MỤC LỤC
Trong một cuộc giao tiếp, chủ ngôn phải xây dựng nên hình ảnh tinh thần về các đặc điểm, trạng thái năng lực của người nghe (Sp2), tức là phải hiểu rừ về Sp2 để rồi căn cứ vào đú mà đề ra kế hoạch giao tiếp, lựa chọn cỏc hành vi ngôn ngữ thích hợp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao. Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vi trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho người nghe dựa vào những hiểu biết ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ chung cho cả hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác" [12,146].
Trong biểu thức ngữ vi, quan hệ giữa các thành phần tạo nên nội dung mệnh đề về mặt ngữ nghĩa giữa các nhân tố của ngữ cảnh, đặc biệt là những người giao tiếp đóng vai trò là phương tiện giao tiếp chỉ dẫn ở lời cho các biểu thức ngữ vi đó. Các tham thoại hồi đáp không chỉ đáp lại nội dung của tham thoại ở lời dẫn nhập, không phải nó chỉ thực hiện trách nhiệm đối với tham thoại dẫn nhập mà nó còn đưa ra một quyền lực buộc người đối thoại phải tin vào, đáp lại điều mà tham thoại hồi đáp đưa ra.
Và chúng có chức năng giữ gìn tính chất hài hoà quan hệ đó (ở lức thấp nhất là giải toả những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở thành càng dễ chịu đối với người kia thì càng tốt)"[52,256]. - Nghĩa tiền giả định "là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình" [12,366].
Nhiều nhà thơ đã dùng chữ viết Tày để sáng tác như Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Dương Thuấn..Một số nhà văn lại mang hơi thở cuộc sống dân tộc Tày vào tác phẩm của mình qua việc sử dụng từ ngữ. Đọc Vi Hồng, ta thấy hồn cốt văn chương ông thật gần gũi, thân thuộc, bình dị như cơm tẻ, như bát canh thịt gà gừng, như bánh cuốn nóng, như bát coóng phù mùa đông, như ngửi thấy hơi thở mùi măng xào với lá mác mật..Hội thoại giữa các nhân vật trong văn Vi Hồng cũng mang đậm nét lối nói của dân tộc vùng Việt Bắc.
Câu ghép chuỗi “là kiểu câu ghép liên hợp không sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nối kết các vế câu…Các vế câu ở đây được đặt nối tiếp nhau làm thành một chuỗi liên tục…Mối quan hệ chung nhất giữa các vế câu ở đây là quan hệ bổ sung, ngoài ra còn có những kiểu quan hệ hàm ẩn khác nữa” [2,322]. 05 câu đơn (Nồm, anh hỏi thật em nhé; Chuyện giữa anh và chị Đài của em, em biết rồi; Anh muốn trả hết nghĩa hết tình; Anh có lỗi với cụ; Em thấy có nên không) và 02 câu ghép chính phụ chỉ giả thiết/hệ quả (Bây giờ nếu anh yêu em, lấy em làm vợ, em có bằng lòng không; Nếu nên hay không nên em cứ bảo thẳng anh như đứa em gái nói với anh trai của mình”).
Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một thực từ hoặc một cụm từ chính phụ hay cụm từ đẳng lập với tư cách là một trung tâm cú pháp, không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ chủ ngữ - vị ngữ với trung tâm cú pháp nói trên. Lời hồi đáp ở ví dụ trên có cấu tạo là một chuỗi câu gồm 6 câu: 01 câu ghép (Trăng quê em rất đẹp, thác quê em đẹp lắm); 01 câu đơn (Nhưng em còn đẹp hơn những cái đó cộng lại) và 04 câu phức (Anh muốn tất cả vẻ đẹp của quê hương em đã kết tụ trong em thuộc về anh; Em hãy đưa bàn tay với những ngón tay thuôn lông nhím cho anh nâng; Không biết em nghĩ như thế nào; Anh mong ước trọn đời anh cả linh hồn và hình dáng của anh sẽ chôn sâu dưới đáy mắt huyền nhung của em).
Lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hơn hai câu Trong văn xuôi Vi Hồng, theo số liệu thống kê của chúng tôi, số lượng lời thoại phức hợp có cấu tạo ngữ pháp là chuỗi câu gồm hai câu trở lên là 528 lời thoại, chiếm tỷ lệ 80,49 % tổng số lời thoại phức hợp có cấu tạo là chuỗi câu (528/656). Chuỗi câu tạo thành lời thoại phức hợp ở ví dụ trên gồm 4 câu: 03 câu đơn (Chúng nó biết đẻ biết sinh; Khách quý, khách sang đừng để chúng đẻ mà không trông nom; Người vừa tiếp những bát thức ăn đầy ắp và nói những. “Lời đám cưới” mời khách cứ ăn cho thật nhiều) và 01 câu ghép đẳng lập.
Ở ví dụ này, trong lời hồi đáp của nhân vật Eng Háo trả lời bà Nọi Lai chứa nhiều hành vi ngôn ngữ, trong đó chứa một hành vi miêu tả thân phận của chính nhân vật "Phận cháu như cây bèo tấm mong manh, trôi nổi theo cái dòng đời của cháu ". Tóm lại, theo kết quả điều tra của chúng tôi, trong những lớp hành vi ngôn ngữ được sử dụng trong lời thoại ở văn xuôi Vi Hồng, các hành vi thuộc lớp miêu tả, xác tín được sử dụng với số lượng nhiều nhất.
Trong các ví dụ vừa dẫn, hành vi ngôn ngữ được in nghiêng trong ví dụ (29) là hành vi ngôn ngữ trong lời dẫn nhập có chủ ngôn là nhân vật, các hành vi ngôn ngữ được in nghiêng trong ví dụ (30) là hành vi ngôn ngữ trong lời hồi đáp có chủ ngôn là nhân vật và các hành vi ngôn ngữ được in nghiêng trong ví dụ (31) là hành vi ngôn ngữ trong lời thoại phức hợp có chủ ngôn là nhân vật. Trong các ví dụ vừa dẫn ở trên, hành vi ngôn ngữ được in nghiêng trong ví dụ (32) là hành vi ngôn ngữ trong lời dẫn nhập có chủ ngôn là tác giả, các hành vi ngôn ngữ được in nghiêng trong ví dụ (33) là hành vi ngôn ngữ trong lời hồi đáp có chủ ngôn là tác giả và các hành vi ngôn ngữ được in nghiêng trong ví dụ (34) là hành vi ngôn ngữ trong lời thoại phức hợp có chủ ngôn là tác giả.
Lời dẫn nhập ở ví dụ trên bao gồm ba hành vi ngôn ngữ trực tiếp: hành vi kể là “mẹ nghe người ta nói những câu trâu vẩy tai, khỉ nhăn mặt về con rồi”, hành vi khuyên “Con còn muốn cho mẹ sống thì con hãy đi làm ruộng, làm nương cũng mọi người trong bản, trong mường” và hành vi chú thích. Còn trong ví dụ (46), ba phát ngôn của Hoan bao gồm: phát ngôn thứ nhất “Nhưng nhà không ai trông?” là hành vi hỏi, phát ngôn thứ hai “Nhưng anh…anh buồn!” là hành vi giải thích và phát ngôn thứ ba “À không…anh vẫn mệt…” là hành vi khẳng định để nhằm một đích khác là từ chối lời đề nghị của Na “Anh cùng em sang dự đám cưới đi!”.
Địa danh rừng Núi Mây xuất hiện trong ví dụ này đã trở thành quen thuộc đối với độc giả khi đọc các tác phẩm của Vi Hồng vì những địa danh như thế thường trở đi trở lại trong suốt chiều dài tác phẩm. Ở hai ví dụ vừa dẫn, trong lời thoại của nhân vật, nhà văn Vi Hồng đã giới thiệu hình ảnh hai loài chim đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc là chim sam- pec và chim anh tài (ví dụ (8)) và hình ảnh những bông hoa bióoc loỏng (ví dụ (9).
Trong đó, lời cầu khẩn của họ Hoàng “Tôi mong bác lấy lông tay xuống đắp, lấy lông chân xuống che chở cho tôi ở nhờ đất, nhờ mường” tương ứng với thành ngữ "lá lành đùm lá rách" trong tiếng Kinh. Trong lời thoại này, nhà văn đã vận dụng câu tục ngữ “không có lửa làm sao có khói” để sáng tạo ra câu “không có hổ làm sao có dấu chân – không có ốc làm sao có được mà”.
Đó cũng chính là điểm phân biệt giữa ngôn ngữ người Tày với ngôn ngữ người Kinh, cũng là sự thể hiện sâu sắc tính dân tộc trong các sáng tác của Vi Hồng, góp phần tạo nên phong cách nhà văn. Có thể thấy, cùng với việc sử dụng thành công hệ thống từ địa phương, những thành ngữ, tục ngữ dân gian, việc sử dụng lối nói phô diễn giàu hình ảnh so sánh, ví von trong lời thoại đã giúp ngôn ngữ nhân vật trong văn xuôi Vi Hồng trở nên đẹp như thơ, vừa trau chuốt, vừa xiết bao gần gũi với lối nói của người Tày và cũng góp phần bộc lọ phong cách của nhà văn.
Theo phong tục của người Tày, hồn người sống có thể gặp gỡ với linh hồn những thân thiết trên mường trời để cùng dạo chơi, hỏi thăm, chia sẻ, để tha thứ cho nhau và an ủi lẫn nhau. Thông qua lời thoại giới thiệu về lễ thả én ương số phận, nhà văn Vi Hồng đã dắt người đọc vào một không gian văn hoá đậm bản sắc của người Tày, để chúng ta thêm trân trọng phong tục tập quán lâu đời của một dân tộc giàu bản sắc này.