Cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 33 - 35)

Có 4 cơ chế chủ yếu để tạo ra nghĩa hàm ẩn, đó là:

a. Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất

Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất là một trong những cơ chế tạo ra nghĩa hàm ẩn. Chẳng hạn, sử dụng hệ thống từ xưng hô không đúng là một ví dụ. Hệ thống từ xưng hô trong ngôn ngữ hết sức phức tạp. Mỗi cặp xưng hô đều tiền giả định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và sử dụng cặp từ xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội thoại. Ví dụ: cặp từ xưng hô bố/con có tiền giả định: giữa A và B có quan hệ

gia đình. Nhưng hiện nay, trong giao tiếp, giữa hai người xa lạ không có quan hệ gia đình cũng đôi lúc được A thay bằng cặp bố/con như trong trường hợp A gặp ông già kia có cô con gái xinh đẹp, chưa chồng. Sự thay đổi cách xưng hô mang ý nghĩa hàm ẩn là: Tôi muốn là con rể ông.

b. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Việc sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp để tạo ra nghĩa hàm ẩn là một biện pháp hiệu quả.

Ví dụ [12, 379]:

Thầy giáo hỏi học sinh đến muộn giờ:

- Bây giờ là mấy giờ rồi?

Trong trường hợp này, thông qua hành vi trực tiếp hỏi, thầy giáo muốn thể hiện hành vi ngôn ngữ gián tiếp cảnh cáo học sinh. Học sinh cũng nhận biết được sự cảnh cáo này cho nên thường đáp lại câu hỏi của thầy bằng những phát ngôn xin lỗi, thanh minh chứ không phải những phát ngôn kiểu

Thưa thầy, 8h30 rồi ạ.

c. Sự vi phạm các quy tắc lập luận

Trong một lập luận, có khi người nói chỉ đưa ra luận cứ để người nghe suy ra kết luận hoặc đưa ra kết luận để người nghe suy ra luận cứ. Không hoàn tất các bước lập luận là sự vi phạm qui tắc lập luận và là cách thường được dùng để tạo ra các hàm ngôn.

d. Sự vi phạm quy tắc hội thoại

Để truyền đạt các ý nghĩa hàm ẩn, đôi khi các nhân vật hội thoại cố ý vi phạm các quy tắc hội thoại.

Ví dụ [12,383]:

Sp1: Cậu có biết Thắng bây giờ ở đâu không?

Trong ví dụ này, Sp2 đã dùng một phát ngôn xác tín để hồi đáp cho câu hỏi của Sp1 chứ không dùng một hành vi trả lời. Sp2 đã vi phạm một cách cố ý quy tắc hội thoại chi phối chức năng ở lời của các hành vi trong cặp thoại. Phát ngôn xác tín của Sp2 đã ngầm trả lời cho Sp1 rằng Thắng hiện nay đang ở phòng Thuỷ. Sp1 hiểu được là do cả Sp1 và Sp2 đều biết rằng Thắng có một chiếc xe DD.

Tóm lại, nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp của con người. Hiểu được các nghĩa này, người nói (viết), người nghe (đọc) mới có thể có chiến lược giao tiếp thích hợp và đúng đắn.

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)