Vấn đề liên kết các đơn vị hội thoạ

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 29 - 32)

Có 3 kiểu liên kết được đề cập đến trong liên kết tuyến tính của cặp thoại: liên kết hoàn toàn tuyến tính (liên kết phẳng), liên kết chéo và liên kết lồng.

a. Liên kết phẳng

Liên kết phẳng là liên kết trong đó lời hồi đáp trả lời trực tiếp cho một lời dẫn nhập theo một trật tự nhất định.

Ví dụ: Sp1: Tối nay bạn có kế hoạch gì chưa?

Sp2: Tớ đi xem phim ở rạp chiếu bóng.

Sp1: Phim gì vậy?

Trong đoạn thoại vừa dẫn, thứ tự của các tham thoại do Sp1 (vai nói) và Sp2 (vai nghe) thực hiện khớp với nhau, hết tham thoại dẫn nhập của Sp1 là tham thoại hồi đáp tương ứng của Sp2.

Liên kết phẳng còn có thể có biến thể "hẫng" hoặc biến thể "ghép".

b. Liên kết chéo

- Liên kết chéo là liên kết trong đó mỗi nhân vật thực hiện một số tham thoại khác nhau.

Ví dụ:

Sp1: Gửi hộ mình lá thư này nhé! Cảm ơn trước.

Sp2: Ừ. Không có gì.

Trong cặp thoại này, thứ tự của các tham thoại không khớp với nhau. Có thể biểu diễn cặp thoại này bằng sơ đồ sau:

c. Liên kết lồng

- Liên kết lồng là liên kết trong đó một cặp thoại bao trùm một hoặc một số cặp thoại con.

Ví dụ:

(1) Sp1: Xin lỗi, cho tôi gặp chị Hoa được không?

(2) Sp2: Chị hỏi chị Hoa văn thư hay chị Hoa kế toán?

(3) Sp1: Hoa kế toán chị ạ.

(4) Sp2: Chị ấy ở trên tầng 2, phòng 203.

Đoạn thoại này có cặp thoại lớn, chủ yếu là cặp thoại (1) và (4) (hỏi - trả lời). Cặp thoại này bao gồm cặp thoại nhỏ có tính xác minh là tham thoại

Gửi hộ mình lá thư này nhé Cảm ơn trước!

1.1.2.5. Các quy tắc hội thoại

Hội thoại diễn tiến theo một quy tắc nhất định. Tính bị chi phối bởi quy tắc của hội thoại được biểu hiện ra thành tính nghi thức của hội thoại. C.K.Orecchioni đã nêu lên tính chất của quy tắc hội thoại, đồng thời chia các quy tắc hội thoại thành ba nhóm như sau:

a. Quy tắc điều hành luân phiên lượt lời

Quy tắc này gồm một hệ thống các điều khoản như sau:

Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau trong một cuộc thoại. Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói.

Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần có những biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt.

Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người cùng nói một lúc tuy thường gặp nhưng không bao giờ kéo dài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, không bị dẫm đạp lên nhau.

Thứ sáu, trật tự của những người nói không cố định, trái lại luôn thay đổi. Đằng sau sự liên hoà phối là quy tắc điều hành luân phiên lượt lời và chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Liên hoà phối để các quy tắc vận hành tốt, quy tắc vận hành tốt thì hội thoại mới hiệu quả.

b. Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại

Quy tắc điều hành nội dung của hội thoại có dạng tổng quát như sau: "Hãy làm cho phần đóng góp của anh, chị đúng như nó được đòi hỏi ở giai

Xin lỗi, cho tôi gặp chị Hoa được không? Chị hỏi chị Hoa văn thư hay chị Hoa kế toán? Hoa kế toán chị ạ.

đoạn mà nó xuất hiện phù hợp với đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh chị đã chấp nhận tham gia vào" [24,130].

Nội dung của một cuộc thoại được phân phối thành nội dung của các lượt lời. Nguyên tắc cộng tác và nguyên tắc quan yếu là hai nguyên tắc thuộc quy tắc điều hành nội dung của hội thoại.

c. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự

Lịch sự được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng có thể hiểu một cách khái quát nhất theo định nghĩa của C.K. Precchioni là “Chúng tôi chấp nhận rằng phép lịch sự liên quan tới tất cả các phương diện của diễn ngôn: 1. Bị chi phối bởi các quy tắc (ở đây không có nghĩa là những công thức hoàn toàn đã trở thành thói quen). 2. Xuất hiện trong địa hạt quan hệ cá nhân. 3. Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó (ở lức thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt)"[52,256].

Nói lịch sự là một chiến lược có nghĩa là nó chỉ hình thành, có mặt và phát huy tác dụng khi có tương tác, nói đúng hơn chỉ nói đến mặt tương tác của lịch sự. Phép lịch sự giúp chúng ta phát hiện và lý giải hiện tượng được gọi là cấu trúc hai chiều trong tương tác.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 29 - 32)