", trước hết người nói phải sử dụng các từ kết hợp với nhau

theo một quy tắc nhất định để tạo được phát ngôn đó

- Hành vi mượn lời là hành vi "mượn" phương tiện ngôn ngữ, đúng hơn

là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói Ví dụ: Khi nghe phát ngôn sai

khiến: Bật quạt lên!, người nghe đứng dậy, đi về phía công tắc điện và bật quạt

lên Song vì bị sai khiến nên người nghe có thể càu nhàu và tỏ vẻ khó chịu Hành động bật quạt, càu nhàu và thái độ khó chịu đều thuộc hành vi mượn lời Chức năng hành động của giao tiếp được thực hiện bằng các hiệu quả mượn lời

- Hành vi ở lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng

Chúng gây ra phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Các

hành vi như: hỏi, khuyên, mời, ra lệnh, hứa…đều là các hành vi ở lời Ví dụ:

Trang 14

Hành vi khuyên "Tôi khuyên bạn không nên hút thuốc lá" được thực hiện

ngay khi người nói phát âm ra phát ngôn và gây ra hiệu quả nhất định đối với người nghe, đó có thể là sự nghe lời (đồng ý bỏ thuốc lá) hoặc phản đối (không đồng ý bỏ thuốc lá) Ngữ dụng học chỉ quan tâm đến hiệu lực ở lời do hành vi ở lời tạo ra

Dựa vào động từ ngữ vi và một số tiêu chí khác, Austin đã chia hành vi ở lời thành 05 phạm trù khác nhau như sau:

- Phạm trù thứ nhất là phán xử Đây là những hành vi đưa ra những lời

phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc dựa vào lý lẽ vững chắc như: xử trắng án, xem là, tính toán, v.v

- Phạm trù thứ hai là hành sử Đây là những hành vi đưa ra những

quyết định thuận lợi hay chống lại một chuỗi hành động nào đó: ra lệnh, chỉ huy, biện hộ cho, v.v

- Phạm trù thứ ba là cam kết Những hành vi này ràng buộc người nói

vào một chuỗi hành động nhất định: hứa hẹn, bày tỏ lòng mong muốn, v.v

- Phạm trù thứ tư là trình bày Những hành vi này được dùng để trình

bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ như khẳng định, phủ định, từ chối,v.v

- Phạm trù thứ năm là ứng xử Đây là những hành vi phản ứng đối với

các xử sự của người khác, đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với hành vi hay số phận của người khác: xin lỗi, cảm ơn, khen ngợi,v.v

b Các lớp hành vi ngôn ngữ theo quan điểm của J.R Searle

Searle phân loại các hành vi ở lời theo nhiều tiêu chí chứ không chỉ dựa và các động từ gọi tên chúng Theo hướng đó, ông liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ có thể dùng làm tiêu chí phân loại đó là:

Trang 15

- Thứ nhất là đích ở lời Đích ở lời là đích của các phát ngôn mà người nói hướng tới người nghe Ví dụ: Hành vi thỉnh cầu hướng tới việc đưa

Sp2 đến việc thực hiện cái gì đó

- Thứ hai là hướng khớp ghép lời với hiện thực mà lời đề cập đến Ví dụ: hành vi trần thuật có hướng khớp ghép lời - hiện thực vì giá trị đúng sai

mà nó nêu ra được xác định trên cơ sở lời miêu tả có phù hợp hay không với sự vật được nói tới

- Thứ ba là trạng thái tâm lý được thể hiện qua phát ngôn Ví dụ: hành vi thỉnh cầu thể hiện mong muốn của Sp1 rằng Sp2 thực hiện cái gì đó

- Thứ tư là sức mạnh mà đích tại lời trình bày ra Ví dụ: Tôi ra lệnh cho anh mạnh hơn là tôi nhờ anh

- Thứ năm là tính quan yếu của mối liên hệ giữa người nói và người nghe Ví dụ: hành vi sai bảo nhạy cảm với mối quan hệ liên cá nhân giữa Sp1 và Sp2 còn hành vi trần thuật thì không

- Thứ sáu là định hướng của đích tại lời Ví dụ hành vi khoe hướng về Sp1, hành vi an ủi hướng về Sp2

- Thứ bảy là sự khác biệt trong thiết lập mối quan hệ với thành phần còn lại của diễn ngôn Ví dụ: câu hỏi và câu trả lời là hai thành phần của một cặp kế cận, còn sai bảo thì không

- Thứ tám là nội dung mệnh đề Ví dụ Sp2 thực hiện một hành động nào đó là đặc trưng của nội dung mệnh đề của hành vi sai bảo, còn Sp1 thực

hiện một hành động nào đấy là đặc trưng của nội dung mệnh đề của hành vi

hứa hẹn

- Thứ chín là sự khác biệt giữa hành động luôn luôn là hành động phát ngôn với những hành động có thể thực hiện bằng lời hoặc không bằng lời Ví dụ: hành vi hứa hẹn chỉ có thể thực hiện bằng lời tức là thực hiện một

Trang 16

hành vi ở lời trong khi hành vi chào có thể thực hiện bằng phương thức khác

không phải bằng lời

- Thứ mười là thể chế xã hội Ví dụ: hành vi kết án phải có thể chế xã hội mới có hiệu lực nhưng hành vi trần thuật thì không đói hỏi như vậy

- Mười một là động từ nói năng Không phải tất cả động từ gọi tên hành vi ở lời đều là động từ nói năng Ví dụ: khoe và dọa không phải là động

Theo các tiêu chí trên, Searle đã phân loại hành vi ngôn ngữ thành 05 lớp sau đây:

- Lớp thứ nhất là lớp hành vi tái hiện (trước đó còn được Searle gọi là

lớp xác tín)

+ Đích ở lời của lớp hành vi này là miêu tả một sự tình đang được nói đến, trách nhiệm của người nói đối với việc mình thông báo

+ Hướng khớp ghép của lớp hành vi này là lời - hiện thực

+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là niềm tin vào điều mình xác tín + Nội dung mệnh đề là một mệnh đề

+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói: miêu tả, khẳng định, minh hoạ

- Lớp thứ hai là lớp hành vi điều khiển

+ Đích ở lời của lớp hành vi này là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động trong tương lai

Trang 17

+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này là sự mong muốn người nghe thực hiện

+ Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là hành động tương lai của Sp2 + Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: ra lệnh, hỏi, yêu cầu, cho phép

- Lớp thứ tư là lớp hành vi biểu cảm

+ Đích ở lời của lớp hành vi này là bày tỏ trạng thái tâm lý phù hợp với hành vi ở lời

+ Lớp hành vi này không có hướng khớp ghép

+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này thay đổi tuỳ từng hành vi + Nội dung mệnh đề của lớp hành vi này là một hành động hay một tính chất nào đó của Sp1 hoặc Sp2

+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: chúc mừng, cảm ơn, mong muốn

Trang 18

+ Trạng thái tâm lý của lớp hành vi này không có đặc trưng khái quát nhưng có các yếu tố thể chế làm cho lời có giá trị

+ Nội dung mệnh đề của hành vi lớp này là một mệnh đề

+ Lớp hành vi này bao gồm các hành động nói như: tuyên bố, kết luận, đuổi

1.1.1.3 Những dấu hiệu xác định hành vi ngôn ngữ

Có nhiều dấu hiệu xác định hành vi ngôn ngữ Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản:

Ví dụ: Tôi thề với anh tôi không làm chuyện đó

Khi người nói phát âm ra phát ngôn trên với động từ thề thì đồng thời người đó cũng đã thực hiện luôn hành vi thề của mình Thề là động từ ngữ vi,

nhờ nó mà chúng ta biết phát ngôn trên là hành vi ngôn ngữ gì

Một động từ nói năng muốn trở thành động từ ngữ vi phải đảm bảo được một số điều kiện dùng nhất định Đó là:

- Người phát ngôn phải ở ngôi thứ nhất;

- Phát ngôn xảy ra ở thì hiện tại, cũng tức là động từ nói năng phải được dùng ở thì hiện tại;

- Đối tượng tiếp nhận của động từ nói năng phải ở ngôi thứ hai;

Trang 19

Các động từ ngữ vi: hứa, thách, cược đều có khả năng thực hiện một hành vi ở lời, tức là đều có thể được dùng với tư cách là một động từ ngữ vi

b Những kiểu kết cấu ngữ pháp đặc trưng cho hành vi ngôn ngữ

Kiểu kết cấu là kiểu câu hiểu theo ngữ pháp truyền thống Nó cũng là những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời Kết cấu ngữ pháp không chỉ có kiểu câu phân loại theo mục đích nói như trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán với những dấu hiệu hình thức chung chung như các nhà ngôn ngữ tiền dụng học đã nói mà còn bao gồm những kết cấu cụ thể ứng với từng hành vi ở lời

Ví dụ: Các kết cấu hành vi cầu khiến trong tiếng Việt thường là: hãy, đừng nữa, làm ơn Hành vi ngôn ngữ cảm thán lại bao gồm 2 kiểu kết cấu:

từ ngữ cảm thán kết hợp với câu hỏi (Ví dụ: Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?) và từ ngữ cảm thán kết hợp câu trần thuyết (Ví dụ: Ôi! Phong cảnh ở đây thật đẹp) v.v

c Những từ ngữ chuyên dụng cho một kiểu hành vi ngôn ngữ

Những từ ngữ chuyên dụng là những từ ngữ chuyên dụng để tổ chức

kết cấu của một biểu thức ngữ vi cụ thể Chẳng hạn, với biểu thức ngữ vi hỏi, ta có các từ ngữ chuyên dụng như: có không, đã chưa, ai, cái gì

Ví dụ: - Ai đấy?

Trang 20

- Em đã làm bài tập chưa? - Đây là cái gì thế?

- Bạn có đi Hà Nội không?

Những từ ngữ chuyên dụng được gạch chân trên cho ta biết hành vi

ngôn ngữ được thực hiện trong các ví dụ trên là hành vi ngôn ngữ hỏi

Những từ ngữ chuyên dụng trong các biểu thức ngữ vi khuyên lại là: nên, không nên

Ví dụ: - Bạn nên đi học đúng giờ - Anh không nên hút thuốc lá

Những từ ngữ chuyên dụng được gạch chân trên cho ta biết hành vi

ngôn ngữ được thực hiện trong các ví dụ trên là hành vi ngôn ngữ khuyên

Ngoài ra, còn có những từ ngữ mở đầu chuyên dùng cho các biểu thức

đánh giá như: thật là , quả là hay các từ ngữ chuyên dùng cho các hành vi biểu cảm: ôi, trời ơi, ối cha mẹ ơi

Ví dụ: - Bộ phim này thật là hay! (Hành vi đánh giá) - Ôi! Em đẹp quá! (Hành vi biểu cảm)

Tóm lại, những từ ngữ chuyên dụng trên thường được sử dụng trong các biểu thức ngữ vi đặc thù Nó cũng là dấu hiệu quan trọng để ta nhận biết ra những biểu thức ngữ vi mà người nói đang thực hiện,

1.1.1.4 Chủ ngôn của các hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ bao giờ cũng được nói ra bởi người phát ngôn (Sp1) Người phát ngôn ra hành vi ngôn ngữ ấy có thể là chủ ngôn (nguồn phát) hoặc chỉ là thuyết ngôn Sp1 là chủ ngôn khi Sp1 nói ra hành vi ngôn ngữ của chính mình chứ không phải là người nói lại lời của người khác Sp1 diễn đạt lại một hành vi của ai đó thì Sp1 chỉ có tư cách thuyết ngôn Đích ngôn là Sp2 nhưng phải là nguồn nhận đích thực của phát ngôn do Sp2 phát ra Tiếp ngôn

Trang 21

là người nhận phát ngôn của Sp1 trực tiếp nhưng không phải là người nhận đích thực

Ví dụ: Lan (Sp1) nói với Mai (Sp2) phát ngôn: Mai về nói với An là cô giáo bảo An đến gặp cô giáo ngay Phát ngôn này có chủ ngôn là cô giáo, thuyết ngôn là Lan, đích ngôn là An và tiếp ngôn là Mai

Trong giao tiếp luôn có sự phân vai: vai phát (vai nói, viết) và vai tiếp nhận (vai nghe, đọc) Hai vai này thường luân chuyển nhau Sp1 (vai phát) sau khi nói chuyển thành Sp2 (vai nhận) và ngược lại Trong hai vai trên, vai phát nói ra phát ngôn thể hiện ý kiến của mình thì được gọi là chủ ngôn Chủ ngôn (Sp1) của hành vi ngôn ngữ như đã nói có thể chuyển thành đích ngôn (Sp2) cho nên đích ngôn cũng phải có ý định và niềm tin tương tự

Trong một cuộc giao tiếp, chủ ngôn phải xây dựng nên hình ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người nghe (Sp2), tức là phải hiểu rõ về Sp2 để rồi căn cứ vào đó mà đề ra kế hoạch giao tiếp, lựa chọn các hành vi ngôn ngữ thích hợp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao Hành vi ngôn ngữ bao gồm hành vi tạo lời, hành vi ở lời và hành vi mượn lời Vì thế mà chủ ngôn của hành vi ngôn ngữ khi phát ngôn đã thực hiện tất cả các hành vi trên

1.1.1.5 Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Hành vi ngôn ngữ xét trong mối quan hệ giữa mục đích diễn đạt và hình thức diễn đạt có thể chia thành hai loại là hành vi ngôn ngữ gián tiếp và hành vi ngôn ngữ trực tiếp Hai loại hành vi ngôn ngữ này được phân biệt với nhau ở điểm cơ bản nhất là đích ở lời mà chúng hướng đến

a Hành vi ngôn ngữ trực tiếp

Như đã biết, hành vi ở lời là những hành vi ngôn ngữ được người nói thực hiện ngay khi nói năng Những hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với điều kiện sử dụng, với đích ở lời của chúng được gọi là hành vi ngôn ngữ

Trang 22

trực tiếp Tác giả Đỗ Hữu Châu đã gọi là hành vi ngôn ngữ trực tiếp là “hành vi ngôn ngữ chân thực” [52, 145]

Ví dụ: Phát ngôn “Bạn cho mình mượn quyển sách này nhé” là phát ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ đề nghị Phát ngôn “Ngày mai tôi sẽ đến” là phát ngôn thể hiện hành vi ngôn ngữ hứa hẹn Hành vi ngôn ngữ đề nghị và hứa hẹn trên là hành vi ngôn ngữ trực tiếp

Trong cuộc sống hàng ngày, hành vi ngôn ngữ trực tiếp luôn được sử dụng thường xuyên và rộng rãi bởi nghĩa tường minh, chân thực của nó

b Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được sử dụng với bề mặt là hành vi ngôn ngữ này nhưng lại nhằm đạt tới đích ở lời của một hành vi ngôn ngữ khác Đỗ

Hữu Châu cho rằng: "Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác" [12,146]

dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp và Sp1 sẽ suy được đích ngôn mà Sp2 muốn diễn đạt thông qua ngữ cảnh

Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau Muốn nhận biết được hành vi ngôn ngữ gián tiếp thì

Trang 23

ngôn ngữ gián tiếp chính là kết quả của hoạt động suy ý từ hành vi ngôn ngữ trực tiếp mà Sp1 phát ngôn

Hành vi ngôn ngữ gián tiếp được nhận biết thông qua các dấu hiệu sau: - Dấu hiệu thứ nhất là ngữ cảnh

Ngữ cảnh là một dấu hiệu quan trọng để nhận ra hành vi ngôn ngữ gián tiếp Tuỳ thuộc vào ngữ cảnh khác nhau mà người nghe nhận biết được người nói sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp nào

Ví dụ: Phát ngôn Tôi bận quá sẽ được hiểu theo những cách khác nhau

tuỳ thuộc vào vai giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp Nếu trong hoàn cảnh hai người bạn đang trò chuyện với nhau về công việc thì phát ngôn trên chỉ thông

thường là hành vi thông báo về tình trạng công việc Nếu trong hoàn cảnh một người rủ bạn đi chơi thì phát ngôn trên được hiểu là hành vi từ chối

- Dấu hiệu thứ hai là các biểu thức ngữ vi đặc thù

Chúng ta đã biết hành vi ngôn ngữ luôn có một (hoặc một số) biểu thức ngữ vi đặc thù Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa giữa các nhân tố của ngữ cảnh, đặc biệt là những người giao tiếp đóng vai trò là phương tiện giao tiếp chỉ dẫn ở lời cho các biểu thức ngữ vi đó Ngữ nghĩa của các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề của biểu thức ngữ vi trực tiếp càng gắn bó với nhân tố ngữ cảnh bao nhiêu thì càng có khả năng thực hiện các hành vi ngôn ngữ gián tiếp bấy nhiêu

Ví dụ: Trong tiếng Việt, các biểu thức ngữ vi hỏi để thực hiện hành vi gián tiếp chào khá phổ biến, như phát ngôn "Bác đi đâu đấy ạ?" Phát ngôn này có hình thức diễn đạt là biểu thức ngữ vi là hỏi nhưng lại lại có đích là chào

Nhưng biểu thức ngữ vi đặc thù là dấu hiệu để nhận ra hành vi ngôn ngữ gián tiếp rất hiệu quả

1.1.2 Lý thuyết về hội thoại

1.1.2.1 Khái niệm hội thoại

Trang 24

Hiểu một cách thông thường nhất, hội thoại là "nói chuyện với nhau" Hội thoại là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con người Hội thoại được nghiên cứu đầu tiên tại Mỹ trên phương diện xã hội học, ngôn ngữ học, dân tộc ngôn ngữ học Từ năm 1970, hội thoại là đối tượng chính thức của phân ngành ngôn ngữ học Mỹ, phân ngành phân tích hội thoại Sau đó, phân tích hội thoại được tiếp nhận tại Anh, tại Pháp…Cho đến nay, ngành ngôn ngữ học của hầu hết các nước trên thế giới đều đã, đang bàn về hội thoại

Trong hội thoại diễn ra sự tương tác hai chiều giữa người nói và người nghe với sự luân phiên lượt lời Các hình thức của hội thoại gồm có: song thoại (hội thoại diễn ra giữa hai người), tam thoại (hội thoại diễn ra giữa ba người) và đa thoại (hội thoại diễn ra giữa nhiều người)

Mỗi cuộc hội thoại bao giờ cũng có lúc bắt đầu và lúc kết thúc Mỗi cuộc hội thoại có thể có nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại chứa đựng nhiều vấn đề Tập hợp các lượt lời trao đổi về một vấn đề làm thành một đoạn thoại Có những căn cứ để phân biệt các cuộc hội thoại với nhau, như: thoại trường, số lượng nhân vật hội thoại, cương vị và tư cách của người tham gia hội thoại, đích của hội thoại, hình thức của hội thoại và ngữ vực của hội thoại, v.v

1.1.2.2 Vận động hội thoại

Bất cứ cuộc hội thoại nào cũng có ba vận động chủ yếu là: - Vận động trao lời;

- Vận động trao đáp; - Vận động tương tác

Vận động trao lời là vận động của Sp1 (vai nói) nói lượt lời của mình

ra và hướng lượt lời của mình về phía Sp2 (vai nghe) nhằm làm cho Sp2 nhận biết được lượt lời được nói ra đó là dành cho Sp2 Một chuỗi các đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra kể từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt

Trang 25

hợp độc thoại, Sp1 và Sp2 là hai người khác nhau Trong lời trao, sự có mặt của Sp1 là điều tất yếu, được thể hiện ở từ xưng hô ngôi thứ nhất, ở tình cảm, thái độ, hiểu biết, ở quan điểm của Sp1 trong nội dung của lượt lời trao Cuộc thoại chính thức hình thành khi Sp2 nói ra lượt lời đáp lại lượt lời của Sp1

Vận động trao đáp là sự hồi đáp của vai nói và vai nghe Vận động này

là cốt lõi của hội thoại, nó diễn ra liên tục, nhịp nhàng với sự thay đổi linh hoạt Giống như sự trao lời, sự hồi đáp cũng được thể hiện bằng các yếu tố phi lời hoặc bằng lời Diễn ngôn là sản phẩm của các hành vi ngôn ngữ Tất cả các hành vi ngôn ngữ đều đòi hỏi sự hồi đáp Sự hồi đáp có thể bằng các hành vi ngôn ngữ tương thích với hành vi dẫn nhập

Vận động tương tác là vận động trong đó các nhân vật hội thoại là các

nhân vật liên tương tác, có ảnh hưởng lẫn nhau, tác động qua lại với nhau, làm biến đổi lẫn nhau Họ tác động nhau về mọi phương diện, đối với ngữ dụng học, quan trọng nhất là tác động đến lời nói của nhau Giữa các nhân vật liên tương tác có sự liên hoà phối - tức là sự phối hợp, sự tự hoà phối của từng nhân vật Sự hoà phối theo trục nối tiếp hoặc theo trục đồng thời Sự liên hoà phối đồng thời diễn ra khi cả hai cùng thực hiện sự tự hoà phối Tương tác vào lượt lời và bằng lượt lời trong hội thoại được thực hiện thông qua vận động liên hoà phối Sự liên hoà phối trong đối thoại được đảm bảo nhờ các tín hiệu phát ngôn

Ba vận động trao lời, trao đáp và tương tác là ba vận động đặc trưng

của hội thoại, trong đó vận động đầu và vận động thứ hai do từng đối tác thực hiện nhằm phối hợp với nhau thành vận động thứ ba Bởi tương tác là tác động chủ yếu trong hội thoại cho nên ngữ dụng học hội thoại còn được gọi là ngữ dụng học tương tác

Sự liên hoà phối khiến cho một cuộc thoại là một hoạt động đặc biệt

của con người, trong đó “có thể xem mỗi nhân vật tương tác là những nhạc

Trang 26

công trong bản giao hưởng vô hình mà phần nhạc họ chơi không được biên soạn từ trước, mỗi người tự soạn ra trong diễn tiến của cuộc hoà nhạc, một cuộc hoà nhạc không có nhạc trưởng” [12, 219-220]

1.1.2.3 Cấu trúc hội thoại và các đơn vị hội thoại

Có ba trường phái mang những quan điểm khác nhau về cấu trúc hội thoại Tương ứng với mỗi cấu trúc hội thoại là đơn vị hội thoại tương ứng

a Đơn vị hội thoại theo trường phái phân tích hội thoại

Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là các lượt lời Harvey Sack là người đặt nền móng đầu tiên cho trường phái phân tích hội thoại Theo ông, dưới các lượt lời không có đơn vị nào khác nữa ngoài các phát ngôn Dù khác nhau về kiểu loại, phong cách nhưng trong các cuộc hội thoại, các lượt lời thường đi với nhau lập thành từng cặp gần như tự động, gọi đó là các cặp kế cận

Ví dụ các cặp sau đây là các cặp kế cận:

Sp1: Bạn khoẻ chứ? Sp2: Mình khoẻ, cảm ơn!

Sp1: Bạn đi đâu đấy? Sp2: Mình đi đến rạp chiếu bóng Hai phát ngôn được coi là cặp kế cận phải thoả mãn các điều kiện sau: (a) kế cận nhau, (b) do hai người nói khác nhau nói ra, (c) được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai, (d) có tổ chức riêng sao cho bộ phận riêng thứ nhất đòi hỏi phải có bộ phận riêng thứ hai Những cặp kế cận

thường thấy là: cặp chào - chào, cặp hỏi - trả lời, cặp trao - nhận, cặp đề nghị - đáp ứng v.v… Cốt lõi của lý thuyết phân tích hội thoại là cặp kế cận

b Đơn vị hội thoại theo trường phái phân tích diễn ngôn

Theo trường phái này, đơn vị hội thoại là phát ngôn và cặp thoại Nền tảng của phân tích diễn ngôn là công trình “Hướng tới việc phân tích diễn ngôn” của Sinclair và Coulthard được công bố năm 1975 Theo hai ông, hội

Trang 27

thoại, bước thoại và hành vi Trong đó, hành vi là đơn vị nhỏ nhất của cuộc thoại Hành vi này không trùng với khái niệm hành vi ngôn ngữ hay hành vi ở lời mà hành vi được xác định theo chức năng của chúng đối với bước thoại 22 hành vi được đề cập đến là: đánh dấu, khởi phát, phát vấn, điều khiển, thông tin, giục, gợi nhắc, gợi ý, xin phép, chỉ định, tri nhận, trả lời, phản ứng, chú thích, chấp nhận, đánh giá, dấu lặng nhấn mạnh, siêu trần thuật, móc lại và ngoài lề Một bước thoại do một số hành vi tạo nên Đến lượt mình, bước thoại lại chiếm vị trí trong cấu trúc cặp thoại So với lý thuyết phân tích hội thoại, lý thuyết phân tích diễn ngôn đi vào các đơn vị hội thoại trên và dưới đơn vị lượt lời sâu hơn, toàn diện hơn

c Đơn vị hội thoại theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp

Theo lý thuyết hội thoại Thuỵ Sĩ – Pháp, đơn vị hội thoại gồm cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và hành vi ngôn ngữ Tiếp nhận quan điểm của hai trường phái trước, lý thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp cho rằng hội thoại là một tổ chức tôn ty như một đơn vị cú pháp Các đơn vị hội

thoại đã nêu trên theo trường phái này đã thể hiện rõ điều đó

- Cuộc thoại được coi là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất, được xác định bởi các tiêu chí: nhân vật hội thoại, tính thống nhất về thời gian và địa điểm, tính thống nhất về đề tài diễn ngôn Đối với tiêu chí về các dấu hiệu định ranh giới cuộc thoại, thông thường có dấu hiệu mở đầu cuộc thoại và kết thúc cuộc thoại nhưng không bắt buộc, đặc biệt trong cuộc thoại giữa những người quá thân quen

- Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một số cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc về ngữ dụng Dù sự phân định đoạn thoại không có sự phân định rành mạch vì đường phân giới khá mơ hồ, nhiều khi phải dựa vào trực cảm và võ đoán nhưng đây vẫn là đơn vị có thực

Trang 28

- Cặp trao đáp là đơn vị tối thiểu Cuộc hội thoại chính thức được bắt đầu khi có sự xuất hiện của đơn vị này Cặp thoại có thể là một tham thoại, có thể là hai hoặc ba tham thoại Tính chất của các cặp thoại thường mang tính chất nghi thức tương ứng với hai kiểu cặp thoại: cặp thoại sửa chữa và cặp thoại củng cố

Cặp thoại củng cố tương ứng với cặp thoại dẫn nhập và kết thúc cuộc thoại Cặp thoại sửa chữa có đơn vị cơ bản là tham thoại sửa chữa – tham thoại dựa trên khái niệm sửa chữa lại một sự vi phạm lãnh địa của người đối thoại Khi một cặp thoại thoả mãn được đích của tham thoại dẫn nhập thì đó là một cặp thoại tích cực và người ta có thể kết thúc cặp thoại ở đó Ngược lại, ta có cặp thoại tiêu cực và có tính chất không bình thường

- Tham thoại do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên xét về tổ chức nội tại Một tham thoại có một hành vi chủ hướng và có thể có một hoặc một số hành vi phụ thuộc Hành vi chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành vi đáp thích hợp của người đối thoại Hành vi phụ thuộc là hành vi thêm vào cho hành vi chủ hướng Nó có thể là các hành vi dùng để láy lại, củng cố, bổ sung, giải thích

Trong một cặp thoại, thường có các tham thoại sau:

+ Tham thoại có chức năng dẫn nhập (tham thoại chủ hướng) + Tham thoại hồi đáp - dẫn nhập trong lòng cặp thoại

+ Tham thoại hồi đáp (thường là tham thoại kết thúc cặp thoại) Chức năng ở tham thoại dẫn nhập là chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại Các chức năng ở tham thoại dẫn nhập là: yêu cầu thông tin, yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh Trách nhiệm tương ứng mà chức năng này đặt ra là: trách nhiệm trả lời, tán đồng, ủng hộ, hành động, nhận, đánh giá, vâng lệnh

Trang 29

Chức năng của tham thoại hồi đáp là chức năng ở lời của các tham thoại hồi đáp lại chức năng ở tham thoại dẫn nhập Các chức năng ở tham thoại hồi đáp có thể chia thành 2 nhóm: chức năng hồi đáp tích cực và chức năng hồi đáp tiêu cực Các tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của tham thoại ở lời dẫn nhập, không phải nó chỉ thực hiện trách nhiệm đối với tham thoại dẫn nhập mà nó còn đưa ra một quyền lực buộc người đối thoại phải tin vào, đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra Vì vậy, khi một tham thoại hồi đáp cho tham thoại dẫn nhập thứ nhất thì nó tự khắc trở thành một tham thoại đòi hỏi sự hồi đáp của người đối thoại

- Hành vi ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất của ngữ pháp hội thoại Để hiểu các cặp thoại, các ứng xử bằng lời cũng như các yếu tố kèm ngôn ngữ đều phải căn cứ vào hành vi ngôn ngữ đi trước hoặc sau Vì thế, hành vi ngôn ngữ cần xem xét trong hội thoại

Vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mạng lưới hội thoại Tức là vai trò của hành vi ngôn ngữ nằm trong mối quan hệ giữa các lời thoại tổ chức nên tham thoại, cặp thoại…và tác động liên tục lên các nhân vật hội thoại trong từng thời điểm tạo nên cuộc thoại

1.1.2.4 Vấn đề liên kết các đơn vị hội thoại

Có 3 kiểu liên kết được đề cập đến trong liên kết tuyến tính của cặp thoại: liên kết hoàn toàn tuyến tính (liên kết phẳng), liên kết chéo và liên kết lồng

Trang 30

Trong đoạn thoại vừa dẫn, thứ tự của các tham thoại do Sp1 (vai nói) và Sp2 (vai nghe) thực hiện khớp với nhau, hết tham thoại dẫn nhập của Sp1 là tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2

Liên kết phẳng còn có thể có biến thể "hẫng" hoặc biến thể "ghép"

Trang 31

1.1.2.5 Các quy tắc hội thoại

Hội thoại diễn tiến theo một quy tắc nhất định Tính bị chi phối bởi quy tắc của hội thoại được biểu hiện ra thành tính nghi thức của hội thoại C.K.Orecchioni đã nêu lên tính chất của quy tắc hội thoại, đồng thời chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm như sau:

a Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời

Quy tắc này gồm một hệ thống các điều khoản như sau:

Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc thoại Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói

Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt

Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không bao giờ kéo dài

Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, không bị dẫm đạp lên nhau

Thứ sáu, trật tự của những người nói không cố định, trái lại luôn thay đổi Đằng sau sự liên hoà phối là quy tắc điều hành luân phiên lượt lời và chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau Liên hoà phối để các quy tắc vận hành tốt, quy tắc vận hành tốt thì hội thoại mới hiệu quả

b Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại có dạng tổng quát như sau:

"Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị đúng như nó được đòi hỏi ở giai

Xin lỗi, cho tôi gặp chị Hoa được không? Chị hỏi chị Hoa văn thư hay chị Hoa kế toán? Hoa kế toán chị ạ

Chị ấy ở trên tầng 2, phòng 203

Trang 32

đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào" [24,130]

Nội dung của một cuộc thoại được phân phối thành nội dung của các lượt lời Nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc quan yếu là hai nguyên tắc thuộc quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

c Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự

Lịch sự được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể hiểu một cách khái quát nhất theo định nghĩa của C.K Precchioni là “Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn: 1 Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn đã trở thành thói quen) 2 Xuất hiện trong địa hạt quan hệ cá nhân 3 Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó (ở lức thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt)"[52,256]

Nói lịch sự là một chiến lược có nghĩa là nó chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác, nói đúng hơn chỉ nói đến mặt tương tác của lịch sự Phép lịch sự giúp chúng ta phát hiện và lý giải hiện tượng được gọi là cấu trúc hai chiều trong tương tác

1.1.3 Ý nghĩa hàm ẩn và ý nghĩa tường minh

1.1.3.1 Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Một phát ngôn ngoài ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố ngôn ngữ (ngữ âm, từ ) còn có nhiều ý nghĩa khác mà muốn nắm bắt được chúng, người ta cần phải dùng thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh hoặc các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ v.v

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: "Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được

Trang 33

gọi là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được gọi là ý nghĩa hàm ẩn" [12, 359]

Ví dụ: Minh lại nghỉ học rồi

Phát ngôn này ngoài nghĩa tường minh là: Minh nghỉ học, còn có thể có những nghĩa hàm ẩn như: (1) Trước đó, Minh từng nghỉ học; (2) Minh bị ốm; (3) Minh vô kỷ luật v.v…

1.1.3.2 Phân loại nghĩa hàm ẩn

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu, tiền giả định và hàm ngôn cùng nằm trong một phạm trù lớn hơn, phạm trù nghĩa hàm ẩn bởi chúng không được nói ra một cách tường minh, chúng chỉ nắm bắt được nhờ thao tác suy ý Nói cách khác, nghĩa hàm ẩn có thể được chia thành nghĩa tiền giả định và nghĩa hàm ngôn

- Nghĩa tiền giả định "là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình" [12,366]

- Nghĩa hàm ngôn "là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định của ý nghĩa tường minh" [12,367]

1.1.3.3 Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn

Có 4 cơ chế chủ yếu để tạo ra nghĩa hàm ẩn, đó là:

a Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất là một trong những cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn Chẳng hạn, sử dụng hệ thống từ xưng hô không đúng là một ví dụ Hệ thống từ xưng hô trong ngôn ngữ hết sức phức tạp Mỗi cặp xưng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội

thoại Ví dụ: cặp từ xưng hô bố/con có tiền giả định: giữa A và B có quan hệ

Trang 34

gia đình Nhưng hiện nay, trong giao tiếp, giữa hai người xa lạ không có quan

hệ gia đình cũng đôi lúc được A thay bằng cặp bố/con như trong trường hợp

A gặp ông già kia có cô con gái xinh đẹp, chưa chồng Sự thay đổi cách xưng

hô mang ý nghĩa hàm ẩn là: Tôi muốn là con rể ông b Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Việc sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo ra nghĩa hàm ẩn là một biện pháp hiệu quả

Ví dụ [12, 379]:

Thầy giáo hỏi học sinh đến muộn giờ:

- Bây giờ là mấy giờ rồi?

Trong trường hợp này, thông qua hành vi trực tiếp hỏi, thầy giáo muốn thể hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp cảnh cáo học sinh Học sinh cũng nhận

biết được sự cảnh cáo này cho nên thường đáp lại câu hỏi của thầy bằng những phát ngôn xin lỗi, thanh minh chứ không phải những phát ngôn kiểu

Thưa thầy, 8h30 rồi ạ

c Sự vi phạm các quy tắc lập luận

Trong một lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ Không hoàn tất các bước lập luận là sự vi phạm qui tắc lập luận và là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn

d Sự vi phạm quy tắc hội thoại

Để truyền đạt các ý nghĩa hàm ẩn, đôi khi các nhân vật hội thoại cố ý vi phạm các quy tắc hội thoại

Ví dụ [12,383]:

Sp1: Cậu có biết Thắng bây giờ ở đâu không?

Sp2: Có trước xe DD dựng trước phòng cái Thuỷ đấy

Trang 35

Trong ví dụ này, Sp2 đã dùng một phát ngôn xác tín để hồi đáp cho câu hỏi của Sp1 chứ không dùng một hành vi trả lời Sp2 đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành vi trong cặp thoại

Phát ngôn xác tín của Sp2 đã ngầm trả lời cho Sp1 rằng Thắng hiện nay đang ở phòng Thuỷ Sp1 hiểu được là do cả Sp1 và Sp2 đều biết rằng Thắng có một

chiếc xe DD

Tóm lại, nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của con người Hiểu được các nghĩa này, người nói (viết), người nghe (đọc) mới có thể có chiến lược giao tiếp thích hợp và đúng đắn

1.2 Vài nét về bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Tày 1.2.1 Bản sắc văn hoá dân tộc

Trong cuốn "Từ điển xã hội học", Thanh Lê đã định nghĩa bản sắc văn hoá dân tộc "là những biểu hiện giá trị vật chất và tinh thần đặc thù, là sắc thái riêng biệt trong đời sống sinh hoạt xã hội của cộng đồng dân tộc, từ cách ăn mặc, đi lại cho đến chiều sâu tâm hồn, cách tư duy và lối ứng xử "

Bản sắc văn hoá dân tộc được hun đúc trong quá trình lao động sáng tạo của dân tộc, từ đó hình thành các chuẩn mực, lối sống, tính cách, tâm lý cũng như nếp nghĩ mang tính đặc thù dân tộc Nói đến bản sắc văn hoá dân tộc là nói đến nét đậm đà, sâu sắc nhất và mang tính phát triển Đó không chỉ là quá khứ vĩnh hằng mà còn là thực tại và hướng tới tương lai

1.2.2 Bản sắc văn hoá Tày

Bản sắc văn hoá Tày là bản sắc văn hoá của người Tày được tạo nên trong quá trình lao động sáng tạo của người Tày, từ đó hình thành nên các truyền thống, chuẩn mực, lối sống, tâm lý, nếp nghĩ mang tính đặc thù của người Tày

Bản sắc văn hoá Tày được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, đó có thể là phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, trang phục, y phục, và

Trang 36

hơn hết là ngôn ngữ, chữ viết Nhiều nhà thơ đã dùng chữ viết Tày để sáng tác như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Dương Thuấn Một số nhà văn lại mang hơi thở cuộc sống dân tộc Tày vào tác phẩm của mình qua việc sử dụng từ ngữ Các tác phẩm của nhà văn Vi Hồng là những ví dụ tiêu biểu

Con người dân tộc Tày với lịch sử và văn hoá của họ tạo nên nét đặc thù riêng Tìm hiểu bản sắc văn hoá Tày trên phương diện ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn nét đặc thù ấy

1.3 Vài nét về ngôn ngữ trong văn xuôi Vi Hồng

Nhà văn Vi Hồng tên thật là Vi Văn Hồng, sinh ngày 13/7/1936 tại bản Phai Thin, xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng Ông là nhà văn tiêu biểu của Việt Bắc, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự hình thành và phát triển của nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại

1.3.1 Sự nghiệp

Bút danh Vi Hồng được bạn đọc cả nước biết đến khá sớm Năm 1959, truyện ngắn "Ngôi sao đỏ trên đỉnh núi Phja Hoàng" được Tổng hội sinh viên trao giải Nhì Sau đó, bút danh Vi Hồng trở nên quen thuộc với rất nhiều các truyện ngắn, công trình nghiên cứu văn học dân gian như truyện ngắn"Cây su su nọng ỷ" (1962), "Nước suối đào tiên" (1963), "Cọn nước Eng Nhàn"(1971)…

Năm 1980, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vi Hồng mang tên "Đất Bằng" ra đời và được đánh giá cao Từ năm 1985 trở đi, với nghị lực lao động phi thường, Vi Hồng đã cho ra đời một loạt tiểu thuyết mang đậm bản sắc dân tộc như tiểu thuyết: "Núi cỏ yêu thương" (NXB Thanh niên - 1984), ""Thung lũng đá rơi" (NXB Văn hoá - 1985), "Người trong ống" (NXB Lao động – 1990), "Lòng dạ đàn bà" (NXB Thanh niên - 1992), "Tháng năm biết nói" (NXB Dân tộc - 1993), "Chồng thật - Vợ giả" (NXB Thanh niên - 1994), "Đi

Trang 37

Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Vi Hồng, chúng ta càng trân trọng khát vọng sáng tạo luôn cháy bỏng trong ông cũng như sự công phu lao động chữ nghĩa của ông Đúng như những người quý trọng ông đã nhận

xét: "…Đi tìm Mẹ chữ ở tuổi thiếu niên, anh là người sáng tạo một khối chữ khổng lồ ở tuổi 60 trước lúc qua đời"

1.3.2 Đặc điểm ngôn ngữ

Văn Vi Hồng vừa mang đậm phong vị thơ ca dân gian Tày Nùng vừa đậm chất trí tuệ bác học Đọc Vi Hồng, ta thấy hồn cốt văn chương ông thật gần gũi, thân thuộc, bình dị như cơm tẻ, như bát canh thịt gà gừng, như bánh cuốn nóng, như bát coóng phù mùa đông, như ngửi thấy hơi thở mùi măng xào với lá mác mật Hội thoại giữa các nhân vật trong văn Vi Hồng cũng mang đậm nét lối nói của dân tộc vùng Việt Bắc Lời thoại trong văn của ông đã thực sự gây được hiệu quả thẩm mỹ to lớn đối với bạn đọc

1.4 Kết luận chương

Chương này đã trình bày khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản làm cơ sở lý luận cho luận văn Đó là lý thuyết về hành vi ngôn ngữ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày một vài nét về bản sắc văn hoá Tày và đặc điểm ngôn ngữ văn xuôi Vi Hồng Ngoài những lý thuyết nói trên, luận văn còn dựa vào lý thuyết về ngữ pháp tiếng Việt để xác định cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập, lời hồi đáp và lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng (sẽ trình bày ở chương 2) Song lý thuyết về ngữ pháp tiếng Việt là những vấn quen thuộc nên chúng tôi không trình bày ở đây

Trang 38

Theo tư liệu thống kê, lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng có thể chia làm 3 loại căn cứ vào chức năng của chúng trong cuộc thoại, đó là:

- Lời thoại có chức năng dẫn nhập (lời thoại là tham thoại dẫn nhập) - Lời thoại có chức năng hồi đáp (lời thoại là tham thoại hồi đáp) - Lời thoại vừa có chức năng dẫn nhập, vừa có chức năng hồi đáp (tạm gọi là kiểu lời thoại đa chức năng hay lời thoại phức hợp)

Theo đó, cấu tạo của chương này sẽ gồm 3 mục lớn: - Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập

- Cấu tạo ngữ pháp của lời hồi đáp

- Cấu tạo ngữ pháp của lời thoại phức hợp

2.1 Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) trong văn xuôi Vi Hồng

Trong hội thoại, lời dẫn nhập (tham thoại dẫn nhập) là lời thoại có chức năng dẫn nhập Đó là các chức năng ở lời quy định quyền lực và trách nhiệm đối với nhân vật hội thoại Các chức năng chính của tham thoại dẫn nhập là yêu cầu thông tin, yêu cầu được tán đồng, ủng hộ, thỉnh cầu, ban tặng, mời, khẳng định, ra lệnh, v.v Trách nhiệm tương ứng mà chức năng này đặt ra là trách nhiệm trả lời, tán đồng, ủng hộ, hành động, nhận, đánh giá, vâng lệnh, v.v

Trang 39

Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng thành 4 nhóm:

- Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn; - Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu phức; - Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép; - Lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu

Theo thống kê của chúng tôi, trong một số tác phẩm văn xuôi Vi Hồng chọn làm ngữ liệu, tổng số lời dẫn nhập được sử dụng là 328 lượt sử dụng, chiếm tỷ lệ  22,63% tổng số lời thoại đã thống kê (328/1449)

2.1.2 Phân loại và miêu tả lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng về cấu tạo ngữ pháp

2.1.2.1 Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn

Câu đơn là “đơn vị ngữ pháp lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)” [2,17]

Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn là 32 trường hợp, chiếm tỷ lệ  9,76 % tổng số lời dẫn nhập (32/328) và chiếm tỷ lệ  2,21% tổng số lời thoại đã khảo sát (32/1449)

Lời dẫn nhập trong lời dẫn nhập của văn xuôi Vi Hồng đều có cấu tạo

là câu đơn bình thường Câu đơn bình thường "là câu được làm thành từ một cụm chủ - vị ở vị trí tự lập và mang một ngữ điệu kết thúc” [1,6]

Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường có thể đủ thành phần nòng cốt và có thể khuyết thành phần nòng cốt (tức là câu tỉnh lược thành phần hoặc câu dưới bậc)

a Lời dẫn nhập là câu đơn bình thường có đầy đủ thành phần

Trang 40

Câu đơn bình thường có đầy đủ thành phần là câu đơn có cả hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ Số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường có đủ thành phần nòng cốt trong văn xuôi Vi Hồng, theo tư liệu của chúng tôi có 25 trường hợp, chiếm tỷ lệ  78,13% tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường (25/32) Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (1):

- Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi?

- Cháu đến nhà bá là nhờ cơn gió lành thôi ạ Cháu nghe Nồm không được khoẻ, cháu đến thăm

[58, 76]

Lời dẫn nhập được in nghiêng trên có cấu tạo là một câu đơn có đầy đủ

thành phần, bao gồm một cụm chủ - vị Trong đó, “cơn gió lành hay cơn nắng gắt” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, vị ngữ là “đưa anh đến nhà tôi?”

b Lời dẫn nhập là câu đơn tỉnh lược

Câu đơn tỉnh lược là “câu trong đó một hoặc cả hai thành phần chính bị lược bỏ mà vẫn hiểu được nhờ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể” [53,41] Số

lượng lời dẫn nhập cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần theo tư liệu của chúng tôi có 7 trường hợp, chiếm tỷ lệ  21,87% tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường (7/32) Xin dẫn một ví dụ làm minh chứng:

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1984
2. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2000
3. Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Dân (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2004
4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1981
5. Đỗ Hữu Châu (1982), "Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động", Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1982
6. Đỗ Hữu Châu (1983), "Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động", Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1983
7. Đỗ Hữu Châu (1992), "Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay", Ngôn ngữ, số 1 và số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1992
8. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1993
9. Đỗ Hữu Châu (1994), Ngữ pháp văn bản, Bộ Giáo dục và đào tạo, Vụ giáo viên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp văn bản
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 1994
10. Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giản yếu về ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 1995
11. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (Tập một), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học (Tập một)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
12. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (Tập hai), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học (Tập hai)
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007
13. Nguyễn Tài Cẩn (1973), Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ), Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (Tiếng - Từ ghép - Đoản ngữ)
Tác giả: Nguyễn Tài Cẩn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1973
14. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1998
15. Thành Duy (1982), Về tính dân tộc trong văn học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tính dân tộc trong văn học
Tác giả: Thành Duy
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1982
16. Nguyễn Thị Đan (1994), Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại, Trường Đại học Sư phạm I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại, cuộc thoại, đoạn thoại
Tác giả: Nguyễn Thị Đan
Năm: 1994
17. Lê Đông (1991), "Ngữ nghĩa - ngữ dụng các hư từ tiếng Việt. Ý nghĩa đánh giá của các hư từ", Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa - ngữ dụng các hư từ tiếng Việt. Ý nghĩa đánh giá của các hư từ
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1991
18. Lê Đông (1993), "Một vài khía cạnh ngữ dụng học có thể góp phần nghiên cứu xung quanh cấu trúc đề thuyết", Ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài khía cạnh ngữ dụng học có thể góp phần nghiên cứu xung quanh cấu trúc đề thuyết
Tác giả: Lê Đông
Năm: 1993
19. Nguyễn Thiện Giáp (1975), "Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt", Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Năm: 1975
20. Nguyễn Thiện Giáp (1989), "Ngôn ngữ văn hoá và văn chương", Khoa học xã hội, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ văn hoá và văn chương
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Năm: 1989

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.1. Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 41)
Bảng 2.1. Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.1. Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 41)
Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 43)
Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong  văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.2. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 43)
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là một chuỗi câu qua bảng tổng kết 2.3 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
th ể hình dung cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng có cấu tạo là một chuỗi câu qua bảng tổng kết 2.3 dưới đây: (Trang 45)
Bảng 2.3. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu trong  văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.3. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 45)
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.4 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
th ể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.4 dưới đây: (Trang 46)
Bảng 2.4.  Bảng  tổng  kết  các kiểu  lời dẫn  nhập  trong  văn  xuôi  Vi  Hồng  xét  theo cấu tạo ngữ pháp - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.4. Bảng tổng kết các kiểu lời dẫn nhập trong văn xuôi Vi Hồng xét theo cấu tạo ngữ pháp (Trang 46)
Bảng 2.5. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.5. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 50)
Bảng 2.6. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.6. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 53)
Bảng 2.6. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.6. Bảng tổng kết lời hồi đáp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 53)
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.8 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
th ể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.8 dưới đây: (Trang 55)
Bảng 2.7. Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.7. Lời hồi đáp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 55)
Bảng 2.8. Bảng tổng kết lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng xét về cấu tạo  ngữ pháp - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.8. Bảng tổng kết lời hồi đáp trong văn xuôi Vi Hồng xét về cấu tạo ngữ pháp (Trang 55)
Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 59)
Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn  xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.9. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 59)
Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 63)
Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi  Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.10. Bảng tổng kết lời thoại phức hợp có cấu tạo là câu ghép trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 63)
Có thể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.11 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
th ể hình dung cấu tạo ngữ pháp lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 2.11 dưới đây: (Trang 65)
Bảng 2.11. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.11. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 65)
Bảng 2.12. Bảng tổng kết kiểu lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng xét  theo cấu tạo ngữ pháp - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.12. Bảng tổng kết kiểu lời thoại phức hợp trong văn xuôi Vi Hồng xét theo cấu tạo ngữ pháp (Trang 65)
Bảng 2.11. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu  trong văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.11. Lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 65)
Bảng 2.13. Bảng tổng kết lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.13. Bảng tổng kết lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp (Trang 66)
Bảng 2.13. Bảng tổng kết lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện  cấu tạo ngữ pháp - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 2.13. Bảng tổng kết lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét từ phương diện cấu tạo ngữ pháp (Trang 66)
- Em nhờ anh đưa lá thư của anh Thình cho Na và anh Hoan đọc để các banh ấy thêm phấn khởi - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
m nhờ anh đưa lá thư của anh Thình cho Na và anh Hoan đọc để các banh ấy thêm phấn khởi (Trang 73)
Bảng 3.1. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác  tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.1. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng (Trang 73)
Có thể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.2 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
th ể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.2 dưới đây: (Trang 78)
Bảng 3.2. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi điều khiển  trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.2. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi điều khiển trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng (Trang 78)
Bảng 3.3. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi cam kết trong lời thoạivăn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.3. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi cam kết trong lời thoạivăn xuôi Vi Hồng (Trang 80)
Có thể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.4 dưới đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
th ể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.4 dưới đây: (Trang 86)
Bảng 3.4.  Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ  thuộc lớp hành vi biểu cảm   trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.4. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi biểu cảm trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng (Trang 86)
Bảng 3.6. Bảng tổng kết các lớp hành vi ngôn ngữ trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.6. Bảng tổng kết các lớp hành vi ngôn ngữ trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng (Trang 89)
Bảng 3.6. Bảng tổng kết các lớp hành vi ngôn ngữ  trong lời thoại  văn  xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.6. Bảng tổng kết các lớp hành vi ngôn ngữ trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng (Trang 89)
Bảng 3.7. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện chủ ngôn của hành động nói  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.7. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện chủ ngôn của hành động nói (Trang 94)
Bảng 3.7.  Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ của lời thoại trong văn  xuôi Vi Hồng xét về phương diện chủ ngôn của hành động nói - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
Bảng 3.7. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ của lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng xét về phương diện chủ ngôn của hành động nói (Trang 94)
Có thể hình dung hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 3.8 sau đây:  - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
th ể hình dung hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng qua bảng tổng kết 3.8 sau đây: (Trang 104)
Bảng  3.8.  Bảng  tổng  kết  các  hành  vi  ngôn  ngữ  trực  tiếp  và  hành  vi  ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng - Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng
ng 3.8. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng (Trang 104)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w