Trong lời thoại của văn xuôi Vi Hồng, các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi xác tín, miêu tả được sử dụng trong lời thoại ở văn xuôi Vi Hồng khá phong phú.
Theo tư liệu điều tra, các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi xác tín, miêu tả được Vi Hồng sử dụng trong lời thoại gồm 1059 hành vi chiếm tỷ lệ
50,07% tổng số các hành vi ngôn ngữ (1059/2115). Đó là các hành vi sau đây:
a. Hành vi khẳng định
Theo số liệu thống kê, 218 hành vi khẳng định đã được nhà văn sử dụng. Số lượng này chiếm tỷ lệ 20,58% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (218/1059). Xin dẫn ví dụ dưới đây:
Ví dụ (1):
- Em gái ơi, ở mường này chẳng có ai tên là Sầm Vàng Khao cả. Cái tên Vàng Khao sao mà lạ quá, anh đây chưa nghe thấy bao giờ.
[59,18]
Phần in nghiêng trong ví dụ trên là một hành vi khẳng định của người nói để xác nhận thông tin mà mình đưa ra "ở mường này chẳng có ai tên là
b. Hành vi giải thích
Theo số liệu thống kê, nhà văn đã sử dụng 184 hành vi giải thích trong lời thoại tác phẩm của mình. Số lượng này chiếm tỷ lệ 17,37% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (184/1059). Dưới đây là một ví dụ:
Ví dụ (2):
- Thưa cụ lớn, thế thì cụ lớn phải cho cháu hai lạng nữa mới được. Một lạng để mua cơm đen (thuốc phiện). Một lạng cháu phải làm đại lễ để cầu thần, phật xá cái tội lớn của con đối với họ Đàm.
- Thằng này khôn mả. Nhưng được, tao cho. [58, 16]
Đây là cặp thoại được trích trong tác phẩm "Núi cỏ yêu thương" diễn ra giữa tên họ Lâm và ông trưởng họ Hoàng. Tên họ Lâm muốn vòi vĩnh thêm số tiền của nhà họ Hoàng và hắn đã sử dụng hai hành vi giải thích để làm rõ cho mục đích mình xin thêm hai lạng vàng. Hành vi giải thích thứ nhất là "Một lạng để mua cơm đen (thuốc phiện)". Hành vi giải thích thứ hai là "Một lạng cháu phải làm đại lễ để cầu thần, phật xá cái tội lớn của con đối với họ Đàm".
c. Hành vi nhận xét
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng hành vi nhận xét được sử dụng là 167 hành vi, tỷ lệ 15,76% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (167/1059). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (3):
- Anh ấy là một người con trai lý tưởng. Một người bạn ngang với những đôi bạn đẹp nhất trần gian. Ôi, càng nói lòng chị càng đứt từng khúc ruột.
[60,182]
Đây là cuộc đối thoại giữa nhân vật Nhình Hỷ và nhân vật Nọi trong tác phẩm "Đi tìm giàu sang". Trước câu hỏi của Nọi về việc đánh giá con người Eng Háo - người bạn thân thiết với cả hai nhân vật, Nhình Hỷ đã đưa lời nhận xét: "Anh ấy là một người con trai lý tưởng". Phát ngôn trên chính là một hành vi nhận xét.
d. Hành vi kể
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, nhà văn đã sử dụng 119 hành vi
kể, chiếm tỷ lệ 11,27% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (119/1059). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:
Ví dụ (4):
- Nhưng bà à, bà chưa nói cho cháu biết đoạn đời trước của bà ra sao. Bà là người ở đâu lại đến Tu Đông cửa rừng làm người nghèo khó, kẻ hèn. Bà là kỹ sư canh nông, là vợ quan lớn kia mà. Cái ông Lê bạn bà ở Hà Thành ấy chẳng nói đi nói lại là gì?
- Được rồi, bà sẽ nói cho cháu biết. Nhưng bà cũng không nói tỉ mỉ đâu. Bởi vì cái gì đã qua mà không tốt đẹp thì không nên mở nó ra làm gì, chỉ nên khép nó lại, vùi nó đi là hơn. Bà vốn là người mường Đán Đại thôi. Nhưng bố bà làm quan nho nhỏ ở Hà Thành. Bà sinh ra ở đấy, lớn lên và học hành ở đấy.
[60,248]
Ví dụ này được dẫn từ tác phẩm "Đi tìm giàu sang". Đây là đối thoại giữa Eng Háo và bà Nội Lai - ân nhân của cuộc đời anh. Để trả lời cho những
người nghèo khó, kẻ hèn", trong lời hồi đáp của mình , bà Nọi Lai đã sử dụng hành vi kể để thuật lại thân phận của mình, đó là: "Bà vốn là người mường Đán Đại".
e. Hành vi phủ định
Theo số liệu thống kê, 102 hành vi phủ định đã được nhà văn sử dụng, chiếm tỷ lệ 9,63% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (102/1059). Xin dẫn ví dụ dưới đây:
Ví dụ (5):
- Ơ, sao con "ngoảng" lại kêu vào mùa này nhỉ? - Nồm hỏi. Na lắng tai nghe.
- Không phải là tiếng "ngoảng" đâu. Nó là tiếng gì ấy. Từ ngày có con trâu trắng xuất hiện thì có tiếng này đấy. Những người ở xã bên kia bảo thế. Phiên chợ vừa rồi mình còn nghe xã bên kháo với nhau những chuyện mê tín dị đoan về những tiếng đó. Họ bảo sắp có loạn. Tháng bảy tháng tám ta "ngoảng" mới kêu cơ mà. Các cụ chẳng thường nói: "Cấy ruộng khi ngoảng ngân, thóc không đủ ăn đến giêng" là gì.
[58,170]
Trong cặp thoại giữa Nồm và Na ở ví dụ dẫn trên, hành vi phủ định
xuất hiện trong lời thoại của Na "Không phải là tiếng "ngoảng" đâu". Hành vi này nhằm bác bỏ, không công nhận ý kiến đưa ra của Nồm rằng: mùa này lại có tiếng "ngoảng" kêu ("ngoảng" vốn là âm thanh đặc trưng của núi rừng Việt Bắc).
f. Hành vi miêu tả
Theo số liệu điều tra của chúng tôi, nhà văn đã sử dụng 100 hành vi
miêu tả, chiếm tỷ lệ 9,44% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (100/1059). Xin dẫn ví dụ dưới đây:
Ví dụ (6):
- Cháu định đi đâu?
- Đi đâu, về đâu? Phận cháu như cây bèo tấm mong manh, trôi nổi theo cái dòng đời của cháu. Cháu cũng không biết đi đâu, về đâu nữa. Bà hãy chỉ cho cháu: cháu nên đi về phía mặt trời mọc hay về phương mặt trời lặn?
[60, 94]
Ở ví dụ này, trong lời hồi đáp của nhân vật Eng Háo trả lời bà Nọi Lai chứa nhiều hành vi ngôn ngữ, trong đó chứa một hành vi miêu tả thân phận của chính nhân vật "Phận cháu như cây bèo tấm mong manh, trôi nổi theo cái dòng đời của cháu ". Đi kèm hành vi miêu tả này chính là sự ngậm ngùi, xót xa của nhân vật gửi gắm.
g. Hành vi xác nhận
Hành vi xác nhận là hành vi thừa nhận là đúng sự thật.
Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng hành vi xác nhận được sử dụng là 96 hành vi, tỷ lệ 9,06% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (96/1059). Xin dẫn ví dụ dưới đây:
Ví dụ (7): Trâu Gấu và trâu Voi ngoéo sừng nhau khoảng hơn chục lần, Đán bỗng hốt hoảng kêu lên:
- Gấu sắp chìm, mày ơi! Hai con trâu thở khật, khật...từng tiếng và yếu ớt.
- Đúng đấy, chúng sắp chìm, chúng kiệt sức rồi - Cốc xác nhận. [58,108]
Trong ví dụ trên, phát ngôn "Đúng đấy, chúng sắp chìm, chúng kiệt sức rồi" là hành vi xác nhận của Cốc (Sp2) trước nhận định của Đán (Sp1) việc
h. Hành vi thông báo
Nhà văn Vi Hồng đã sử dụng 73 hành vi thông báo. Số lượng này chiếm tỷ lệ 6,89% tổng số các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín (73/1059). Xin dẫn ví dụ dưới đây:
Ví dụ (8):
- Em nhờ anh đưa lá thư của anh Thình cho Na và anh Hoan đọc để các banh ấy thêm phấn khởi. Thư thì viết riêng cho một người nhưng nội dung thì cho nhiều người. Em nhận thư anh Thình mấy hôm nay rồi.
[58,127]
Đây là lời của nhân vật Slao trong tác phẩm "Núi cỏ yêu thương". Phần được in nghiêng trong ví dụ trên chính là hành vi thông báo của Slao về một sự việc đã xảy ra: "Em nhận thư anh Thình mấy hôm nay rồi"
Tóm lại, nhà văn Vi Hồng đã sử dụng 8 kiểu hành vi thuộc lớp hành vi ngôn ngữ miêu tả, xác tín: khẳng định, giải thích, nhận xét, kể, phủ định, miêu tả, xác nhận và thông báo. Trong đó, hành vi khẳng định chiếm số lượng nhiều nhất, hành vi thông báo chiếm số lượng ít nhất.
Có thể hình dung về các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng ở bảng tổng kết 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Bảng tổng kết các hành vi ngôn ngữ thuộc lớp hành vi miêu tả, xác tín trong lời thoại văn xuôi Vi Hồng
Hành vi Số lƣợng Tỷ lệ % Khẳng định Giải thích Nhận xét Kể Phủ định Miêu tả Xác nhận Thông báo Số lượng 218 184 167 119 102 100 96 73 Tỷ lệ % 20,58 17,37 15,76 11,27 9,63 9,44 9,06 6,89