Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 39 - 41)

Câu đơn là “đơn vị ngữ pháp lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)” [2,17].

Trong văn xuôi Vi Hồng, số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn là 32 trường hợp, chiếm tỷ lệ  9,76 % tổng số lời dẫn nhập (32/328) và chiếm tỷ lệ  2,21% tổng số lời thoại đã khảo sát (32/1449).

Lời dẫn nhập trong lời dẫn nhập của văn xuôi Vi Hồng đều có cấu tạo là câu đơn bình thường. Câu đơn bình thường "là câu được làm thành từ một cụm chủ - vị ở vị trí tự lập và mang một ngữ điệu kết thúc” [1,6].

Lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường có thể đủ thành phần nòng cốt và có thể khuyết thành phần nòng cốt (tức là câu tỉnh lược thành phần hoặc câu dưới bậc).

Câu đơn bình thường có đầy đủ thành phần là câu đơn có cả hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ. Số lượng lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường có đủ thành phần nòng cốt trong văn xuôi Vi Hồng, theo tư liệu của chúng tôi có 25 trường hợp, chiếm tỷ lệ  78,13% tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường (25/32). Dưới đây là ví dụ tiêu biểu:

Ví dụ (1):

- Anh Tàm, cơn gió lành hay cơn nắng gắt đưa anh đến nhà tôi?

- Cháu đến nhà bá là nhờ cơn gió lành thôi ạ. Cháu nghe Nồm không được khoẻ, cháu đến thăm.

[58, 76]

Lời dẫn nhập được in nghiêng trên có cấu tạo là một câu đơn có đầy đủ thành phần, bao gồm một cụm chủ - vị. Trong đó, “cơn gió lành hay cơn nắng gắt” đóng vai trò là chủ ngữ trong câu, vị ngữ là “đưa anh đến nhà tôi?”.

b. Lời dẫn nhập là câu đơn tỉnh lược

Câu đơn tỉnh lược là “câu trong đó một hoặc cả hai thành phần chính bị lược bỏ mà vẫn hiểu được nhờ hoàn cảnh giao tiếp cụ thể” [53,41]. Số lượng lời dẫn nhập cấu tạo là câu đơn tỉnh lược thành phần theo tư liệu của chúng tôi có 7 trường hợp, chiếm tỷ lệ  21,87% tổng số lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn bình thường (7/32). Xin dẫn một ví dụ làm minh chứng:

Ví dụ (2):

- Nên đi học, Na à!

- Thế anh Hoan không muốn cho em làm người ươm cây nữa à? – Na đùa. [58, 103]

Cấu tạo ngữ pháp của lời dẫn nhập trong ví dụ (2) là một câu đơn tỉnh lược thành phần chủ ngữ. Nếu khôi phục thành phần chủ ngữ, ta sẽ được một câu đơn đầy đủ thành phần nòng cốt, chẳng hạn: Em nên đi học, Na à!

Tóm lại, lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng có thể được hình dung bằng bảng tổng kết 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1. Bảng tổng kết lời dẫn nhập có cấu tạo là câu đơn trong văn xuôi Vi Hồng

Cấu tạo ngữ pháp Số lƣợng, tỷ lệ % Câu đơn bình thƣờng Câu đầy đủ thành phần nòng cốt câu Câu tỉnh lƣợc Số lượng 25 7 Tỷ lệ % 78,13 21,87

Một phần của tài liệu Bước đầu tìm hiểu lời thoại trong văn xuôi Vi Hồng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)